Dùng hóa chất biến thịt ôi thành thịt tươi, tạo màu bún riêu cua bằng màu công nghiệp, dùng thịt ôi làm nước phở...
1. Cơ sở làm bánh cáu bẩn
Trong vai một chủ buôn bánh rán và muốn được lấy lại bánh tại cơ sở này để hàng ngày đi đổ mối, phóng viên của một tờ báo có mặt tại cơ sở sản xuất bán rán lớn. Cơ sở này thực tế chỉ là một căn nhà cấp 4 chật hẹp, nhem nhép nước, bốc mùi hôi của bột dậy mùi chua, của mỡ động vật thiu, của nước cống và mùi cáu bẩn từ các dụng cụ làm bánh khiến ai mới bước vào cũng phải giật mình vì bẩn và khó chịu.
Các loại xô, chậu, chiếc rổ, rá, thau và cả những chiếc chảo chiên bánh có lẽ chẳng có ai kì cọ nên lúc nào cũng cáu bẩn. Đáng nói nhất là những chiếc chảo chiên bánh phía ngoài đầy những mảng bám từ dầu mỡ, bụi bẩn, bột bánh bám dày đến cả cm.
Mỗi ngày, cơ sở làm từ 6.000 - 9.000 chiếc bánh và được hàng ngàn người tiêu dùng thưởng thức ngon lành. Và trong số đó, có ai biết đằng sau vỏ bọc của hàng ngàn chiếc bánh vàng ruộm ấy là cách chế biến, sản xuất đáng sợ và ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đến sức khỏe của người tiêu dùng.
2. Đi ủng dính cát để sản xuất thạch đen
Thạch đen là thức không thể thiếu trong các món chè, giải khát của mùa hè. Thạch đen được chế biến từ lá cây sương sáo, có vị ngọt, tính mát, tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Tuy nhiên, thực tế chất lượng của thạch đen thế nào vẫn là câu hỏi lớn với nhiều người.
Thạch của 2 cơ sở này được nấu trong những chiếc téc khoảng chục khối, bề ngoài đã có phần hoen gỉ. Thành phẩm được đổ đầy những chiếc xô chừng 15 lít nước. Xô thạch xếp la liệt dưới đất, khi hết chỗ để, những xô này lại được xếp theo hình so le, xô nọ nối tiếp xô kia, thoạt nhìn khó có thể tin đó là thứ đồ để ăn.
Mỗi ngày 2 cơ sở này sản xuất hàng trăm kg thạch đen phân phối cho khắp các địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, thậm chí cả trong miền Nam bằng tàu lửa. Thạch đen được bán lẻ với giá 15.000 đồng/ kg. Một kg thạch đen được cắt nhỏ hình hạt lựu có thể cho ra hàng trăm cốc chè thập cẩm. Thạch đen là món được nhiều người ưa thích thế nhưng bản thân những người bán chè lại không dám ăn thạch đen.
3. Bún riêu cua thơm phức nhờ hóa chất
Theo tiết lộ của một dân trong nghề đã từng mở “gánh” hàng bán bún cua: Chỉ cần một thìa hóa chất là có được cả nồi nước dùng bắt mắt. Ngay tại chợ Đồng Xuân, có rất nhiều hàng bán các phụ gia thực phẩm rất bắt mắt.
Vừa dừng lại nêu ý định muốn mua bột gia vị nấu bún riêu, bà chủ mẹt hàng liến thoắng giới thiệu: “Bột gì ở đây cũng có hết. Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước dùng thơm phức mùi cua, ngọt lừ”.
Bà này cho biết, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước. Khi được hỏi bột này có tên là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...
Theo các chuyên gia hóa học: Việc dùng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thực phẩm là hết sức nghuy hiểm. Nhiều loại gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn phải chúng, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
4. Nước phở "ngon" chế từ thịt ôi, thịt ế
Vừa qua, trong vai chủ cửa hàng phở mới mở, phóng viên đã thâm nhập được vào cơ sở chuyên cung cấp nước dùng phở và ruốc thịt chế biến sẵn được cho là lớn nhất Hà Nội tại ngõ 10 Đê Tô Hoàng, Hai Bà Trưng, Hà Nội để "mua 2 can nước dùng chế biến sẵn về bán thử".
Để trấn anh phóng viên trong vai chủ hàng phở, bà chủ quảng cáo: “Em yên tâm, chị bán cho hàng ngàn người gần chục năm nay rồi. Không ngon lần sau chị không lấy tiền”. Nếu theo lời bà chủ nói “Ở Hà Nội bọn chị giao nước cho hàng trăm quán khác”, người ta có thể dễ dàng nhẩm tính mỗi buổi sáng hàng ngàn thực khách bị "bịt mắt" ăn phở được chế biến từ loại nước dùng này.
Phở vốn là món ăn không thể thiếu được đối với những người mê ẩm thực. Thậm chí với nhiều người, một bát phở nóng hổi vào buổi sáng đã trở thành thói quen khó bỏ, bởi vậy thông tin nước phở bẩn chế biến từ thịt ôi, thối đã khiến nhiều người phải giật mình, cân nhắc lại về thói quen ăn uống của mình.
5. Thịt ôi thành thịt tươi nhờ hóa chất "thần kỳ"
Thịt là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình. Bởi thế, nhiều người thường rất kĩ tính chọn mua những miếng thịt tươi ngon. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hóa chất biến thịt ôi thành thịt tươi thời gian gần đây khiến nhiều bà nội trợ phải giật mình.
Chất “tẩy đường" chính là tên loại hóa chất “thần kỳ” có tác dụng biến các loại thực phẩm đã ôi thiu trở thành thực phẩm tươi ngon. Tại chợ Đồng Xuân - nơi được coi là “trung tâm” bán phụ gia tại Hà Nội, bất cứ ai cũng có thể mua loại hóa chất này với giá khoảng 65.000 đồng/kg.
Để làm thí nghiệm, phóng viên đã cho chuối xanh gọt vỏ, cắt lát, ngâm 2 ngày vào trong dung dịch. Chỉ sau 5 giây, những mủ đen của chuối đã biến mất, thay vào đó là màu trắng như chuối vừa thái. Tương tự, phóng viên tiếp tục áp dụng với miếng thịt ôi, bốc mùi do để trong môi trường thông thường 2 ngày. Khi cho thịt vào, mùi hôi thối bốc lên rất gay gắt, nhưng thịt trở nên tươi dần. Chỉ sau 5 phút mùi hôi đã bay mất, miếng thịt ôi không khác gì miếng thịt tươi mới ra lò.
6. Bóng bì siêu bẩn bốc mùi
Bát canh bóng bì là món ăn được nhiều người ưa chuộng trong các dịp có cỗ bàn. Thế nhưng nếu tận mắt chứng kiến công nghệ chế biến bóng bì, có lẽ sẽ rất ít người dám ăn món này thêm lần nữa.
Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên là một trong những nơi sản xuất bóng bì lợn lớn nhất khu vực miền Bắc. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cơ sở sản xuất ở đây không được cách ly, chỉ là sân giếng hoặc sàn nhà của gia đình.
Nhìn những miếng bóng bì giòn rụm, nợ đều, có mấy ai biết, thực chất nó được chế biến những mảng da lợn tím tái và hôi thối với công nghệ siêu bẩn cũng như ngâm qua hóa chất.
1. Cơ sở làm bánh cáu bẩn
Trong vai một chủ buôn bánh rán và muốn được lấy lại bánh tại cơ sở này để hàng ngày đi đổ mối, phóng viên của một tờ báo có mặt tại cơ sở sản xuất bán rán lớn. Cơ sở này thực tế chỉ là một căn nhà cấp 4 chật hẹp, nhem nhép nước, bốc mùi hôi của bột dậy mùi chua, của mỡ động vật thiu, của nước cống và mùi cáu bẩn từ các dụng cụ làm bánh khiến ai mới bước vào cũng phải giật mình vì bẩn và khó chịu.
Các loại xô, chậu, chiếc rổ, rá, thau và cả những chiếc chảo chiên bánh có lẽ chẳng có ai kì cọ nên lúc nào cũng cáu bẩn. Đáng nói nhất là những chiếc chảo chiên bánh phía ngoài đầy những mảng bám từ dầu mỡ, bụi bẩn, bột bánh bám dày đến cả cm.
Đối với công đoạn ngào bánh, nặn bánh, tất cả đều được những công nhân thao tác bằng tay trần. Có công nhân vừa nặn bánh vừa gãi chân do nhà rất nhiều ruồi muỗi; người khác đang nặn thì viên bột rơi xuống lập tức vội nhặt lên… nặn tiếp.
Mỡ dùng để rán bánh được đựng trong những can 20 lít có nguồn gốc từ Đan Phượng với giá 21.000 đồng/lít. Được biết, cụm công nghiệp xã Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) vốn nổi tiếng với các đầu mối cung cấp mỡ bẩn được chế biến từ mỡ động vật ôi thiu, thậm chí từ nhiều nguồn khác nhau, có giá rẻ hơn giá thị trường từ 3-4 lần.
Bánh sau rán xong được đổ ra những chiếc rổ được xếp sẵn trên nền nhà nhem nhép nước, bụi và lũ ruồi muỗi thi nhau “chén no nê”. Không những vậy, theo như phóng viên quan sát và gạn hỏi, các công nhân lò bánh đã thừa nhận, để bánh đẹp, nở to và lâu thiu, cơ sở này còn sử dụng bột soda cùng những loại hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc. Mỗi ngày, cơ sở làm từ 6.000 - 9.000 chiếc bánh và được hàng ngàn người tiêu dùng thưởng thức ngon lành. Và trong số đó, có ai biết đằng sau vỏ bọc của hàng ngàn chiếc bánh vàng ruộm ấy là cách chế biến, sản xuất đáng sợ và ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đến sức khỏe của người tiêu dùng.
2. Đi ủng dính cát để sản xuất thạch đen
Thạch đen là thức không thể thiếu trong các món chè, giải khát của mùa hè. Thạch đen được chế biến từ lá cây sương sáo, có vị ngọt, tính mát, tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Tuy nhiên, thực tế chất lượng của thạch đen thế nào vẫn là câu hỏi lớn với nhiều người.
Có mặt tại hai cơ sở chế biến thạch đen Thanh Hà và Hưng Hiền bên trong ngõ chùa Hưng Ký thuộc phường Minh Khai, quận Hai bà Trưng, phóng viên đã được chứng kiến quy trình chế biến thạch siêu bẩn tại đây. Thạch của 2 cơ sở này được nấu trong những chiếc téc khoảng chục khối, bề ngoài đã có phần hoen gỉ. Thành phẩm được đổ đầy những chiếc xô chừng 15 lít nước. Xô thạch xếp la liệt dưới đất, khi hết chỗ để, những xô này lại được xếp theo hình so le, xô nọ nối tiếp xô kia, thoạt nhìn khó có thể tin đó là thứ đồ để ăn.
Người dân quanh những cơ sở này cho biết: Trước đây, khi chưa có nước máy, họ dùng nước ao để làm thạch đen với quy trình rất bẩn. Lá thạch phơi ở vệ đường hoặc được thu mua sẽ nấu luôn không cần rửa sạch, không ngoại trừ trường hợp đã bị chó, mèo phóng uế. Hãi hùng hơn là trong quá trình sản xuất, người ta còn đi ủng dính đất, cát,… bám bẩn rồi lại vô tư xéo lên lá thạch. Sau khi ninh nhừ sẽ được hòa với thứ bột gì đó để đông thành thứ thạch đen nhánh. Mỗi ngày 2 cơ sở này sản xuất hàng trăm kg thạch đen phân phối cho khắp các địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, thậm chí cả trong miền Nam bằng tàu lửa. Thạch đen được bán lẻ với giá 15.000 đồng/ kg. Một kg thạch đen được cắt nhỏ hình hạt lựu có thể cho ra hàng trăm cốc chè thập cẩm. Thạch đen là món được nhiều người ưa thích thế nhưng bản thân những người bán chè lại không dám ăn thạch đen.
3. Bún riêu cua thơm phức nhờ hóa chất
Theo tiết lộ của một dân trong nghề đã từng mở “gánh” hàng bán bún cua: Chỉ cần một thìa hóa chất là có được cả nồi nước dùng bắt mắt. Ngay tại chợ Đồng Xuân, có rất nhiều hàng bán các phụ gia thực phẩm rất bắt mắt.
Vừa dừng lại nêu ý định muốn mua bột gia vị nấu bún riêu, bà chủ mẹt hàng liến thoắng giới thiệu: “Bột gì ở đây cũng có hết. Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước dùng thơm phức mùi cua, ngọt lừ”.
Chủ quầy giới thiệu tiếp: “Loại bột này được rất nhiều quán bún riêu, bún bò sử dụng . Nếu mua màu thực phẩm thì 300.000- 400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”. Bà này cho biết, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước. Khi được hỏi bột này có tên là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...
Theo các chuyên gia hóa học: Việc dùng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thực phẩm là hết sức nghuy hiểm. Nhiều loại gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn phải chúng, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
4. Nước phở "ngon" chế từ thịt ôi, thịt ế
Vừa qua, trong vai chủ cửa hàng phở mới mở, phóng viên đã thâm nhập được vào cơ sở chuyên cung cấp nước dùng phở và ruốc thịt chế biến sẵn được cho là lớn nhất Hà Nội tại ngõ 10 Đê Tô Hoàng, Hai Bà Trưng, Hà Nội để "mua 2 can nước dùng chế biến sẵn về bán thử".
Theo như chủ cơ sở căn dặn thì mỗi can 5 lít nước dùng sẵn có thể pha chế một nồi 30 lít. Trong quá trình dò hỏi, phóng viên được tiết lộ rằng nước phở ở đây được chế biến từ nguyên liệu nước loại làm ruốc thịt. Tất cả các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo, xào thịt cũng được cơ sở tận dụng.
Các loại thịt của cơ sở này nhập về chủ yếu là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội như thịt lợn sề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết. Loại nước luộc này chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành. Theo phóng viên này, với 50.000 đồng là đã có thể mua được vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép của các loại thịt ôi thiu. Để trấn anh phóng viên trong vai chủ hàng phở, bà chủ quảng cáo: “Em yên tâm, chị bán cho hàng ngàn người gần chục năm nay rồi. Không ngon lần sau chị không lấy tiền”. Nếu theo lời bà chủ nói “Ở Hà Nội bọn chị giao nước cho hàng trăm quán khác”, người ta có thể dễ dàng nhẩm tính mỗi buổi sáng hàng ngàn thực khách bị "bịt mắt" ăn phở được chế biến từ loại nước dùng này.
Phở vốn là món ăn không thể thiếu được đối với những người mê ẩm thực. Thậm chí với nhiều người, một bát phở nóng hổi vào buổi sáng đã trở thành thói quen khó bỏ, bởi vậy thông tin nước phở bẩn chế biến từ thịt ôi, thối đã khiến nhiều người phải giật mình, cân nhắc lại về thói quen ăn uống của mình.
5. Thịt ôi thành thịt tươi nhờ hóa chất "thần kỳ"
Thịt là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình. Bởi thế, nhiều người thường rất kĩ tính chọn mua những miếng thịt tươi ngon. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hóa chất biến thịt ôi thành thịt tươi thời gian gần đây khiến nhiều bà nội trợ phải giật mình.
Chất “tẩy đường" chính là tên loại hóa chất “thần kỳ” có tác dụng biến các loại thực phẩm đã ôi thiu trở thành thực phẩm tươi ngon. Tại chợ Đồng Xuân - nơi được coi là “trung tâm” bán phụ gia tại Hà Nội, bất cứ ai cũng có thể mua loại hóa chất này với giá khoảng 65.000 đồng/kg.
Sau khi tìm hiểu cách thức tẩy rửa thực phẩm, phóng viên đã vô cùng ngỡ ngàng bởi những thao tác rất đơn giản. Chỉ cần lấy nước trong, cho 2 - 3 thìa chất tẩy đường vào hòa tan là đã có ngay dung dịch làm tươi. Tuy nhiên, khi pha dung dịch bột này vào nước sẽ thấy mùi hôi kinh khủng bốc lên. Để làm thí nghiệm, phóng viên đã cho chuối xanh gọt vỏ, cắt lát, ngâm 2 ngày vào trong dung dịch. Chỉ sau 5 giây, những mủ đen của chuối đã biến mất, thay vào đó là màu trắng như chuối vừa thái. Tương tự, phóng viên tiếp tục áp dụng với miếng thịt ôi, bốc mùi do để trong môi trường thông thường 2 ngày. Khi cho thịt vào, mùi hôi thối bốc lên rất gay gắt, nhưng thịt trở nên tươi dần. Chỉ sau 5 phút mùi hôi đã bay mất, miếng thịt ôi không khác gì miếng thịt tươi mới ra lò.
Nhìn đĩa chuối và thịt đã nhúng qua chất tẩy đường, chẳng hẳn chẳng ai biết rằng nó là loại thực phẩm bẩn vừa được trải qua công nghệ "làm mới" và giờ đây tiềm ẩn vô số chất độc hại. 6. Bóng bì siêu bẩn bốc mùi
Bát canh bóng bì là món ăn được nhiều người ưa chuộng trong các dịp có cỗ bàn. Thế nhưng nếu tận mắt chứng kiến công nghệ chế biến bóng bì, có lẽ sẽ rất ít người dám ăn món này thêm lần nữa.
Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên là một trong những nơi sản xuất bóng bì lợn lớn nhất khu vực miền Bắc. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cơ sở sản xuất ở đây không được cách ly, chỉ là sân giếng hoặc sàn nhà của gia đình.
Tại các cơ sở này, những đống bì lợn bèo nhèo được thu gom từ nhiều nơi đổ bừa bãi dưới nền đất bẩn thỉu, ẩm ướt, nước chảy lênh láng và vô số thứ rác rưởi nằm trên đó. Bên cạnh đống bì lợn là những dao thớt, xô chậu đen ngòm, ruồi nhặng bâu đầy trên miệng xô.
Bì lợn được cạo thẳng trên sàn thay thớt. Chứng kiến cảnh dùng vòi nước xịt thẳng vào bì lợn để rửa hay dùng chân "dẫm, đạp" bì lợn vẫn bốc mùi, kèm theo sạn đá dính đầy khiến ai chứng kiến cũng phải rùng mình.
Những đống bì lợn sau khi được vát sạch mỡ sẽ được đổ ngay vào một thùng nhựa màu xanh, bên trong chứa một loại nước, bốc mùi hắc khó chịu. Bì lợn sẽ được ngâm trong thùng chừng 3 giờ đồng hồ. Sau khi được ngâm trong những thùng nước "lạ", chúng được vớt ra với màu trắng toát, sạch bong. Những vết thâm tím trên thân bì đã hoàn toàn biến mất. Đặc biệt, mùi hôi thối cũng không còn nữa. Trên mặt thùng nước nổi lên những lớp bọt trắng xen lẫn cặn bã.
Những thứ nước lạ đó là những thùng chứa hóa chất được các cơ sở hóa chất trực tiếp mang đến lò sản xuất bì bóng. Sau công đoạn làm sạch và tẩy trắng, bì lợn sẽ được trần qua lớp nước sôi rồi đem phơi khô và cuối cùng đưa vào lò nướng để nổ bung thành bóng rồi được đóng vào các bao tải và phân phối đi các vùng để tiêu thụ. Nhìn những miếng bóng bì giòn rụm, nợ đều, có mấy ai biết, thực chất nó được chế biến những mảng da lợn tím tái và hôi thối với công nghệ siêu bẩn cũng như ngâm qua hóa chất.
Theo aFamily.vn/Tri Thức Trẻ