T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Blogger Điếu Cày là một trong những người được nhắc tới trong báo cáo 42 trang
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam vừa đưa ra danh sách 32 công dân mạng bị tạm giữ hay tù đày và kêu gọi thả họ vô điều kiện.
Ủy ban này, vốn là thành viên của Hiệp hội Quyền con Người Quốc tế, nói án tù cho những người dùng mạng internet để bảy tỏ chính kiến ở mức từ hai tới 16 năm tù giam.
Họ nói chỉ riêng từ tháng 1/2012 tới tháng 1/2013, 22 blogger và công dân mạng đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế.
Đặc biệt trong phiên tòa hôm 9/1/2013, 13 người đã bị kết án cả thảy hơn 100 năm "chỉ vì thực hiện [quyền] tự do biểu đạt một cách hòa bình".
Trong báo cáo hơn 40 trang mang tên 'Blogger và công dân mạng bị giam giữ: Hạn chế tự do Internet ở Việt Nam', Ủy ban nói Việt Nam đã không tôn trọng cam kết họ đưa ra với cộng đồng quốc tế về đảm bảo tự do ngôn luận cho công dân của chính mình.
Mặc dù Hà Nội luôn nói rằng họ chỉ bắt những người vi phạm luật pháp, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dẫn tuyên bố của Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Võ đoán hồi tháng Tám năm 2012 nói 'ngay cả khi việc giam giữ phù hợp với luật lệ quốc gia, Nhóm Làm việc phải đảm bảo rằng nó cũng phù hợp với các điều khoản có liên quan của luật quốc tế".
Ủy ban nhắc lại rằng hồi năm 2009 Việt Nam đã chấp nhận khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc về chuyện các thành viên cần "hoàn toàn đảm bảo quyền nhận, tìm kiếm và phát tán thông tin và ý tưởng phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự."
Mặc dù vậy báo cáo vừa ra dẫn lời Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Navi Pillay nói hôm 25/9/2012 theo sau bản án tổng cộng 26 năm tù và 13 năm quản chế cho các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Điếu Cày:
"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."
Blogger Điếu Cày, người bị mức án 12 năm tù giam và năm năm quản chế, cũng từng được Tổng thống Barack Obama nhắc tới khi nói về tự do ngôn luận.
Trong danh sách 32 blogger và công dân mạng mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đưa ra có một số tên tuổi ít được nhắc tới như Lô Thanh Thảo, người bị bắt ở Sài Gòn khi phỏng vấn nông dân biểu tình qua Skype hồi năm 2012 hay Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, tác giả của một số bài báo kêu gọi đa đảng bị bắt ở Hà Nội hồi năm 2011.
Ủy ban cũng kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng sức ép đối với Việt Nam và coi cải thiện nhân quyền là điều kiện để có quan hệ gần gũi hơn.
Theo báo cáo, số người dùng internet ở Việt Nam đã tăng đột biến từ hai triệu hồi năm 2000 tới 31 triệu ở mức hiện nay.
Mặc dù Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phát triển kinh tế nhưng chính quyền cũng tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng toàn cầu để nói lên tiếng nói của họ, Ủy ban nói.
Theo BBC Vietnamese
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam vừa đưa ra danh sách 32 công dân mạng bị tạm giữ hay tù đày và kêu gọi thả họ vô điều kiện.
Ủy ban này, vốn là thành viên của Hiệp hội Quyền con Người Quốc tế, nói án tù cho những người dùng mạng internet để bảy tỏ chính kiến ở mức từ hai tới 16 năm tù giam.
Họ nói chỉ riêng từ tháng 1/2012 tới tháng 1/2013, 22 blogger và công dân mạng đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế.
Đặc biệt trong phiên tòa hôm 9/1/2013, 13 người đã bị kết án cả thảy hơn 100 năm "chỉ vì thực hiện [quyền] tự do biểu đạt một cách hòa bình".
Trong báo cáo hơn 40 trang mang tên 'Blogger và công dân mạng bị giam giữ: Hạn chế tự do Internet ở Việt Nam', Ủy ban nói Việt Nam đã không tôn trọng cam kết họ đưa ra với cộng đồng quốc tế về đảm bảo tự do ngôn luận cho công dân của chính mình.
Mặc dù Hà Nội luôn nói rằng họ chỉ bắt những người vi phạm luật pháp, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dẫn tuyên bố của Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Võ đoán hồi tháng Tám năm 2012 nói 'ngay cả khi việc giam giữ phù hợp với luật lệ quốc gia, Nhóm Làm việc phải đảm bảo rằng nó cũng phù hợp với các điều khoản có liên quan của luật quốc tế".
Ủy ban nhắc lại rằng hồi năm 2009 Việt Nam đã chấp nhận khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc về chuyện các thành viên cần "hoàn toàn đảm bảo quyền nhận, tìm kiếm và phát tán thông tin và ý tưởng phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự."
Mặc dù vậy báo cáo vừa ra dẫn lời Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Navi Pillay nói hôm 25/9/2012 theo sau bản án tổng cộng 26 năm tù và 13 năm quản chế cho các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Điếu Cày:
"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."
Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Navi Pillay
"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."
Blogger Điếu Cày, người bị mức án 12 năm tù giam và năm năm quản chế, cũng từng được Tổng thống Barack Obama nhắc tới khi nói về tự do ngôn luận.
Trong danh sách 32 blogger và công dân mạng mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đưa ra có một số tên tuổi ít được nhắc tới như Lô Thanh Thảo, người bị bắt ở Sài Gòn khi phỏng vấn nông dân biểu tình qua Skype hồi năm 2012 hay Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, tác giả của một số bài báo kêu gọi đa đảng bị bắt ở Hà Nội hồi năm 2011.
Ủy ban cũng kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng sức ép đối với Việt Nam và coi cải thiện nhân quyền là điều kiện để có quan hệ gần gũi hơn.
Theo báo cáo, số người dùng internet ở Việt Nam đã tăng đột biến từ hai triệu hồi năm 2000 tới 31 triệu ở mức hiện nay.
Mặc dù Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phát triển kinh tế nhưng chính quyền cũng tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng toàn cầu để nói lên tiếng nói của họ, Ủy ban nói.
Theo BBC Vietnamese