Bài và hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt
LONG AN (NV) - Từ thị trấn Củ Chi, chúng tôi đi vào tỉnh lộ 8, con đường này ngày nay đã thông thoáng, nhưng cảm giác đi vào vùng đất dữ của một thời chiến tranh ác liệt vẫn cứ chập chờn.
Tôi hỏi người bạn cùng đi, “Ông ơi, sao ở đây có nhiều quán hàng mang tên cơm trâu là nghĩa làm sao?”
Người bạn nói. “Khi nào đói bụng, tôi kéo ông tấp vô làm vài món thịt trâu cho biết cơm trâu ra làm sao.” Thật không đếm hết số quán cơm trâu cùng những quán nhậu bò tơ trên con đường này, và tất nhiên nếu Ðức Hòa, Hậu Nghĩa, Củ Chi, Trảng Bàng... biến thành một lò sát sanh nghé tơ, bò tơ khổng lồ phục vụ cho dân Sài Gòn thì cũng là điều dễ hiểu.
Chúng tôi đi về hướng Tây Bắc Sài Gòn là để tới vùng bưng có chợ Rạch Gốc, thị trấn Ðông Thành, huyện Ðức Huệ, Long An.
Món mắm cá lia thia
Giữa trưa chúng tôi đến nhà một người quen. Nhà chị Thắm vốn nổi tiếng khắp vùng vì món mắm cá cá lia thia. Dù là người miền Nam nhưng thật tình chưa bao giờ nghĩ rằng có món mắm được làm bằng cá ròng ròng và cá lia thia, chúng tôi cứ hỏi đi hỏi lại là cá lia thia hay cá bảy trầu. Anh Nhủ, chủ cơ sở mắm Hồng Thắm khẳng định là cá lia thia.
Chúng tôi nhớ thuở nhỏ, cứ mùa nước ngập đồng là cầm vợt đi hớt cá bảy trầu, loại cá này màu sắc khá đẹp cũng đá được nhưng đá không hay; trái lại cá lia thia có màu rực rỡ và hiếu chiến, một trận đá cá có thể kéo dài hàng giờ.
Cá lia thia đá còn có cái tên khác là cá xiêm và chúng tôi cho rằng cá làm mắm ở đây không phải là cá xiêm, nhưng mấy người dân ở đây lại nói như đinh đóng cột rằng đây đồng nước giáp biên giới thì cá Xiêm cá Miên cũng là một mà thôi.
Ai cũng biết thiên nhiên phú cho vùng đất phương Nam có được mùa nước nổi và cho đến tận ngày nay, cứ vào mùa nước nổi nguồn lợi từ thủy sản vẫn dư thừa để làm mắm, làm khô. Trong các đặc sản mắm làm từ cá đồng thì món mắm cá lia thia là độc đáo vì so với con cá lóc, cá sặc, cá linh... thì con cá lia thia nhỏ bằng lóng tay xưa nay chỉ để ngó chơi chớ đâu có ai chế biến được món gì cho ngon miệng; thành ra cái sáng kiến lấy cá này làm mắm cũng là hợp lý.
Tất nhiên dân Ðức Huệ từ khi phổ biến món mắm này cũng giúp được không ít người có việc làm. Một người nông dân lúc rỗi việc đồng thì có thể lội bưng, quần đám cỏ năng gom xúc cá, trung bình mỗi ngày xúc được một hai ký cá, mỗi ký giá thu mua gần hai trăm ngàn. Từ Tháng Chín kéo dài đến mùa khô, dân nghèo cứ xúc cá là có tiền ăn Tết.
Chúng tôi hỏi chuyện một người xúc cá, anh chừng ba mươi tuổi, một vợ hai con. Anh cho biết, “Mấy người lớn tuổi nói trước đây cá này có xúc thì chỉ về nấu chung với cám cho heo ăn, còn bây giờ thì nhắc tới mắm cá lia thia là dân Sài Gòn ai cũng muốn thử mùi cho biết, nhờ vậy tụi tui mới sống khỏe re.”
Cách ăn mắm cá lia thia ngon miệng nhất chỉ là trộn mắm với tỏi bằm, ớt dầm, chanh, đường rồi thịt ba rọi luộc, kèm khế, chuối chát, rau sống các loại. Theo chị Thắm cho biết, tuy cách ăn không cầu kỳ nhưng ăn qua một lần thì nhớ lâu lắm vì mắm có mùi thơm đặc trưng.
Cháo lòng Rạch Gốc
Lúc chúng tôi rời quán cháo vịt thì cả chợ Rạch Gốc hầu như đã đi ngủ dù đồng hồ cho thấy mới tám giờ tối. Phòng trọ ở chợ này có giá chỉ bằng một tô phở ngon ở Sài Gòn nên là nơi trú đêm lý tưởng của dân mua chó, bán chổi lông gà...
Chúng tôi nhớ một câu chuyện nghe được ở quán bên đường lúc trưa về chuyện mua chó, bán chó. Người đàn ông ngồi cạnh chúng tôi khoe với người ngồi cùng bàn: “Tôi mới chỉnh mấy tay mua chó, cái ngữ cứ giờ trưa là phát loa mua chó om sòm không ai ngủ được thiệt bực mình.” Ông được mấy người bạn chung bàn đồng tình và có người nói thêm. “Ðám mua chó quần riết đến chó đẻ không kịp lớn, kiếm tiếng sủa không ra.”
Thật ra ở miền Nam vẫn còn nhiều người luôn dị ứng với các quán nhậu thịt chó, nhưng xem ra dân ăn nhậu ham mồi bị lây bệnh nhậu thịt cầy ngày càng nhiều.
Một đặc trưng ở các thị trấn heo hút miền Nam là thức giấc sớm, mới ba-bốn giờ sáng là quán hàng ở chợ Rạch Gốc đã nổi lửa. Chúng tôi ngồi trong một quán xập xệ bên chợ để được ngửi một mùi đặc trưng nhất của món ngon miền Nam là món cháo lòng, và khi bình minh vừa hừng chân trời cũng là giờ nồi cháo lòng sôi bốc mùi thơm chịu hết siết.
Thiệt quá đã khi được ngồi trong hơi sương, hơi đất sáng sớm mà húp cháo lòng.
Cháo lòng ở chợ Rạch Gốc cũng bình thường như những nơi khác nhưng cái cảm giác ngồi trong ánh đèn tù mù, hàng quán xập xệ, người bán lam lũ làm cho người ta nhớ da diết không gian thuần hậu của người miền Nam xưa.
Bằng chất giọng hơi đớt của người miệt Hậu Nghĩa-Ðức Huệ, bà bán cháo nói, “Anh húp cháo nhà quê để ấm bụng chớ đâu ngon bằng cháo ở thành phố.”
Tôi nói với bà: “Ông bà già tôi ở quê ưa cháo lòng lắm, nhưng ở quê tôi người ta ăn cháo lòng với bún tươi có khi chấm bánh mì, còn ở đây lại ăn cháo lòng với mấy thứ rau thơm, cũng ngộ.” Bà cười nói, “Tô cháo có mười lăm ngàn biểu thêm bánh mì với bún thì ai có tiền mà ăn.”
Chúng tôi dạo một vòng chợ. Nếu gọi cái chợ họp bên dốc cầu này là chợ quê mà không kèm theo chữ nghèo thì sẽ trật lất. Cả chợ chỉ có hai sạp bán thịt, vài sạp bán rau quả, vài hàng quần áo, đồ nhựa gia dụng và lạ lùng thay chỉ có vài ba người bày thúng, thau bán cá đồng. Hỏi ra thì một bà bán cá nói, “Mùa này, ai cũng xách cần câu, cũng giăng lưới, đặt lờ thì bán cá ai mua. Tui bán là bán cho mấy người vợ quan sợ bùn lấm chân, cá tanh tay.”
Ðúng là dân bưng biền vào mùa nước nổi thì không lo kiếm được con cá, con ếch cho bữa ăn, nhưng sự giàu thủy sản một vùng đất không có nghĩa là người dân đủ ăn khá giả.
Khi mặt trời vừa rạng, chợ quê vừa đông người thì cũng là lúc những chiếc xe du lịch xe khách đời mới lao vun vút về hướng biên giới, hình ảnh những chiếc xe bóng lộng chở những đại gia và những con bạc từ các đô thị lớn qua các sòng bài bên kia biên giới sát phạt. Trớ trêu thay, đó lại là thứ nhộn nhịp duy nhất của một vùng bưng biền heo hút bên dòng sông Vàm Cỏ.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
LONG AN (NV) - Từ thị trấn Củ Chi, chúng tôi đi vào tỉnh lộ 8, con đường này ngày nay đã thông thoáng, nhưng cảm giác đi vào vùng đất dữ của một thời chiến tranh ác liệt vẫn cứ chập chờn.
Tôi hỏi người bạn cùng đi, “Ông ơi, sao ở đây có nhiều quán hàng mang tên cơm trâu là nghĩa làm sao?”
Người xúc cá lia thia đang lựa cá giao cho lò mắm Hồng Thắm. |
Người bạn nói. “Khi nào đói bụng, tôi kéo ông tấp vô làm vài món thịt trâu cho biết cơm trâu ra làm sao.” Thật không đếm hết số quán cơm trâu cùng những quán nhậu bò tơ trên con đường này, và tất nhiên nếu Ðức Hòa, Hậu Nghĩa, Củ Chi, Trảng Bàng... biến thành một lò sát sanh nghé tơ, bò tơ khổng lồ phục vụ cho dân Sài Gòn thì cũng là điều dễ hiểu.
Chúng tôi đi về hướng Tây Bắc Sài Gòn là để tới vùng bưng có chợ Rạch Gốc, thị trấn Ðông Thành, huyện Ðức Huệ, Long An.
Món mắm cá lia thia
Giữa trưa chúng tôi đến nhà một người quen. Nhà chị Thắm vốn nổi tiếng khắp vùng vì món mắm cá cá lia thia. Dù là người miền Nam nhưng thật tình chưa bao giờ nghĩ rằng có món mắm được làm bằng cá ròng ròng và cá lia thia, chúng tôi cứ hỏi đi hỏi lại là cá lia thia hay cá bảy trầu. Anh Nhủ, chủ cơ sở mắm Hồng Thắm khẳng định là cá lia thia.
Chúng tôi nhớ thuở nhỏ, cứ mùa nước ngập đồng là cầm vợt đi hớt cá bảy trầu, loại cá này màu sắc khá đẹp cũng đá được nhưng đá không hay; trái lại cá lia thia có màu rực rỡ và hiếu chiến, một trận đá cá có thể kéo dài hàng giờ.
Cá lia thia đá còn có cái tên khác là cá xiêm và chúng tôi cho rằng cá làm mắm ở đây không phải là cá xiêm, nhưng mấy người dân ở đây lại nói như đinh đóng cột rằng đây đồng nước giáp biên giới thì cá Xiêm cá Miên cũng là một mà thôi.
Ai cũng biết thiên nhiên phú cho vùng đất phương Nam có được mùa nước nổi và cho đến tận ngày nay, cứ vào mùa nước nổi nguồn lợi từ thủy sản vẫn dư thừa để làm mắm, làm khô. Trong các đặc sản mắm làm từ cá đồng thì món mắm cá lia thia là độc đáo vì so với con cá lóc, cá sặc, cá linh... thì con cá lia thia nhỏ bằng lóng tay xưa nay chỉ để ngó chơi chớ đâu có ai chế biến được món gì cho ngon miệng; thành ra cái sáng kiến lấy cá này làm mắm cũng là hợp lý.
Tất nhiên dân Ðức Huệ từ khi phổ biến món mắm này cũng giúp được không ít người có việc làm. Một người nông dân lúc rỗi việc đồng thì có thể lội bưng, quần đám cỏ năng gom xúc cá, trung bình mỗi ngày xúc được một hai ký cá, mỗi ký giá thu mua gần hai trăm ngàn. Từ Tháng Chín kéo dài đến mùa khô, dân nghèo cứ xúc cá là có tiền ăn Tết.
Chúng tôi hỏi chuyện một người xúc cá, anh chừng ba mươi tuổi, một vợ hai con. Anh cho biết, “Mấy người lớn tuổi nói trước đây cá này có xúc thì chỉ về nấu chung với cám cho heo ăn, còn bây giờ thì nhắc tới mắm cá lia thia là dân Sài Gòn ai cũng muốn thử mùi cho biết, nhờ vậy tụi tui mới sống khỏe re.”
Món ngon dân dã mà nổi tiếng ở vùng quê này gồm mắm cá lia thia, thịt ba rọi, rắn bông súng nướng trui và rau đồng. |
Cách ăn mắm cá lia thia ngon miệng nhất chỉ là trộn mắm với tỏi bằm, ớt dầm, chanh, đường rồi thịt ba rọi luộc, kèm khế, chuối chát, rau sống các loại. Theo chị Thắm cho biết, tuy cách ăn không cầu kỳ nhưng ăn qua một lần thì nhớ lâu lắm vì mắm có mùi thơm đặc trưng.
Cháo lòng Rạch Gốc
Lúc chúng tôi rời quán cháo vịt thì cả chợ Rạch Gốc hầu như đã đi ngủ dù đồng hồ cho thấy mới tám giờ tối. Phòng trọ ở chợ này có giá chỉ bằng một tô phở ngon ở Sài Gòn nên là nơi trú đêm lý tưởng của dân mua chó, bán chổi lông gà...
Chúng tôi nhớ một câu chuyện nghe được ở quán bên đường lúc trưa về chuyện mua chó, bán chó. Người đàn ông ngồi cạnh chúng tôi khoe với người ngồi cùng bàn: “Tôi mới chỉnh mấy tay mua chó, cái ngữ cứ giờ trưa là phát loa mua chó om sòm không ai ngủ được thiệt bực mình.” Ông được mấy người bạn chung bàn đồng tình và có người nói thêm. “Ðám mua chó quần riết đến chó đẻ không kịp lớn, kiếm tiếng sủa không ra.”
Thật ra ở miền Nam vẫn còn nhiều người luôn dị ứng với các quán nhậu thịt chó, nhưng xem ra dân ăn nhậu ham mồi bị lây bệnh nhậu thịt cầy ngày càng nhiều.
Một đặc trưng ở các thị trấn heo hút miền Nam là thức giấc sớm, mới ba-bốn giờ sáng là quán hàng ở chợ Rạch Gốc đã nổi lửa. Chúng tôi ngồi trong một quán xập xệ bên chợ để được ngửi một mùi đặc trưng nhất của món ngon miền Nam là món cháo lòng, và khi bình minh vừa hừng chân trời cũng là giờ nồi cháo lòng sôi bốc mùi thơm chịu hết siết.
Thiệt quá đã khi được ngồi trong hơi sương, hơi đất sáng sớm mà húp cháo lòng.
Cá lia thia trở thành một món mắm đặc sản ở vùng bưng bên sông Vàm Cỏ. |
Cháo lòng ở chợ Rạch Gốc cũng bình thường như những nơi khác nhưng cái cảm giác ngồi trong ánh đèn tù mù, hàng quán xập xệ, người bán lam lũ làm cho người ta nhớ da diết không gian thuần hậu của người miền Nam xưa.
Bằng chất giọng hơi đớt của người miệt Hậu Nghĩa-Ðức Huệ, bà bán cháo nói, “Anh húp cháo nhà quê để ấm bụng chớ đâu ngon bằng cháo ở thành phố.”
Tôi nói với bà: “Ông bà già tôi ở quê ưa cháo lòng lắm, nhưng ở quê tôi người ta ăn cháo lòng với bún tươi có khi chấm bánh mì, còn ở đây lại ăn cháo lòng với mấy thứ rau thơm, cũng ngộ.” Bà cười nói, “Tô cháo có mười lăm ngàn biểu thêm bánh mì với bún thì ai có tiền mà ăn.”
Chúng tôi dạo một vòng chợ. Nếu gọi cái chợ họp bên dốc cầu này là chợ quê mà không kèm theo chữ nghèo thì sẽ trật lất. Cả chợ chỉ có hai sạp bán thịt, vài sạp bán rau quả, vài hàng quần áo, đồ nhựa gia dụng và lạ lùng thay chỉ có vài ba người bày thúng, thau bán cá đồng. Hỏi ra thì một bà bán cá nói, “Mùa này, ai cũng xách cần câu, cũng giăng lưới, đặt lờ thì bán cá ai mua. Tui bán là bán cho mấy người vợ quan sợ bùn lấm chân, cá tanh tay.”
Ðúng là dân bưng biền vào mùa nước nổi thì không lo kiếm được con cá, con ếch cho bữa ăn, nhưng sự giàu thủy sản một vùng đất không có nghĩa là người dân đủ ăn khá giả.
Khi mặt trời vừa rạng, chợ quê vừa đông người thì cũng là lúc những chiếc xe du lịch xe khách đời mới lao vun vút về hướng biên giới, hình ảnh những chiếc xe bóng lộng chở những đại gia và những con bạc từ các đô thị lớn qua các sòng bài bên kia biên giới sát phạt. Trớ trêu thay, đó lại là thứ nhộn nhịp duy nhất của một vùng bưng biền heo hút bên dòng sông Vàm Cỏ.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn