[h=2]Theo chân những dân chơi về các loài chim, chúng tôi được tận mắt chứng kiến cảnh hằng trăm chú chim vành khuyên nhỏ nhắn, được treo trong những chiếc lồng xinh đẹp, đang thi nhau hót tại một hội quán chim trong khuôn viên sân vận động Thống Nhất, trên đường Đào Duy Từ (quận 10, TP.HCM). Tại đây trong không khí vui nhộn của tiếng chim, những chủ nhân của nó ngồi nhâm nhi cà phê, đàm đạo về tài năng cũng như vẻ đẹp riêng của mỗi chú chim mà họ mang tới.[/h]
Bỏ ra hằng trăm triệu để thỏa chí đam mê
Họ cho rằng chọn chim vành khuyên để làm thú cưng vì nó vừa xinh xắn, lại có tiếng hót líu lo cả ngày và nhất là chăm sóc dễ, vận chuyển thuận lợi bên đường phố Sài thành đông đúc. Tuy nhỏ nhưng nó thường mang lại may mắn cho chủ nhân của nó. Có nhiều loại chim vành khuyên với những mức giá khác nhau, những con vừa mới được chủ nhân trình làng có giá từ 1 triệu đến 5 triệu đồng, những con có thương hiệu, hót hay, đẹp có giá lên đến hàng chục triệu đồng...
Đưa chim vành khuyên đi luyện giọng trước khi thi. (Ảnh Ái Minh)
Anh Nguyễn Thanh Nam (45 tuổi ngụ quận 6) cho biết: "Ở đất Sài Gòn này thì đây là nơi hội tụ nhiều anh em chơi chim vành khuyên nhất. Vì nó đã xuất hiện hơn vài chục năm nay, dân chơi tự tìm về để đưa chim đến luyện giọng. Thông thường chúng tôi nuôi một lúc hàng chục chú vành khuyên. Để có thể thi thố với chim của thiên hạ, chúng tôi chăm sóc thú cưng của mình rất cẩn thận, từ cách chọn lồng đẹp đến cách cho ăn, uống... và nhất là chăm chỉ đưa chúng đi luyện giọng mỗi ngày. Trong số hàng chục chú chim mà chủ nhân của nó nuôi, người ta sẽ theo dõi và chọn ra một con có thế mạnh về mọi mặt như sức khỏe, mức độ hót, hình dáng... và cuối cùng là đầu tư thời gian vào con chim đã chọn để đưa đi tập luyện để thi".
Theo anh Nam, sở dĩ dân chơi thường nuôi cùng một lúc nhiều chú chim khác nhau vì để chúng thi nhau hót. Nhưng để chúng hót hay cần phải cho ra ngoài "giao tiếp" cùng bạn bè trang lứa thì mỗi ngày âm thanh của nó mới trong trẻo hơn, mức độ hót cũng nhiều hơn. Mỗi cuộc thi đều có ban tổ chức chấm điểm theo tiêu chí khác nhau, trước hết là âm thanh của nó phải hay, mức độ luyến láy của nó có thể làm mê hồn người, và thời gian hót phải dài nhất, thường từ 2 - 2,5 giờ... Đây là lý do vì sao mà nhiều người ở xa hàng chục km cũng tìm mọi cách đưa thú cưng đi luyện giọng.
Sau vài tháng thậm chí cả nửa năm mới có đợt thi chim hót, nhưng anh Lê Tùng (54 tuổi, nhà quận Bình Thạnh) là một người từng kinh doanh bất động sản, có thú chơi chim từ thời còn trẻ, chưa hề bỏ sót ngày nào tập dượt cho chim. Anh Tùng chia sẻ: "Chúng tôi đến chơi là chủ yếu, và nhiều người cũng xem đây là điểm đến để nói chuyện làm ăn, bàn bạc với nhau qua những cuộc trò chuyện bên âm thanh chim hót mới vui. Luyện giọng cho chim cũng là một mục đích quan trọng nhưng cái việc không kém phần quan trọng là chúng tôi học hỏi lẫn nhau về mọi chuyện trong cuộc sống".
Anh Tùng chia sẻ thêm: "Nhiều bạn bè của tôi cho rằng họ nuôi chim cũng phải chọn lựa rất kỹ lưỡng vì liên quan đến chuyện làm ăn. Có người nuôi chim với mong muốn làm ăn không ngừng phát triển. Họ từng bỏ ra nhiều tiền để mua chim vành khuyên. Có người bỏ hàng chục ngàn đô la để mua chim vành khuyên hiếm (chim biến đổi gen, có màu sắc đẹp, lạ), loại này rất hiếm gặp. Có người qua nước ngoài tìm mua lồng chim của nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc với giá 700 triệu đồng chỉ để lấy hên làm ăn. Có người lại thích chọn mua lồng chim của nghệ nhân trong nước với giá vài chục triệu đồng có khắc chữ Phúc, Lộc, Thọ bên ngoài để mong ước điều tốt đẹp...".
Những tiếng hót làm đẹp cho đời
Ngoài mục đích "chơi là chính", âm thanh của những chú chim còn được xem là tiêu chí để làm những việc có ích khác. Đó chính là từ kết quả những cuộc thi chim hót, họ sẽ chọn con nào đoạt giải hót hay nhất đưa ra bán đấu giá. Số tiền đó sẽ dành cho mục đích ủng hộ đồng bào nghèo, khó khăn, vùng sâu vùng xa. Theo anh Trần Đông, Chủ nhiệm câu lạc bộ chim cảnh Phương Đông (thuộc Hội chim cảnh TP.HCM) cho biết, hầu hết dân chơi tìm đến với những loài chim là chỉ để thỏa chí đam mê, họ có thú vui riêng với chim muông cây cỏ, họ thích tìm niềm vui riêng cho mình bằng cách tự chăm sóc những chú chim mà họ mê.
Anh Đông kể rằng, tại câu lạc bộ chim cảnh của anh, những dân chơi đều thuộc hàng đại gia có nhiều tiền, nên mới có điều kiện chơi loài chim chào mào đắt tiền. Thông thường mỗi con chim chào mào được bán với giá 30 - 40 triệu đồng, thậm chí có con lên đến 80 triệu đồng, tùy mức độ hót và vẻ đẹp của nó. Càng muốn chim của mình lên giá, các chủ nhân của nó phải chăm sóc chu đáo, và chăm chỉ đưa chúng đi tập dượt với các chú chim khác.
Tại câu lạc bộ chim chào mào của anh Đông, sau mỗi cuộc thi, các thành viên sẽ đấu giá cho những chú chim đoạt giải nhất. Mỗi cuộc đấu giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Anh Đông nói: "Mặc dù là người chơi chim cảnh hơn hai mươi năm nay, nhưng ý tưởng đấu giá làm từ thiện sau mỗi cuộc thi chim hót thì mới xuất hiện gần đây. Chúng tôi trước đây tự mang chim đi, thi chỉ để khẳng định giá trị con chim của mình chứ không hề có chuyện tính toán đấu giá. Nhưng vì cuộc sống của các thành viên đã được cải thiện nhiều, nhiều anh em đã thành tỷ phú, nên họ muốn chung tay vì cộng đồng giúp đỡ những mảnh đời còn nhiều bất hạnh. Chúng tôi sắp tới sẽ tổ chức thi chim hót dành cho những chú chim chào mào trên khắp TP.HCM, chúng tôi sẽ gửi thư mời đến những chủ nhân của nó và kêu gọi họ tham dự cuộc thi. Kết thúc cuộc thi, sẽ có một cuộc quyên góp, tài trợ cho đồng bào lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua".
Anh Võ Văn Hải, một tay chơi chim chào mào lâu năm tại câu lạc bộ Phương Đông chia sẻ bí quyết để có chú chim đoạt giải: "Những người may mắn sẽ mua được chú chim hót hay. Theo kinh nghiệm những chú chim đoạt giải thường phải đảm bảo được bốn yếu tố như: Dáng, bộ, thanh và sắc. Trong đó, dáng phải đầu hình xà, mỏ thắt, như mỏ con chim diều hâu, mình dài, lông đuôi phải mượt mà, đẹp không xù. Bộ là yếu tố quan trọng quyết định con chim chào mào có tài hay không, phải có dáng đứng hình chuối già... Thanh tức là âm thanh khỏe khoắn, mức độ luyến láy của con chim. Và cuối cùng là sắc tức là màu sắc lông phải mượt mà, đẹp, lông không bị xù phải ôm sát mình khi đứng".
Theo anh Hải, để chọn được chú chim như vậy thật không dễ dàng chút nào với dân chơi. Bởi những yếu tố đó phụ thuộc vào bản năng vốn có của mỗi chú chim. Để thành tài mỗi chú chim chỉ phụ thuộc vào 30% công người nuôi, còn 70% là tự nó có sẵn. Sau mỗi lần giật giải thưởng, những chú chim sẽ tự nhiên tăng giá trị bản thân của nó lên hàng chục lần và đó là niềm tự hào của chủ nhân con chim này. Đó cũng là lý do nhiều người thích nuôi chim chào mào để mong gặp may mắn tự nhiên".
Ái Minh
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Bỏ ra hằng trăm triệu để thỏa chí đam mê
Họ cho rằng chọn chim vành khuyên để làm thú cưng vì nó vừa xinh xắn, lại có tiếng hót líu lo cả ngày và nhất là chăm sóc dễ, vận chuyển thuận lợi bên đường phố Sài thành đông đúc. Tuy nhỏ nhưng nó thường mang lại may mắn cho chủ nhân của nó. Có nhiều loại chim vành khuyên với những mức giá khác nhau, những con vừa mới được chủ nhân trình làng có giá từ 1 triệu đến 5 triệu đồng, những con có thương hiệu, hót hay, đẹp có giá lên đến hàng chục triệu đồng...
Đưa chim vành khuyên đi luyện giọng trước khi thi. (Ảnh Ái Minh)
Hào hứng hơn khi được đưa thú cưng làm từ thiệnAnh Trần Đông, Chủ nhiệm câu lạc bộ chim cảnh Phương Đông (thuộc Hội chim cảnh TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi lần đến cuộc thi chim hót, nói chuyện đấu giá từ thiện, các thành viên rất vui. Thông thường mỗi cuộc thi sẽ thu hút khoảng 500 chú chim chào mào của mỗi chủ nhân khác nhau. Sau khi có kết quả rõ ràng, những chú chim này sẽ được xem là thần tượng của những tay chơi. Và tất nhiên những chú chim tài năng này cũng góp phần quan trọng trong việc giúp người nghèo". |
Theo anh Nam, sở dĩ dân chơi thường nuôi cùng một lúc nhiều chú chim khác nhau vì để chúng thi nhau hót. Nhưng để chúng hót hay cần phải cho ra ngoài "giao tiếp" cùng bạn bè trang lứa thì mỗi ngày âm thanh của nó mới trong trẻo hơn, mức độ hót cũng nhiều hơn. Mỗi cuộc thi đều có ban tổ chức chấm điểm theo tiêu chí khác nhau, trước hết là âm thanh của nó phải hay, mức độ luyến láy của nó có thể làm mê hồn người, và thời gian hót phải dài nhất, thường từ 2 - 2,5 giờ... Đây là lý do vì sao mà nhiều người ở xa hàng chục km cũng tìm mọi cách đưa thú cưng đi luyện giọng.
Sau vài tháng thậm chí cả nửa năm mới có đợt thi chim hót, nhưng anh Lê Tùng (54 tuổi, nhà quận Bình Thạnh) là một người từng kinh doanh bất động sản, có thú chơi chim từ thời còn trẻ, chưa hề bỏ sót ngày nào tập dượt cho chim. Anh Tùng chia sẻ: "Chúng tôi đến chơi là chủ yếu, và nhiều người cũng xem đây là điểm đến để nói chuyện làm ăn, bàn bạc với nhau qua những cuộc trò chuyện bên âm thanh chim hót mới vui. Luyện giọng cho chim cũng là một mục đích quan trọng nhưng cái việc không kém phần quan trọng là chúng tôi học hỏi lẫn nhau về mọi chuyện trong cuộc sống".
Anh Tùng chia sẻ thêm: "Nhiều bạn bè của tôi cho rằng họ nuôi chim cũng phải chọn lựa rất kỹ lưỡng vì liên quan đến chuyện làm ăn. Có người nuôi chim với mong muốn làm ăn không ngừng phát triển. Họ từng bỏ ra nhiều tiền để mua chim vành khuyên. Có người bỏ hàng chục ngàn đô la để mua chim vành khuyên hiếm (chim biến đổi gen, có màu sắc đẹp, lạ), loại này rất hiếm gặp. Có người qua nước ngoài tìm mua lồng chim của nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc với giá 700 triệu đồng chỉ để lấy hên làm ăn. Có người lại thích chọn mua lồng chim của nghệ nhân trong nước với giá vài chục triệu đồng có khắc chữ Phúc, Lộc, Thọ bên ngoài để mong ước điều tốt đẹp...".
Những tiếng hót làm đẹp cho đời
Ngoài mục đích "chơi là chính", âm thanh của những chú chim còn được xem là tiêu chí để làm những việc có ích khác. Đó chính là từ kết quả những cuộc thi chim hót, họ sẽ chọn con nào đoạt giải hót hay nhất đưa ra bán đấu giá. Số tiền đó sẽ dành cho mục đích ủng hộ đồng bào nghèo, khó khăn, vùng sâu vùng xa. Theo anh Trần Đông, Chủ nhiệm câu lạc bộ chim cảnh Phương Đông (thuộc Hội chim cảnh TP.HCM) cho biết, hầu hết dân chơi tìm đến với những loài chim là chỉ để thỏa chí đam mê, họ có thú vui riêng với chim muông cây cỏ, họ thích tìm niềm vui riêng cho mình bằng cách tự chăm sóc những chú chim mà họ mê.
Anh Đông kể rằng, tại câu lạc bộ chim cảnh của anh, những dân chơi đều thuộc hàng đại gia có nhiều tiền, nên mới có điều kiện chơi loài chim chào mào đắt tiền. Thông thường mỗi con chim chào mào được bán với giá 30 - 40 triệu đồng, thậm chí có con lên đến 80 triệu đồng, tùy mức độ hót và vẻ đẹp của nó. Càng muốn chim của mình lên giá, các chủ nhân của nó phải chăm sóc chu đáo, và chăm chỉ đưa chúng đi tập dượt với các chú chim khác.
Tại câu lạc bộ chim chào mào của anh Đông, sau mỗi cuộc thi, các thành viên sẽ đấu giá cho những chú chim đoạt giải nhất. Mỗi cuộc đấu giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Anh Đông nói: "Mặc dù là người chơi chim cảnh hơn hai mươi năm nay, nhưng ý tưởng đấu giá làm từ thiện sau mỗi cuộc thi chim hót thì mới xuất hiện gần đây. Chúng tôi trước đây tự mang chim đi, thi chỉ để khẳng định giá trị con chim của mình chứ không hề có chuyện tính toán đấu giá. Nhưng vì cuộc sống của các thành viên đã được cải thiện nhiều, nhiều anh em đã thành tỷ phú, nên họ muốn chung tay vì cộng đồng giúp đỡ những mảnh đời còn nhiều bất hạnh. Chúng tôi sắp tới sẽ tổ chức thi chim hót dành cho những chú chim chào mào trên khắp TP.HCM, chúng tôi sẽ gửi thư mời đến những chủ nhân của nó và kêu gọi họ tham dự cuộc thi. Kết thúc cuộc thi, sẽ có một cuộc quyên góp, tài trợ cho đồng bào lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua".
Anh Võ Văn Hải, một tay chơi chim chào mào lâu năm tại câu lạc bộ Phương Đông chia sẻ bí quyết để có chú chim đoạt giải: "Những người may mắn sẽ mua được chú chim hót hay. Theo kinh nghiệm những chú chim đoạt giải thường phải đảm bảo được bốn yếu tố như: Dáng, bộ, thanh và sắc. Trong đó, dáng phải đầu hình xà, mỏ thắt, như mỏ con chim diều hâu, mình dài, lông đuôi phải mượt mà, đẹp không xù. Bộ là yếu tố quan trọng quyết định con chim chào mào có tài hay không, phải có dáng đứng hình chuối già... Thanh tức là âm thanh khỏe khoắn, mức độ luyến láy của con chim. Và cuối cùng là sắc tức là màu sắc lông phải mượt mà, đẹp, lông không bị xù phải ôm sát mình khi đứng".
Theo anh Hải, để chọn được chú chim như vậy thật không dễ dàng chút nào với dân chơi. Bởi những yếu tố đó phụ thuộc vào bản năng vốn có của mỗi chú chim. Để thành tài mỗi chú chim chỉ phụ thuộc vào 30% công người nuôi, còn 70% là tự nó có sẵn. Sau mỗi lần giật giải thưởng, những chú chim sẽ tự nhiên tăng giá trị bản thân của nó lên hàng chục lần và đó là niềm tự hào của chủ nhân con chim này. Đó cũng là lý do nhiều người thích nuôi chim chào mào để mong gặp may mắn tự nhiên".
Ái Minh
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn