Trong tứ khoái: ăn, ngủ,... đ... đứng đầu vẫn là cái mục ĂN. Ðã lỡ mang một tâm hồn ăn uống thì khi ghé qua Nam Cali, bạn không thể bỏ qua những hương vị đậm mùi quê hương còn lăn lóc trong góc tối của cái ký ức đang nhạt nhòa dần. Các cụ ngày xưa không những đòi phải thức ăn ngon, mà còn chỗ ngồi ngon, bát đĩa ngon, người ăn ngon... thì ăn mới ngon. Khó thật!. Các cụ hưởng, rồi ngồi luận về hưởng - nghe mà ham. Nhưng đó là chuyện ngày xưa, bây giờ thì trở lại với cái thực tế phũ phàng để xem còn vớt vát được chút đỉnh gì chăng?! Hãy làm một vòng Little Saigon coi có gì hấp dẫn?
Hoạt động của Saigon Nhỏ nói chung, và của mục ăn nhậu nói riêng, coi như được tập trung trong cái hình vuông, mà phần lớn thuộc phạm vi thành phố Westminster. Bốn cạnh hình vuông: Bắc có Lam Sơn (Lampson), Nam có Bôn Ba (Bolsa), Ðông thì Mắt Ngó Lia (Magnolia) và Tây là Hạ Bộ (Harbor). Tuy vậy, bạn có thể tìm thấy hầu hết các quán ăn trên hai con đường chính của khu Saigon Nhỏ, cắt nhau hình chữ thập - Bôn Ba (Bolsa) và Bốc Hốt (Brookhurst).
BÔN BA
Bắt đầu từ ngã tư đường Bolsa và Magnolia, góc tây nam, trong khu chợ ABC là một dãy quán ăn. Từ Bánh Mì Cali, Cơm Tấm Thuận Kiều với những dĩa cơm tổ bố ăn bá thở, Phở 54, Mì La Cay, quán Ban Mai với bún riêu, bún ốc và canh bún, đến Lâm Vân - Huế to go. Những quán này, ăn cũng tạm được tuy không xuất sắc lắm. Ðáng nói, có lẽ là Bánh Mì Cali với đủ thứ "to go" như cà phê, bánh mì nóng hổi, vừa ngon vừa rẻ.
Chéo góc khu chợ ABC, phía sau tiệm 7-Eleven, là Tài Bửu, một nhà hàng nho nhỏ với những món ăn Pháp Việt, treo lủng lẳng bằng cấp từ những trường nấu nướng chính hiệu Phú Lãng Xa, không biết "có phải dzậy hông?! ". Chỉ biết là chủ nhân đã từng có một tiệm ăn lớn tại Ðà Lạt trước 75 và Tài Bửu khá tấp nập vì các món ăn tại đây vừa bắt miệng, mà giá cả lại nhẹ nhàng.
Rời ngã tư, tiếp tục bôn ba về hướng Ðông trên Bolsa. Chưa đầy năm mươi thước, bên phải của bạn là quán Hà Nội với các món bắc cờ chính hiệu như bún chả Hà Lội, chả cá Thăng Nong, cơm bắc, phở gà... Thức ăn ngon nếu bạn không đòi hỏi nhiều về phần chiêu đãi (đào đâu ra mà đòi!), nhất là càng không nên chuyện trò với ông chủ để khỏi bị giựt mình, có khi rớt mất cả cái appetite!
Cách Hà Nội vài cửa hàng là Croissant Doré, tiệm bánh ngọt, nhưng độc đáo nhất lại là hai món bánh mì bò kho và lưỡi bò. Ăn gì bổ nấy - ăn lưỡi bổ lưỡi. Bác nào muốn có thể hít đất bằng lưỡi hay thực hành câu mồm miệng đỡ chân tay thì đến đây là đúng chóc. Ðối diện với Croissant Doré, bên kia đường, có tiệm Ðường Sơn BBQ, hẩu xực là món mì tôm hùm, mì vịt quay, heo quay và đôi khi còn có cả chim quay. Ăn gì bổ nấy - thế thì phe ta phải ăn cho thật nhiều chim!
Ði thêm một tí thì bạn sẽ gặp ba ông Phước, Lộc, Thọ, trắng toát, đứng sừng sững ngay bên phải. Ăn uống trong khu Phước Lộc Thọ, thường vì tiện việc chờ các mệ tiêu tiền như lên lầu mua vàng, sắm nữ trang, hay để vừa ăn vặt, vừa "nghiá" ông đi qua bà đi lại. Những món tương đối ăn được có phở 79, mì quảng ở tiệm Thu Thủy, mì hoành thánh, cơm chỉ của Hòa Bình (chỉ đâu múc đó) và bánh cuốn Ða Kao.
Từ ngoài đường Bolsa nhìn vào, bên cánh trái Phước Lộc Thọ có bánh cuốn Tây Hồ 1. Bên phải Tây Hồ là Mì Á Ðông. Cùng dãy với mì Á Ðông nhưng quay ra đường Moran, còn thêm quán Thanh Mai. Chủ nhân chính là cô ca sĩ Thanh Mai duyên dáng và phu quân, anh Sinh - xuất sắc trong vai đầu bếp với món cà rì nị chính hiệu con dê. Bác nào không muốn ăn thịt... đồng loại thì có thể thưởng thức món chả giò chạo và bún mắm đậm đà mùi sông nước Hậu Giang. Cạnh quán Thanh Mai là tiệm đậu hũ Ðông Phương, ngoài những bìa đậu trắng tinh làm tại chỗ, bạn còn có thể mua mang về món tầu hũ nước đường ngọt lịm, quyện mùi gừng thơm cay.
Ðối diện với Phước Lộc Thọ có hủ tíu Thanh Xuân, Thiên Hương Rồng Vàng, tiệm bánh Văn, rồi Long Phụng Lầu với các món Tỉm Sấm, cơm tàu chính hiệu Hồng Kông. Bên dưới Long Phụng Lầu có phở Hòa và cách đó một căn là Hải Ðô với đồ biển, cháo cá rô phi, mì xào. Cùng phía với Hải Ðô, bên kia đường Moran là tiệm bánh Kang Lạc. Quán tương đối bình dân, nhưng hơn chục loại cháo ở đây thì vừa ngon lại vừa nhẹ bụng (nếu đừng ham cho nhiều dầu cháo quẩy), bột chiên trứng gà cũng "hấp vẫn" không kém, lại thêm trà thái, cà phê "trân châu" - mấy cục bột đen đen, dai dai mà bất cứ thức uống nào cũng được thẩy vô - đang thịnh hành tại Cali như một mốt thời trang.
Tiếp đó là tiệm mì Hồng Phúc, nhỏ nhắn, nép mình bên góc đường, phảng phất bóng hình một quán hàng vùng Chợ Lớn. Thêm vài chục thước và hơi tụt vào trong, bạn sẽ tìm thấy nhà hàng Song Long, mang nhãn hiệu hai con rồng lộn to chần dần ngay trên cửa vào, cùng những món ăn Pháp Việt, đặc biệt với bún Suông, hủ tíu gà cá như ở Thanh Thế của Sài Gòn năm xưa. Bên ngoài mặt đường Bolsa, Song Long còn có thêm một tiệm bán bánh và các món đem đi.
Qua khỏi đường Bushard, bên trái, trong khu Bolsa Mini Mall, có Thành Mỹ với đủ các món ăn nhậu, cơm phần, khá ngon. Một quán của đám vạc ăn đêm vì ngày nào cũng mở cửa đến tận ba bốn giờ sáng. Cũng trong khu vực này, còn quán Thanh Vị (Từ Bò Viên), cơm tấm Trần Quý Cáp - Ðà Nẵng, Thanh Nhàn to go với xôi gà lạp xưởng, gỏi cuốn, bò bía.
Thêm vài bước, qua đến khu Man Hoa mới xây với hai con kỳ lân thật to, ngay bên cánh trái cổng vào lại thêm tiệm bánh cuốn Tây Hồ 4. Vào trong vài căn là chè Hiển Khánh 2. Ðối diện với khu Man Hoa, bên kia đường, trong khu chợ mang tên Chợ Bolsa, có quán cơm gà siu siu Uyên Thy và Hủ Tíu Triều Châu.
Xuống nữa là ngã tư Bolsa và Brookhurst. Trong góc tây nam, vài quán ăn đáng nhắc đến là Vỹ Dạ với bún bò, bánh nậm, bánh lá, bánh bèo và Thành với cơm tấm bì chả, sườn nướng, tàu hủ ki, bánh canh tôm cua. Trong góc này còn thêm tiệm giò chả Nguyên Hương, bán đủ các loại giò bò, giò lụa, chả quế, chả cốm, mua về ăn với xôi vò Hiển Khánh là tuyệt cú mèo. Thêm vào đó, bánh mì gà của Nguyên Hương cũng khá đặc biệt.
Qua khỏi Brookhurst, vẫn trên đường Bolsa, bên trái là khu chợ mang tên Little Saigon. Tại đây có quán bánh ngọt Ly Ly, cứ sáng thứ bảy, chủ nhật là đông nghẹt dân cà phê thuốc lá, tụ tập để đấu hót và đốt cuộc đời trên những ngón tay (vàng khè), bên những dãy bàn đặt ngoài hàng hiên. Ly Ly cũng có những món ăn sáng như croissant, bánh mì trứng, dăm bông, paté...
Góc đường kế tiếp, tây bắc của Bolsa và Ward, thì có phở Nguyễn Huệ, rất phổ thông với dân nam Cali. Tiệm cũng bán những món cơm bắc như canh cá thì là, trứng đúc, thịt đông, dưa chua, ngon ra phết. Cũng trong khu Nguyễn Huệ còn có Ðồng Khánh với cháo, cơm bò lúc lắc, cơm phần Nam Kỳ của canh chua, cá kho tộ, gỏi gà, tôm rang muối hay cơm phần kiểu Hoa với canh hải vị, mực chiên giòn, gà Hải Nam, chem chép, nghêu xào, sò lông - à! lại ăn gì bổ nấy đây...
Băng qua đường Ward, cùng phía trái với khu Nguyễn Huệ, có quán nhậu Phượng Hoàng với các thứ lẩu, dê xào, nướng, thui... Ðối diện với Phượng Hoàng, bên kia đường Bolsa là nhà hàng Kim Sư, rộng rãi, khang trang với đủ các món ăn như nhà hàng Bát Ðạt của Chợ Lớn năm nào.
Sau đường Ward là Euclid. Ở khoảng này bạn đang rời thành phố Westminster để đi vào địa phận thành phố Santa Ana và cũng từ đây, về hướng đông, đường Bolsa được chuyển tên thành đường First. Trên khúc đường ngắn này có tiệm bánh cuốn Hồng Mai - khá được ưa chuộng nhờ hai món bánh cuốn và bún vịt xáo măng.
Giữa Euclid và Harbor là đường Newhope. Bên trái, góc đông bắc của First và Newhope là hủ tíu Triều Châu, quán tuy nhìn hơi bẩn - đúng kiểu Triều Châu - nhưng cuối tuần là sắp hàng dài dài và chỉ mở đến năm giờ chiều. Bên cạnh đó, nổi tiếng không kém là quán Newport với các món đồ biển mà đặc biệt nhất là tôm hùm.
Vượt Newhope đến ngã tư Harbor và First. Bên góc trái có nhà hàng Hòa Bình và bên phải lại cơm tấm Thành và phở Cali. Vừa qua khỏi Harbor, nằm hơi khuất bên tay phải là tiệm phở Lý Thái Tổ. Phở ăn khá ngon nhưng độc đáo là món bánh cuốn nhân thịt - bánh nóng tráng tay, làm ngay tại chỗ, trên mặt rắc những miếng hành phi, bào mỏng chiên vàng óng, thơm phức, chấm nước mắm cà cuống, ngon quên chết!
Thêm một khoảng đường ngắn, cũng bên phải, là Favori. Một quán ăn tương đối thơ mộng, thanh lịch, được biết nhiều nhờ món cá nướng, bò tái chanh và sì-tếch tiêu đen, nướng trên vỉ sắt có hình con bò đàng hoàng, lúc mang ra vưỡn còn nóng hổi, kêu xèo xèo và khói bay nghi ngút. Trên đường Bolsa/First còn khá nhiều tiệm ăn, nhưng không có gì đặc sắc lắm.
BỐC HỐT
Bây giờ, hãy vòng qua đường Brookhurst làm một cú tham quan. Ra exit từ xa lộ 405, hai máy tiến ba, lấy cấp zéro độ, thả tà tà trên Broohurst nhắm hướng chính bắc. Vừa vượt qua Slater, con đường đầu tiên, bên tả hạm đã có ngay nhà hàng Le Jardin, thanh nhã và khá ngon. Mới mở thì bị cháy, việc tái thiết gần hoàn tất, hy vọng sẽ mở lại trong một ngày rất gần.
Qua đường Warner, bên hữu hạm là công viên Mile Square Park với sân gôn và những sân quần vợt đông đảo cao thủ Mít, đầy tinh thần thể thao và nặng thành tích... cá độ. Bác nào lỡ dính tí máu quần... vợt, thì coi chừng, đừng để "man overboard" vì vùng này đầy cá mập, cá sấu, lẫn barracuda.
Vượt qua Edinger, trước khi đến McFadden, bên trái của bạn là quán Trúc xinh xắn, làm chủ bởi một tay HQ kỳ cựu trong giới tiệm ăn. Mới đây quán Trúc lại đổi ra Green Papaya (Ðu Ðủ Xanh thì ít lâu nữa chắc sẽ thành Ðu Ðủ Chín?!). Bên phải bạn là phở Bắc Huỳnh, khá ì xèo, nhất là vào giờ trưa và cuối tuần. Tiếp theo là Coffee Factory, phổ thông với các món Pháp Việt, bánh mì gà rất ngon, thêm vào đó là dãy bàn ngoài hiên cho các tay văn nghệ sĩ, báo bổ, hay... vô công rồi nghề, đấu hót và phì phèo nhả khói bên ly cà phê Pháp. Cách đó vài ba cửa tiệm là quán Rendezvous với những đặc sản của đất Thần Kinh, đặc biệt là món bánh bèo chén với bát nước mắm đầy ớt hiểm cắt nho nhỏ, cay xé lưỡi mà ngon bát chấy (ăn nhiều, nóng quá là "thần kinh thương nhớ" luôn!).
Ðối diện Coffee Factory, bên kia đường, là Paracel, còn được gọi là câu lạc đạn HQ. Cách vài căn, bên trái của Paracel là cà phê Picasso có món bún bò Huế ăn tạm được nhưng khả năng tiếp khách tại đây thì cũng méo mó, trừu tượng y như tranh Picasso vậy. Bên phải của Paracel là phở Thăng Long, khá ngon. Ngã tư Broohurst và McFadden, góc đông bắc, còn thêm vài quán nữa là Phở 54, Bún Bò Số 1 và Cơm Thái Nam Phương. Những quán này cũng thuộc hàng khá "nhăm nhăm". Ðối diện, bên kia đường là nhà hàng Seafood World với tỉm sấm và gần cả trăm món ăn tàu việt.
Tiếp tục bắc tiến, vượt qua Bolsa đến đường Hazard. Từ đây cho đến góc đường Westminster, hai bên đầy những quán ăn. Bên trái, góc tây nam của Broohurst và Hazard, là nhà hàng Thai Seafood Palace. Ðối diện, góc bên phải có Pagolac Bò 7 Món, Phở 86, nhà hàng Hồng Mai đặc biệt với món cá hấp, tiệm bánh mì Gala nổi tiếng nhờ món bánh mì gà baguette (ba ghét nhưng má ưa) với cà phê có pha thêm một tí rượu kalua thơm thơm, ÐaKao food to go và ngay góc đường còn quán phở Thanh Lịch.
Băng qua khỏi Hazard, bên trái có Phở 79 (đã phở 54, phở 86 rồi lại phở 79, nam Cali vưỡn còn thiếu phở 69 và phở 35). Xuống tí nữa là cà phê kiêm tiệm ăn Artist và ngay sau đó là quán Viễn Ðông với các món "ăn chơi ngon hơn ăn thiệt" như bún chả Hà Nội, bánh tôm Cổ Ngư. Chủ nhân Viễn Ðông từng là nghị viên, rồi phó thị trưởng thành phố Westminster và khá "controversial" trong vài vấn đề chính chị, chính em... Ðối diện, bên kia đường, là nhà hàng Bốn Mùa, nước mía Viễn Tây, rồi nhà hàng Mỹ Nguyên, cơm tấm Thuận Kiều, tiệm Hương Giang với những món Huế to go rất hấp dẫn nhưng hẹn lèo thê thảm. Ði thêm vài trăm thước nữa thì đến khu "mái ngói xanh", có Phát Kí Mì Gia và nhà hàng Vân được biết đến nhờ món bánh xèo, dù tráng hơi dư mỡ.
Nguyễn Minh Tơ
Ðường Westminster cũng là một con đường với nhiều tiệm ăn rất đắt hàng. Bắt đầu từ đường Newland đi về hướng đông, bên trái là nhà hàng Seafood Cove với các món cơm tàu, ngon và giá cả phải chăng. Bên phải là Seafood Paradise với những món tỉm sấm không thua gì China Town của San Franscisco. Cách vài căn có tiệm Canton, cháo cá đúng kiểu cháo Chú Hỏa và tô mì mang mang hương vị mì Cây Nhãn của Saigon trước thời dép râu giẫm nát bao kỷ niệm.
Góc đường kế tiếp, chưa băng qua Magnolia, bên trái, lại thêm một số quán ăn: Capital Seafood với tôm hùm tươi giá nhẹ nếu đúng mùa, nhà hàng pháp việt Tài Bửu 2, nhà hàng Công Lý với món bún bò khá đặc sắc nếu bạn thích nước lèo pha nhiều mắm - tiệm này ông chủ lúc nào cũng mang một nét mặt vừa nghiêm lại vừa buồn, "dường như trong anh đang có điều u uẩn" hay không được nhuận trường cho lắm.
Qua Magnolia, trong khu shopping bên góc phải có tiệm bánh Bảo Hiên Rồng Vàng, cơm chay Viễn Hương - tương đối ngon nhưng giá hơi cắt cổ, chả có vẻ cửa chùa thân ái tí nào cả, và bên cạnh đó là tiệm phở Bolsa 2. Trong khu này đặc biệt hơn cả là quán cà phê Dĩ Vãng 1. Vô cùng thương tâm với những cô tiếp viên ăn mặc rất "nghèo". Thiếu vải thảm hại đến độ đôi khi ở trên chỉ là một mảnh vải bé tí ti, so với kích thước của những cái bong bóng mà nó có bổn phận phải che chở, ở dưới thì chỉ còn đủ một sợi dây ngắn ngủi chạy vòng qua eo rồi chui tọt đi đâu mất, choàng bên ngoài một tấm áo voan trắng, mỏng manh, dối gian, quằn quại, mời mọc, trêu ghẹo... Bạn nào mà phu nhân ở tuổi Mãnh Sư (Leo) hoặc những con tương cận thì đừng léo hánh đến quán cà phê Dĩ Vãng này, kẻo có ngày tiêu luôn cả... tương lai (kinh nghiệm bản thân!) Thôi, hãy cố quên đi dĩ vãng để mà sống... sót và tiếp tục đông tiến.
Qua khỏi đường Bushard một quãng, bên phải bạn là hàng chè Hiển Khánh. Những ly chè nước dừa thơm ngon, ngọt lịm, "làm vỡ òa những kỷ niệm" mang mang hình ảnh những con bướm trắng Gia Long, áo dài thướt tha, tíu tít quanh xe đậu đỏ bánh lọt bên cổng chùa Xá Lợi, dưới bóng mát những hàng me rũ lá, trong ánh mắt đa tình (và óc tưởng tượng phong phú) của anh chàng Ô Si trốn trại, lang thang trên con đường bà Huyện Thanh Quan những ngày xưa thật là xưa. Cạnh Hiển Khánh là quán Quảng Ðà, khá nổi tiếng với mì Quảng, bún bò Huế và hến xúc bánh tráng.
Ngã tư Westminster và Brookhurst, bên phải có quán Bình Minh, những món bún bắc cờ như bún vịt xáo măng, bún bung, bún ốc, bún chả, giả cầy... Phía sau Bình Minh trong khu Thương Xá Tam Ða là tiệm Brodard độc đáo với món nem nướng chả ram Ninh Hòa chấm nước xốt màu vàng, sền sệt, đúng điệu cầu Hà Ra Nha Trang.
Chéo góc, phía đông bắc, là chợ Ðồng Hương, trong khu này có phở Bolsa 3, bánh mì Cali 3 và nhà hàng Như Ý. Bên cạnh khu chợ Ðồng Hương, vẫn trên đường Westminster, chạy dài về phía đông, bên trái là nhà hàng La Veranda với các thứ lẩu, cá nướng và xuất sắc trong món gỏi chân vịt, bò bảy món Ánh Hồng. Ðối diện Ánh Hồng có quán Thái Icon khang trang, tiệm Ngọc Sương lịch thiệp với cá hấp, cá nướng, quán Hỉ (nghe tên biệt ngay là Huệ), mì La Cay 2, tiếp theo là phở 54, cà phê Tao Nhân và quán nhậu Tự Do với lẩu dê mì vàng, dê xào lăn, dê khìa... lại dê, tha hồ mà bốc.
Ði tiếp về phía Euclid, đến gần ngã ba đường Taft, bên phải là quán Phương khá đặc biệt với món hủ tíu Mỹ Tho. Góc đường Euclid, bên trái có Royal Seafood và góc phải là khu chợ VanCo với bánh cuốn Hồng Mai, bánh cuốn ở đây tuy chỉ tàm tạm nhưng món bún xáo măng với dĩa gỏi vịt thì hết sẩy.
Linh Tinh, Lung Tung
Trên đường Euclid, những quán cà phê có vẻ thịnh hơn. Ðếm ra, cũng phải cả chục quán cà phê đèn mờ - mờ quá nên chả biết có nhiều bong bóng hay không? Lác đác trên Euclid có vài tiệm ăn được, như khu trung tâm báo chí giữa Harzard và Westminster có quán huế Ngự Bình, cơm Thái Phithaya, Liên Huế to go (cũng mang thành tích hẹn lèo hơi nặng) và phở Hòa An. Góc Euclid và Edinger là nhà hàng Emerald Bay, food to go Tân Hoàng Hương có món xôi cúc (bánh khúc) lúc còn ấm, nếp dẻo, ăn rất ngon - hơi yếu bụng thì đừng ăn nhiều, kẻo mà mấy cục xôi cúc này sẽ lèo nhèo cãi cọ với cái bao tử các bác cả ngày.
Không nằm trên những tuyến đường chính của khu Saigon nhỏ kể trên, còn một số tiệm ăn khác được nhiều người biết đến. Trên đường Warner, giữa Euclid và Brookhurst có cá 8 món Như Ý. Giữa Magnolia và Newland là Ðồ Sơn, nhà hàng đẹp nhưng phẩm chất thức ăn của Ðồ Sơn thì chắc chắn chả hơn... đồ nhà, chặt cũng đẹp, mà phần tiếp khách lại cần phải được học hỏi nhiều hơn. Trên đường McFadden, giữa Brookhurst và Ward có quán nhậu Bình Dân với tiết canh, lòng heo, dê tiềm thuốc bắc. Góc Ward và McFadden còn cơm tấm Trần Quý Cáp và phở 86.
Góc đông nam của Harbor và Trask có nhà hàng Thiên Ân với bò 7 món và cá nướng béo ngậy, giòn tan - mê nhất là đĩa rau tươi, xanh ngát, đầy ăm ắp, dưa leo bào mỏng ép bên những lát chuối chát vàng om, dĩa đồ chua cải trắng chen chung những sợi cà rốt đỏ hồng. Cũng trên Harbor, giữa Edinger và McFadden, còn tiệm Anh Thy với sì-tếch và cơm gà chiên. Góc đường Westminster và Beach có tiệm 1 đồng 99, các món ăn đều chỉ $1.99. Ngồi ăn ở đây, khi ra về thường sẽ được tặng theo chút mùi dầu mỡ cố hữu của nhà bếp, nhưng lâu lâu ghé mua về nhà ăn thì cũng đặng lắm lắm!
Còn nhiều và nhiều hơn nữa. Bạn phải đích thân kinh lý Little Saigon để thăm dân cho biết sự tình.Theo đà phát triển, tiệm ăn ồ ạt "tưng bừng khai trương" lẫn những "âm thầm đóng cửa". Mực viết chưa khô thì ngay gần nhà, giữa Lampson và Garden Grove, trên đường Brookhurst đã có thêm nhà hàng Cá Sấu, chuyển hướng từ một quán cà phê. Tiệm rộng rãi, có bàn đặt ngoài sân dưới những bóng cây trông khá mát mắt, nghe quảng cáo om sòm mà chưa có dịp thử qua. Nói chung, kỹ nghệ ăn nhậu của nam Cali đã tiến rất xa, cả phẩm lẫn lượng, nhờ mức cạnh tranh và nhờ những tâm hồn ăn uống tại đây càng ngày càng đòi hỏi những cái mới lạ với một trình độ ẩm thực cao hơn.
Ăn tiệm không bằng ăn nhà với những ân cần của chính bàn tay chị bếp (và đôi khi là... anh bếp). Tiệm cũng không thể so sánh với tài nấu nướng của các hạm trưởng OC. Như Nam Cali với phở nước sôi của chị V.A. Tuấn, dĩa bánh bèo của chị B.V. Cu-u-í, món xôi của chị N.C. Khai và nồi lẩu của chị L.S. Thắng...; Bắc Cali thì còn bò kho của chị L.M. Sang, cuốn chả giò của chị P.G. Tường, tô bún đậm đà của Lệ, cô em gái tôi và cũng là hạm trưởng của OC L. Hùng. Như Saigon nhỏ làm sao có thể thay thế được cái Saigon thân thương nằm mãi tận trong tim và những góc cùng kỷ niệm của chúng mình. Tuy nhiên, với những lúc rong chơi hay tạm gác tay cày tay súng, thì các tiệm ăn tại Little Saigon có lẽ cũng thừa khả năng để làm ấm lòng chiến sĩ và không để thất vọng cho khách phương xa.
Mèocali - Nhật Cường
Hè 2001
Hoạt động của Saigon Nhỏ nói chung, và của mục ăn nhậu nói riêng, coi như được tập trung trong cái hình vuông, mà phần lớn thuộc phạm vi thành phố Westminster. Bốn cạnh hình vuông: Bắc có Lam Sơn (Lampson), Nam có Bôn Ba (Bolsa), Ðông thì Mắt Ngó Lia (Magnolia) và Tây là Hạ Bộ (Harbor). Tuy vậy, bạn có thể tìm thấy hầu hết các quán ăn trên hai con đường chính của khu Saigon Nhỏ, cắt nhau hình chữ thập - Bôn Ba (Bolsa) và Bốc Hốt (Brookhurst).
BÔN BA
Bắt đầu từ ngã tư đường Bolsa và Magnolia, góc tây nam, trong khu chợ ABC là một dãy quán ăn. Từ Bánh Mì Cali, Cơm Tấm Thuận Kiều với những dĩa cơm tổ bố ăn bá thở, Phở 54, Mì La Cay, quán Ban Mai với bún riêu, bún ốc và canh bún, đến Lâm Vân - Huế to go. Những quán này, ăn cũng tạm được tuy không xuất sắc lắm. Ðáng nói, có lẽ là Bánh Mì Cali với đủ thứ "to go" như cà phê, bánh mì nóng hổi, vừa ngon vừa rẻ.
Chéo góc khu chợ ABC, phía sau tiệm 7-Eleven, là Tài Bửu, một nhà hàng nho nhỏ với những món ăn Pháp Việt, treo lủng lẳng bằng cấp từ những trường nấu nướng chính hiệu Phú Lãng Xa, không biết "có phải dzậy hông?! ". Chỉ biết là chủ nhân đã từng có một tiệm ăn lớn tại Ðà Lạt trước 75 và Tài Bửu khá tấp nập vì các món ăn tại đây vừa bắt miệng, mà giá cả lại nhẹ nhàng.
Rời ngã tư, tiếp tục bôn ba về hướng Ðông trên Bolsa. Chưa đầy năm mươi thước, bên phải của bạn là quán Hà Nội với các món bắc cờ chính hiệu như bún chả Hà Lội, chả cá Thăng Nong, cơm bắc, phở gà... Thức ăn ngon nếu bạn không đòi hỏi nhiều về phần chiêu đãi (đào đâu ra mà đòi!), nhất là càng không nên chuyện trò với ông chủ để khỏi bị giựt mình, có khi rớt mất cả cái appetite!
Cách Hà Nội vài cửa hàng là Croissant Doré, tiệm bánh ngọt, nhưng độc đáo nhất lại là hai món bánh mì bò kho và lưỡi bò. Ăn gì bổ nấy - ăn lưỡi bổ lưỡi. Bác nào muốn có thể hít đất bằng lưỡi hay thực hành câu mồm miệng đỡ chân tay thì đến đây là đúng chóc. Ðối diện với Croissant Doré, bên kia đường, có tiệm Ðường Sơn BBQ, hẩu xực là món mì tôm hùm, mì vịt quay, heo quay và đôi khi còn có cả chim quay. Ăn gì bổ nấy - thế thì phe ta phải ăn cho thật nhiều chim!
Ði thêm một tí thì bạn sẽ gặp ba ông Phước, Lộc, Thọ, trắng toát, đứng sừng sững ngay bên phải. Ăn uống trong khu Phước Lộc Thọ, thường vì tiện việc chờ các mệ tiêu tiền như lên lầu mua vàng, sắm nữ trang, hay để vừa ăn vặt, vừa "nghiá" ông đi qua bà đi lại. Những món tương đối ăn được có phở 79, mì quảng ở tiệm Thu Thủy, mì hoành thánh, cơm chỉ của Hòa Bình (chỉ đâu múc đó) và bánh cuốn Ða Kao.
Từ ngoài đường Bolsa nhìn vào, bên cánh trái Phước Lộc Thọ có bánh cuốn Tây Hồ 1. Bên phải Tây Hồ là Mì Á Ðông. Cùng dãy với mì Á Ðông nhưng quay ra đường Moran, còn thêm quán Thanh Mai. Chủ nhân chính là cô ca sĩ Thanh Mai duyên dáng và phu quân, anh Sinh - xuất sắc trong vai đầu bếp với món cà rì nị chính hiệu con dê. Bác nào không muốn ăn thịt... đồng loại thì có thể thưởng thức món chả giò chạo và bún mắm đậm đà mùi sông nước Hậu Giang. Cạnh quán Thanh Mai là tiệm đậu hũ Ðông Phương, ngoài những bìa đậu trắng tinh làm tại chỗ, bạn còn có thể mua mang về món tầu hũ nước đường ngọt lịm, quyện mùi gừng thơm cay.
Ðối diện với Phước Lộc Thọ có hủ tíu Thanh Xuân, Thiên Hương Rồng Vàng, tiệm bánh Văn, rồi Long Phụng Lầu với các món Tỉm Sấm, cơm tàu chính hiệu Hồng Kông. Bên dưới Long Phụng Lầu có phở Hòa và cách đó một căn là Hải Ðô với đồ biển, cháo cá rô phi, mì xào. Cùng phía với Hải Ðô, bên kia đường Moran là tiệm bánh Kang Lạc. Quán tương đối bình dân, nhưng hơn chục loại cháo ở đây thì vừa ngon lại vừa nhẹ bụng (nếu đừng ham cho nhiều dầu cháo quẩy), bột chiên trứng gà cũng "hấp vẫn" không kém, lại thêm trà thái, cà phê "trân châu" - mấy cục bột đen đen, dai dai mà bất cứ thức uống nào cũng được thẩy vô - đang thịnh hành tại Cali như một mốt thời trang.
Tiếp đó là tiệm mì Hồng Phúc, nhỏ nhắn, nép mình bên góc đường, phảng phất bóng hình một quán hàng vùng Chợ Lớn. Thêm vài chục thước và hơi tụt vào trong, bạn sẽ tìm thấy nhà hàng Song Long, mang nhãn hiệu hai con rồng lộn to chần dần ngay trên cửa vào, cùng những món ăn Pháp Việt, đặc biệt với bún Suông, hủ tíu gà cá như ở Thanh Thế của Sài Gòn năm xưa. Bên ngoài mặt đường Bolsa, Song Long còn có thêm một tiệm bán bánh và các món đem đi.
Qua khỏi đường Bushard, bên trái, trong khu Bolsa Mini Mall, có Thành Mỹ với đủ các món ăn nhậu, cơm phần, khá ngon. Một quán của đám vạc ăn đêm vì ngày nào cũng mở cửa đến tận ba bốn giờ sáng. Cũng trong khu vực này, còn quán Thanh Vị (Từ Bò Viên), cơm tấm Trần Quý Cáp - Ðà Nẵng, Thanh Nhàn to go với xôi gà lạp xưởng, gỏi cuốn, bò bía.
Thêm vài bước, qua đến khu Man Hoa mới xây với hai con kỳ lân thật to, ngay bên cánh trái cổng vào lại thêm tiệm bánh cuốn Tây Hồ 4. Vào trong vài căn là chè Hiển Khánh 2. Ðối diện với khu Man Hoa, bên kia đường, trong khu chợ mang tên Chợ Bolsa, có quán cơm gà siu siu Uyên Thy và Hủ Tíu Triều Châu.
Xuống nữa là ngã tư Bolsa và Brookhurst. Trong góc tây nam, vài quán ăn đáng nhắc đến là Vỹ Dạ với bún bò, bánh nậm, bánh lá, bánh bèo và Thành với cơm tấm bì chả, sườn nướng, tàu hủ ki, bánh canh tôm cua. Trong góc này còn thêm tiệm giò chả Nguyên Hương, bán đủ các loại giò bò, giò lụa, chả quế, chả cốm, mua về ăn với xôi vò Hiển Khánh là tuyệt cú mèo. Thêm vào đó, bánh mì gà của Nguyên Hương cũng khá đặc biệt.
Qua khỏi Brookhurst, vẫn trên đường Bolsa, bên trái là khu chợ mang tên Little Saigon. Tại đây có quán bánh ngọt Ly Ly, cứ sáng thứ bảy, chủ nhật là đông nghẹt dân cà phê thuốc lá, tụ tập để đấu hót và đốt cuộc đời trên những ngón tay (vàng khè), bên những dãy bàn đặt ngoài hàng hiên. Ly Ly cũng có những món ăn sáng như croissant, bánh mì trứng, dăm bông, paté...
Góc đường kế tiếp, tây bắc của Bolsa và Ward, thì có phở Nguyễn Huệ, rất phổ thông với dân nam Cali. Tiệm cũng bán những món cơm bắc như canh cá thì là, trứng đúc, thịt đông, dưa chua, ngon ra phết. Cũng trong khu Nguyễn Huệ còn có Ðồng Khánh với cháo, cơm bò lúc lắc, cơm phần Nam Kỳ của canh chua, cá kho tộ, gỏi gà, tôm rang muối hay cơm phần kiểu Hoa với canh hải vị, mực chiên giòn, gà Hải Nam, chem chép, nghêu xào, sò lông - à! lại ăn gì bổ nấy đây...
Băng qua đường Ward, cùng phía trái với khu Nguyễn Huệ, có quán nhậu Phượng Hoàng với các thứ lẩu, dê xào, nướng, thui... Ðối diện với Phượng Hoàng, bên kia đường Bolsa là nhà hàng Kim Sư, rộng rãi, khang trang với đủ các món ăn như nhà hàng Bát Ðạt của Chợ Lớn năm nào.
Sau đường Ward là Euclid. Ở khoảng này bạn đang rời thành phố Westminster để đi vào địa phận thành phố Santa Ana và cũng từ đây, về hướng đông, đường Bolsa được chuyển tên thành đường First. Trên khúc đường ngắn này có tiệm bánh cuốn Hồng Mai - khá được ưa chuộng nhờ hai món bánh cuốn và bún vịt xáo măng.
Giữa Euclid và Harbor là đường Newhope. Bên trái, góc đông bắc của First và Newhope là hủ tíu Triều Châu, quán tuy nhìn hơi bẩn - đúng kiểu Triều Châu - nhưng cuối tuần là sắp hàng dài dài và chỉ mở đến năm giờ chiều. Bên cạnh đó, nổi tiếng không kém là quán Newport với các món đồ biển mà đặc biệt nhất là tôm hùm.
Vượt Newhope đến ngã tư Harbor và First. Bên góc trái có nhà hàng Hòa Bình và bên phải lại cơm tấm Thành và phở Cali. Vừa qua khỏi Harbor, nằm hơi khuất bên tay phải là tiệm phở Lý Thái Tổ. Phở ăn khá ngon nhưng độc đáo là món bánh cuốn nhân thịt - bánh nóng tráng tay, làm ngay tại chỗ, trên mặt rắc những miếng hành phi, bào mỏng chiên vàng óng, thơm phức, chấm nước mắm cà cuống, ngon quên chết!
Thêm một khoảng đường ngắn, cũng bên phải, là Favori. Một quán ăn tương đối thơ mộng, thanh lịch, được biết nhiều nhờ món cá nướng, bò tái chanh và sì-tếch tiêu đen, nướng trên vỉ sắt có hình con bò đàng hoàng, lúc mang ra vưỡn còn nóng hổi, kêu xèo xèo và khói bay nghi ngút. Trên đường Bolsa/First còn khá nhiều tiệm ăn, nhưng không có gì đặc sắc lắm.
BỐC HỐT
Bây giờ, hãy vòng qua đường Brookhurst làm một cú tham quan. Ra exit từ xa lộ 405, hai máy tiến ba, lấy cấp zéro độ, thả tà tà trên Broohurst nhắm hướng chính bắc. Vừa vượt qua Slater, con đường đầu tiên, bên tả hạm đã có ngay nhà hàng Le Jardin, thanh nhã và khá ngon. Mới mở thì bị cháy, việc tái thiết gần hoàn tất, hy vọng sẽ mở lại trong một ngày rất gần.
Qua đường Warner, bên hữu hạm là công viên Mile Square Park với sân gôn và những sân quần vợt đông đảo cao thủ Mít, đầy tinh thần thể thao và nặng thành tích... cá độ. Bác nào lỡ dính tí máu quần... vợt, thì coi chừng, đừng để "man overboard" vì vùng này đầy cá mập, cá sấu, lẫn barracuda.
Vượt qua Edinger, trước khi đến McFadden, bên trái của bạn là quán Trúc xinh xắn, làm chủ bởi một tay HQ kỳ cựu trong giới tiệm ăn. Mới đây quán Trúc lại đổi ra Green Papaya (Ðu Ðủ Xanh thì ít lâu nữa chắc sẽ thành Ðu Ðủ Chín?!). Bên phải bạn là phở Bắc Huỳnh, khá ì xèo, nhất là vào giờ trưa và cuối tuần. Tiếp theo là Coffee Factory, phổ thông với các món Pháp Việt, bánh mì gà rất ngon, thêm vào đó là dãy bàn ngoài hiên cho các tay văn nghệ sĩ, báo bổ, hay... vô công rồi nghề, đấu hót và phì phèo nhả khói bên ly cà phê Pháp. Cách đó vài ba cửa tiệm là quán Rendezvous với những đặc sản của đất Thần Kinh, đặc biệt là món bánh bèo chén với bát nước mắm đầy ớt hiểm cắt nho nhỏ, cay xé lưỡi mà ngon bát chấy (ăn nhiều, nóng quá là "thần kinh thương nhớ" luôn!).
Ðối diện Coffee Factory, bên kia đường, là Paracel, còn được gọi là câu lạc đạn HQ. Cách vài căn, bên trái của Paracel là cà phê Picasso có món bún bò Huế ăn tạm được nhưng khả năng tiếp khách tại đây thì cũng méo mó, trừu tượng y như tranh Picasso vậy. Bên phải của Paracel là phở Thăng Long, khá ngon. Ngã tư Broohurst và McFadden, góc đông bắc, còn thêm vài quán nữa là Phở 54, Bún Bò Số 1 và Cơm Thái Nam Phương. Những quán này cũng thuộc hàng khá "nhăm nhăm". Ðối diện, bên kia đường là nhà hàng Seafood World với tỉm sấm và gần cả trăm món ăn tàu việt.
Tiếp tục bắc tiến, vượt qua Bolsa đến đường Hazard. Từ đây cho đến góc đường Westminster, hai bên đầy những quán ăn. Bên trái, góc tây nam của Broohurst và Hazard, là nhà hàng Thai Seafood Palace. Ðối diện, góc bên phải có Pagolac Bò 7 Món, Phở 86, nhà hàng Hồng Mai đặc biệt với món cá hấp, tiệm bánh mì Gala nổi tiếng nhờ món bánh mì gà baguette (ba ghét nhưng má ưa) với cà phê có pha thêm một tí rượu kalua thơm thơm, ÐaKao food to go và ngay góc đường còn quán phở Thanh Lịch.
Băng qua khỏi Hazard, bên trái có Phở 79 (đã phở 54, phở 86 rồi lại phở 79, nam Cali vưỡn còn thiếu phở 69 và phở 35). Xuống tí nữa là cà phê kiêm tiệm ăn Artist và ngay sau đó là quán Viễn Ðông với các món "ăn chơi ngon hơn ăn thiệt" như bún chả Hà Nội, bánh tôm Cổ Ngư. Chủ nhân Viễn Ðông từng là nghị viên, rồi phó thị trưởng thành phố Westminster và khá "controversial" trong vài vấn đề chính chị, chính em... Ðối diện, bên kia đường, là nhà hàng Bốn Mùa, nước mía Viễn Tây, rồi nhà hàng Mỹ Nguyên, cơm tấm Thuận Kiều, tiệm Hương Giang với những món Huế to go rất hấp dẫn nhưng hẹn lèo thê thảm. Ði thêm vài trăm thước nữa thì đến khu "mái ngói xanh", có Phát Kí Mì Gia và nhà hàng Vân được biết đến nhờ món bánh xèo, dù tráng hơi dư mỡ.
Nguyễn Minh Tơ
Ðường Westminster cũng là một con đường với nhiều tiệm ăn rất đắt hàng. Bắt đầu từ đường Newland đi về hướng đông, bên trái là nhà hàng Seafood Cove với các món cơm tàu, ngon và giá cả phải chăng. Bên phải là Seafood Paradise với những món tỉm sấm không thua gì China Town của San Franscisco. Cách vài căn có tiệm Canton, cháo cá đúng kiểu cháo Chú Hỏa và tô mì mang mang hương vị mì Cây Nhãn của Saigon trước thời dép râu giẫm nát bao kỷ niệm.
Góc đường kế tiếp, chưa băng qua Magnolia, bên trái, lại thêm một số quán ăn: Capital Seafood với tôm hùm tươi giá nhẹ nếu đúng mùa, nhà hàng pháp việt Tài Bửu 2, nhà hàng Công Lý với món bún bò khá đặc sắc nếu bạn thích nước lèo pha nhiều mắm - tiệm này ông chủ lúc nào cũng mang một nét mặt vừa nghiêm lại vừa buồn, "dường như trong anh đang có điều u uẩn" hay không được nhuận trường cho lắm.
Qua Magnolia, trong khu shopping bên góc phải có tiệm bánh Bảo Hiên Rồng Vàng, cơm chay Viễn Hương - tương đối ngon nhưng giá hơi cắt cổ, chả có vẻ cửa chùa thân ái tí nào cả, và bên cạnh đó là tiệm phở Bolsa 2. Trong khu này đặc biệt hơn cả là quán cà phê Dĩ Vãng 1. Vô cùng thương tâm với những cô tiếp viên ăn mặc rất "nghèo". Thiếu vải thảm hại đến độ đôi khi ở trên chỉ là một mảnh vải bé tí ti, so với kích thước của những cái bong bóng mà nó có bổn phận phải che chở, ở dưới thì chỉ còn đủ một sợi dây ngắn ngủi chạy vòng qua eo rồi chui tọt đi đâu mất, choàng bên ngoài một tấm áo voan trắng, mỏng manh, dối gian, quằn quại, mời mọc, trêu ghẹo... Bạn nào mà phu nhân ở tuổi Mãnh Sư (Leo) hoặc những con tương cận thì đừng léo hánh đến quán cà phê Dĩ Vãng này, kẻo có ngày tiêu luôn cả... tương lai (kinh nghiệm bản thân!) Thôi, hãy cố quên đi dĩ vãng để mà sống... sót và tiếp tục đông tiến.
Qua khỏi đường Bushard một quãng, bên phải bạn là hàng chè Hiển Khánh. Những ly chè nước dừa thơm ngon, ngọt lịm, "làm vỡ òa những kỷ niệm" mang mang hình ảnh những con bướm trắng Gia Long, áo dài thướt tha, tíu tít quanh xe đậu đỏ bánh lọt bên cổng chùa Xá Lợi, dưới bóng mát những hàng me rũ lá, trong ánh mắt đa tình (và óc tưởng tượng phong phú) của anh chàng Ô Si trốn trại, lang thang trên con đường bà Huyện Thanh Quan những ngày xưa thật là xưa. Cạnh Hiển Khánh là quán Quảng Ðà, khá nổi tiếng với mì Quảng, bún bò Huế và hến xúc bánh tráng.
Ngã tư Westminster và Brookhurst, bên phải có quán Bình Minh, những món bún bắc cờ như bún vịt xáo măng, bún bung, bún ốc, bún chả, giả cầy... Phía sau Bình Minh trong khu Thương Xá Tam Ða là tiệm Brodard độc đáo với món nem nướng chả ram Ninh Hòa chấm nước xốt màu vàng, sền sệt, đúng điệu cầu Hà Ra Nha Trang.
Chéo góc, phía đông bắc, là chợ Ðồng Hương, trong khu này có phở Bolsa 3, bánh mì Cali 3 và nhà hàng Như Ý. Bên cạnh khu chợ Ðồng Hương, vẫn trên đường Westminster, chạy dài về phía đông, bên trái là nhà hàng La Veranda với các thứ lẩu, cá nướng và xuất sắc trong món gỏi chân vịt, bò bảy món Ánh Hồng. Ðối diện Ánh Hồng có quán Thái Icon khang trang, tiệm Ngọc Sương lịch thiệp với cá hấp, cá nướng, quán Hỉ (nghe tên biệt ngay là Huệ), mì La Cay 2, tiếp theo là phở 54, cà phê Tao Nhân và quán nhậu Tự Do với lẩu dê mì vàng, dê xào lăn, dê khìa... lại dê, tha hồ mà bốc.
Ði tiếp về phía Euclid, đến gần ngã ba đường Taft, bên phải là quán Phương khá đặc biệt với món hủ tíu Mỹ Tho. Góc đường Euclid, bên trái có Royal Seafood và góc phải là khu chợ VanCo với bánh cuốn Hồng Mai, bánh cuốn ở đây tuy chỉ tàm tạm nhưng món bún xáo măng với dĩa gỏi vịt thì hết sẩy.
Linh Tinh, Lung Tung
Trên đường Euclid, những quán cà phê có vẻ thịnh hơn. Ðếm ra, cũng phải cả chục quán cà phê đèn mờ - mờ quá nên chả biết có nhiều bong bóng hay không? Lác đác trên Euclid có vài tiệm ăn được, như khu trung tâm báo chí giữa Harzard và Westminster có quán huế Ngự Bình, cơm Thái Phithaya, Liên Huế to go (cũng mang thành tích hẹn lèo hơi nặng) và phở Hòa An. Góc Euclid và Edinger là nhà hàng Emerald Bay, food to go Tân Hoàng Hương có món xôi cúc (bánh khúc) lúc còn ấm, nếp dẻo, ăn rất ngon - hơi yếu bụng thì đừng ăn nhiều, kẻo mà mấy cục xôi cúc này sẽ lèo nhèo cãi cọ với cái bao tử các bác cả ngày.
Không nằm trên những tuyến đường chính của khu Saigon nhỏ kể trên, còn một số tiệm ăn khác được nhiều người biết đến. Trên đường Warner, giữa Euclid và Brookhurst có cá 8 món Như Ý. Giữa Magnolia và Newland là Ðồ Sơn, nhà hàng đẹp nhưng phẩm chất thức ăn của Ðồ Sơn thì chắc chắn chả hơn... đồ nhà, chặt cũng đẹp, mà phần tiếp khách lại cần phải được học hỏi nhiều hơn. Trên đường McFadden, giữa Brookhurst và Ward có quán nhậu Bình Dân với tiết canh, lòng heo, dê tiềm thuốc bắc. Góc Ward và McFadden còn cơm tấm Trần Quý Cáp và phở 86.
Góc đông nam của Harbor và Trask có nhà hàng Thiên Ân với bò 7 món và cá nướng béo ngậy, giòn tan - mê nhất là đĩa rau tươi, xanh ngát, đầy ăm ắp, dưa leo bào mỏng ép bên những lát chuối chát vàng om, dĩa đồ chua cải trắng chen chung những sợi cà rốt đỏ hồng. Cũng trên Harbor, giữa Edinger và McFadden, còn tiệm Anh Thy với sì-tếch và cơm gà chiên. Góc đường Westminster và Beach có tiệm 1 đồng 99, các món ăn đều chỉ $1.99. Ngồi ăn ở đây, khi ra về thường sẽ được tặng theo chút mùi dầu mỡ cố hữu của nhà bếp, nhưng lâu lâu ghé mua về nhà ăn thì cũng đặng lắm lắm!
Còn nhiều và nhiều hơn nữa. Bạn phải đích thân kinh lý Little Saigon để thăm dân cho biết sự tình.Theo đà phát triển, tiệm ăn ồ ạt "tưng bừng khai trương" lẫn những "âm thầm đóng cửa". Mực viết chưa khô thì ngay gần nhà, giữa Lampson và Garden Grove, trên đường Brookhurst đã có thêm nhà hàng Cá Sấu, chuyển hướng từ một quán cà phê. Tiệm rộng rãi, có bàn đặt ngoài sân dưới những bóng cây trông khá mát mắt, nghe quảng cáo om sòm mà chưa có dịp thử qua. Nói chung, kỹ nghệ ăn nhậu của nam Cali đã tiến rất xa, cả phẩm lẫn lượng, nhờ mức cạnh tranh và nhờ những tâm hồn ăn uống tại đây càng ngày càng đòi hỏi những cái mới lạ với một trình độ ẩm thực cao hơn.
Ăn tiệm không bằng ăn nhà với những ân cần của chính bàn tay chị bếp (và đôi khi là... anh bếp). Tiệm cũng không thể so sánh với tài nấu nướng của các hạm trưởng OC. Như Nam Cali với phở nước sôi của chị V.A. Tuấn, dĩa bánh bèo của chị B.V. Cu-u-í, món xôi của chị N.C. Khai và nồi lẩu của chị L.S. Thắng...; Bắc Cali thì còn bò kho của chị L.M. Sang, cuốn chả giò của chị P.G. Tường, tô bún đậm đà của Lệ, cô em gái tôi và cũng là hạm trưởng của OC L. Hùng. Như Saigon nhỏ làm sao có thể thay thế được cái Saigon thân thương nằm mãi tận trong tim và những góc cùng kỷ niệm của chúng mình. Tuy nhiên, với những lúc rong chơi hay tạm gác tay cày tay súng, thì các tiệm ăn tại Little Saigon có lẽ cũng thừa khả năng để làm ấm lòng chiến sĩ và không để thất vọng cho khách phương xa.
Mèocali - Nhật Cường
Hè 2001