Bị cậu ruột lừa bán sang Trung Quốc, bằng nỗ lực chạy trốn băng rừng, vượt núi và được nhiều người giúp đỡ, Mây đã trở về sau 800 ngày.
Đẻ nhiều con và tối ngày say xỉn, nên đói nghèo cứ đeo đẳng gia đình anh Thào A Minh, dân tộc Mông, xã Pa Cheo (Bát Xát, Lào Cai). Cuộc sống khổ cực, lại bị kẻ xấu dụ dỗ, cuối năm 2010, vợ anh Minh quyết định ôm 2 con thơ vượt biên sang Trung Quốc, với hy vọng sẽ có được một cuộc sống giàu sang, an nhàn nơi đất khách.
Sang đến biên giới Trung Quốc, Mây được đưa đến một ngôi nhà nằm sâu trong nội địa, tại đây, vô tình Mây gặp được em ruột của mình trong niềm vui khôn tả. Gặp được em, Mây khát khao gặp lại mẹ, tuy nhiên, người phụ nữ kia nói, mẹ em đang đi làm nương rất xa, không về được.
Chỉ sau hai đêm ở bên em gái, Mây tiếp tục được người phụ nữ kia đưa đi trên chiếc xe ôtô, sau đó bán em cho hai vợ chồng người Trung Quốc. Theo Mây, cuộc sống với 2 vợ chồng người Trung Quốc khá thoải mái, em được đối xử tốt, công việc hằng ngày không nặng nhọc, em chỉ phải rửa bát, quét nhà, nhặt cỏ vườn…
Thế nhưng, Mây cũng chỉ ở đây được khoảng 3 tháng, sau đó lại được người ta đưa đi bằng ôtô bán cho hai người đàn ông và một người phụ nữ. Mây được đưa về ngôi nhà khang trang 2 tầng giữa khu đồi núi, giam trong một căn phòng hơn chục m2, ánh sáng lọt vào căn phòng qua cửa sổ to bằng hai bàn tay.
Hằng ngày, em được người ta cho ăn, uống đầy đủ. Biết bị lừa bán và một trong số 2 người đàn ông kia sẽ lấy mình làm vợ, trong lòng Mây luôn nung nấu ý định bỏ trốn. Ở đây được 8 ngày, lợi dụng sự sơ hở của những kẻ buôn người, Mây đã bỏ trốn, cả ngày trời, em chạy thục mạng mà không biết mình đang đi về đâu. Trên hành trình chạy trốn, nhiều lúc Mây phải băng rừng, vượt núi với bụng đói, cổ khát.
Mây viết tiếng Trung Quốc khá thành thạo.
Trên đường chạy trốn, Mây gặp một số người dân địa phương tốt bụng, họ cho ăn uống và thông báo cho công an Trung Quốc giúp đỡ Mây. Vì không biết tiếng Kinh nhiều, chỉ giao tiếp bằng tiếng Mông, nên sau khi ở đồn công an được một ngày, Mây được phía công an địa phương đưa vào viện dưỡng lão ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Theo Mây, mặc dù không quen môi trường mới, nhưng với sự đùm bọc, thương yêu của mọi người ở trại dưỡng lão, em cảm thấy rất thoải mái. Thời gian đầu ở viện dưỡng lão, hằng ngày, Mây được ăn bánh bao như mọi người, được tạo điều kiện cho đi học tiếng Trung Quốc. Sợ em bị lạc, Viện dưỡng lão đã cử người đưa, đón em đi học.
Biết tiếng Trung Quốc, Mây có thể giao tiếp với những người địa phương. Tại viện dưỡng lão, khi cơ quan công an Trung Quốc hỏi em muốn ở lại hay trở về Việt Nam, em một mực muốn được về quê hương, bởi em rất nhớ nhà, nhớ bố và các anh chị em. “Tuy nhiên, em cũng rất nhớ nơi này, bởi mọi người coi em như người thân, thậm chí họ đã khóc khi em trở về quê hương”, Mây tâm sự.
Một ngày tháng 5, truyền hình Trung Quốc phát bản tin về một bé gái Việt Nam khoảng 12 - 14 tuổi bị lạc và đang sống trong Viện dưỡng lão ở tỉnh Hà Nam. Một doanh nhân người Việt đang kinh doanh ở tỉnh Chiết Giang đã liên lạc với đài truyền hình để tìm hiểu thông tin. Khi biết hoàn cảnh và nguyện vọng của cô bé, vị doanh nhân này đã liên hệ với một số cơ quan truyền thông Việt Nam, bày tỏ mong muốn giúp em được về đoàn tụ cùng gia đình.
Do cô bé không biết nhiều tiếng Trung nên phóng viên đã yêu cầu ghi tên cha, mẹ, địa chỉ gia đình ra giấy. Hai mẩu giấy viết bằng tiếng Việt sai chính tả khá nhiều, nhưng qua đây người đọc cũng hiểu được nội dung, đó là tên của em, tên bố mẹ, địa chỉ nhà và mong muốn được trở về.
Sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan chức năng phía Trung Quốc, ngày 17/7, sau hơn một ngày đi ôtô, tàu hỏa, Mây đã được đưa tới Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) để bàn giao cho phía Việt Nam.
Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, ông Minh đã được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bát Xát cùng cán bộ địa phương giúp đỡ việc đi lại, ăn ở trong những ngày đi đón con.
Gặp lại con sau những tháng, ngày xa cách, hai cha con ôm lấy nhau khóc nức nở. Về đến Việt Nam, hành lý mà Mây có là 2 bộ quần áo mới, 100 nhân dân tệ do Công an Trung Quốc cho, cùng 2 quyển sách tiếng Trung Quốc.
Mây được đưa vào nhà nhân ái. Ở đây, Mây được các cô, các bạn giúp đỡ, động viên tận tình, nên em hòa nhập rất nhanh, bớt sợ hãi. Mây gần như không biết nói tiếng phổ thông. Mọi thông tin do em cung cấp đều nhờ một bạn gái người Mông làm “thông ngôn”.
Thào Thị Mây tâm sự: "Trước hết, em muốn được về nhà thăm gia đình, rồi quay lại nhà nhân ái, bởi em sợ cậu lắm”. Biết được nguyện vọng của em, trong thời gian tới, Mây sẽ được các cô ở nhà nhân ái đưa về thăm gia đình. Sau đó, em tiếp tục trở lại Nhà nhân ái để học văn hóa, sau đó sẽ học nghề.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Lào Cai
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Đẻ nhiều con và tối ngày say xỉn, nên đói nghèo cứ đeo đẳng gia đình anh Thào A Minh, dân tộc Mông, xã Pa Cheo (Bát Xát, Lào Cai). Cuộc sống khổ cực, lại bị kẻ xấu dụ dỗ, cuối năm 2010, vợ anh Minh quyết định ôm 2 con thơ vượt biên sang Trung Quốc, với hy vọng sẽ có được một cuộc sống giàu sang, an nhàn nơi đất khách.
Mây gần như không biết nói tiếng phổ thông. Mọi thông tin do em cung cấp đều nhờ một bạn gái người Mông làm “thông ngôn”.
Đang theo học lớp 3, nhưng vì nhà nghèo, lại đêm ngày thương em, nhớ mẹ nên Thào Thị Mây bỏ học, mong muốn tìm thấy mẹ và em. Lợi dụng sự ngây thơ của cháu ruột của mình, cậu của Mây tỏ ra hết mực thương đứa cháu, với những lời dụ dỗ: "Rồi cậu sẽ đưa cháu đi tìm mẹ và em", nhưng thực chất là lừa để bán sang Trung Quốc kiếm tiền.Đầu tháng 3/2011, Mây được cậu ruột đưa đến bờ sông Hồng, một người phụ nữ bên kia biên giới đi đò sang, hai người thì thầm to nhỏ một lúc, rồi Mây nhanh chóng được đưa xuống đò mà không có cậu đi cùng.Sang đến biên giới Trung Quốc, Mây được đưa đến một ngôi nhà nằm sâu trong nội địa, tại đây, vô tình Mây gặp được em ruột của mình trong niềm vui khôn tả. Gặp được em, Mây khát khao gặp lại mẹ, tuy nhiên, người phụ nữ kia nói, mẹ em đang đi làm nương rất xa, không về được.
Chỉ sau hai đêm ở bên em gái, Mây tiếp tục được người phụ nữ kia đưa đi trên chiếc xe ôtô, sau đó bán em cho hai vợ chồng người Trung Quốc. Theo Mây, cuộc sống với 2 vợ chồng người Trung Quốc khá thoải mái, em được đối xử tốt, công việc hằng ngày không nặng nhọc, em chỉ phải rửa bát, quét nhà, nhặt cỏ vườn…
Thế nhưng, Mây cũng chỉ ở đây được khoảng 3 tháng, sau đó lại được người ta đưa đi bằng ôtô bán cho hai người đàn ông và một người phụ nữ. Mây được đưa về ngôi nhà khang trang 2 tầng giữa khu đồi núi, giam trong một căn phòng hơn chục m2, ánh sáng lọt vào căn phòng qua cửa sổ to bằng hai bàn tay.
Hằng ngày, em được người ta cho ăn, uống đầy đủ. Biết bị lừa bán và một trong số 2 người đàn ông kia sẽ lấy mình làm vợ, trong lòng Mây luôn nung nấu ý định bỏ trốn. Ở đây được 8 ngày, lợi dụng sự sơ hở của những kẻ buôn người, Mây đã bỏ trốn, cả ngày trời, em chạy thục mạng mà không biết mình đang đi về đâu. Trên hành trình chạy trốn, nhiều lúc Mây phải băng rừng, vượt núi với bụng đói, cổ khát.
Mây viết tiếng Trung Quốc khá thành thạo.
Trên đường chạy trốn, Mây gặp một số người dân địa phương tốt bụng, họ cho ăn uống và thông báo cho công an Trung Quốc giúp đỡ Mây. Vì không biết tiếng Kinh nhiều, chỉ giao tiếp bằng tiếng Mông, nên sau khi ở đồn công an được một ngày, Mây được phía công an địa phương đưa vào viện dưỡng lão ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Theo Mây, mặc dù không quen môi trường mới, nhưng với sự đùm bọc, thương yêu của mọi người ở trại dưỡng lão, em cảm thấy rất thoải mái. Thời gian đầu ở viện dưỡng lão, hằng ngày, Mây được ăn bánh bao như mọi người, được tạo điều kiện cho đi học tiếng Trung Quốc. Sợ em bị lạc, Viện dưỡng lão đã cử người đưa, đón em đi học.
Biết tiếng Trung Quốc, Mây có thể giao tiếp với những người địa phương. Tại viện dưỡng lão, khi cơ quan công an Trung Quốc hỏi em muốn ở lại hay trở về Việt Nam, em một mực muốn được về quê hương, bởi em rất nhớ nhà, nhớ bố và các anh chị em. “Tuy nhiên, em cũng rất nhớ nơi này, bởi mọi người coi em như người thân, thậm chí họ đã khóc khi em trở về quê hương”, Mây tâm sự.
Một ngày tháng 5, truyền hình Trung Quốc phát bản tin về một bé gái Việt Nam khoảng 12 - 14 tuổi bị lạc và đang sống trong Viện dưỡng lão ở tỉnh Hà Nam. Một doanh nhân người Việt đang kinh doanh ở tỉnh Chiết Giang đã liên lạc với đài truyền hình để tìm hiểu thông tin. Khi biết hoàn cảnh và nguyện vọng của cô bé, vị doanh nhân này đã liên hệ với một số cơ quan truyền thông Việt Nam, bày tỏ mong muốn giúp em được về đoàn tụ cùng gia đình.
Do cô bé không biết nhiều tiếng Trung nên phóng viên đã yêu cầu ghi tên cha, mẹ, địa chỉ gia đình ra giấy. Hai mẩu giấy viết bằng tiếng Việt sai chính tả khá nhiều, nhưng qua đây người đọc cũng hiểu được nội dung, đó là tên của em, tên bố mẹ, địa chỉ nhà và mong muốn được trở về.
Sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan chức năng phía Trung Quốc, ngày 17/7, sau hơn một ngày đi ôtô, tàu hỏa, Mây đã được đưa tới Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) để bàn giao cho phía Việt Nam.
Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, ông Minh đã được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bát Xát cùng cán bộ địa phương giúp đỡ việc đi lại, ăn ở trong những ngày đi đón con.
Gặp lại con sau những tháng, ngày xa cách, hai cha con ôm lấy nhau khóc nức nở. Về đến Việt Nam, hành lý mà Mây có là 2 bộ quần áo mới, 100 nhân dân tệ do Công an Trung Quốc cho, cùng 2 quyển sách tiếng Trung Quốc.
Mây được đưa vào nhà nhân ái. Ở đây, Mây được các cô, các bạn giúp đỡ, động viên tận tình, nên em hòa nhập rất nhanh, bớt sợ hãi. Mây gần như không biết nói tiếng phổ thông. Mọi thông tin do em cung cấp đều nhờ một bạn gái người Mông làm “thông ngôn”.
Thào Thị Mây tâm sự: "Trước hết, em muốn được về nhà thăm gia đình, rồi quay lại nhà nhân ái, bởi em sợ cậu lắm”. Biết được nguyện vọng của em, trong thời gian tới, Mây sẽ được các cô ở nhà nhân ái đưa về thăm gia đình. Sau đó, em tiếp tục trở lại Nhà nhân ái để học văn hóa, sau đó sẽ học nghề.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn