Hãi hùng những thực phẩm tẩm màu độc hại ở Việt Nam

Jolie

Member
[h=2]Ẩn sau những chú vịt quay béo ngậy, vàng rộm, bát bún với gạch cua sóng sánh, sợi miến vàng óng... là những “công nghệ" tẩm màu rợn người.[/h]Bún chả tẩm màu hóa chất

Bún chả là món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng, để tạo nên những miếng thịt chả thơm ngon, hút khách nhiều chủ cửa hàng đã sử dụng các loại hóa chất “phụ gia” có xuất xứ từ Trung Quốc để tẩm ướp.

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

Những vỉ chả đang được đem nướng này...

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

... được tẩm màu những "phụ gia" đến từ Trung Quôc và bột không có nguồn gốc xuất xứ(Nguồn: VTV)


Phụ gia gồm một lọ hỗn hợp như sa tế Trung Quốc và một gói bột màu trắng được đựng trong túi nilon, cũng không có nhãn mác. Chủ ki-ốt cho biết, mỗi lọ như thế này có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua trước khi nướng là chả có màu vàng ngon thay vì màu trắng nhờ nhờ.

Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả đa phần là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước. Chất này sẽ giúp họ "giấu" được bản chất thật của thịt.


“Ổi tiên” “tắm” nước độc

Đây là loại quả thường được người bán giới thiệu cho khách là giống ổi mới, lai giữa đào và ổi, có thể gọi bằng nhiều tên khác nhau như ổi đào, ổi tiên, ổi lê hay đào Đà Lạt. Song thực tế thì “đào, lê, tiên... ” này là do công nghệ ngâm tẩm màu biến hóa.

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

Những quả ổi thường sau khi được biến thành “ổi tiên” đều to tròn xanh mướt, da căng mịn (Nguồn: Vietnamnet.vn)


Muốn có loại ổi tiên, những người buôn bán chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản. Đầu tiên, họ chọn những quả ổi thường to, tròn, căng bóng, sau đó cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi chà cho nhẵn bề mặt. Nếu bề mặt ổi không được làm nhẵn cẩn thận, khi ngâm vào nước màu, da ổi sẽ không ngấm đều màu hoặc lên màu loang lổ chỗ đậm, chỗ nhạt nhìn không tự nhiên.

Bước thứ hai, tất cả những quả ổi được “xoa” nhẵn vỏ sẽ được đổ vào một cái chậu lớn hoặc bể con có sẵn một hỗn hợp nước màu xanh ngắt. Đó là hỗn hợp màu, đường và hương liệu hóa học kèm theo một chất bám dính hay được dùng trong... sản xuất sơn.

Khi ổi đã được ngâm khoảng nửa tiếng đồng hồ, người làm sẽ chà xát, trộn đều số ổi đang được ngâm trong bể, làm như vậy ổi mới ngấm đều hóa chất, khi ăn sẽ ngọt, thơm và đẹp mắt. Những quả ổi thường sau khi được biến thành “ổi tiên” đều to tròn xanh mướt, da căng mịn, tỏa mùi thơm dìu dịu, khi bổ ra ruột không khác ổi thường là mấy, ăn lại giòn tan ngọt lịm. Loại ổi “đặc sản” này thường được bán giá đắt gấp đôi, gấp 3 ổi thường.


Gà nhuộm chất gây ung thư


Vào khoảng cuối tháng 12/2011, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM phát hiện một mẫu thịt gà sống bị tẩm màu công nghiệp độc hại khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Chất được tìm thấy là Diaminoazobenzen hydrochloride, có hàm lượng 2,85 mg/kg. Đây là một loại phẩm màu công nghiệp dùng trong sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, cao su.

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

Gà vịt trắng nhăn nheo sau khi nhúng “bột sắt” đều căng tròn, vàng ươm (Nguồn: Thanh Niên)


Theo “bí quyết” của dân buôn gà , quy trình nhuộm gà cũng rất đơn giản. Để gà làm sẵn trông vàng ươm, bắt mắt, trước khi mang ra chợ bán, gà được nhuộm qua một loại màu là “bột sắt”. Gà được vặt sạch lông, chỉ cần nhúng toàn thân gà vào nồi nước nóng vàng ươm đã pha nửa muỗng “bột sắt”, đảo qua lại 2 lần cho màu thấm vào rồi nhấc nhanh ra. Lúc này, toàn thân con gà vàng ươm, da căng phồng, trông gà béo ngậy, khác hoàn toàn màu trắng nhợt, da nhăn như lúc mới vặt lông xong.

Loại bột này, chỉ cần bỏ vào khoảng nửa thìa cà phê là nhuộm được khoảng trên dưới 100 con gà. Đặc biệt, dân buôn gà khẳng định dùng “bột sắt” nhuộm gà sẽ không bị người mua phát hiện, bởi khi nhuộm nước màu ngấm sâu vào da gà. Nhuộm xong, mang gà ra nước rửa thoải mái vẫn không bị phai màu, vì vậy không sợ bị khách hàng “mắng vốn”.

Nước bún riêu cua hấp dẫn nhờ phẩm màu dùng cho... sơn

Mùa hè đến, bún riêu cua là một trong những món ăn đường phố được các “thượng đế” lựa chọn cho những bữa ăn nhanh giữa giờ nghỉ trưa. Chỉ với từ 20 – 25.000 đồng, khách hàng đã có một bát đầy bún với rất nhiều gạch cua và đậu rán. Trong khi, hiện trên thị trường, giá cua giao động từ 100- 150 nghìn/kg.

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

Nước bún riêu cua vàng ươm nhờ phẩm màu dùng cho... sơn (Nguồn: VEF)


Lý giải điều này người bán hàng cho biết, cái bát gạch cua to tổ chảng kia chả có mấy là gạch cua thật: đến 8 phần là đậu phụ dầm nát, trộn thêm 2 phần gạch cua, một ít hành khô rồi đem xào lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Quán nào cũng thế, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải bán 40.000- 50.000/bát mới có lãi. Với giá chưa tới 20.000/bát thì chỉ ăn được hàng pha trộn.

Còn nước dùng chế từ… phẩm màu công nghiệp. Người bán hàng thường sử dụng loại phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.

Vịt quay gia truyền nhờ “bí kíp”… hóa chất

Những con vịt nướng thơm phức, vàng rộm bày bán tại các cửa hàng “vịt quay bắc kinh” hay “vịt cỏ Vân Đình”, thậm chí ở vỉa hè không chỉ đắt khách vào mùa đông, mà ngay cả mùa hè nóng lực cũng rất được ưa chuộng.

Ít người biết những chú vịt căng tròn, béo ngậy được kẹp trong vỉ nướng nghi ngút khói, toả mùi thơm lừng ấy có nguồn gốc từ đâu và phương pháp chế biến như thế nào.

Theo tiết lộ của một người có thâm niêm gần chục năm gắn bó với “nghiệp” chế biến vịt, ngan nướng chia sẻ: Hiện nay, rất nhiều quán vịt nướng sử dụng nguồn thịt vịt là thịt đông lạnh, hoặc vịt bệnh lấy từ các chợ đầu mối hoặc các đầu nậu. Tất cả các nguồn này đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển về qua đường tiểu ngạch.

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

Vịt quay thơm lừng mác "Vịt cỏ Vân Đình" mọc khắp Hà Nội (Nguồn: VietQ.vn)


Để làm bắt mắt, các chủ quán phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau khi nướng vịt trông rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn. Đa phần các hóa chất, phẩm màu này đều độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ biến.

Những hóa chất này được các chủ quán vịt mua tại chợ Đồng Xuân, có loại màu vàng sậm được đựng trong lọ thủy tinh, có loại đựng trong túi nilon, không hề có nguồn gốc, xuất sứ và hướng dẫn sử dụng. Mọi thứ cần biết đều do người bán cung cấp.

Một chủ kiot chuyên cung cấp các loại phụ phẩm thực phẩm không ngần ngại “bật mí”: Bột tạo màu và độ giòn cho vịt, ngan quay là sản phẩm độc hại nếu đem dùng cho thực phẩm, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người hỏi mua.

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

Hóa chất giá rẻ bán tràn lan (Nguồn: VietQ.vn)

100gr hóa chất này được bán với giá 25.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm màu cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.

Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần xúc một ít cho vào xô, chậu rồi đổ khoảng 7-10 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70 độ C vào. Có thể dùng cồn cũng được nhưng đắt hơn nhiều. Sau đó nhúng vịt vào hỗn hợp này rồi để ráo trước khi đem phơi. Vịt khi nướng sẽ có màu vàng rất bắt mắt, có độ giòn và rất thơm. Vịt nếu không bán hết, hôm sau đem quay lại vẫn giòn và có thể để cả tuần mà không bị hỏng.

Miến được "hóa trang" bằng "bột nghệ" phẩm màu

Ở làng miến Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội), bột sản xuất miến hầu hết đều nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vì để lâu ngày nên mùi rất hôi thối, bột mốc đen nên nhiều cơ sở phải dùng tới thuốc tẩy trắng cũng như sử dụng "bột nghệ" để hóa trang cho miến.

hai-hung-nhung-thuc-pham-tam-mau-doc-hai-o-viet-nam.jpg

Nhiều loại miến nhuộm vàng rộm nhìn rất bắt mắt (Nguồn: Vietnamnet.vn)


Tại một cơ sở làm miến ở đây, ngoài những thứ miến được “hóa trang” bằng màu trắng, xám, đục, còn xuất hiện loại miến có màu vàng rộm nhìn rất bắt mắt. Nhưng ẩn sau sự bắt mắt đó là tuyệt chiêu dùng hoá chất và thứ phẩm màu vô cùng độc hại mà người ta gọi là “bột nghệ” để tạo màu. Tuy nhiên, thứ "bột nghệ" ấy toàn là phẩm màu mua ở chợ Đồng Xuân.

Theo một chủ cơ sở sản xuất miến, quy trình tạo màu cho miến cũng đơn giản, khách cần màu gì có màu ấy. Đầu tiên bột dong riềng được ngâm nước khoảng nửa ngày, sau đó gạn đi gạn lại rồi vớt lấy tinh bột. Nếu muốn miến có màu trắng, sau khi ngâm bột sẽ có thêm giai đoạn tẩy trắng bằng thuốc tím. Những sợi miến ra lò sẽ trắng tinh và trong như sợi cước. Còn các loại miến có màu vàng, màu xanh nhạt hay màu xám thì lại thêm một công đoạn khác. Sau khi đun thứ “bột nghệ” đến độ sánh và đặc quánh giống như kẹo đắng sẽ tiếp tục được hoà với nước và đổ vào bột dong, khuấy đều lên rồi bắt đầu quy trình sản xuất miến.


Hóa chất tẩm màu thực phẩm – thứ "thuốc độc" dần giết hại con người

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cho biết, chất chất Diaminoazobenzen hydrochloride phát hiện trong mẫu thịt gà sống bán sẵn ở chợ không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. "Khi bị tích lũy trong cơ thể, chất này sẽ gây độc cho gan, thận", bà Mai nói.

Theo đại diện Cục vệ sinh ATTP: Việc lạm dụng chất bảo quản là các chất bị cấm sử dụng gây tác hại không nhỏ đối với sức khỏe người sử dụng, tích tụ trong cơ thể lâu ngày các chất này có thể trở thành tác nhân gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hoá, thần kinh, ung thư…

Việc sử dụng hóa chất tạo màu đem lại hiệu quả kinh tế cho người kinh doanh, người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm cũng thấy “vừa con mắt” hơn.

Tuy nhiên, những hậu quả về mặt sức khoẻ không phát tác ngày một ngày hai, mà đang dần dần giết hại con người.
(Tổng hợp từ Thanh Niên, VTV, VietQ, Vietnamnet)








 
Back
Top