thetvbytesoft
Member
Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn làm project static web cho học viên lớp Web Frontend, học phần HTML CSS JS cơ bản.
Xin chú ý: Pug ở đây là 1 View Template Engine (chứ không phải là 1 chú chó), có thể dùng ở cả phía Server lẫn Client. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng Pug phía client cho Frontend Dev.
Xem thêm: lập trình php
Tạo khung project
Xem thêm: tự học lập trình
Khi giao diện website đã hoàn thành xong, chúng ta bất đầu xây dựng khung project. Ví dụ, cấu trúc thông thường của project web tĩnh:
Xem thêm: lập trình java
Với cấu trúc trên chúng ta có mỗi file HTML tương ứng với 1 trang tĩnh. Trong cùng 1 website thì các trang tĩnh có thể dùng chung các thành phần giống nhau (header, footer, sidebar, ...), dẫn đến việc code bị trùng lặp khó bảo trì. Trong 1 trang tĩnh cũng có thể có số lượng code rất lớn (ví dụ trang chủ, landing page) thì cũng sẽ khó đọc và bảo trì. Do đó chúng ta nên chia nhỏ các file html ra tương tự như khi chia nhỏ các file CSS và Javascript. Ví dụ:
Mặc định trong HTML không cho phép nhúng 1 file HTML khác, trừ khi dùng Javascript thao tác với DOM. Và Pug sẽ giúp chúng ta làm việc này bằng cách code HTML theo cú pháp của Pug (ngắn gọn hơn HTML thuần và cho phép include file) sau đó dùng pug-cli để chuyển từ Pug template sang code HTML. Lúc này cấu trúc project sẽ có dạng như sau:
Cài đặt
Để sử dụng Pug chúng ta sẽ cần cài đặt lên máy qua 2 bước sau:
- Bước 1: Cài đặt NodeJS trên trang https://nodejs.org, nên chọn bản LTS (Long Term Support - Recommended for most users). Sau khi cài xong chúng ta sẽ có luôn npm dùng để cài các thư viện rất hữu ích trong việc phát triển web, trong đó có Pug.
- Bước 2: Cài đặt Pug qua NPM (chú ý ở đây mình cài pug-cli để chạy các lệnh của pug qua command line):
Sử dụng pug-cli
- Tạo khung project như bình thường, nhưng không có file HTML, chúng ta sẽ code bằng template engine Pug rồi dùng pug-cli để tạo ra các file HTML.
- Tạo thêm 1 thư mục là template (hoặc đặt tên khác cũng được, không bắt buộc). Thư mục này sẽ chứa các file template Pug, còn file HTML được tạo ra thì sẽ nằm ở bên ngoài như bình thường. Trong thư mục template cũng có thể chia nhỏ ra thành nhiều thư mục con để gom nhóm các file nếu như số lượng file lớn (ví dụ ở đây mình tạo thêm thư mục template-part để chứa các template nhỏ là các thành phần nhỏ trong 1 trang).
- Sau khi tạo xong các file .pug thì chúng ta bật terminal tại thư mục gốc của project và chạy lệnh sau để bật pug-cli:
pug -w ./template -o ./ -P
Khi chạy lệnh thành công thì chương trình sẽ theo dõi thay đổi ở file .pug và tự động render ra file .html ở bên ngoài. Chú ý các options trong lệnh trên:
-w (watch - những file cần theo dõi thay đổi để render ra HTML), trong trường hợp này là tất cả các file trong thư mục template.
-o (output - nơi xuất ra những file HTML được render từ file pug), trong trường hợp này là thư mục hiện tại (thư mục gốc của project, nơi chạy lệnh trên).
-P (pretty - xuất ra HTML có format code). Option này có thể bỏ đi nếu không cần format đẹp, code xuất ra sẽ dồn hết lại thành 1 dòng.
Ví dụ code
- Tạo 1 file là layout.pug đặt trong thư mục template/template-part, file này sẽ là khung giao diện chung cho toàn bộ website (nếu website có nhiều kiểu layout thì tạo nhiều file layout):
Cú pháp của template tương tự code HTML nhưng tối giản đi, chỉ cần tên thẻ, không cần thẻ đóng, nhưng cần chú ý thụt dòng đúng. Ngoài ra có thể dùng include để nhúng nội dung 1 file này vào file khác (ví dụ nhúng nội dung menu.pug và footer.pug vào layout.pug).
- Tạo 1 file là index.pug nằm trong thư mục template (trang chủ, sẽ render ra trang index.html). Trang này "kế thừa" (extends) layout trên và chỉ thay đổi nội dung các block:
- Các trang khác thì làm tương tự trang chủ.
- Sau khi tạo xong các trang thì chạy lại lệnh pug như hướng dẫn phần cài đặt. Nếu đã chạy rồi thì phải tắt đi chạy lại khi có thêm file template mới bằng cách bấm Ctrl + C
Xong phần cài đặt và thiết lập project, phần tiếp theo là học qua 1 số cú pháp cơ bản của Pug (không cần phải biết hết) và "cắt HTML CSS từ giao diện có sẵn" các bạn hãy tự làm nốt nhé, bài viết đến đây là quá dài rồi.
Xin chú ý: Pug ở đây là 1 View Template Engine (chứ không phải là 1 chú chó), có thể dùng ở cả phía Server lẫn Client. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng Pug phía client cho Frontend Dev.
Xem thêm: lập trình php
Tạo khung project
Xem thêm: tự học lập trình
Khi giao diện website đã hoàn thành xong, chúng ta bất đầu xây dựng khung project. Ví dụ, cấu trúc thông thường của project web tĩnh:
Xem thêm: lập trình java
Với cấu trúc trên chúng ta có mỗi file HTML tương ứng với 1 trang tĩnh. Trong cùng 1 website thì các trang tĩnh có thể dùng chung các thành phần giống nhau (header, footer, sidebar, ...), dẫn đến việc code bị trùng lặp khó bảo trì. Trong 1 trang tĩnh cũng có thể có số lượng code rất lớn (ví dụ trang chủ, landing page) thì cũng sẽ khó đọc và bảo trì. Do đó chúng ta nên chia nhỏ các file html ra tương tự như khi chia nhỏ các file CSS và Javascript. Ví dụ:
Mặc định trong HTML không cho phép nhúng 1 file HTML khác, trừ khi dùng Javascript thao tác với DOM. Và Pug sẽ giúp chúng ta làm việc này bằng cách code HTML theo cú pháp của Pug (ngắn gọn hơn HTML thuần và cho phép include file) sau đó dùng pug-cli để chuyển từ Pug template sang code HTML. Lúc này cấu trúc project sẽ có dạng như sau:
Cài đặt
Để sử dụng Pug chúng ta sẽ cần cài đặt lên máy qua 2 bước sau:
- Bước 1: Cài đặt NodeJS trên trang https://nodejs.org, nên chọn bản LTS (Long Term Support - Recommended for most users). Sau khi cài xong chúng ta sẽ có luôn npm dùng để cài các thư viện rất hữu ích trong việc phát triển web, trong đó có Pug.
- Bước 2: Cài đặt Pug qua NPM (chú ý ở đây mình cài pug-cli để chạy các lệnh của pug qua command line):
Sử dụng pug-cli
- Tạo khung project như bình thường, nhưng không có file HTML, chúng ta sẽ code bằng template engine Pug rồi dùng pug-cli để tạo ra các file HTML.
- Tạo thêm 1 thư mục là template (hoặc đặt tên khác cũng được, không bắt buộc). Thư mục này sẽ chứa các file template Pug, còn file HTML được tạo ra thì sẽ nằm ở bên ngoài như bình thường. Trong thư mục template cũng có thể chia nhỏ ra thành nhiều thư mục con để gom nhóm các file nếu như số lượng file lớn (ví dụ ở đây mình tạo thêm thư mục template-part để chứa các template nhỏ là các thành phần nhỏ trong 1 trang).
- Sau khi tạo xong các file .pug thì chúng ta bật terminal tại thư mục gốc của project và chạy lệnh sau để bật pug-cli:
pug -w ./template -o ./ -P
Khi chạy lệnh thành công thì chương trình sẽ theo dõi thay đổi ở file .pug và tự động render ra file .html ở bên ngoài. Chú ý các options trong lệnh trên:
-w (watch - những file cần theo dõi thay đổi để render ra HTML), trong trường hợp này là tất cả các file trong thư mục template.
-o (output - nơi xuất ra những file HTML được render từ file pug), trong trường hợp này là thư mục hiện tại (thư mục gốc của project, nơi chạy lệnh trên).
-P (pretty - xuất ra HTML có format code). Option này có thể bỏ đi nếu không cần format đẹp, code xuất ra sẽ dồn hết lại thành 1 dòng.
Ví dụ code
- Tạo 1 file là layout.pug đặt trong thư mục template/template-part, file này sẽ là khung giao diện chung cho toàn bộ website (nếu website có nhiều kiểu layout thì tạo nhiều file layout):
Cú pháp của template tương tự code HTML nhưng tối giản đi, chỉ cần tên thẻ, không cần thẻ đóng, nhưng cần chú ý thụt dòng đúng. Ngoài ra có thể dùng include để nhúng nội dung 1 file này vào file khác (ví dụ nhúng nội dung menu.pug và footer.pug vào layout.pug).
- Tạo 1 file là index.pug nằm trong thư mục template (trang chủ, sẽ render ra trang index.html). Trang này "kế thừa" (extends) layout trên và chỉ thay đổi nội dung các block:
- Các trang khác thì làm tương tự trang chủ.
- Sau khi tạo xong các trang thì chạy lại lệnh pug như hướng dẫn phần cài đặt. Nếu đã chạy rồi thì phải tắt đi chạy lại khi có thêm file template mới bằng cách bấm Ctrl + C
Xong phần cài đặt và thiết lập project, phần tiếp theo là học qua 1 số cú pháp cơ bản của Pug (không cần phải biết hết) và "cắt HTML CSS từ giao diện có sẵn" các bạn hãy tự làm nốt nhé, bài viết đến đây là quá dài rồi.