Những trái mít đã “nạp” hóa chất sau khi chẻ lấy múi được đầu mối lớn thâu gom mang đi các thành phố lớn: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai tiêu thụ.
Mít 'phù phép' bằng hóa chất lên phố
“Phù phép” mít bằng hóa chất lạ
Tại những cơ sở chế biến mít thường xuất hiện hai loại hóa chất khác nhau. Một loại hóa chất có màu vàng ươm và một loại hóa chất có màu trắng tinh. Hai loại hóa chất đều làm cho trái mít nhanh chín.
Nhưng theo người làm mít, hóa chất màu trắng lạ và “nặng đô” mít nhanh chín, múi đẹp nên được sử dụng nhiều. Và hiện tại, loại thuốc này được sử dụng triệt để trong việc thúc ép trái mít chín theo ý muốn của dân trong nghề.
Chúng tôi tiếp tục tìm đến địa chỉ làm mít của chị Út nằm ở đầu huyện Hớn Quản. Đây là cơ sở không chỉ chế biến mít, chủ buôn còn kiêm thu mua chuối.
Chúng tôi đến hỏi mua mít, người đàn bà dáng người mập thấp tiếp đón niềm nở: “Em muốn mua bao nhiêu cũng có. Tối qua có người từ TP.HCM xuống đây hỏi mua, sáng nay họ đã lấy đi hết rồi. Chị còn gửi đi cả Nha Trang, Đắc Lắc, TP.HCM nữa ”.
“Nhiều mít thế này sao chín nhanh để lột hả chị?”. Chị Út huỵt toẹt: “Chích thuốc là nó chín!”. Sau đó, chị Út dẫn tôi ra góc nhà nói: “Thuốc chích mít, loại này công nghiệm lắm!. Có thuốc làm khỏe, không phải lo ủ mít, muốn chín bao nhiêu tùy ý”.
Vựa này có thâm niên lột mít và buôn chuối nên đã kinh qua nhiều loại hóa chất để “phù phép” cho trái cây. Có hai loại hóa chất được chủ vựa sử dụng, một loại có màu vàng ươm để trong bình dầu ăn, loại khác để trong can nhựa có màu trắng.
Hóa chất màu vàng thương hiệu trong nước, không còn được sử dụng nhiều vì “lực” của nó nhẹ, mít chín lâu hơn, múi không to và đẹp lại thường có vị đắng.
“Trước đây tôi sử dụng loại màu vàng, mấy ổng nói công ty sấy không có lấy hàng vì mít bị đắng. Nên họ để cho tôi loại thuốc trắng. Loại này này sử dụng thì miễn chê, tác dụng nhanh và mạnh lắm!”
Chị Út cho biết: “Để mít chín theo tự nhiên phải mất vài ngày ủ, bơm hóa chất thì trưa nay ủ tối mai nó chín. Không có hóa chất thì làm nghề này chẳng ăn thua”.
Nói xong, chị Út chỉ cho tôi cách pha và chích thuốc cho phù hợp. “Chiều nay chích thì tối mai có mít chín để chẻ. Muốn chích bao nhiêu tùy ý, chích càng nhiều thì mít càng mau chín”, chị ta khẳng định.
Thông thường, trái nhỏ sẽ được chủ vựa cho “ăn” khoảng 20 ml hóa chất, trái lớn thì được “nạp” nhiều hơn khoảng 40 ml. Trái lớn sẽ được tiêm vào hai đầu quả để đảm bảo chín đều không sượng.
“Khi “bơm” hóa chất thì phải bẻ cong cây kim tiêm để khi phần mũi kim tiếp xúc với trái mít sẽ không bị dính nhựa và thịt mít. Dùng hai loại kim tiêm sẽ tiện lợi, trái lớn chích nhiều thuốc dùng kim lớn, trái nhỏ thì dùng loại nhỏ”,chị Út tư vấn.
Theo quan sát của chúng tôi, chị Út đựng hóa chất trong chiếc can nhỏ khoảng 5 lít. Loại thuốc này không có màu, không mùi, khi để rớt xuống mặt đất thi ngay lập tức dung dịch hóa chất phản ứng sùi bọt li ti sau một hồi thì tan biến.
Bơm hóa chất vào mít
Vào vai người mua hóa chất, chúng tôi đến điểm thu mua múi thành phẩm ở đầu huyện Hớn Quản, gần cây xăng Thành Lê để hỏi mua.
Đến mua hóa chất, người đàn bà khoảng 40 tuổi thấy lạ hất hàm hỏi: “Ai chỉ tới đây?”-“Anh T. ở thị trấn Chơn Thành giới thiệu chị có thuốc “xịn” nên đến hỏi mua”, tôi trả lời.
Không còn nghi ngờ, chị ta nói tôi qua nhà chị cạnh cây xăng lấy can hóa chất khoảng10 lít và rót bán cho tôi khoảng nửa lít với giá 90 ngàn đồng.
Tại nhà đầu nậu, ở góc sân có một số chai nhựa nằm ngổn ngang dùng chứa hóa chất bán cho người làm mít. Loại thuốc này, chị ta bán với giá 180 ngàn đồng/ 1 lít.
Trong lúc chị ta rót hóa chất, tôi than thở: “Em dùng loại thuốc màu vàng chẳng biết sao mà chích mít lại không chín?”.
Chị ta ngừng lại, khua tay: “Ối trời! cái loại đó em bỏ đi nha!, bơm không chín. Cái đó em chích người ta không có nhận hàng đâu!. Công ty họ trả về đó. Loại này chị lấy từ Mỹ về, sử dụng nó nhanh chín lại không bị đắng. Hàng “xịn” đó !”.
Chẳng biết hóa chất của đầu nậu “xịn” như thế nào?. Nhưng khi rớt xuống mặt đất, thuốc này phản ứng bằng cách sủi bọt.
Chị ta còn cảnh báo: “Về pha cẩn thận đó nha!. Em bé hoặc người nhà tưởng nước khoáng, uống nhầm là cháy ruột đó. Loại này độc và nguy hiểm lắm!”.
Theo ghi nhận, trong những ngày tác nghiệp tại địa bàn hai huyện Chơn Thành và Hớn Quản chúng tôi thấy hầu hết cơ sở chế biến đều dùng loại hóa chất lạ này để “phù phép” biến những trái mít non thành những trái chín trong thời gian rất ngắn.
Mít là trái cây được nhiều người ưa thích
Mít “hảo hạng” lên phố
Đầu mùa mưa, nắng miền Nam vẫn như đổ lửa nhưng mọi hoạt động thâu gom, chế biến, tiêu thụ mít tại Bình Phước diễn ra sôi động. Dọc hai bên đường của hai huyện Chơn Thành, Hớn Quản những vườn mít trải dài, quả đầy cây, to đùng.
Thời điểm này đi đến đâu ở trên địa bàn, chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh nông dân làm vườn tất bật hái mít. Trên đường lớn, xe máy, xe ba gác, xe tải nhỏ chất dầy mít sau một ngày thu gom, họ vận chuyển về bán lại cho chủ vựa lột.
Đến cơ sở của ông Sáu cuối huyện Chơn Thành hỏi mua mít trái về thành phố bán. Ông Sáu động viên: “Nếu tìm được mối vào siêu thị thì tốt. Có nhiều người cũng từ TP.HCM lên đây mua, họ gom cả xe tải. Mít Thái ở đây là ngon nhất không có vùng nào sánh được”.
Việc chẻ mít thường diễn ra vào buổi tối, sáng sớm hôm sau múi thành phẩm sẽ được chuyển đến điểm thu gom cho các đầu mối lớn. Hoạt động chế biến, thâu gom mít diễn ra trong thời gian dài, khi nào mùa mít kết thúc thì mới tạm ngừng.
Sau khi được tiêm hóa chất, những múi mít "thơm ngon" được các thương lái phân phối đến từng ngõ ngách của các con phố
5 giờ sáng, việc thâu gom múi thành phẩm diễn ra sôi động. Chủ vựa, người nào người nấy trên xe máy “cõng” đầy mít đến hai điểm thu mua lớn tại hai đầu huyện Hớn Quản và Chơn Thành do vợ chồng ông bà C.Q làm đại lý.
Điểu thu mua thứ nhất gần với cây xăng Thành Lê, đầu huyện Hớn Quản lúc nào cũng có xe tải đứng túc trực người đem mít đến bỏ hàng. Mỗi ký mít thành phẩm giao động từ 12 ngàn đến 19 ngàn tùy theo thời điểm mít trái rộ hay khan hiếm.
Điểm thâu mua thứ hai nằm gần ngã tư Chơn Thành cũng do vợ chồng ông bà C.Q làm chủ. Mọi hoạt động thu mua diễn ra từ 5 giờ sáng cho đến 10 giờ là kết thúc. Mít thành phẩm được xe tải chuyển lên thành phố đưa vào các lò sấy để tiêu thụ.
Theo VietQ
Mít 'phù phép' bằng hóa chất lên phố
“Phù phép” mít bằng hóa chất lạ
Tại những cơ sở chế biến mít thường xuất hiện hai loại hóa chất khác nhau. Một loại hóa chất có màu vàng ươm và một loại hóa chất có màu trắng tinh. Hai loại hóa chất đều làm cho trái mít nhanh chín.
Nhưng theo người làm mít, hóa chất màu trắng lạ và “nặng đô” mít nhanh chín, múi đẹp nên được sử dụng nhiều. Và hiện tại, loại thuốc này được sử dụng triệt để trong việc thúc ép trái mít chín theo ý muốn của dân trong nghề.
Chúng tôi tiếp tục tìm đến địa chỉ làm mít của chị Út nằm ở đầu huyện Hớn Quản. Đây là cơ sở không chỉ chế biến mít, chủ buôn còn kiêm thu mua chuối.
Chúng tôi đến hỏi mua mít, người đàn bà dáng người mập thấp tiếp đón niềm nở: “Em muốn mua bao nhiêu cũng có. Tối qua có người từ TP.HCM xuống đây hỏi mua, sáng nay họ đã lấy đi hết rồi. Chị còn gửi đi cả Nha Trang, Đắc Lắc, TP.HCM nữa ”.
“Nhiều mít thế này sao chín nhanh để lột hả chị?”. Chị Út huỵt toẹt: “Chích thuốc là nó chín!”. Sau đó, chị Út dẫn tôi ra góc nhà nói: “Thuốc chích mít, loại này công nghiệm lắm!. Có thuốc làm khỏe, không phải lo ủ mít, muốn chín bao nhiêu tùy ý”.
Vựa này có thâm niên lột mít và buôn chuối nên đã kinh qua nhiều loại hóa chất để “phù phép” cho trái cây. Có hai loại hóa chất được chủ vựa sử dụng, một loại có màu vàng ươm để trong bình dầu ăn, loại khác để trong can nhựa có màu trắng.
Hóa chất màu vàng thương hiệu trong nước, không còn được sử dụng nhiều vì “lực” của nó nhẹ, mít chín lâu hơn, múi không to và đẹp lại thường có vị đắng.
“Trước đây tôi sử dụng loại màu vàng, mấy ổng nói công ty sấy không có lấy hàng vì mít bị đắng. Nên họ để cho tôi loại thuốc trắng. Loại này này sử dụng thì miễn chê, tác dụng nhanh và mạnh lắm!”
Chị Út cho biết: “Để mít chín theo tự nhiên phải mất vài ngày ủ, bơm hóa chất thì trưa nay ủ tối mai nó chín. Không có hóa chất thì làm nghề này chẳng ăn thua”.
Nói xong, chị Út chỉ cho tôi cách pha và chích thuốc cho phù hợp. “Chiều nay chích thì tối mai có mít chín để chẻ. Muốn chích bao nhiêu tùy ý, chích càng nhiều thì mít càng mau chín”, chị ta khẳng định.
Thông thường, trái nhỏ sẽ được chủ vựa cho “ăn” khoảng 20 ml hóa chất, trái lớn thì được “nạp” nhiều hơn khoảng 40 ml. Trái lớn sẽ được tiêm vào hai đầu quả để đảm bảo chín đều không sượng.
“Khi “bơm” hóa chất thì phải bẻ cong cây kim tiêm để khi phần mũi kim tiếp xúc với trái mít sẽ không bị dính nhựa và thịt mít. Dùng hai loại kim tiêm sẽ tiện lợi, trái lớn chích nhiều thuốc dùng kim lớn, trái nhỏ thì dùng loại nhỏ”,chị Út tư vấn.
Theo quan sát của chúng tôi, chị Út đựng hóa chất trong chiếc can nhỏ khoảng 5 lít. Loại thuốc này không có màu, không mùi, khi để rớt xuống mặt đất thi ngay lập tức dung dịch hóa chất phản ứng sùi bọt li ti sau một hồi thì tan biến.
Bơm hóa chất vào mít
Vào vai người mua hóa chất, chúng tôi đến điểm thu mua múi thành phẩm ở đầu huyện Hớn Quản, gần cây xăng Thành Lê để hỏi mua.
Đến mua hóa chất, người đàn bà khoảng 40 tuổi thấy lạ hất hàm hỏi: “Ai chỉ tới đây?”-“Anh T. ở thị trấn Chơn Thành giới thiệu chị có thuốc “xịn” nên đến hỏi mua”, tôi trả lời.
Không còn nghi ngờ, chị ta nói tôi qua nhà chị cạnh cây xăng lấy can hóa chất khoảng10 lít và rót bán cho tôi khoảng nửa lít với giá 90 ngàn đồng.
Tại nhà đầu nậu, ở góc sân có một số chai nhựa nằm ngổn ngang dùng chứa hóa chất bán cho người làm mít. Loại thuốc này, chị ta bán với giá 180 ngàn đồng/ 1 lít.
Trong lúc chị ta rót hóa chất, tôi than thở: “Em dùng loại thuốc màu vàng chẳng biết sao mà chích mít lại không chín?”.
Chị ta ngừng lại, khua tay: “Ối trời! cái loại đó em bỏ đi nha!, bơm không chín. Cái đó em chích người ta không có nhận hàng đâu!. Công ty họ trả về đó. Loại này chị lấy từ Mỹ về, sử dụng nó nhanh chín lại không bị đắng. Hàng “xịn” đó !”.
Chẳng biết hóa chất của đầu nậu “xịn” như thế nào?. Nhưng khi rớt xuống mặt đất, thuốc này phản ứng bằng cách sủi bọt.
Chị ta còn cảnh báo: “Về pha cẩn thận đó nha!. Em bé hoặc người nhà tưởng nước khoáng, uống nhầm là cháy ruột đó. Loại này độc và nguy hiểm lắm!”.
Theo ghi nhận, trong những ngày tác nghiệp tại địa bàn hai huyện Chơn Thành và Hớn Quản chúng tôi thấy hầu hết cơ sở chế biến đều dùng loại hóa chất lạ này để “phù phép” biến những trái mít non thành những trái chín trong thời gian rất ngắn.
Mít là trái cây được nhiều người ưa thích
Mít “hảo hạng” lên phố
Đầu mùa mưa, nắng miền Nam vẫn như đổ lửa nhưng mọi hoạt động thâu gom, chế biến, tiêu thụ mít tại Bình Phước diễn ra sôi động. Dọc hai bên đường của hai huyện Chơn Thành, Hớn Quản những vườn mít trải dài, quả đầy cây, to đùng.
Thời điểm này đi đến đâu ở trên địa bàn, chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh nông dân làm vườn tất bật hái mít. Trên đường lớn, xe máy, xe ba gác, xe tải nhỏ chất dầy mít sau một ngày thu gom, họ vận chuyển về bán lại cho chủ vựa lột.
Đến cơ sở của ông Sáu cuối huyện Chơn Thành hỏi mua mít trái về thành phố bán. Ông Sáu động viên: “Nếu tìm được mối vào siêu thị thì tốt. Có nhiều người cũng từ TP.HCM lên đây mua, họ gom cả xe tải. Mít Thái ở đây là ngon nhất không có vùng nào sánh được”.
Việc chẻ mít thường diễn ra vào buổi tối, sáng sớm hôm sau múi thành phẩm sẽ được chuyển đến điểm thu gom cho các đầu mối lớn. Hoạt động chế biến, thâu gom mít diễn ra trong thời gian dài, khi nào mùa mít kết thúc thì mới tạm ngừng.
Sau khi được tiêm hóa chất, những múi mít "thơm ngon" được các thương lái phân phối đến từng ngõ ngách của các con phố
5 giờ sáng, việc thâu gom múi thành phẩm diễn ra sôi động. Chủ vựa, người nào người nấy trên xe máy “cõng” đầy mít đến hai điểm thu mua lớn tại hai đầu huyện Hớn Quản và Chơn Thành do vợ chồng ông bà C.Q làm đại lý.
Điểu thu mua thứ nhất gần với cây xăng Thành Lê, đầu huyện Hớn Quản lúc nào cũng có xe tải đứng túc trực người đem mít đến bỏ hàng. Mỗi ký mít thành phẩm giao động từ 12 ngàn đến 19 ngàn tùy theo thời điểm mít trái rộ hay khan hiếm.
Điểm thâu mua thứ hai nằm gần ngã tư Chơn Thành cũng do vợ chồng ông bà C.Q làm chủ. Mọi hoạt động thu mua diễn ra từ 5 giờ sáng cho đến 10 giờ là kết thúc. Mít thành phẩm được xe tải chuyển lên thành phố đưa vào các lò sấy để tiêu thụ.