T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 7:19 PM | 26/03/2011 )Lãnh đạo các lực lượng nổi dậy ở Libya đã được các nước phương Tây mời đến một hội nghị ở London, Anh “để tăng cường sự ủng hộ của liên quân cho chiến dịch quân sự của họ”, theo báo Mỹ Los Angeles Times.
Quân nổi dậy Lybia – Ảnh: Nationalpost
Gene A. Cretz, đại sứ Mỹ ở Libya, nói với các phóng viên tại trụ sở Bộ Ngoại giao rằng tổ chức Hội đồng chuyển đổi quốc gia, thành tố chính trị của lực lượng nổi dậy, còn thiếu kinh nghiệm và mới được tổ chức nhưng “họ đang đi rất đúng hướng”.
Ông Cretz rời Libya ngày 23-2 và cho biết Chính phủ Mỹ hiện vẫn cân nhắc việc làm như Pháp, thừa nhận tổ chức này là đại diện chính quyền Libya. “Không gì là không thể”, Cretz nói.
Tuy nhiên, Los Angeles Times bình luận các quan chức Mỹ sẽ thận trọng vì những kinh nghiệm của họ ở Iraq năm 2003 khi nhiều nhóm chính trị đề xuất các nhà lãnh đạo, nhưng rất ít người nhận được sự ủng hộ chính trị thật sự.
Ngoài ra, Tổng thống Barack Obama dự kiến có bài phát biểu quan trọng vào tối 28-3 tại Đại học Quốc phòng quốc gia ở Washington để “đưa ra lời giải thích rõ ràng” về quyết định tham chiến ở Libya, theo lời thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney.
Trước đó, ông Obama đã có buổi giải trình ngắn trong cuộc họp trực tuyến với những người đứng đầu phía lập pháp để giải tỏa bớt thắc mắc của họ về việc can thiệp vào Libya, mà đến giờ Nhà Trắng vẫn nói không phải là một cuộc chiến tranh.
Trên chiến trường, một tuần sau các đợt không kích, phó đô đốc William E. Gortney, chánh văn phòng tham mưu liên quân tại Lầu Năm Góc, thừa nhận chiến dịch chưa tạo ra “sự thay đổi về thái độ” của lực lượng chính phủ Libya, rằng lực lượng này đã hứng chịu tổn thất nhưng vẫn là một “mối đe dọa trên chiến trường”.
Tính đến nay đã có tổng cộng 232 đợt không kích do không quân Mỹ và 244 đợt nữa do các nước khác tiến hành ở Libya, theo lời ông Gortney.
Liên quân đã đạt được thỏa thuận về việc trao cho NATO vai trò chỉ huy chiến dịch áp đặt vùng cấm bay, dưới quyền chuẩn tướng người Canada Charles Bouchard cũng như triển khai tuần tra và phong tỏa vùng biển ngoài khơi Libya.
Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của chiến dịch, tấn công các lực lượng mặt đất của quân đội quốc gia Libya, vẫn chưa có người chỉ huy chính thức.
Trong một diễn biến khác, Washington Post ngày 26-3 cho biết Mỹ và các đồng minh đang xem xét tìm cách cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy ở Libya khi các chiến dịch không kích không thể giúp lực lượng nổi dậy giải vây ở các đô thị lớn tại miền đông nước này.
Washington Post nói Pháp tỏ ra tích cực trong ý định huấn luyện và trang bị cho lực lượng nổi dậy và chính quyền của ông Obama giải thích nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc cho phép can thiệp vào Libya là “một cách mềm dẻo”, tức cho phép những biện pháp nói trên, “nếu chúng tôi thấy cần phải làm như thế”, Carney nói.
(theo tuoitre)
Quân nổi dậy Lybia – Ảnh: Nationalpost
Gene A. Cretz, đại sứ Mỹ ở Libya, nói với các phóng viên tại trụ sở Bộ Ngoại giao rằng tổ chức Hội đồng chuyển đổi quốc gia, thành tố chính trị của lực lượng nổi dậy, còn thiếu kinh nghiệm và mới được tổ chức nhưng “họ đang đi rất đúng hướng”.
Ông Cretz rời Libya ngày 23-2 và cho biết Chính phủ Mỹ hiện vẫn cân nhắc việc làm như Pháp, thừa nhận tổ chức này là đại diện chính quyền Libya. “Không gì là không thể”, Cretz nói.
Tuy nhiên, Los Angeles Times bình luận các quan chức Mỹ sẽ thận trọng vì những kinh nghiệm của họ ở Iraq năm 2003 khi nhiều nhóm chính trị đề xuất các nhà lãnh đạo, nhưng rất ít người nhận được sự ủng hộ chính trị thật sự.
Ngoài ra, Tổng thống Barack Obama dự kiến có bài phát biểu quan trọng vào tối 28-3 tại Đại học Quốc phòng quốc gia ở Washington để “đưa ra lời giải thích rõ ràng” về quyết định tham chiến ở Libya, theo lời thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney.
Trước đó, ông Obama đã có buổi giải trình ngắn trong cuộc họp trực tuyến với những người đứng đầu phía lập pháp để giải tỏa bớt thắc mắc của họ về việc can thiệp vào Libya, mà đến giờ Nhà Trắng vẫn nói không phải là một cuộc chiến tranh.
Trên chiến trường, một tuần sau các đợt không kích, phó đô đốc William E. Gortney, chánh văn phòng tham mưu liên quân tại Lầu Năm Góc, thừa nhận chiến dịch chưa tạo ra “sự thay đổi về thái độ” của lực lượng chính phủ Libya, rằng lực lượng này đã hứng chịu tổn thất nhưng vẫn là một “mối đe dọa trên chiến trường”.
Tính đến nay đã có tổng cộng 232 đợt không kích do không quân Mỹ và 244 đợt nữa do các nước khác tiến hành ở Libya, theo lời ông Gortney.
Liên quân đã đạt được thỏa thuận về việc trao cho NATO vai trò chỉ huy chiến dịch áp đặt vùng cấm bay, dưới quyền chuẩn tướng người Canada Charles Bouchard cũng như triển khai tuần tra và phong tỏa vùng biển ngoài khơi Libya.
Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của chiến dịch, tấn công các lực lượng mặt đất của quân đội quốc gia Libya, vẫn chưa có người chỉ huy chính thức.
Trong một diễn biến khác, Washington Post ngày 26-3 cho biết Mỹ và các đồng minh đang xem xét tìm cách cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy ở Libya khi các chiến dịch không kích không thể giúp lực lượng nổi dậy giải vây ở các đô thị lớn tại miền đông nước này.
Washington Post nói Pháp tỏ ra tích cực trong ý định huấn luyện và trang bị cho lực lượng nổi dậy và chính quyền của ông Obama giải thích nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc cho phép can thiệp vào Libya là “một cách mềm dẻo”, tức cho phép những biện pháp nói trên, “nếu chúng tôi thấy cần phải làm như thế”, Carney nói.
(theo tuoitre)