T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 10:23 AM | 21/03/2011 ) Washington tuyên bố họ muốn trao quyền chỉ huy các chiến dịch quân sự chống quân đội chính phủ Libya cho liên minh Anh-Pháp hoặc NATO trong vài ngày tới.
Một chiến binh nổi dậy tuần tra tại thành phố Benghazi hôm 20/3. Ảnh: AP.
Lầu Năm Góc khẳng định hệ thống phòng không của Libya đã bị phá hủy. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates, nói rằng Mỹ vẫn tiếp tục tham gia các chiến dịch chống lực lượng của đại tá Moammar Gadhafi, song sẽ không đảm nhiệm vai trò dẫn dắt.
Ông Gates thừa nhận rằng nếu Libya bị tách thành hai phần thì bất ổn có thể phát sinh.
Trong một tuyên bố từ Lầu Năm Góc hôm qua, phó đô đốc Mỹ William Gortney, người đứng đầu Bộ tham mưu liên quân Mỹ, thông báo những cuộc tấn công của liên quân “được đánh giá là rất hiệu quả” và liên quân không phát hiện bất kỳ hoạt động hàng không nào của Libya sau các vụ không kích.
“Benghazi chưa an toàn trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ Libya song rõ ràng mức độ đe dọa đối với thành phố này đã giảm so với hôm trước”, Gortney nhận xét. Benghaxi là thành phố lớn thứ hai của Libya, thành trì của phe nổi dậy. Thành phố này từng bị quân đội chính phủ Libya uy hiếp hôm 19/3, ngay trước khi liên quân Anh, Pháp, Mỹ mở màn chiến dịch tấn công.
Trong khi đó, các nước tiếp tục gửi quân và vũ khí để tham gia nỗ lực lập vùng cấm bay tại Libya. Anh và Pháp cho biết, Qatar sẽ gửi 4 phi cơ chiến đấu. Hành động này biến Qatar trở thành nước đầu tiên trong thế giới Ảrập tham gia trực tiếp các chiến dịch chống chế độ Gadhafi.
Phó đô đốc Gortley nói nhiều quốc gia Ảrập khác cũng đang chuẩn bị tham gia các chiến dịch. Tàu sân bay Charles de Gaulle đã rời cảng Toulon để tới Libya, còn Đan Mạch và Na Uy đều điều động 6 phi cơ. Tây Ban Nha phái ít nhất ba phi cơ và một máy bay tiếp nhiên liệu. Các phản lực cơ chiến đấu của Italy cũng sẵn sàng cất cánh.
Tổng thư ký Liên đoàn Ảrập, ông Amr Moussa, chỉ trích cách thức tấn công của phương Tây vì gây thương vong cho dân thường. “Những diễn biến tại Libya khác hẳn mục đích của việc áp đặt vùng cấm bay. Điều chúng tôi muốn là sự bảo vệ người dân, chứ không phải gây thương vong cho họ”, BBC dẫn lời ông Moussa.
Liên đoàn Ảrập từng ủng hộ việc lập vùng cấm bay trên không phận Libya để “ngăn cản máy bay của chính phủ tấn công dân thường”. Sự ủng hộ của Liên đoàn Ảrập là nhân tố quan trọng khi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya.
(theo vnexpress)
Một chiến binh nổi dậy tuần tra tại thành phố Benghazi hôm 20/3. Ảnh: AP.
Lầu Năm Góc khẳng định hệ thống phòng không của Libya đã bị phá hủy. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates, nói rằng Mỹ vẫn tiếp tục tham gia các chiến dịch chống lực lượng của đại tá Moammar Gadhafi, song sẽ không đảm nhiệm vai trò dẫn dắt.
Ông Gates thừa nhận rằng nếu Libya bị tách thành hai phần thì bất ổn có thể phát sinh.
Trong một tuyên bố từ Lầu Năm Góc hôm qua, phó đô đốc Mỹ William Gortney, người đứng đầu Bộ tham mưu liên quân Mỹ, thông báo những cuộc tấn công của liên quân “được đánh giá là rất hiệu quả” và liên quân không phát hiện bất kỳ hoạt động hàng không nào của Libya sau các vụ không kích.
“Benghazi chưa an toàn trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ Libya song rõ ràng mức độ đe dọa đối với thành phố này đã giảm so với hôm trước”, Gortney nhận xét. Benghaxi là thành phố lớn thứ hai của Libya, thành trì của phe nổi dậy. Thành phố này từng bị quân đội chính phủ Libya uy hiếp hôm 19/3, ngay trước khi liên quân Anh, Pháp, Mỹ mở màn chiến dịch tấn công.
Trong khi đó, các nước tiếp tục gửi quân và vũ khí để tham gia nỗ lực lập vùng cấm bay tại Libya. Anh và Pháp cho biết, Qatar sẽ gửi 4 phi cơ chiến đấu. Hành động này biến Qatar trở thành nước đầu tiên trong thế giới Ảrập tham gia trực tiếp các chiến dịch chống chế độ Gadhafi.
Phó đô đốc Gortley nói nhiều quốc gia Ảrập khác cũng đang chuẩn bị tham gia các chiến dịch. Tàu sân bay Charles de Gaulle đã rời cảng Toulon để tới Libya, còn Đan Mạch và Na Uy đều điều động 6 phi cơ. Tây Ban Nha phái ít nhất ba phi cơ và một máy bay tiếp nhiên liệu. Các phản lực cơ chiến đấu của Italy cũng sẵn sàng cất cánh.
Tổng thư ký Liên đoàn Ảrập, ông Amr Moussa, chỉ trích cách thức tấn công của phương Tây vì gây thương vong cho dân thường. “Những diễn biến tại Libya khác hẳn mục đích của việc áp đặt vùng cấm bay. Điều chúng tôi muốn là sự bảo vệ người dân, chứ không phải gây thương vong cho họ”, BBC dẫn lời ông Moussa.
Liên đoàn Ảrập từng ủng hộ việc lập vùng cấm bay trên không phận Libya để “ngăn cản máy bay của chính phủ tấn công dân thường”. Sự ủng hộ của Liên đoàn Ảrập là nhân tố quan trọng khi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya.
(theo vnexpress)