T
T$
Guest
[h=1]Nước Anh nghe hổ Scotland gầm thét[/h]
Đảng Quốc gia Scotland thắng vang dội sau tổng tuyển cử 'Xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang dâng lên ở Scotland', cựu lãnh đạo đảng Lao động ở Scotland, ông Jim Murphy nói sau khi thất cử.
James Cook, phóng viên BBC Scotland nhận định về sự kiện gọi là 'bão tuyết Scotland' sau khi Đảng Quốc gia Scotland (SNP) chiếm gần hết 59 ghế nghị sỹ tại xứ này:
"Bà Nicola Sturgeon nói thủ tướng Anh sẽ không thể nào coi thường nguyện vọng dân chủ của người dân Scotland."
"Sáng này, xứ Anh (England), và Scotland tỉnh dậy như hai nước rất khác nhau về chính trị."
Trước đó, ông Alex Salmond, cựu lãnh tụ SNP, người vừa thắng cử vào nghị viện toàn quốc, đã nói, "Con hổ Scotland đang gầm thét".
Một số tờ báo nói với cả hai đảng Bảo thủ và Lao động thua đau ở Scotland, nay xứ này "gần như có chế độ độc đảng" với SNP làm chủ chính trường.
[h=2]Thực trạng mới[/h]Sau đêm kiểm phiếu, nước Anh nhận thấy một thực trạng chính trị mới.
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng David Cameron dự kiến sẽ giành được đa số đủ để lập tân chính phủ và ông Cameron sẽ đến Điện Buckingham buổi trưa trong ngày để gặp Nữ hoàng Elizabeth II đệ đơn về việc đó.
Theo hiến pháp, lãnh đạo đảng có đa số trong Hạ viện đề nghị với vị nguyên thủ quốc gia xin phép lập nội các và công tác này sẽ được tiến hành trong một số tuần.
Ông Cameron và vợ quay lại Phủ thủ tướng sáng 08/05 Dự kiến mọi hoạt động để bổ nhiệm chức vụ trong tân nội các phải hoàn tất cho tới ngày 27 tháng 5.
Chính phủ mới sẽ hoạch định ra các nét cơ bản cho chính sách cầm quyền một nhiệm kỳ Quốc hội của họ trong Diễn văn khai mạc Nghị viện của Nữ hoàng.
Nhưng dù các thủ tục lập một tân chính phủ Bảo thủ có diễn ra êm thắm, hai câu hỏi lớn gắn liền với ông Cameron từ nhiệm kỳ vừa qua và vẫn chưa buông tha ông: châu Âu và Scotland.
Ông Cameron từng hứa nếu thắng cử sẽ cho trưng cầu dân ý năm 2017 để dân Anh chọn có ở lại Liên hiệp châu Âu hay không.
Cũng trong nhiệm kỳ vừa qua của ông, Liên hiệp Vương quốc Anh suýt tan vỡ vì cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập ở Scotland.
Nay, có lo ngại rằng người Scotland đang mạnh lên và với 56 dân biểu ngay tại Điện Westminster, họ trở thành lực lượng không ai dám coi thường.
Nghị trình 'độc lập cho Scotland' sẽ được thúc đẩy công khai và ngấm ngầm ngay cả từ Glasgow, Edinburgh và London.
Trước mắt, bà Nicola Sturgeon, lãnh tụ SNP nói sẽ không nhắc lại câu hỏi về trưng cầu dân ý lần hai cho Scotland độc lập nữa.
Nhưng nhân vật cao cấp của Đảng Bảo thủ, ông George Osborne (hiện là Bộ trưởng Tài chính) đã gợi ý chính phủ trung ương sẽ chuyển thêm quyền cho Scotland.
Chiến lược xoa dịu tâm lý của dân Scotland để họ chịu ở lại trong Liên hiệp Vương quốc Anh có tác động gì hay không thì còn phải chờ xem.
Còn về châu Âu, các nhà quan sát, nhất là từ bên ngoài đang ngày càng lo ngại về xu hướng Anh Quốc tách rời ra khỏi EU.
Paul Hannon viết trên báo Mỹ sáng nay:
Khẩu hiệu tranh cử của UKIP nhắm vào công kích người nhập cư "Quay trở lại Phủ Thủ tướng ở số 10 phố Downing, ông Cameron phải đối mặt với cả một cuộc chiến mới nhằm lèo lái vấn đề quan hệ của Anh Quốc với châu Âu".
Ông Cameron hứa cho cử tri 'chọn lựa về châu Âu' chỉ vì các sức ép từ phe hữu.
Đảng thiên hữu UKIP (Anh Quốc Độc lập) hiện chỉ có một ghế dân biểu quốc gia và lãnh tụ đảng này, ông Nigel Farage đã không trúng cử dân biểu, nhưng họ đã thu hút 12% tổng số phiếu cử tri (4 triệu phiếu) và về nhì trong 90 địa hạt bầu cử.
Cùng lúc, hai đảng Lao động và Tự do Dân chủ đều thua cho thấy xu hướng thiên tả hoặc trung tả bị mất ủng hộ trong khi tâm lý ngả về phía hữu là có thật.
Trong những tháng tới, dư luận chờ xem tân chính phủ Bảo thủ sẽ xử lý ra sao các vấn đề dân tộc nội bộ và quốc tế phức tạp vừa hình thành chỉ sau một đêm bỏ phiếu.
Theo BBC Vietnamese
- 8 tháng 5 2015
James Cook, phóng viên BBC Scotland nhận định về sự kiện gọi là 'bão tuyết Scotland' sau khi Đảng Quốc gia Scotland (SNP) chiếm gần hết 59 ghế nghị sỹ tại xứ này:
"Bà Nicola Sturgeon nói thủ tướng Anh sẽ không thể nào coi thường nguyện vọng dân chủ của người dân Scotland."
"Sáng này, xứ Anh (England), và Scotland tỉnh dậy như hai nước rất khác nhau về chính trị."
Trước đó, ông Alex Salmond, cựu lãnh tụ SNP, người vừa thắng cử vào nghị viện toàn quốc, đã nói, "Con hổ Scotland đang gầm thét".
Một số tờ báo nói với cả hai đảng Bảo thủ và Lao động thua đau ở Scotland, nay xứ này "gần như có chế độ độc đảng" với SNP làm chủ chính trường.
[h=2]Thực trạng mới[/h]Sau đêm kiểm phiếu, nước Anh nhận thấy một thực trạng chính trị mới.
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng David Cameron dự kiến sẽ giành được đa số đủ để lập tân chính phủ và ông Cameron sẽ đến Điện Buckingham buổi trưa trong ngày để gặp Nữ hoàng Elizabeth II đệ đơn về việc đó.
Theo hiến pháp, lãnh đạo đảng có đa số trong Hạ viện đề nghị với vị nguyên thủ quốc gia xin phép lập nội các và công tác này sẽ được tiến hành trong một số tuần.
Chính phủ mới sẽ hoạch định ra các nét cơ bản cho chính sách cầm quyền một nhiệm kỳ Quốc hội của họ trong Diễn văn khai mạc Nghị viện của Nữ hoàng.
Nhưng dù các thủ tục lập một tân chính phủ Bảo thủ có diễn ra êm thắm, hai câu hỏi lớn gắn liền với ông Cameron từ nhiệm kỳ vừa qua và vẫn chưa buông tha ông: châu Âu và Scotland.
Ông Cameron từng hứa nếu thắng cử sẽ cho trưng cầu dân ý năm 2017 để dân Anh chọn có ở lại Liên hiệp châu Âu hay không.
Cũng trong nhiệm kỳ vừa qua của ông, Liên hiệp Vương quốc Anh suýt tan vỡ vì cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập ở Scotland.
Nay, có lo ngại rằng người Scotland đang mạnh lên và với 56 dân biểu ngay tại Điện Westminster, họ trở thành lực lượng không ai dám coi thường.
Nghị trình 'độc lập cho Scotland' sẽ được thúc đẩy công khai và ngấm ngầm ngay cả từ Glasgow, Edinburgh và London.
Trước mắt, bà Nicola Sturgeon, lãnh tụ SNP nói sẽ không nhắc lại câu hỏi về trưng cầu dân ý lần hai cho Scotland độc lập nữa.
Nhưng nhân vật cao cấp của Đảng Bảo thủ, ông George Osborne (hiện là Bộ trưởng Tài chính) đã gợi ý chính phủ trung ương sẽ chuyển thêm quyền cho Scotland.
Chiến lược xoa dịu tâm lý của dân Scotland để họ chịu ở lại trong Liên hiệp Vương quốc Anh có tác động gì hay không thì còn phải chờ xem.
Còn về châu Âu, các nhà quan sát, nhất là từ bên ngoài đang ngày càng lo ngại về xu hướng Anh Quốc tách rời ra khỏi EU.
Paul Hannon viết trên báo Mỹ sáng nay:
Ông Cameron hứa cho cử tri 'chọn lựa về châu Âu' chỉ vì các sức ép từ phe hữu.
Đảng thiên hữu UKIP (Anh Quốc Độc lập) hiện chỉ có một ghế dân biểu quốc gia và lãnh tụ đảng này, ông Nigel Farage đã không trúng cử dân biểu, nhưng họ đã thu hút 12% tổng số phiếu cử tri (4 triệu phiếu) và về nhì trong 90 địa hạt bầu cử.
Cùng lúc, hai đảng Lao động và Tự do Dân chủ đều thua cho thấy xu hướng thiên tả hoặc trung tả bị mất ủng hộ trong khi tâm lý ngả về phía hữu là có thật.
Trong những tháng tới, dư luận chờ xem tân chính phủ Bảo thủ sẽ xử lý ra sao các vấn đề dân tộc nội bộ và quốc tế phức tạp vừa hình thành chỉ sau một đêm bỏ phiếu.
Theo BBC Vietnamese