Không về nhà ăn Tết vì 'Con là gay'

T

T$

Guest
  • 23 tháng 2 2015
Chia sẻ
150223060603_china_gay_video_624x351_ahqiang.jpg
Vì sao một đoạn video nói cho cha mẹ hay mình là người đồng tính đúng vào dịp Tết Nguyên đán lại lan truyền chóng mặt tại Trung Quốc?
Năm mới là thời gian hàng triệu gia đình Trung Quốc về đoàn tụ quây quần bên nhau, nấu ăn những bữa thịnh soạn, vui chơi và đốt pháo bông đón xuân.
Với nhiều người con trong gia đình, đó cũng là thời điểm để họ chịu trận những câu hỏi từ cha mẹ, xem khi nào sẽ hẹn hò ai, khi nào thì cưới, khi nào sẽ ổn định cuộc sống và hàng loạt các vấn đề tương tự.
Dịp Tết năm nay, họ sẽ có cơ hội nói về vấn đề tình dục đồng giới, nhờ có 'Coming Home' (Về Nhà) - đoạn phim kể về một thanh niên tên là Phòng Triệu, người trở về ăn Tết và nói với cha mẹ rằng anh là người đồng tính.
Video này đã được xem trên 100 triệu lượt trên QQ, một trong những sân chơi truyền thông xã hội lớn nhất ở Trung Quốc.
Trong phim, cha mẹ của Phòng Triệu đã từ con trong hai năm sau khi anh nói anh muốn sống với một người đàn ông.
Cuối phim là những đoạn video đời thực của các bà mẹ có con trai là gay đưa ra những lời khuyên, và để lại thông điệp: "Hãy chia sẻ câu chuyện đời mình với cha mẹ - họ sẵn sàng nghe bạn nói," và "Đừng để các quy tắc xã hội và các quan niệm truyền thống về hôn nhân cản đường về nhà của con cái."
Thái độ đối với tình dục đồng giới tại Trung Quốc khá đa dạng và những lời bình luận về video này đã thể hiện điều đó.
Một số người nhiệt thành ủng hộ, những người khác thì không. "Một số người nói gay (đồng giới nam) và lesbian (đồng giới nữ) là ổn, là bình thường. Thế quý vị nghĩ sao nếu như con trai hoặc con gái CỦA MÌNH như vậy?" một lời bình viết. "Tại sao họ lại sợ quan hệ xã hội với phụ nữ? Họ không phân biệt được tình huynh đệ với tình yêu à?" một người khác nói.
141215125555_girls_lesbian_love_homosexual_640x360_thinkstock_nocredit.jpg
Các xã hội Á Đông thường có quan điểm khắt khe trong vấn đề tình dục đồng tính Một trong những người đứng đằng sau video này là A Thương (tức anh Thương), người điều hành chi nhánh ở Quảng Châu của tổ chức phi lợi nhuận PFLAG.
Tổ chức này khởi đầu hoạt động ở Hoa Kỳ và vận động cho sự hòa nhập xã hội của tất cả mọi người, không phân biệt khuynh hướng tình dục, thân phận giới tính hay biểu hiện giới tính.
A Thương nói với BBC Trending: "Mẹ tôi qua đời hồi 2006 và tôi đã không bao giờ có cơ hội để nói với bà. [Tôi] rất buồn về việc này."
Hai năm sau, anh quyết định nói cho cha và mẹ kế biết mình là gay. Anh mời họ tới, giải thích rằng anh không có bạn gái và vì sao anh không về nhà vào dịp Tết.
"Cuối cùng, tôi nói 'Cha và dì có hỏi con điều gì không?' [Cha tôi] chỉ hỏi một câu 'Ai sẽ chăm sóc con khi con về già?'."
"Tôi nói, 'Con sẽ có bạn bè và con đang dành dụm tiền bạc cho tuổi già'."
Tuy Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao trên internet, nhưng A Thương nói truyền thông xã hội đã khiến những ai sống trong Trung Quốc có sân chơi để thảo luận về các vấn đề liên quan tới tình dục đồng tính.
Anh nói với BBC Trending rằng QQ, trang mạng xã hội Trung Quốc, nơi video Về nhà được đăng lên, ban đầu nói họ không thể để nó lên trang chính, bởi nó có thông điệp cổ súy cho gay.
Tuy nhiên, sau vài ngày, đoạn video cho thấy nó được quan tâm cực nhiều, khiến trang mạng này đưa nó ra phần trang chính.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top