[h=2]Người nào sở hữu chiếc lưỡi đen, là sở hữu luôn “huyền năng” hút nọc rắn độc, cứu người thoát khỏi cảnh thập tử nhất sinh.[/h]
Néang Hươn, truyền nhân đời thứ 4 của dòng tộc lưỡi đen và con gái Néang Nam
Sóc Cây Khoa dưới chân núi Num Son nằm giữa vùng Thất Sơn (An Giang) lung linh màu sắc huyền thoại, có gia tộc Khmer hết sức đặc biệt: Mỗi một thế hệ xuất hiện một người có lưỡi đen.
Gia tộc lưỡi đen
Trong ký ức tuổi thơ, tôi từng được nghe kể về những người Khmer vùng Thất Sơn có lưỡi đen sở hữu nhiều khả năng rất đặc biệt. Và trong vô vàn khả năng hơn người đó, người lưỡi đen có “huyền năng” khống chế nọc rắn độc. Sau này có dịp đi về miền Tây công tác, tôi có tranh thủ tìm hiểu về thầy rắn lưỡi đen như thông tin truyền tai của bà con vùng Bảy Núi.
Nhưng người thì bảo thầy đang ở giữa núi rừng xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên, An Giang), rồi có người chỉ, đó là ông thầy ở xã Ba Chúc, dưới chân núi Dài (huyện Tri Tôn, An Giang)... Hàng trăm lời kể, hàng ngàn chỉ dẫn, nhưng lần đi tìm nào tôi cũng trở về với sự thất vọng. Thế rồi, mới đây có dịp về miền Tây, tình cờ gặp được nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Nhậm, quê ở Thất Sơn, nhắc lại chuyện người lưỡi đen, anh Nhậm đã làm tôi giật mình với câu nói như đinh đóng cột: “Không chỉ có một người mà có nguyên cả gia tộc lưỡi đen”.
Vừa nghe xong, máu nghề nổi lên, tôi kèo nài bằng được nghệ sĩ Nguyễn Nhậm đưa đường dẫn lối. Sau nhiều giờ len lỏi theo những cung đường rừng loằng ngoằng dưới chân núi Num Son, chúng tôi đặt chân đến cơ ngơi của người đang sở hữu chiếc lưỡi đen.
Đó là căn nhà nho nhỏ nằm sâu trong sóc Cây Khoa (xã An Cư, Tịnh Biên). Ông tên thật là Chau Phonl. Áo sơ mi, quần tây đơn giản khác hẳn mọi hình dung trước đây về một ông thầy rắn kỳ bí với đầu chít khăn rằng, râu tóc bạc phơ… Ông Phonl có nước da đen bóng đặc trưng của tộc người Khmer, cộng với lông ngực, lông tay rậm rạp ló ra cổ áo và tay áo, có phần mạnh mẽ càng khiến cho ông Phonl trở nên đặc biệt trong mắt người đối diện ngay cái nhìn đầu tiên.
Tuy nhiên, trái với hình thức bụi bặm, ông Phonl rất lành tính, thậm chí còn rất nhạy cười sau mỗi câu nói. Nghe tôi đề cập đến chuyện lưỡi đen, ông Phonl vui vẻ thè cái lưỡi ra cho chúng tôi nhìn tận mắt. Vừa thấy lưỡi của ông Phonl, ngay lập tức toàn thân tôi một cảm giác lạ ập xuống và nhanh chóng lan nhanh ra . Thú thật, tôi chỉ có thể ghi hình lại, chớ không sao diễn tả hết cái lạ lẫm, độc đáo của chiếc lưỡi đen này. Không nổi bật như màu sắc đậm đà của những vết “bớt” ngoài da như chúng ta thường thấy, sắc đen ở đây là vệt màu có sắc tố đậm ẩn sâu trong thớ thịt, nhìn ban đầu chỉ hơi xám đen chạy dọc 2 bên cánh lưỡi. “Ngay lúc sinh ra là ông đã có lưỡi đen?”, tôi tò mò hỏi. “Không, đến năm 10 tuổi mới xuất hiện”, ông Phonl trả lời. “Lúc đầu chỉ có màu đen nhạt, sau trị được nhiều bệnh, màu đen ngày càng đậm lên”, ông nói. Thì ra, cái lưỡi đen này còn có “huyền năng” trị bệnh… hiểm.
Nhưng đó là chuyện của sau này. Bởi trước mắt, tôi như bị hút theo câu chuyện kỳ lạ của chiếc lưỡi đen.“Lúc 10 tuổi, trong lần soi gương tôi thấy lưỡi mình có 2 vệt màu đen chạy dọc 2 bên cánh lưỡi. Tưởng là do ăn trái ô môi mà rửa chưa sạch nên tôi ra suối cọ rửa. Nhưng quái lạ, càng rửa, màu đen càng đậm lên. Sợ quá, tôi chạy về hỏi ba.
Xem xong, ba tôi mừng chảy nước mắt: “Vậy là dòng tộc ta đã có hậu duệ và con sẽ là truyền nhân đời thứ 3 của dòng họ lưỡi đen”. Giọng ông Phonl trở nên sôi nổi: “Khi tôi hỏi truyền nhân là gì, ba lôi tôi vào nhà rồi nói nhỏ. Gia tộc của mình được “ban” cho sở hữu chiếc lưỡi đen để trị bệnh cứu người, từ nay ba sẽ truyền nghề cho con”.
Theo lời ông Phonl, mỗi thế hệ trong gia tộc của ông chỉ có một người sở hữu chiếc lưỡi đen, nhưng thường rơi vào người con trai cả. Tuy nhiên đến đời ông Phonl, câu chuyện về dòng tộc lưỡi đen tưởng chừng như kết thúc, khi người con đầu lòng của ông là một cô gái: Néang Hươn. Tuy nhiên đến năm Néang Hươn lên 10, câu chuyện lại kết thúc có hậu khi ông Phonl phát hiện lưỡi của con gái bắt đầu xuất hiện vài vết đen. Hiện con của Néang Hươn là Néang Nam chưa đầy 10 tuổi, tức quá sớm để xác định chuyện lưỡi đen, nhưng nếu có thì nhiều khả năng cô con gái đầu lòng của Néang Hươn sẽ là truyền nhân đời thứ 5. Và câu chuyện về người lưỡi đen lại chuyển sang hướng mới: không “độc quyền” mà cân bằng, hài hòa âm-dương, giới tính trong gia tộc.
Thầy thuốc rắn lưỡi đen Chau Phonl
Khả năng hút nọc rắn
Vùng đất Thất Sơn tự ngàn xưa đã nổi tiếng với những loài rắn cực độc. Từ vùng núi Dài đến núi Cấm, sang tận miệt Cô Tô, Bà Đội… hễ ai bất cẩn khi lên núi hay vào rừng chặt củi, hái trái là dễ bị rắn bồ cạp, hổ mây, mái gầm hay rắn lục đuôi đỏ… tấn công. Và hầu hết các nạn nhân này xem như cầm chắc cái chết. Người ta cũng chẳng biết miệt Thất Sơn có bao nhiêu loài rắn độc, thế nhưng, thực tế là những loài rắn nào được mệnh danh là độc ở đất nước Việt Nam thì đều có mặt ở Thất Sơn.
Và như một quy luật, nơi nào có nhiều rắn độc thì y như rằng, nơi đó có những ông thầy rắn đại tài. Theo truyền thuyết của đồng bào Khmer, người sở hữu chiếc lưỡi đen là người có kỳ tài trị rắn độc.
Sãi cả Chau Sóc Khonl - trụ trì chùa Rô (sóc Cây Khoa, xã An Cư) - cho biết: Theo giáo lý nhà Phật, rắn là 1 trong 10 con vật mà người tu hành cũng như phật tử tuyệt đối phải tránh xa vì tính độc hại của nó. Và theo lưu truyền trong dân gian chỉ có người sở hữu chiếc lưỡi đen mới có khả năng khắc tinh với loài rắn.
Sãi cả khẳng định: “Mà không chỉ trong truyền thuyết, trên thực tế, ông Phonl trị rắn cắn rất tài. Mấy chục năm nay, ai bị rắn cắn cũng đều được ông trị hết”. Ông Nguyễn Văn Nhậm - nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã An Phú, (huyện Tịnh Biên), địa phương giáp ranh với xã An Cư - xác nhận với chúng tôi: “Không chỉ nghe, thấy mà bản thân tôi còn nhiều lần chở người bị rắn cắn đến nhờ ông Phonl cứu sống trong tình trạng thập tử nhất sinh”.
Và có những lần ông Phonl cứu người rất ngoạn mục. Đã 2 tháng trôi qua, nhưng người dân ở xã An Cư vẫn nhớ như in pha cứu người của thầy thuốc rắn lưỡi đen. Lúc đó khoảng 8 giờ sáng, anh Chau Kol, (SN 1986, ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư) đang cắt cỏ nuôi bò thì bị rắn chàm quạp cắn vào cổ chân. Dù bình tĩnh rút khăn choàng trên đầu cột chặt bắp chân để ngăn nọc, nhưng do nọc quá mạnh, bàn chân anh Kol đã tím tái, rồi anh bất tỉnh. Gia đình đưa đến nhà ông Phonl, hôm đó ông Phonl lại bận việc xa, nên nghe tin báo phải mất hơn một giờ đồng hồ sau mới về tới. Lúc này sức khỏe anh Kol rất xấu.
Sau khi xem vết thương, ông Phonl dùng lưỡi đen hút nọc độc. “Như phép lạ, cơ thể tươi tỉnh trở lại, tôi nhìn xuống, bàn chân tôi không còn màu đen ngòm của máu bầm nữa. Sau khi uống nước từ cây ngãi móc do chính tay ông Phonl làm ra, tôi tỉnh hẳn, rồi quay về nhà cắt tiếp phần cỏ còn lại cho đủ đôi bò ăn”, anh Kol hào hứng kể lại.
Không chỉ có tài, mà ông còn tốt bụng, hễ nghe có người bị rắn cắn là ông chuẩn bị tư thế, chẳng khác chi mấy bác sĩ đón bệnh nhân cấp cứu. Thậm chí, nếu biết gia đình nạn nhân đơn chiếc, khó khăn, ông chủ động đi đến tận nơi chữa giúp. Anh Chau Khanh - phó ban tự quản ấp Vĩnh Thượng (xã An Cư) - nhớ lại: “Lúc trước tui cũng từng bị con rắn hổ chuối cắn, biết gia đình chỉ còn có mẹ già nên khi được tin, anh Phonl phóng xe đến tận nhà chữa cho”. Tuy nhiên, điều khiến cho nhiều ân nhân thêm kính nể ông Phonl chính là tấm lòng “thi ân bất cầu báo”- giúp người vô tư không cần nhận báo đáp, dù đó là món quà mọn. Bởi theo ông Phonl, sau khi được cứu sống, nhiều người mang quà đến gọi là tri ân, khi thì nải chuối, lúc con gà… nhưng lần nào ông cũng nhất quyết không nhận.
Bí ẩn lưỡi đen
Bây giờ ông Phonl đã trở thành thầy thuốc chuyên trị rắn độc nức tiếng khắp vùng Thất Sơn, ông cười hiền nói: “Cái lưỡi đen chỉ giúp hút được nọc rắn độc nếu được truyền nghề và luyện tập, còn để trị dứt, phải có thêm thuốc bí truyền do cha ông để lại”.
Sau khi phát hiện ông Phonl có lưỡi đen, ông Chau Cuôl tìm mọi cách để truyền nghề trị rắn độc cắn cho con. Ông Phonl nhớ lại, “Ngoài việc dạy cách trồng, chế biến củ cây ngãi móc (gọi theo cách nói của người Việt do củ có hình móc câu), một loại ngãi đặc hữu của vùng núi Num Sơn có tác dụng chuyên trị rắn độc, ba tui đặc biệt chỉ dạy cách hút nộc rắn”.
Giọng ông Phonl trở nên hào hứng: “Bí quyết ở đây là cách đặt lưỡi lên vị trí từng loại vết thương, cách nút độc tương ứng với từng loài rắn. Và quan trọng hơn hết là cách nhận diện dấu cắn để đoán đúng tên rắn. Như, người bị rắn hổ cắn thường bị lạnh, còn nếu bị rắn lục cắn, vết thương nổi bầm”. Tuy nhiên theo ông Phonl, có điều rất đặc biệt mà ông không sao lý giải được là phải đợi đến khi thế hệ đi trước khuất núi thì chiếc lưỡi đen của người thế hệ sau mới phát huy tác dụng.
“Hồi cha tôi còn sống, tôi đã nhiều lần lén hút nọc những người bị rắn cắn (không thuộc rắn độc), dù làm đúng theo bài bản đã được dạy, nhưng không lần nào đạt được hiệu quả. Thế nhưng ngay sau khi cha tôi mất, lập tức tôi có “huyền năng” trị được rắn cắn”, ông cho biết.
Và bệnh nhân đầu tiên trong đời thầy thuốc rắn của ông chính là con của ông.“Tui nhớ lúc đó đâu khoảng hai mấy tuổi, cha tôi vừa mất, tự dưng thằng con trai trong nhà đang chơi với mấy đứa nhỏ trong sóc bị con rắn hổ cắn. Đem bài bản của cha truyền lại ra trị, nó hết bệnh tức khắc”, ông kể.
Nói về bí quyết trị nọc rắn, ông bảo “Khi người bị rắn cắn tới, tôi phải bắt mạch coi nọc nó chạy tới đâu rồi đưa lưỡi đen lên ngay chỗ rắn cắn hút. Nọc rắn tự nhiên sẽ chạy gom về. Khi chạm vào lưỡi đen sẽ tự đông lại để mình nhổ ra. Cứ vậy hút đến khi nào không còn cảm nhận chất nhớt của độc thì chuyển sang dùng ngãi.
Nếu bệnh nặng thì đâm ngãi vắt nước uống ngay, xác đắp lên trên vết thương”. Cứ thế suốt gần 30 năm qua, ông Phonl đã giúp trên 200 người thoát khỏi cái chết vì nọc rắn độc. Chỉ duy nhất một lần, một người đã tử vong vì thân nhân của người bị rắn cắn không làm đúng theo lời dặn. Đã hơn 2 năm trôi qua, nhưng vừa nghe tôi hỏi, đôi mắt ông Phonl như đỏ hoe: “Ông tên là Sáu ở thị trấn Nhà Bàn (Tịnh Biên, An Giang) bị rắn chàm quạp cắn. Gia đình chở ổng vô gặp tui. Do thời gian cắn đã lâu nên sau khi hút độc rồi cho uống ngãi, tôi dặn gia đình ngày mai đưa vào trị thêm lần nữa. Nhưng thấy hết đau nhức, ông Sáu chủ quan hôm sau không trở lại, đến ngày thứ 3 thì chết”.
Sau những lúc giúp người mà không cần báo đáp, ông lại trở về cuộc sống của một nông dân thanh bần với thu nhập chính từ chục công ruộng ruộng lúa trên và mấy con bò “cu”, loài bò đặc hữu của vùng Thất Sơn được dùng để đua trong các lễ hội đua bò. Vì với ông “Mỗi lần cứu người là một lần tích đức”. Làm điều thiện sẽ giúp con người sống thanh thản, hạnh phúc và nghiệp làm thầy rắn cứu người bằng cái lưỡi đen kỳ diệu chính nhờ ơn trời ban xuống gia tộc”. Và hơn thế nữa, ông muốn qua việc làm này góp thêm tiếng nói để nhắc nhở con cháu trong nhà, trong phum sóc về đạo đức, tình người. “Trời cho mình cái lưỡi đen cứu người thì đừng lấy nó mà làm giàu, thất đức lắm. Trị người ta hết bệnh là cái đức của tổ tiên để lại và tích đức cho con cháu”, ông Phonl đã nói như vậy trước khi tiễn tôi ra về.
HuynhLong
Néang Hươn, truyền nhân đời thứ 4 của dòng tộc lưỡi đen và con gái Néang Nam
Sóc Cây Khoa dưới chân núi Num Son nằm giữa vùng Thất Sơn (An Giang) lung linh màu sắc huyền thoại, có gia tộc Khmer hết sức đặc biệt: Mỗi một thế hệ xuất hiện một người có lưỡi đen.
Gia tộc lưỡi đen
Trong ký ức tuổi thơ, tôi từng được nghe kể về những người Khmer vùng Thất Sơn có lưỡi đen sở hữu nhiều khả năng rất đặc biệt. Và trong vô vàn khả năng hơn người đó, người lưỡi đen có “huyền năng” khống chế nọc rắn độc. Sau này có dịp đi về miền Tây công tác, tôi có tranh thủ tìm hiểu về thầy rắn lưỡi đen như thông tin truyền tai của bà con vùng Bảy Núi.
Nhưng người thì bảo thầy đang ở giữa núi rừng xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên, An Giang), rồi có người chỉ, đó là ông thầy ở xã Ba Chúc, dưới chân núi Dài (huyện Tri Tôn, An Giang)... Hàng trăm lời kể, hàng ngàn chỉ dẫn, nhưng lần đi tìm nào tôi cũng trở về với sự thất vọng. Thế rồi, mới đây có dịp về miền Tây, tình cờ gặp được nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Nhậm, quê ở Thất Sơn, nhắc lại chuyện người lưỡi đen, anh Nhậm đã làm tôi giật mình với câu nói như đinh đóng cột: “Không chỉ có một người mà có nguyên cả gia tộc lưỡi đen”.
Vừa nghe xong, máu nghề nổi lên, tôi kèo nài bằng được nghệ sĩ Nguyễn Nhậm đưa đường dẫn lối. Sau nhiều giờ len lỏi theo những cung đường rừng loằng ngoằng dưới chân núi Num Son, chúng tôi đặt chân đến cơ ngơi của người đang sở hữu chiếc lưỡi đen.
Đó là căn nhà nho nhỏ nằm sâu trong sóc Cây Khoa (xã An Cư, Tịnh Biên). Ông tên thật là Chau Phonl. Áo sơ mi, quần tây đơn giản khác hẳn mọi hình dung trước đây về một ông thầy rắn kỳ bí với đầu chít khăn rằng, râu tóc bạc phơ… Ông Phonl có nước da đen bóng đặc trưng của tộc người Khmer, cộng với lông ngực, lông tay rậm rạp ló ra cổ áo và tay áo, có phần mạnh mẽ càng khiến cho ông Phonl trở nên đặc biệt trong mắt người đối diện ngay cái nhìn đầu tiên.
Tuy nhiên, trái với hình thức bụi bặm, ông Phonl rất lành tính, thậm chí còn rất nhạy cười sau mỗi câu nói. Nghe tôi đề cập đến chuyện lưỡi đen, ông Phonl vui vẻ thè cái lưỡi ra cho chúng tôi nhìn tận mắt. Vừa thấy lưỡi của ông Phonl, ngay lập tức toàn thân tôi một cảm giác lạ ập xuống và nhanh chóng lan nhanh ra . Thú thật, tôi chỉ có thể ghi hình lại, chớ không sao diễn tả hết cái lạ lẫm, độc đáo của chiếc lưỡi đen này. Không nổi bật như màu sắc đậm đà của những vết “bớt” ngoài da như chúng ta thường thấy, sắc đen ở đây là vệt màu có sắc tố đậm ẩn sâu trong thớ thịt, nhìn ban đầu chỉ hơi xám đen chạy dọc 2 bên cánh lưỡi. “Ngay lúc sinh ra là ông đã có lưỡi đen?”, tôi tò mò hỏi. “Không, đến năm 10 tuổi mới xuất hiện”, ông Phonl trả lời. “Lúc đầu chỉ có màu đen nhạt, sau trị được nhiều bệnh, màu đen ngày càng đậm lên”, ông nói. Thì ra, cái lưỡi đen này còn có “huyền năng” trị bệnh… hiểm.
Nhưng đó là chuyện của sau này. Bởi trước mắt, tôi như bị hút theo câu chuyện kỳ lạ của chiếc lưỡi đen.“Lúc 10 tuổi, trong lần soi gương tôi thấy lưỡi mình có 2 vệt màu đen chạy dọc 2 bên cánh lưỡi. Tưởng là do ăn trái ô môi mà rửa chưa sạch nên tôi ra suối cọ rửa. Nhưng quái lạ, càng rửa, màu đen càng đậm lên. Sợ quá, tôi chạy về hỏi ba.
Xem xong, ba tôi mừng chảy nước mắt: “Vậy là dòng tộc ta đã có hậu duệ và con sẽ là truyền nhân đời thứ 3 của dòng họ lưỡi đen”. Giọng ông Phonl trở nên sôi nổi: “Khi tôi hỏi truyền nhân là gì, ba lôi tôi vào nhà rồi nói nhỏ. Gia tộc của mình được “ban” cho sở hữu chiếc lưỡi đen để trị bệnh cứu người, từ nay ba sẽ truyền nghề cho con”.
Theo lời ông Phonl, mỗi thế hệ trong gia tộc của ông chỉ có một người sở hữu chiếc lưỡi đen, nhưng thường rơi vào người con trai cả. Tuy nhiên đến đời ông Phonl, câu chuyện về dòng tộc lưỡi đen tưởng chừng như kết thúc, khi người con đầu lòng của ông là một cô gái: Néang Hươn. Tuy nhiên đến năm Néang Hươn lên 10, câu chuyện lại kết thúc có hậu khi ông Phonl phát hiện lưỡi của con gái bắt đầu xuất hiện vài vết đen. Hiện con của Néang Hươn là Néang Nam chưa đầy 10 tuổi, tức quá sớm để xác định chuyện lưỡi đen, nhưng nếu có thì nhiều khả năng cô con gái đầu lòng của Néang Hươn sẽ là truyền nhân đời thứ 5. Và câu chuyện về người lưỡi đen lại chuyển sang hướng mới: không “độc quyền” mà cân bằng, hài hòa âm-dương, giới tính trong gia tộc.
Thầy thuốc rắn lưỡi đen Chau Phonl
Khả năng hút nọc rắn
Vùng đất Thất Sơn tự ngàn xưa đã nổi tiếng với những loài rắn cực độc. Từ vùng núi Dài đến núi Cấm, sang tận miệt Cô Tô, Bà Đội… hễ ai bất cẩn khi lên núi hay vào rừng chặt củi, hái trái là dễ bị rắn bồ cạp, hổ mây, mái gầm hay rắn lục đuôi đỏ… tấn công. Và hầu hết các nạn nhân này xem như cầm chắc cái chết. Người ta cũng chẳng biết miệt Thất Sơn có bao nhiêu loài rắn độc, thế nhưng, thực tế là những loài rắn nào được mệnh danh là độc ở đất nước Việt Nam thì đều có mặt ở Thất Sơn.
Và như một quy luật, nơi nào có nhiều rắn độc thì y như rằng, nơi đó có những ông thầy rắn đại tài. Theo truyền thuyết của đồng bào Khmer, người sở hữu chiếc lưỡi đen là người có kỳ tài trị rắn độc.
Sãi cả Chau Sóc Khonl - trụ trì chùa Rô (sóc Cây Khoa, xã An Cư) - cho biết: Theo giáo lý nhà Phật, rắn là 1 trong 10 con vật mà người tu hành cũng như phật tử tuyệt đối phải tránh xa vì tính độc hại của nó. Và theo lưu truyền trong dân gian chỉ có người sở hữu chiếc lưỡi đen mới có khả năng khắc tinh với loài rắn.
Sãi cả khẳng định: “Mà không chỉ trong truyền thuyết, trên thực tế, ông Phonl trị rắn cắn rất tài. Mấy chục năm nay, ai bị rắn cắn cũng đều được ông trị hết”. Ông Nguyễn Văn Nhậm - nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã An Phú, (huyện Tịnh Biên), địa phương giáp ranh với xã An Cư - xác nhận với chúng tôi: “Không chỉ nghe, thấy mà bản thân tôi còn nhiều lần chở người bị rắn cắn đến nhờ ông Phonl cứu sống trong tình trạng thập tử nhất sinh”.
Và có những lần ông Phonl cứu người rất ngoạn mục. Đã 2 tháng trôi qua, nhưng người dân ở xã An Cư vẫn nhớ như in pha cứu người của thầy thuốc rắn lưỡi đen. Lúc đó khoảng 8 giờ sáng, anh Chau Kol, (SN 1986, ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư) đang cắt cỏ nuôi bò thì bị rắn chàm quạp cắn vào cổ chân. Dù bình tĩnh rút khăn choàng trên đầu cột chặt bắp chân để ngăn nọc, nhưng do nọc quá mạnh, bàn chân anh Kol đã tím tái, rồi anh bất tỉnh. Gia đình đưa đến nhà ông Phonl, hôm đó ông Phonl lại bận việc xa, nên nghe tin báo phải mất hơn một giờ đồng hồ sau mới về tới. Lúc này sức khỏe anh Kol rất xấu.
Sau khi xem vết thương, ông Phonl dùng lưỡi đen hút nọc độc. “Như phép lạ, cơ thể tươi tỉnh trở lại, tôi nhìn xuống, bàn chân tôi không còn màu đen ngòm của máu bầm nữa. Sau khi uống nước từ cây ngãi móc do chính tay ông Phonl làm ra, tôi tỉnh hẳn, rồi quay về nhà cắt tiếp phần cỏ còn lại cho đủ đôi bò ăn”, anh Kol hào hứng kể lại.
Không chỉ có tài, mà ông còn tốt bụng, hễ nghe có người bị rắn cắn là ông chuẩn bị tư thế, chẳng khác chi mấy bác sĩ đón bệnh nhân cấp cứu. Thậm chí, nếu biết gia đình nạn nhân đơn chiếc, khó khăn, ông chủ động đi đến tận nơi chữa giúp. Anh Chau Khanh - phó ban tự quản ấp Vĩnh Thượng (xã An Cư) - nhớ lại: “Lúc trước tui cũng từng bị con rắn hổ chuối cắn, biết gia đình chỉ còn có mẹ già nên khi được tin, anh Phonl phóng xe đến tận nhà chữa cho”. Tuy nhiên, điều khiến cho nhiều ân nhân thêm kính nể ông Phonl chính là tấm lòng “thi ân bất cầu báo”- giúp người vô tư không cần nhận báo đáp, dù đó là món quà mọn. Bởi theo ông Phonl, sau khi được cứu sống, nhiều người mang quà đến gọi là tri ân, khi thì nải chuối, lúc con gà… nhưng lần nào ông cũng nhất quyết không nhận.
Bí ẩn lưỡi đen
Bây giờ ông Phonl đã trở thành thầy thuốc chuyên trị rắn độc nức tiếng khắp vùng Thất Sơn, ông cười hiền nói: “Cái lưỡi đen chỉ giúp hút được nọc rắn độc nếu được truyền nghề và luyện tập, còn để trị dứt, phải có thêm thuốc bí truyền do cha ông để lại”.
Sau khi phát hiện ông Phonl có lưỡi đen, ông Chau Cuôl tìm mọi cách để truyền nghề trị rắn độc cắn cho con. Ông Phonl nhớ lại, “Ngoài việc dạy cách trồng, chế biến củ cây ngãi móc (gọi theo cách nói của người Việt do củ có hình móc câu), một loại ngãi đặc hữu của vùng núi Num Sơn có tác dụng chuyên trị rắn độc, ba tui đặc biệt chỉ dạy cách hút nộc rắn”.
Giọng ông Phonl trở nên hào hứng: “Bí quyết ở đây là cách đặt lưỡi lên vị trí từng loại vết thương, cách nút độc tương ứng với từng loài rắn. Và quan trọng hơn hết là cách nhận diện dấu cắn để đoán đúng tên rắn. Như, người bị rắn hổ cắn thường bị lạnh, còn nếu bị rắn lục cắn, vết thương nổi bầm”. Tuy nhiên theo ông Phonl, có điều rất đặc biệt mà ông không sao lý giải được là phải đợi đến khi thế hệ đi trước khuất núi thì chiếc lưỡi đen của người thế hệ sau mới phát huy tác dụng.
“Hồi cha tôi còn sống, tôi đã nhiều lần lén hút nọc những người bị rắn cắn (không thuộc rắn độc), dù làm đúng theo bài bản đã được dạy, nhưng không lần nào đạt được hiệu quả. Thế nhưng ngay sau khi cha tôi mất, lập tức tôi có “huyền năng” trị được rắn cắn”, ông cho biết.
Và bệnh nhân đầu tiên trong đời thầy thuốc rắn của ông chính là con của ông.“Tui nhớ lúc đó đâu khoảng hai mấy tuổi, cha tôi vừa mất, tự dưng thằng con trai trong nhà đang chơi với mấy đứa nhỏ trong sóc bị con rắn hổ cắn. Đem bài bản của cha truyền lại ra trị, nó hết bệnh tức khắc”, ông kể.
Nói về bí quyết trị nọc rắn, ông bảo “Khi người bị rắn cắn tới, tôi phải bắt mạch coi nọc nó chạy tới đâu rồi đưa lưỡi đen lên ngay chỗ rắn cắn hút. Nọc rắn tự nhiên sẽ chạy gom về. Khi chạm vào lưỡi đen sẽ tự đông lại để mình nhổ ra. Cứ vậy hút đến khi nào không còn cảm nhận chất nhớt của độc thì chuyển sang dùng ngãi.
Nếu bệnh nặng thì đâm ngãi vắt nước uống ngay, xác đắp lên trên vết thương”. Cứ thế suốt gần 30 năm qua, ông Phonl đã giúp trên 200 người thoát khỏi cái chết vì nọc rắn độc. Chỉ duy nhất một lần, một người đã tử vong vì thân nhân của người bị rắn cắn không làm đúng theo lời dặn. Đã hơn 2 năm trôi qua, nhưng vừa nghe tôi hỏi, đôi mắt ông Phonl như đỏ hoe: “Ông tên là Sáu ở thị trấn Nhà Bàn (Tịnh Biên, An Giang) bị rắn chàm quạp cắn. Gia đình chở ổng vô gặp tui. Do thời gian cắn đã lâu nên sau khi hút độc rồi cho uống ngãi, tôi dặn gia đình ngày mai đưa vào trị thêm lần nữa. Nhưng thấy hết đau nhức, ông Sáu chủ quan hôm sau không trở lại, đến ngày thứ 3 thì chết”.
Sau những lúc giúp người mà không cần báo đáp, ông lại trở về cuộc sống của một nông dân thanh bần với thu nhập chính từ chục công ruộng ruộng lúa trên và mấy con bò “cu”, loài bò đặc hữu của vùng Thất Sơn được dùng để đua trong các lễ hội đua bò. Vì với ông “Mỗi lần cứu người là một lần tích đức”. Làm điều thiện sẽ giúp con người sống thanh thản, hạnh phúc và nghiệp làm thầy rắn cứu người bằng cái lưỡi đen kỳ diệu chính nhờ ơn trời ban xuống gia tộc”. Và hơn thế nữa, ông muốn qua việc làm này góp thêm tiếng nói để nhắc nhở con cháu trong nhà, trong phum sóc về đạo đức, tình người. “Trời cho mình cái lưỡi đen cứu người thì đừng lấy nó mà làm giàu, thất đức lắm. Trị người ta hết bệnh là cái đức của tổ tiên để lại và tích đức cho con cháu”, ông Phonl đã nói như vậy trước khi tiễn tôi ra về.
HuynhLong
Samsung 32" Class LCD HDTV with 720p resolution Product rating: $277 - $400 11 offers from 13 stores | Sony BDP-S590 3D Blu-ray Disc Player - 1080p - Black - Dolby Digital, Dolby TrueHD, DTS, DTS-HD Mast Product rating: $95 - $171 19 offers from 22 stores | Samsung UN32EH4003 32" Series 4 LED Flat Panel HDTV with 720p Resolution, 60 Clear Motion Rate, Dolb $259 - $379 12 offers from 13 stores | ||||
Mitsubishi 73" Class DLP 1080p 120Hz HDTV, WD-73C12 Product rating: $949 - $1,426 3 offers from 4 stores | Toshiba 40E220 40" Class HDTV Product rating: $355 - $621 24 offers from 25 stores | Samsung Electronics UN40EH5000 40-Inch 1080p LED HDTV - Black Product rating: $499 - $749 15 offers from 17 stores |