T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Không một gương mặt trẻ nào được vinh danh lên nhận giải. Không một bộ phim dành cho giới trẻ nào được đánh giá cao.Phim trẻ thất thu
Với số lượng 40 phim truyền hình tham gia cuộc bình chọn có thể thấy phim Việt năm 2010 đã tiến lên một bước mới. Sự tăng trưởng về số lượng cũng đặt các bộ phim Việt vào thế phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Điều đó tạo cho khán giả một niềm tin rằng chất lượng phim Việt sẽ đa dạng, phong phú và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người xem hơn. Khán giả trẻ cũng hân hoan chờ đón những bộ phim Việt phần nào thay thế được phim Hàn, phim Đài vốn đang làm mưa làm gió.
Thế nhưng câu trả lời là Không! Buổi tôn vinh những bộ phim điện ảnh được yêu thích năm 2010 đã chứng minh điều đó. Không một gương mặt trẻ nào được vinh danh lên nhận giải. Không một bộ phim dành cho giới trẻ nào được đánh giá cao.2010 là một năm mà các nhà sản xuất phim Việt khá thức thời khi cho ra hàng loạt bộ phim truyền hình dài tập dành cho giới trẻ. Đó đều là những bộ phim được quảng bá khá ồn ào như “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Chít và Pi”, “Phía cuối cầu vồng”, “Dịch vụ A to Z”... Thế nhưng không một bộ phim nào về giới trẻ được vinh danh trong Lễ trao giải phim truyền hình được yêu thích nhất năm qua.
Giao lưu diễn viên phim Blog nàng dâu
Duy chỉ có một bộ phim của đạo diễn Lê Hồng Phong mang tên “Blog nàng dâu” có nội dung thiên về giới trẻ là “len lỏi” được vào Top 3 của đêm trao giải. Nhưng ngoài việc lên chia sẻ một vài kỷ niệm phim trường, bộ phim này cũng ra về tay trắng.Tất cả các giải thưởng của Lễ trao giải bao gồm Bộ phim được yêu thích nhất, Biên kịch xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất, Nữ diễn viên xuất sắc nhất đều được trao cho hai bộ phim là “Cuồng phong” và “Bí thư tỉnh ủy”. Đặc biệt, “Bí thư tỉnh ủy” ẵm tới 3/4 giải.
Tương lai nào cho phim giới trẻ?
Nếu để ý có thể thấy hai bộ phim được đánh gia cao nhất trong năm vừa qua là “Cuồng phong” và “Bí thư tỉnh ủy” đều được phát trên VTV1 – Kênh phim truyện vốn được coi là dành riêng cho những khán giả lớn tuổi. Điều đó phần nào cho thấy một thực trạng là các khán giả trẻ không hào hứng với việc bình chọn phim truyền hình. Vì sao? Hoặc vì không có một bộ phim nào khiến họ hứng thú, hoặc vì cuộc bình chọn này không thực sự thu hút được các khán giả trẻ.
Tất nhiên, lỗi phần lớn trong sự thiếu xót này vẫn thuộc về phía các nhà làm phim khi mà họ sản xuất phim như “đẻ trứng” nhưng lại không kiếm đâu ra một bộ phim đáng xem cho đúng nghĩa. Thế nhưng nhà đài – Đơn vị đề xướng và tổ chức giải thưởng Bình chọn phim truyền hình được yêu thích cũng nên xem lại cách tổ chức và “gout’ thẩm định của mình. Bởi vì với cách làm như hiện tại, rất khó để khán giả trẻ quan tâm tới giải thưởng này.
40 bộ phim được tham gia vào cuộc bình chọn đều là những bộ phim được phát sóng trên VTV. Mà vốn dĩ, các sản phẩm được phát sóng trên VTV hoặc là do nhà đài, hoặc do các hãng phim Nhà nước sản xuất. Mà đa phần phim của nhà đài, của các hãng Nhà nước đều là phim dành cho... giới già. Trong khi đó, những bộ phim do các đơn vị tư nhân sản xuất mua sóng truyền hình lại không được thẩm định tốt về mặt chất lượng. Có cảm giác như các đơn vị cứ mạnh về kinh tế là phim của họ lên sóng. Đó là lí giải cho hàng loạt những bộ phim nhiều sạn như “Phía cuối cầu vồng”, “Dịch vụ A to Z”... được lên sóng dễ dàng. Mà những bộ phim thiếu chất lượng như vậy rất khó để thu hút giới trẻ.Thực tế, năm 2010 không phải là năm phim dành giới trẻ thê thảm đến như vậy. Những bộ phim như “Cổng mặt trời”, “Cá rô em yêu anh” hay những bộ phim gia đình như “Dù gió có thổi”, “Vệt nắng cuối trời” đều là những sản phẩm đáng xem và tạo được hiệu ứng rất tốt nơi khán giả. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phim này đều không được phát sóng trên Đài truyền hình trung ương và cũng không nằm trong danh sách những bộ phim được tranh cử. Bởi vậy, khán giả trẻ đành ngậm ngùi chờ đợi những giải thưởng có quy mô lớn* hơn dành cho phim truyền hình để bình chọn cho những bộ phim mình thực sự yêu thích.
Vậy câu hỏi đặt ra là có nên chăng Cuộc bình chọn phim truyền hình cần được mở rộng về mặt quy mô hoặc là nhà đài cần chắc tay hơn trong việc lựa chọn phim, để sân chơi dành cho các bộ phim truyền hình thực sự cân tài cân sức.
Tùng Chi
Ảnh: Quân Alek
2sao.net
Với số lượng 40 phim truyền hình tham gia cuộc bình chọn có thể thấy phim Việt năm 2010 đã tiến lên một bước mới. Sự tăng trưởng về số lượng cũng đặt các bộ phim Việt vào thế phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Điều đó tạo cho khán giả một niềm tin rằng chất lượng phim Việt sẽ đa dạng, phong phú và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người xem hơn. Khán giả trẻ cũng hân hoan chờ đón những bộ phim Việt phần nào thay thế được phim Hàn, phim Đài vốn đang làm mưa làm gió.
Thế nhưng câu trả lời là Không! Buổi tôn vinh những bộ phim điện ảnh được yêu thích năm 2010 đã chứng minh điều đó. Không một gương mặt trẻ nào được vinh danh lên nhận giải. Không một bộ phim dành cho giới trẻ nào được đánh giá cao.2010 là một năm mà các nhà sản xuất phim Việt khá thức thời khi cho ra hàng loạt bộ phim truyền hình dài tập dành cho giới trẻ. Đó đều là những bộ phim được quảng bá khá ồn ào như “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Chít và Pi”, “Phía cuối cầu vồng”, “Dịch vụ A to Z”... Thế nhưng không một bộ phim nào về giới trẻ được vinh danh trong Lễ trao giải phim truyền hình được yêu thích nhất năm qua.
Giao lưu diễn viên phim Blog nàng dâu
Duy chỉ có một bộ phim của đạo diễn Lê Hồng Phong mang tên “Blog nàng dâu” có nội dung thiên về giới trẻ là “len lỏi” được vào Top 3 của đêm trao giải. Nhưng ngoài việc lên chia sẻ một vài kỷ niệm phim trường, bộ phim này cũng ra về tay trắng.Tất cả các giải thưởng của Lễ trao giải bao gồm Bộ phim được yêu thích nhất, Biên kịch xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất, Nữ diễn viên xuất sắc nhất đều được trao cho hai bộ phim là “Cuồng phong” và “Bí thư tỉnh ủy”. Đặc biệt, “Bí thư tỉnh ủy” ẵm tới 3/4 giải.
Tương lai nào cho phim giới trẻ?
Nếu để ý có thể thấy hai bộ phim được đánh gia cao nhất trong năm vừa qua là “Cuồng phong” và “Bí thư tỉnh ủy” đều được phát trên VTV1 – Kênh phim truyện vốn được coi là dành riêng cho những khán giả lớn tuổi. Điều đó phần nào cho thấy một thực trạng là các khán giả trẻ không hào hứng với việc bình chọn phim truyền hình. Vì sao? Hoặc vì không có một bộ phim nào khiến họ hứng thú, hoặc vì cuộc bình chọn này không thực sự thu hút được các khán giả trẻ.
Tất nhiên, lỗi phần lớn trong sự thiếu xót này vẫn thuộc về phía các nhà làm phim khi mà họ sản xuất phim như “đẻ trứng” nhưng lại không kiếm đâu ra một bộ phim đáng xem cho đúng nghĩa. Thế nhưng nhà đài – Đơn vị đề xướng và tổ chức giải thưởng Bình chọn phim truyền hình được yêu thích cũng nên xem lại cách tổ chức và “gout’ thẩm định của mình. Bởi vì với cách làm như hiện tại, rất khó để khán giả trẻ quan tâm tới giải thưởng này.
40 bộ phim được tham gia vào cuộc bình chọn đều là những bộ phim được phát sóng trên VTV. Mà vốn dĩ, các sản phẩm được phát sóng trên VTV hoặc là do nhà đài, hoặc do các hãng phim Nhà nước sản xuất. Mà đa phần phim của nhà đài, của các hãng Nhà nước đều là phim dành cho... giới già. Trong khi đó, những bộ phim do các đơn vị tư nhân sản xuất mua sóng truyền hình lại không được thẩm định tốt về mặt chất lượng. Có cảm giác như các đơn vị cứ mạnh về kinh tế là phim của họ lên sóng. Đó là lí giải cho hàng loạt những bộ phim nhiều sạn như “Phía cuối cầu vồng”, “Dịch vụ A to Z”... được lên sóng dễ dàng. Mà những bộ phim thiếu chất lượng như vậy rất khó để thu hút giới trẻ.Thực tế, năm 2010 không phải là năm phim dành giới trẻ thê thảm đến như vậy. Những bộ phim như “Cổng mặt trời”, “Cá rô em yêu anh” hay những bộ phim gia đình như “Dù gió có thổi”, “Vệt nắng cuối trời” đều là những sản phẩm đáng xem và tạo được hiệu ứng rất tốt nơi khán giả. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phim này đều không được phát sóng trên Đài truyền hình trung ương và cũng không nằm trong danh sách những bộ phim được tranh cử. Bởi vậy, khán giả trẻ đành ngậm ngùi chờ đợi những giải thưởng có quy mô lớn* hơn dành cho phim truyền hình để bình chọn cho những bộ phim mình thực sự yêu thích.
Vậy câu hỏi đặt ra là có nên chăng Cuộc bình chọn phim truyền hình cần được mở rộng về mặt quy mô hoặc là nhà đài cần chắc tay hơn trong việc lựa chọn phim, để sân chơi dành cho các bộ phim truyền hình thực sự cân tài cân sức.
Tùng Chi
Ảnh: Quân Alek
2sao.net