Như rất nhiều vụ án liên quan đến chính trị khác, nạn nhân đều bị bắt vào ngày cuối tuần. Hôm thứ Sáu 24/10/2014, ông Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, cư trú tại Hà Nội) - Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank (Ngân hàng Đại Dương) bị Cơ quan điều tra của Bộ công an bắt.
Cali Today News - Trước đó, vào “ngày 21/10/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng và lệnh khám xét đối với Hà Văn Thắm”. Thông tin này được đưa lên trang web của Bộ công an.
Lý do việc bắt ông Hà Văn Thắm theo cơ quan điều tra là, ông Hà Văn Thắm theo điều 179 Bộ luật hình sự, tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Vào tháng 11/2014, ông Thắm, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank đã ký các quyết định cho công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Trung Dung (do ông Thắm làm chủ) vay khoảng 500 tỷ đồng dẫn đến hậu quả là mất khả năng thanh toán.
Ngay sau khi ông Thắm bị bắt, vào ngày thứ Bảy, 25/10, trả lời báo điện tử Gia Đình Việt Nam, ông Đinh Xuân Thảo - Ủy viên thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật cho biết, việc bắt ông Thắm là “thực hiện tái cơ cấu phải lành mạnh, quyết liệt, đối với những trường hợp sai phạm phải xử lý nghiêm, để có tác dụng răn đe tốt hơn”. Và cũng theo ông này, trong tình hình kinh tế hiện nay thì “tội phạm kinh tế là một lĩnh vực khá nghiêm trọng”.
Trả lời BBC Việt Ngữ, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói việc ông Thắm bị bắt “giới chuyên môn đã có những phỏng đoán từ khá lâu rồi”. Điều này cho thấy chính quyền “bắt đầu có thái độ nghiêm khắc hơn trong đối xử với các đại gia”.
“Việc ông Thắm bị bắt, đối với giới chuyên môn, không có gì đột ngột, bởi vì ông Thắm đã tay không bắt giặc, đã giàu lên rất nhanh, từ một người không có tích lũy gì, không có vốn gì lớn mà đã phát triển lên rất nhanh, qua rất nhiều ngành và cũng có nhiều dự án tham vọng”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói với phóng viên BBC.
Ông Hà Văn Thắm bị bắt ngay sau khi miễn nhiệm tất cả các chức danh của ông ở ngân hàng OceanBank. Ảnh: Báo Đầu Tư.
Nhưng dư luận, nhất là đối với những người theo dõi tình hình chính sự ở trong nước lại không nghĩ vậy. Theo họ, việc ông Hà Văn Thắm bị bắt phải liên quan đến chuyện đấu đá nội bộ ở thượng tầng kiến trúc, mà ở đây là giữa ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hà Văn Thắm là một người rất thân cận với Chủ tịch Quốc hội.
Sáng ngày 20/10, ông Nguyễn Sinh Hùng khi phát biểu tại Quốc hội đã nói rằng: “Tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước”. Lời phát biểu này chẳng khác nào vỗ thẳng mặt ông Thủ tướng Dũng, vì trong một bài phát biểu trước đây, ông Dũng cho biết nền kinh tế đã có “những chuyển biến tích cực”. Ông Nguyễn Sinh Hùng trước khi làm Chủ tịch Quốc hội từng là Bộ trưởng Tài Chính, Phó Thủ tướng thường trực dưới quyền của ông Dũng.
Sau cuộc đấu đá này, liệu mối quan hệ giữa hai người có còn thắm thiết như xưa?. Ảnh: chinhphu.vn
Ngay sau khi ông Hùng phản bác lại phát biểu của ông Dũng, Bộ công an tống đạt quyết định bắt ông Thắm. Việc làm này được coi như là để “dằn mặt” mà ông Dũng ra tay với đối thủ chính trị của mình.
Chưa dừng ở đó, trong một đoạn băng ghi âm được được tung lên mạng ngay sau khi ông Thắm bị bắt, trong đoạn ghi âm, ông Thắm chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank nói chuyện với Trần Thanh Quang (Phó Tổng giám đốc OceanBank) rằng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng áp lực lên ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đuổi ông Lê Trung Hưng, Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt ra khỏi ngân hàng này. Nếu Thống đốc Bình không nghe theo, ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ dùng Thường vụ Quốc hội đuổi ông Bình ra khỏi Ngân hàng nhà nước. Thông qua đoạn băng ghi âm phát hiện được âm mưu thâu tóm Ngân hàng của ông Thắm. Để “phụ họa” cùng với Nguyễn Sinh Hùng, ông Thắm ra lệnh cho thuộc hạ của mình “té nước theo mưa”, sử dụng chức năng comment ở các bài viết được đăng trên tờ Vietnamnet để bôi xấu ông Lê Trung Hưng.
Trong một đoạn băng ghi âm khác được tung lên mạng sau khi ông Thắm nói chuyện với ông Quang, đoạn ghi âm giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm với Lê Thị Minh Nguyệt (thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Đại Dương) cho thấy ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt. Trong đoạn ghi âm, ông Thắm kể lại với thuộc hạ về kế hoạch âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt bằng cách thúc ép Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình và Thủ tướng Dũng.
Hai đoạn băng ghi âm kể trên được tung ra ngay sau khi ông Hà Văn Thắm bị bắt. Với những đoạn băng đó, người bình thường không thể nào có được. Mà nó có thể có từ những người trong cuộc, ở đây rất có thể là phía Công an, vì họ là những người điều tra, tịch thu tài liệu của ông Thắm và những người liên quan. Ông Thủ tướng Dũng, người lâu nay vẫn biết đang nắm trong tay Bộ công an, việc tung ra những đoạn băng được coi là hạ bệ uy tín của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không nằm ngoài mục đích trả đũa ông này.
Chúng ta rất khó đoán kết quả của cuộc đấu đá Hùng-Dũng, vì có thể họ sẽ ngồi lại để phân chia quyền lợi để tránh “vỡ bình” như lời ông Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói. Song, trên hết, chính trường Việt Nam đang được dư luận đặc biệt quan tâm vì có những màn “đấm đá” hết sức thú vị. Màn đấu đá này rất có thể là sự chuẩn cho Đại hội đảng vào năm 2016, lúc đó quyền lực sẽ được phân chia tùy thuộc vào sức mạnh của mỗi phe nhóm trong nội bộ đảng CSVN. Trước khi có những màn kịch hay hơn, chúng ta tạm thời thưởng thức bộ đôi Hùng-Dũng trên đấu trường lần này.
Người Quan Sát
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Cali Today News - Trước đó, vào “ngày 21/10/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng và lệnh khám xét đối với Hà Văn Thắm”. Thông tin này được đưa lên trang web của Bộ công an.
Lý do việc bắt ông Hà Văn Thắm theo cơ quan điều tra là, ông Hà Văn Thắm theo điều 179 Bộ luật hình sự, tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Vào tháng 11/2014, ông Thắm, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank đã ký các quyết định cho công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Trung Dung (do ông Thắm làm chủ) vay khoảng 500 tỷ đồng dẫn đến hậu quả là mất khả năng thanh toán.
Ngay sau khi ông Thắm bị bắt, vào ngày thứ Bảy, 25/10, trả lời báo điện tử Gia Đình Việt Nam, ông Đinh Xuân Thảo - Ủy viên thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật cho biết, việc bắt ông Thắm là “thực hiện tái cơ cấu phải lành mạnh, quyết liệt, đối với những trường hợp sai phạm phải xử lý nghiêm, để có tác dụng răn đe tốt hơn”. Và cũng theo ông này, trong tình hình kinh tế hiện nay thì “tội phạm kinh tế là một lĩnh vực khá nghiêm trọng”.
Trả lời BBC Việt Ngữ, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói việc ông Thắm bị bắt “giới chuyên môn đã có những phỏng đoán từ khá lâu rồi”. Điều này cho thấy chính quyền “bắt đầu có thái độ nghiêm khắc hơn trong đối xử với các đại gia”.
“Việc ông Thắm bị bắt, đối với giới chuyên môn, không có gì đột ngột, bởi vì ông Thắm đã tay không bắt giặc, đã giàu lên rất nhanh, từ một người không có tích lũy gì, không có vốn gì lớn mà đã phát triển lên rất nhanh, qua rất nhiều ngành và cũng có nhiều dự án tham vọng”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói với phóng viên BBC.
Ông Hà Văn Thắm bị bắt ngay sau khi miễn nhiệm tất cả các chức danh của ông ở ngân hàng OceanBank. Ảnh: Báo Đầu Tư.
Nhưng dư luận, nhất là đối với những người theo dõi tình hình chính sự ở trong nước lại không nghĩ vậy. Theo họ, việc ông Hà Văn Thắm bị bắt phải liên quan đến chuyện đấu đá nội bộ ở thượng tầng kiến trúc, mà ở đây là giữa ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hà Văn Thắm là một người rất thân cận với Chủ tịch Quốc hội.
Sáng ngày 20/10, ông Nguyễn Sinh Hùng khi phát biểu tại Quốc hội đã nói rằng: “Tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước”. Lời phát biểu này chẳng khác nào vỗ thẳng mặt ông Thủ tướng Dũng, vì trong một bài phát biểu trước đây, ông Dũng cho biết nền kinh tế đã có “những chuyển biến tích cực”. Ông Nguyễn Sinh Hùng trước khi làm Chủ tịch Quốc hội từng là Bộ trưởng Tài Chính, Phó Thủ tướng thường trực dưới quyền của ông Dũng.
Sau cuộc đấu đá này, liệu mối quan hệ giữa hai người có còn thắm thiết như xưa?. Ảnh: chinhphu.vn
Ngay sau khi ông Hùng phản bác lại phát biểu của ông Dũng, Bộ công an tống đạt quyết định bắt ông Thắm. Việc làm này được coi như là để “dằn mặt” mà ông Dũng ra tay với đối thủ chính trị của mình.
Chưa dừng ở đó, trong một đoạn băng ghi âm được được tung lên mạng ngay sau khi ông Thắm bị bắt, trong đoạn ghi âm, ông Thắm chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank nói chuyện với Trần Thanh Quang (Phó Tổng giám đốc OceanBank) rằng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng áp lực lên ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đuổi ông Lê Trung Hưng, Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt ra khỏi ngân hàng này. Nếu Thống đốc Bình không nghe theo, ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ dùng Thường vụ Quốc hội đuổi ông Bình ra khỏi Ngân hàng nhà nước. Thông qua đoạn băng ghi âm phát hiện được âm mưu thâu tóm Ngân hàng của ông Thắm. Để “phụ họa” cùng với Nguyễn Sinh Hùng, ông Thắm ra lệnh cho thuộc hạ của mình “té nước theo mưa”, sử dụng chức năng comment ở các bài viết được đăng trên tờ Vietnamnet để bôi xấu ông Lê Trung Hưng.
Trong một đoạn băng ghi âm khác được tung lên mạng sau khi ông Thắm nói chuyện với ông Quang, đoạn ghi âm giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm với Lê Thị Minh Nguyệt (thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Đại Dương) cho thấy ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt. Trong đoạn ghi âm, ông Thắm kể lại với thuộc hạ về kế hoạch âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt bằng cách thúc ép Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình và Thủ tướng Dũng.
Hai đoạn băng ghi âm kể trên được tung ra ngay sau khi ông Hà Văn Thắm bị bắt. Với những đoạn băng đó, người bình thường không thể nào có được. Mà nó có thể có từ những người trong cuộc, ở đây rất có thể là phía Công an, vì họ là những người điều tra, tịch thu tài liệu của ông Thắm và những người liên quan. Ông Thủ tướng Dũng, người lâu nay vẫn biết đang nắm trong tay Bộ công an, việc tung ra những đoạn băng được coi là hạ bệ uy tín của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không nằm ngoài mục đích trả đũa ông này.
Chúng ta rất khó đoán kết quả của cuộc đấu đá Hùng-Dũng, vì có thể họ sẽ ngồi lại để phân chia quyền lợi để tránh “vỡ bình” như lời ông Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói. Song, trên hết, chính trường Việt Nam đang được dư luận đặc biệt quan tâm vì có những màn “đấm đá” hết sức thú vị. Màn đấu đá này rất có thể là sự chuẩn cho Đại hội đảng vào năm 2016, lúc đó quyền lực sẽ được phân chia tùy thuộc vào sức mạnh của mỗi phe nhóm trong nội bộ đảng CSVN. Trước khi có những màn kịch hay hơn, chúng ta tạm thời thưởng thức bộ đôi Hùng-Dũng trên đấu trường lần này.
Người Quan Sát
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn