T
T$
Guest
[h=1]Khủng hoảng người tỵ nạn Rohingya[/h]
Hoàn cảnh khốn khổ của hàng ngàn người di cư Myanmar, được cho là đang mắc kẹt ở các vùng ngoài khơi Thái Lan và Malaysia với đồ ăn, nước uống ít ỏi đã khiến quốc tế quan ngại.
Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã đuổi các tàu chở dân di cư, hầu hết là thuộc cộng đồng người Hồi giáo Rohingya, ra xa.
Các di dân nói họ không thể trở về Myanmar, bởi họ không được thừa nhận là công dân nước này và thường bị ngược đãi.
[h=2]Vì sao nổ ra khủng hoảng?[/h]"Chỉ có một lý do," chuyên gia về người Rohingya, Chris Lewa từ Bangkok nói với BBC. "Người Hồi giáo tại bang Rakhine ở miền tây Miến Điện bị đàn áp cực kỳ tàn tệ, nên họ cảm thấy là không có cách nào ngoài việc phải ra đi. Trong nhiều trường hợp họ đi bằng bất kỳ cách nào có thể."
Tình trạng phân biệt đối xử có từ thời Miến Điện giành được độc lập từ Anh, các phóng viên nói, nhưng đặc biệt tràn lan tại Rakhine, nơi có khoảng 1 triệu người Rohingya nói họ phải đối diện với sự thù nghịch từ cộng đồng người theo Phật giáo chiếm đa số.
Họ nói họ là nạn nhân của chính sách phân rẽ chính thức, buộc họ phải đứng ra rìa ở một khu vực vốn đã nghèo sẵn
Các chính quyền Miến Điện kế tiếp nhau, gồm cả các chính quyền có đầu óc cởi mở hơn trong những năm gần đây, nói rằng người Rohingya không phải là một nhóm sắc tộc thực sự mà là dân nhập cư Bengal sót lại từ thời thuộc địa.
Trong ba năm vừa qua, có hơn 120 ngàn người Rohingya đã lên các con tàu chạy sang nước khác, theo cơ quan người tỵ nạn của Liên hợp quốc.
Nhiều người không tìm được nước nào cho dung thân, nên đã trở thành 'bóng bàn' bị ném qua ném lại ở Đông Nam Á.
[h=2]Người Rohingya là ai?[/h]Rohingya là một nhóm dân Hồi giáo khác hẳn với các nhóm người khác. Họ sống chủ yếu ở Miến Điện.
Được cho là hậu duệ của các thương gia Hồi giáo tới lập nghiệp tại đây hơn 1000 năm trước.
Họ cũng sống tại Bangladesh, Ả rập Saudi và Pakistan.
Tại Miến Điện, họ bị buộc phải lao động cưỡng bức, không có quyền với đất đai và bị nhiều hạn chế khác
Tại Bangladesh, nhiều người trong cảnh cùng quẫn, không có giấy tờ, không có tương lai trong chuyện công ăn việc làm.
[h=2]Các nước khác trong khu vực đối xử với người Rohingya thế nào?[/h]"Cực kỳ ghẻ lạnh," bà Lewa nói. "Không giống như các nước châu Âu, những người ít nhất còn cố gắng tránh cho di dân Bắc Phi khỏi chết đuối trên Địa Trung Hải - các quốc gia láng giềng của Miến Điện ngại, không muốn có bất kỳ hỗ trợ nào."
[h=2]Ai có trách nhiệm đảm bảo cấp lương thực, nước uống cho người tỵ nạn?[/h]Hầu hết các cơ quan viện trợ và các tổ chức phi chính phủ đồng ý rằng các nước như Thái Lan, Malaysia và Indonesia có trách nhiệm cấp bách về mặt đạo đức, nếu không nói là pháp lý, phải làm việc này nếu như người tỵ nạn ở trong vùng lãnh hải các nước đó.
Các chuyên gia pháp lý nói rằng một số nước có thể không sẵn sàng hành động bởi làm thế rất có thể sẽ phải gánh vác trách nhiệm với những người tỵ nạn "không thể bị gửi trả về những nơi mà tính mạng hoặc quyền tự do của họ có thể bị đe dọa", một nguyên tắc quốc tế căn bản.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hồi tháng Năm 2015 thúc giục chính phủ các nước trong khu vực hãy nhớ tới nghĩa vụ phải đảm bảo duy trì vùng lãnh hải và các cảng biển rộng mở cho những người bị bỏ rơi trên biển.
Theo BBC Vietnamese
- 15 tháng 5 2015
Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã đuổi các tàu chở dân di cư, hầu hết là thuộc cộng đồng người Hồi giáo Rohingya, ra xa.
Các di dân nói họ không thể trở về Myanmar, bởi họ không được thừa nhận là công dân nước này và thường bị ngược đãi.
[h=2]Vì sao nổ ra khủng hoảng?[/h]"Chỉ có một lý do," chuyên gia về người Rohingya, Chris Lewa từ Bangkok nói với BBC. "Người Hồi giáo tại bang Rakhine ở miền tây Miến Điện bị đàn áp cực kỳ tàn tệ, nên họ cảm thấy là không có cách nào ngoài việc phải ra đi. Trong nhiều trường hợp họ đi bằng bất kỳ cách nào có thể."
Tình trạng phân biệt đối xử có từ thời Miến Điện giành được độc lập từ Anh, các phóng viên nói, nhưng đặc biệt tràn lan tại Rakhine, nơi có khoảng 1 triệu người Rohingya nói họ phải đối diện với sự thù nghịch từ cộng đồng người theo Phật giáo chiếm đa số.
Các chính quyền Miến Điện kế tiếp nhau, gồm cả các chính quyền có đầu óc cởi mở hơn trong những năm gần đây, nói rằng người Rohingya không phải là một nhóm sắc tộc thực sự mà là dân nhập cư Bengal sót lại từ thời thuộc địa.
Trong ba năm vừa qua, có hơn 120 ngàn người Rohingya đã lên các con tàu chạy sang nước khác, theo cơ quan người tỵ nạn của Liên hợp quốc.
Nhiều người không tìm được nước nào cho dung thân, nên đã trở thành 'bóng bàn' bị ném qua ném lại ở Đông Nam Á.
Được cho là hậu duệ của các thương gia Hồi giáo tới lập nghiệp tại đây hơn 1000 năm trước.
Họ cũng sống tại Bangladesh, Ả rập Saudi và Pakistan.
Tại Miến Điện, họ bị buộc phải lao động cưỡng bức, không có quyền với đất đai và bị nhiều hạn chế khác
Tại Bangladesh, nhiều người trong cảnh cùng quẫn, không có giấy tờ, không có tương lai trong chuyện công ăn việc làm.
- Thái Lan: hải quân nước này nói đã trợ giúp cho các tàu di dân vào vùng lãnh hải của Thái, và nói có thể cho phép có các trại tị nạn trên bờ. Nhưng Thái Lan không muốn cho định cư dài hạn, và không mấy người Rohingya muốn ở lại Thái, kể cả điều đó đồng nghĩa với việc họ phải ở trên các con tàu chen chúc.
- Malaysia: là địa chỉ được hầu hết người Rohingya muốn tới, đặc biệt bởi nước này có cộng đồng Hồi giáo đông và thiếu lao động không có tay nghề. Nhưng Malaysia đã nói rõ là không nhận di dân từ thuyền lên và ra lệnh hải quân xua các tàu thuyền này đi.
- Bangladesh: trong 20 năm qua nơi này đã tiếp nhận làn sóng người Rohingya tràn vào. Có lúc nước này cho họ sống trong các trại tập trung ở vùng biên giới đông nam, có lúc thì gửi trả về Miến Điện. Ước tính hiện có khoảng 200 ngàn người Rohingya sống trong các trại tỵ nạn, hầu hết là trong các điều kiện tệ hại.
- Indonesia: giống như Malaysia, nước này nói rõ không hoan nghênh người Rohingya tới và đưa hải quân ra xua tàu di dân. Một nhóm di dân lên được đất Indonesia hồi đầu tháng Năm có thể sẽ bị trục xuất, chính phủ nước này cảnh báo.
Các chuyên gia pháp lý nói rằng một số nước có thể không sẵn sàng hành động bởi làm thế rất có thể sẽ phải gánh vác trách nhiệm với những người tỵ nạn "không thể bị gửi trả về những nơi mà tính mạng hoặc quyền tự do của họ có thể bị đe dọa", một nguyên tắc quốc tế căn bản.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hồi tháng Năm 2015 thúc giục chính phủ các nước trong khu vực hãy nhớ tới nghĩa vụ phải đảm bảo duy trì vùng lãnh hải và các cảng biển rộng mở cho những người bị bỏ rơi trên biển.
Theo BBC Vietnamese