Nữ sinh Sài thành “biến tấu” đồng phục khoe cơ thể

Jolie

Member
[h=2]Dạo quanh các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP.HCM. PV không khỏi "xốn" mắt khi nhìn thấy các nữ sinh mặc váy ngắn cũn cỡn thả sức khoe đôi chân dài "miên man" hay những cặp đùi trắng nõn nà.[/h]"Cắt váy lên một gang tay... là vừa"

Theo quy định của bộ GD &ĐT về việc mặc đồng phục của học sinh, sinh viên thì đối với nữ sinh nếu sử dụng váy làm đồng phục thì chiều dài váy phải trùm qua đầu gối. Thế nhưng, chính các nữ sinh lại cố tình "lách luật" bằng cách tự chỉnh sửa đồng phục của chính mình.

Một nữ sinh trường đại học CN TP.HCM, thành thật tâm sự: "Đồng phục của khoa em phát là váy đen, cùng áo sơ mi trắng theo các size may sẵn. Nhưng ít khi đồng phục vừa với người, váy lại quá dài, mặc thấy hơi... "lúa", nên nhận về là phải đem đi sửa. Áo thì bóp eo, còn váy cắt lên khoảng một gang tay là vừa". Đồng phục váy của các nữ sinh này chỉ dài sát đầu gối, nếu cắt lên đến một gang tay thì quả là... các "đấng" nam sinh khó mà cầm lòng!

Không chịu "bó tay" trước chiếc áo sơ mi trắng, viền xanh quá "kín cổng cao tường", một số nữ sinh trường cao đẳng TC - HQ TP.HCM đã không tiếc tiền đi chọn vải và đặt may cho mình một chiếc áo khác. Mới thoáng nhìn sẽ thấy kiểu dáng giống y hệt đồng phục nhà trường đã quy định, nhưng thực ra chất liệu vải mỏng hơn rất nhiều và các đường chỉ cũng được bóp... quá tay, nên dù diện áo sơ mi tay dài với hàng cúc dày đặc, các nàng vẫn tha hồ "vô tình" hở chỗ này, lộ chỗ kia. Đó là chưa kể mốt khoe màu nội y "nổi bần bật" dưới nền áo trắng mỏng tang...

dongphuc.jpg

Các nữ sinh lại cố tình "lách luật" bằng cách tự chỉnh sửa đồng phục của
chính mình (Ảnh minh họa)

Không chịu thua kém đàn chị, các em nữ sinh trung học phổ thông lại "khoe hàng" theo kiểu khác. Với các trường quy định đồng phục nữ sinh là áo dài trắng thì cũng có vô vàn cách "biến tấu". Việc chọn vải mỏng tang đã là "chuyện thường ngày ở huyện", một số nữ sinh còn đặt may áo dài ôm quá sát, hoặc xẻ tà quá cao để mỗi khi vận động nhẹ là các khoảng da thịt cần che đậy sẽ được dịp phô diễn.

Ngoài ra, còn có trường hợp các nữ sinh sau khi tan học sẵn sàng cởi từ 1 - 2 cúc áo đồng phục và cứ ăn mặc như vậy để vô tư đùa giỡn hay thong thả trên đường, coi đó như một mốt thời thượng. Đến cả kiểu nút bấm đặc trưng của áo dài cũng được các nàng "biến tấu" hết sức độc đáo bằng cách tháo hết dãy nút hàng chéo, rồi dùng chiếc nút đầu tiên trên cổ áo, cài lệch qua một bên khéo léo khoe dây nội y hàng hiệu.

Nói như một nữ sinh trường H.B thì: "Mặc áo dài cả ngày nóng lắm, chật chội, siết cổ, khó thở gì đâu, cài lệch như vậy... cho mát!".

Thậm chí, một số nữ sinh còn không ngần ngại chụp ảnh gợi cảm bằng cách vén váy đồng phục "phơi đùi", hoặc cởi từ 1 đến 3 nút áo để khoe nội y và sau đó post hình lên mạng. Điều đáng nói là các nữ sinh này trưng nguyên phù hiệu trường, bảng tên như một cách khẳng định đẳng cấp "ăn chơi thứ thiệt" của mình.

Mầm mống của sự lệch chuẩn thẩm mỹ

Th.s chuyên ngành văn hóa học, nhà báo Cù Thị Thanh Huyền, giảng viên trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, bày tỏ sự lo ngại về sự lệch chuẩn thẩm mỹ trong một bộ phận giới trẻ có tri thức.

Th.s Thanh Huyền cho rằng: "Nếu đã ban hành đồng phục thì nhà trường cần phải có biện pháp giám sát. Đây là trách nhiệm chung của cả nhà trường và gia đình. Khi thấy biểu hiện vi phạm, nhà trường cần thiết phải làm việc trực tiếp với phụ huynh để cùng nhau giám sát và giáo dục hành vi của các em. Vai trò của phụ huynh học sinh là rất quan trọng. Phụ huynh không thể không biết con mình mặc cái gì và mặc như thế nào.

dongphuc1.jpg

Đủ kiểu lách luật để "ngắn, ngắn nữa... ngắn hơn nữa" (Ảnh minh họa)

Trong khuôn khổ nhà trường, các em còn có thể tuân theo các chuẩn mực, nội quy đã được đề ra nhưng nếu không được định hướng, giáo dục tốt sẽ dễ dẫn đến những hành vi như bước khỏi cổng trường đã vội cởi nút áo, hay những cách "biến tấu" đồng phục khác đã nêu trên".

Theo Th.s tâm lý Huỳnh Anh Bình, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Với lứa tuổi học sinh đang nằm trong thời kỳ dễ bị khủng hoảng tâm lý, dễ sống theo cảm xúc, sở thích chủ quan, luôn ở trong trạng thái muốn nổi loạn, muốn thể hiện. Có em thể hiện bằng cách cố gắng nỗ lực học tập, hoạt động đoàn thể nhưng một số em lại "bức bí" không tìm được hướng đi đúng đắn. Và trong môi trường sư phạm, với những bộ đồng phục ai cũng như ai thì muốn làm mình nổi bật cố nhiên các em sẽ tìm đến những cách "biến tấu" đồng phục.

Cố tình để hớ hênh hay "khoe hàng" là một trong những phương pháp lệch lạc mà các em đã học tập được từ chính những người của công chúng, từ chính những phương tiện truyền thông đang ngày ngày cập nhật những pha "lộ hàng" của anh người mẫu này, cô ca sĩ kia. Việc này có thể hiểu như hệ quả của sự a dua, hùa theo những "thần tượng" với cách ăn mặc phản cảm, thích "lộ hàng, khoe hàng".

Chất xúc tác khiến cho hiện tượng này lan rộng một phần cũng do các tờ báo mạng lá cải, chuyên đăng những hình ảnh "mát mẻ", những "sự cố lộ hàng" của các ngôi sao hòng câu khách hoặc những lý do đại loại thế.

Th.s Thanh Huyền nhận định: "Suy cho cùng, để các em có thể có định hướng đúng đắn về cách ăn mặc không phải chỉ một sớm, một chiều hay áp đặt những bài học giáo điều là được. Việc cần thiết bây giờ là phải định hướng bằng việc tạo nên những "thần tượng" có đạo đức và chuẩn mực về trang phục.

Khi truyền thông lên tiếng mạnh mẽ, gia đình nhà trường và xã hội sẽ cùng vào cuộc thì tự khắc những trào lưu lệch chuẩn đạo đức như kiểu "mặc đồng phục... phơi bày cơ thể" sẽ từ từ bị triệt tiêu và loại trừ".




 
Back
Top