Không chỉ bị nghi ngờ là người "bật đèn xanh" cho hành vi tham nhũng bằng những phiếu xét nghiệm huyết học, người đàn ông này còn bị nhân viên cấp dưới tố có cách hành xử "đầu đường xó chợ" với đồng nghiệp. Phải chăng đến lúc này, bộ mặt thật của "bố già" lộng hành suốt một thời gian dài ở bệnh viện cấp huyện này mới được phơi bày?
Lúc chúng tôi đang nói chuyện với kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh, thì một nữ nhân viên mặc áo blu trắng kéo tay tôi ra hành lang bệnh viện thì thầm: "Chúng tôi làm việc ở đây khổ lắm các chú à. Tết Nguyên đán năm vừa rồi, trong khi các bệnh viện khác được thêm tháng lương thứ 13 và tiền thưởng thì một cái kẹo mút cho con chúng tôi cũng không có. Mỗi khi họp giao ban, những người không nằm trong "đường dây" của giám đốc hễ mở miệng về việc xét nghiệm lại bị chửi mắng. Năm trước, vì một lý do hết sức vớ vẩn, giám đốc bệnh viện còn “xịt” lốp xe của nhân viên".
Được biết, trước đây, bãi đỗ xe của bệnh viện Đa khoa Hoài Đức rất lớn. Bỗng một ngày, ông Nguyễn Trí Liêm quyết định cắt nửa diện tích khu đỗ xe để cho cửa hàng ăn uống thuê lại. Lúc này, bãi để xe bị cắt xén trở nên rất chật chội, nhiều nhân viên phải để xe trước cửa hàng ăn uống vừa xây. Thấy vậy, ông Liêm đã "đích thân" xuống “xịt” lốp xe của các nhân viên thuộc cấp 2 lần. "Lần đầu tiên, ông ấy “xịt” lốp 18 cái xe. Trong đó, có xe của cô nhân viên mang bầu, "bụng vượt mặt". Để về nhà, cô này phải rất khốn khổ đẩy xe ra tận ngoài đường lớn mới bơm được. Mấy hôm sau, sự việc này lại xảy ra lần thứ hai".
Cửa hàng bán thuốc và vật tư y tế của vợ chồng giám đốc Nguyễn Trí Liêm.
Giám đốc hành xử như “xã hội đen”
Chưa dừng lại ở đó, dường như cho hả cơn bực tức và "xả" đi những ngày tháng chịu sự o ép, nữ nhân viên này còn tiếp tục "tố" ông Liêm có cách đối xử theo kiểu "xã hội đen" với nhân viên thuộc cấp: "Trước khi có đợt bầu vào đảng ủy, ông Liêm biết chắc mình sẽ không thể "qua ải". Ngay lúc đó, ông ta dùng lời ngon ngọt nhờ người này, người khác bỏ phiếu cho mình. Sau khi lên giám đốc, người đàn ông này liền trở mặt, chửi mắng hết tất cả những người mà trước đây đã từng bỏ phiếu, giúp đỡ mình. Thậm chí, anh chủ tịch công đoàn hiền lành là thế còn phát khùng và "bật" lại lời nói của ông Liêm rằng: "Từ trước đến nay, bố mẹ chưa bao giờ chửi mắng tôi nặng lời như vậy. Nhà nước trả lương cho tôi, chứ không phải ông trả mà có thể xúc phạm người khác như vậy".
Lên "phác đồ" dùng người thân để rút ruột bảo hiểm y tế (?!)
Theo lời chị Nguyệt, để dễ dàng cho việc làm sai trái của mình, ông Liêm đã "bày binh bố trận", bố trí các vị trí quan trọng trong bệnh viện cho các cháu ruột của mình "án ngữ". Bệnh viện đa khoa Hoài Đức được coi là "gia đình nhỏ" của ông Nguyễn Trí Liêm. Bởi cả thủ kho, văn thư, kế toán... đều là cháu ruột của Giám đốc.
Nói về kỹ năng "rửa" tiền bảo hiểm y tế, chị Nguyệt đã giải thích với chúng tôi rằng, đầu tiên, ông Liêm "ra lệnh" bệnh nhân nào đến đây, dù bệnh nặng hay nhẹ, các bác sĩ cũng yêu cầu đi xét nghiệm huyết học, sinh hoá. Đây rõ ràng là việc lạm dụng xét nghiệm.
Tất nhiên, số bệnh nhân bảo hiểm y tế xét nghiệm càng nhiều thì bệnh viện sẽ "rút ruột" tiền bảo hiểm y tế càng lớn. Thậm chí, trong cuộc họp giao ban, ông Liêm luôn miệng yêu cầu các bác sĩ khi tiếp nhận bệnh nhân phải chỉ dẫn tận tình cho họ đi xét nghiệm huyết học, sinh hóa ngay. Nếu ai làm trái, sẽ bị nêu tên trong cuộc họp giao ban. Điều này cả bệnh viện ai ai cũng đều biết cả. "Tuy nhiên, một điều chính chúng tôi và các nhân viên xét nghiệm cũng không thể hiểu được, vậy khi "nhân bản" phiếu xét nghiệm vô tội vạ thì hóa chất thừa, ông giám đốc sẽ tuồn đi đâu? Có lẽ, vấn đề này chỉ có người cháu ruột của Giám đốc là thủ kho mới biết được", chị Nguyệt nói.
Đổi trắng thay đen và sự thật của tội ác
Theo tiết lộ của chị Nguyệt, những kết quả xét nghiệm quan trọng như vậy cũng bị các nhân viên khoa Xét nghiệm "đổi trắng thay đen". Đây quả thật là việc làm tàn nhẫn trên mức nguy hiểm. "Một bản xét nghiệm sinh hóa, nước tiểu có giá 200 ngàn đồng/lần, phải 2 tiếng đồng hồ mới cho ra kết quả. Tuy nhiên, thực tế tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức, chỉ với một chiếc máy xét nghiệm mà mỗi ngày 200-300 kết quả "ra đời" thì đúng là chuyện của "siêu nhân".
Bởi vì, mỗi ngày bà trưởng khoa Xét nghiệm Vương Kim Thành chỉ phân công một người làm công việc này. Một điểm khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ, trước đây, bà Thành kiêm nhiệm thêm việc siêu âm, tuy nhiên, sau khi có thêm 3 máy được "mượn" từ công ty dược, người này lập tức chuyển sang kiêm xét nghiệm. Phải chăng có việc gì mờ ám ở đây", chị Nguyệt đặt nghi vấn.
Theo tìm hiểu của PV, cứ đến cuối tháng, các nhân viên của khoa Xét nghiệm lại hân hoan vì được nhận tiền "phần trăm" của hãng hóa chất. Bởi càng dùng hết nhiều hóa chất, bệnh viện lại được hãng thưởng nhiều. Tuy nhiên, có một điểm chúng tôi cảm thấy cực kỳ mâu thuẫn, việc photocopy phiếu xét nghiệm chắc chắn sẽ khiến lượng hóa chất thừa rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi tháng, hãng hóa chất vẫn chuyển tiền về bệnh viện Hoài Đức để họ chia nhau. Vậy, số hóa chất thừa kia đã biến đi đâu.
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết, vợ chồng ông Liêm có hai cửa hàng bán thuốc và vật tư y tế ở gần nhà riêng của họ. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu số hoá chất kia có gì liên quan đến hai cửa hàng ấy (?). Theo chị Nguyệt, mỗi tháng, chị cũng được chia cho phòng bì tiền phần trăm hoá chất. Bởi dùng hết mỗi hộp hóa chất bệnh viện sẽ được hãng "lại quả" 70 ngàn đồng. Tất cả những câu hỏi nghi vấn này xin được chuyển đến các cơ quan chức năng.
Văn Chương - Trinh Phúc
Kỳ 4: Phiếu xét nghiệm 'ma' và nỗi kinh hoàng của bệnh nhân
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Lúc chúng tôi đang nói chuyện với kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh, thì một nữ nhân viên mặc áo blu trắng kéo tay tôi ra hành lang bệnh viện thì thầm: "Chúng tôi làm việc ở đây khổ lắm các chú à. Tết Nguyên đán năm vừa rồi, trong khi các bệnh viện khác được thêm tháng lương thứ 13 và tiền thưởng thì một cái kẹo mút cho con chúng tôi cũng không có. Mỗi khi họp giao ban, những người không nằm trong "đường dây" của giám đốc hễ mở miệng về việc xét nghiệm lại bị chửi mắng. Năm trước, vì một lý do hết sức vớ vẩn, giám đốc bệnh viện còn “xịt” lốp xe của nhân viên".
Được biết, trước đây, bãi đỗ xe của bệnh viện Đa khoa Hoài Đức rất lớn. Bỗng một ngày, ông Nguyễn Trí Liêm quyết định cắt nửa diện tích khu đỗ xe để cho cửa hàng ăn uống thuê lại. Lúc này, bãi để xe bị cắt xén trở nên rất chật chội, nhiều nhân viên phải để xe trước cửa hàng ăn uống vừa xây. Thấy vậy, ông Liêm đã "đích thân" xuống “xịt” lốp xe của các nhân viên thuộc cấp 2 lần. "Lần đầu tiên, ông ấy “xịt” lốp 18 cái xe. Trong đó, có xe của cô nhân viên mang bầu, "bụng vượt mặt". Để về nhà, cô này phải rất khốn khổ đẩy xe ra tận ngoài đường lớn mới bơm được. Mấy hôm sau, sự việc này lại xảy ra lần thứ hai".
Cửa hàng bán thuốc và vật tư y tế của vợ chồng giám đốc Nguyễn Trí Liêm.
Giám đốc hành xử như “xã hội đen”
Chưa dừng lại ở đó, dường như cho hả cơn bực tức và "xả" đi những ngày tháng chịu sự o ép, nữ nhân viên này còn tiếp tục "tố" ông Liêm có cách đối xử theo kiểu "xã hội đen" với nhân viên thuộc cấp: "Trước khi có đợt bầu vào đảng ủy, ông Liêm biết chắc mình sẽ không thể "qua ải". Ngay lúc đó, ông ta dùng lời ngon ngọt nhờ người này, người khác bỏ phiếu cho mình. Sau khi lên giám đốc, người đàn ông này liền trở mặt, chửi mắng hết tất cả những người mà trước đây đã từng bỏ phiếu, giúp đỡ mình. Thậm chí, anh chủ tịch công đoàn hiền lành là thế còn phát khùng và "bật" lại lời nói của ông Liêm rằng: "Từ trước đến nay, bố mẹ chưa bao giờ chửi mắng tôi nặng lời như vậy. Nhà nước trả lương cho tôi, chứ không phải ông trả mà có thể xúc phạm người khác như vậy".
Lên "phác đồ" dùng người thân để rút ruột bảo hiểm y tế (?!)
Theo lời chị Nguyệt, để dễ dàng cho việc làm sai trái của mình, ông Liêm đã "bày binh bố trận", bố trí các vị trí quan trọng trong bệnh viện cho các cháu ruột của mình "án ngữ". Bệnh viện đa khoa Hoài Đức được coi là "gia đình nhỏ" của ông Nguyễn Trí Liêm. Bởi cả thủ kho, văn thư, kế toán... đều là cháu ruột của Giám đốc.
Nói về kỹ năng "rửa" tiền bảo hiểm y tế, chị Nguyệt đã giải thích với chúng tôi rằng, đầu tiên, ông Liêm "ra lệnh" bệnh nhân nào đến đây, dù bệnh nặng hay nhẹ, các bác sĩ cũng yêu cầu đi xét nghiệm huyết học, sinh hoá. Đây rõ ràng là việc lạm dụng xét nghiệm.
Tất nhiên, số bệnh nhân bảo hiểm y tế xét nghiệm càng nhiều thì bệnh viện sẽ "rút ruột" tiền bảo hiểm y tế càng lớn. Thậm chí, trong cuộc họp giao ban, ông Liêm luôn miệng yêu cầu các bác sĩ khi tiếp nhận bệnh nhân phải chỉ dẫn tận tình cho họ đi xét nghiệm huyết học, sinh hóa ngay. Nếu ai làm trái, sẽ bị nêu tên trong cuộc họp giao ban. Điều này cả bệnh viện ai ai cũng đều biết cả. "Tuy nhiên, một điều chính chúng tôi và các nhân viên xét nghiệm cũng không thể hiểu được, vậy khi "nhân bản" phiếu xét nghiệm vô tội vạ thì hóa chất thừa, ông giám đốc sẽ tuồn đi đâu? Có lẽ, vấn đề này chỉ có người cháu ruột của Giám đốc là thủ kho mới biết được", chị Nguyệt nói.
Đổi trắng thay đen và sự thật của tội ác
Theo tiết lộ của chị Nguyệt, những kết quả xét nghiệm quan trọng như vậy cũng bị các nhân viên khoa Xét nghiệm "đổi trắng thay đen". Đây quả thật là việc làm tàn nhẫn trên mức nguy hiểm. "Một bản xét nghiệm sinh hóa, nước tiểu có giá 200 ngàn đồng/lần, phải 2 tiếng đồng hồ mới cho ra kết quả. Tuy nhiên, thực tế tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức, chỉ với một chiếc máy xét nghiệm mà mỗi ngày 200-300 kết quả "ra đời" thì đúng là chuyện của "siêu nhân".
Bởi vì, mỗi ngày bà trưởng khoa Xét nghiệm Vương Kim Thành chỉ phân công một người làm công việc này. Một điểm khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ, trước đây, bà Thành kiêm nhiệm thêm việc siêu âm, tuy nhiên, sau khi có thêm 3 máy được "mượn" từ công ty dược, người này lập tức chuyển sang kiêm xét nghiệm. Phải chăng có việc gì mờ ám ở đây", chị Nguyệt đặt nghi vấn.
Theo tìm hiểu của PV, cứ đến cuối tháng, các nhân viên của khoa Xét nghiệm lại hân hoan vì được nhận tiền "phần trăm" của hãng hóa chất. Bởi càng dùng hết nhiều hóa chất, bệnh viện lại được hãng thưởng nhiều. Tuy nhiên, có một điểm chúng tôi cảm thấy cực kỳ mâu thuẫn, việc photocopy phiếu xét nghiệm chắc chắn sẽ khiến lượng hóa chất thừa rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi tháng, hãng hóa chất vẫn chuyển tiền về bệnh viện Hoài Đức để họ chia nhau. Vậy, số hóa chất thừa kia đã biến đi đâu.
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết, vợ chồng ông Liêm có hai cửa hàng bán thuốc và vật tư y tế ở gần nhà riêng của họ. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu số hoá chất kia có gì liên quan đến hai cửa hàng ấy (?). Theo chị Nguyệt, mỗi tháng, chị cũng được chia cho phòng bì tiền phần trăm hoá chất. Bởi dùng hết mỗi hộp hóa chất bệnh viện sẽ được hãng "lại quả" 70 ngàn đồng. Tất cả những câu hỏi nghi vấn này xin được chuyển đến các cơ quan chức năng.
Văn Chương - Trinh Phúc
Kỳ 4: Phiếu xét nghiệm 'ma' và nỗi kinh hoàng của bệnh nhân
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn