[h=2]Để rạch giày của khách không bị phát hiện, giới đánh giày truyền cho nhau "bí kíp" làm ăn. Trên chiếc bàn chải đánh giày có phần cán được gắn "bí mật" một con dao lam. Trong nháy mắt, quay ngược đầu chiếc bàn chải là đã "ghi dấu" trên giày vài vết sắc lẹm.[/h]
Một số tên thủ dao lam trong hộc đựng đồ, khi khách lơ là thì lập tức kẹp dao ở giữa ngón tay và làm "vài đường cơ bản". Để khách không nghi ngờ, cánh đánh giày nhanh tay bôi bụi bẩn vào vết rách. Chỉ cần vài thao tác, chiếc giày đã có những vết rách rất tự nhiên.
Rạch giày nhanh như cắt
Gặp lại sau nhiều năm được điều động đi công tác Tây Nguyên, không hiểu chuyện gì xảy ra mà khuôn mặt rám nắng của anh bạn tôi lại nhăn nhúm như vừa bị tông xe. Gã càu nhàu: "Lúc tôi đợi bà, có thằng đánh giày tới gạ đánh thuê. Đôi giày mới mua của tôi bỗng dưng bị tay này dán đế rồi thay cặp lót. Mình không yêu cầu mà nó tự dán rồi đòi mình những 200.000 đồng. Lôi thôi, cãi nhau một lúc, nó gọi mấy thằng đánh giày khác đến. Cuối cùng vẫn phải trả nó 150.000 đồng. Chưa kịp tán phét với bà mà đã rước cái bực rồi". Nhìn đôi giày mới tinh của anh bạn bị dán thêm cái đế cao su trông ngớ ngẩn như người mặc comple mà đi dép tổ ong, tôi không nhịn được cười. Không thể ngờ rằng, cánh đánh giày với hình dáng quen thuộc, tay ôm hộp nhỏ đựng đồ đoàn lũi cũi đi mời khách, lại lắm chiêu trò đến vậy.
Tìm hiểu về thế giới này mới thấy, cánh đánh giày có lắm mánh "móc túi" khách hàng dễ như trở bàn tay. Tôi quen Dũng được một thời gian, biết em là sinh viên năm hai, khá chăm chỉ và không ngại khó khăn làm thêm lấy tiền theo học đại học, tôi vẫn không thể ngờ trước đây em từng có một thời gian dài đánh giày vỉa hè. Dũng nói, bây giờ thỉnh thoảng "nhớ nghề" em vẫn vác hộp đánh giày kiếm thêm tiền. Nhân lần gặp em, tôi kể chuyện anh bạn Tây Nguyên bị móc túi trắng trợn, Dũng cười, gãi gãi đầu. "Nghề nào cũng có người làm ăn gian xảo. Khách không để ý hoặc không ghê gớm thì có thể bị móc túi từ vài chục đến vài trăm nghìn. Trường hợp bị như bạn chị thì có nhưng không nhiều người đánh giày dám áp dụng. Vì không phải dân đánh giày nào cũng đầu bò đầu biếu và không phải khách nào cũng dễ bị ép như vậy. Nếu áp dụng cách này với dân "anh chị" thì có khi không được tiền công mà còn tiệt đường làm ăn", Dũng thổ lộ.
Chiêu mà đa số dân đánh giày áp dụng là chiêu rạch giày của khách. Dũng cho biết: "Cánh đánh giày thường lợi dụng lúc khách không để ý để làm vài nhát vào giày rồi đưa cho khách. Mặt tỏ vẻ ngạc nhiên: "Ô, giày của anh mới thế này mà đi ở đâu bị rách thế này. Em dán vào cho anh lại ngon lành ngay". Nếu khách có hỏi giá thì đa phần dân đánh giày nói: "Anh yên tâm, em không lấy cao tiền đâu. Em dán cho anh mất bao nhiêu keo thì tính tiền từng đó". Thế nhưng sau đó, nhìn mặt tùy từng khách mà cánh đánh giày lấy giá khác nhau. Nếu biết khách thuộc dạng khó tính thì chỉ lấy từ 25.000 - 35.000 đồng, còn thấy khách dễ, thuộc dạng có thể bắt chẹt được thì có thể lấy đến cả trăm nghìn đồng".
Để rạch giày của khách không bị phát hiện, giới đánh giày truyền cho nhau "bí kíp" làm ăn. Trên chiếc bàn chải đánh giày có phần cán được gắn bí mật một con dao lam. Trong nháy mắt, quay ngược đầu chiếc bàn chải là đã ghi dấu trên giày vài vết sắc lẹm. Một số tên thì thủ dao lam trong hộc đựng đồ, khi khách lơ là thì lập tức kẹp dao ở giữa ngón tay và làm "vài đường cơ bản". Để khách không nghi ngờ, cánh đánh giày nhanh tay bôi bụi bẩn vào vết rách. Chỉ cần vài thao tác chiếc giày đã như rách, có những vết rách rất tự nhiên.
Mánh "giày xách tay"
Dũng tiết lộ, bên cạnh chiêu rạch giày nhanh như cắt, cánh đánh giày còn có thêm chiêu "giày xách tay". Cụm từ này là tiếng lóng của dân đánh giày. "Ở trong nhiều nhà hàng, quán đông đúc, người đánh giày sau khi đưa cho khách đôi dép đi tạm thì mang giày ra ngoài cửa để đánh. Nhiều người đánh giày bất lương thấy giày đẹp liền nhanh chóng nhét giày vào thùng rồi chuồn thẳng. Nhiều lần, em đã nhìn thấy cảnh vị khách sang trọng chạy ra ngoài cửa, chân còn mang tất loẹt quẹt trên đôi dép lê, mặt ngơ ngác hỏi bảo vệ về tên đánh giày. Sau đó, ông này thẫn thờ vì đôi giày sang trọng của mình đã không cánh mà bay", Dũng chia sẻ.
Hàng "xách tay" thường được chúng cất bên trong hộc đánh giày. Trong quá trình mời khách chúng kiêm thêm khâu chào mua giày. Chúng không ngại quảng cáo đó là những đôi giày tốt chúng ăn trộm được của khách. "Hàng này em vừa mới "xách" được xong. Nhìn chất, bác biết đôi này có khi tới cả vài củ (triệu đồng). Giờ, em chỉ xin bác vài lít (vài trăm nghìn đồng) lấy tiền ăn trưa thôi". Mỗi tuần chỉ cần xách được hai đôi giày của khách là "ấm" - Dũng nói.
"Có những đôi giày của khách không còn mới, thợ đánh giày nhanh tay dùng chiếc tuốc nơ vít được mài sắc cạnh cạy đế, mõm. Trong chốc lát đôi giày bị há hốc mõm còn trên thân thì có thêm vài vết rách rất thảm thương. Thợ đánh giày cầm lên với ánh nhìn thương cảm: "Đôi của ông anh nát quá rồi. Anh bỏ ra vài trăm lấy đôi giày xịn em vừa "thó" được mà dùng". Nói xong, chúng tiếp thị giày "xách tay" với khách. Bằng cách vừa phá giày vừa bán giày này, cánh đánh giày kiếm được kha khá", Dũng cho hay.
Nhưng đôi khi không phải lúc nào giày của cánh đánh giày đều là giày tốt. Vì biết nhiều người nghĩ hàng chúng bán là "giày xách tay", hàng tốt nên nhiều gã ra vỉa hè mua giày Trung Quốc giá bèo về "mông má" rồi độn vào đống giày ăn trộm được đem đi bán. Bằng cách này chúng bán được giày "lởm" với giá gấp 2 -3 lần giá mua ngoài chợ.
Không để ý nhiều khách bị rạch giày trong chớp mắt. Ảnh minh họa.
Cuộc chiến tranh giành lãnh thổ
Vào những ngày nắng ráo, dùng những mánh lới này cánh đánh giày cũng kiếm được kha khá tiền, đủ để chi tiêu cho những ngày mưa phải ngồi ôm gối, cắn mì tôm trong phòng trọ. Tuy nhiên, theo Dũng, chuyện giữ tiền kiếm được của giới này cũng không phải dễ dàng.
Dũng sinh ra ở một làng quê làm nón đẹp có tiếng trong cả nước nhưng ngày nay chiếc nón không đủ sức nuôi sống người dân nơi đây. Nhiều người tha hương cầu thực, cánh trẻ nhỏ chừng 13- 14 tuổi đã bỏ nhà ra Hà Nội làm nghề đánh giày. Chỉ riêng xóm trọ của Dũng thôi mà có tới mấy chục đứa trẻ làm nghề đánh giày. Ngày trước, địa bàn của nhóm Dũng là mấy đường ở khu vực quận Đống Đa. Tuy nhiên, ranh giới lãnh thổ "khu vực làm ăn" thường xuyên bị tranh giành bằng những đợt ẩu đả đẫm máu.
Cánh đánh giày không chỉ đấm đá nhau, vũ khí lợi hại mà chúng thường "chiến" nhau là dao lam. Dũng còn nhớ, thằng Phi "hổ" phi dao lam trăm phát trăm trúng. Có đứa định đá, đã bị Phi "hổ" phi dao vào mặt, máu chảy thành dòng. Tài phi dao của Phi "hổ" được lan truyền, một đồn mười, mười đồn trăm nên nhìn thấy bóng dáng của Phi "hổ" là mọi người dè chừng. Nhóm của Dũng khá đông, lại cùng ở một làng, tinh thần đoàn kết rất cao nên các nhóm khác không dám động vào cũng như không dám xâm lấn lãnh thổ. Kể về những cuộc chiến của cánh đánh giày, Dũng vẫn rùng mình, khuôn mặt gầy gò sạm nắng của chàng sinh viên năm hai vẫn hằn lên nỗi lo âu.
Dũng kể: "Giữ được lãnh thổ đã khó, giữ được tiền cũng khó không kém. Có lần, em trên đường về nhà trọ đang hí hửng vì ngày nay gặp được nhiều "khách sộp" cho thêm tiền thì gặp một thằng nghiện đang thèm thuốc nấp bên gốc cây. Lúc này, chạy đi không được vì gã đứng sát mình, mà không may hắn chọc kim tiêm dính máu nhiễm bệnh thì khổ. Vậy là em đành ngoan ngoãn lột cả túi đưa cho hắn. Tối hôm đó, em phải ngồi ở công viên vì không có tiền về trả tiền ngủ trọ hàng đêm. Bụng réo ầm ầm mà không có nổi 2.000 đồng mua cái bánh mỳ. Nghĩ mà cực".
Ngoài sợ nghiện, cánh đánh giày rất khiếp gặp bọn ăn xin. "Bọn ấy không có gì để mất nên chúng rất liều. Mình kiếm được mấy đồng mà chúng cứ de dẻ đi theo xin đểu. Mình đi một bước, chúng đi một bước, miệng lải nhải xin tiền. Chờ khi mình sơ hở chúng cướp tiền rồi chạy biến. Có mấy lần em bị mất tiền với bọn này rồi. Chính vì độ trơ trẽn và liều của bọn ăn mày mà cánh đánh giày tránh rất xa", Dũng cho biết.
Thành Huế
Một số tên thủ dao lam trong hộc đựng đồ, khi khách lơ là thì lập tức kẹp dao ở giữa ngón tay và làm "vài đường cơ bản". Để khách không nghi ngờ, cánh đánh giày nhanh tay bôi bụi bẩn vào vết rách. Chỉ cần vài thao tác, chiếc giày đã có những vết rách rất tự nhiên.
Rạch giày nhanh như cắt
Gặp lại sau nhiều năm được điều động đi công tác Tây Nguyên, không hiểu chuyện gì xảy ra mà khuôn mặt rám nắng của anh bạn tôi lại nhăn nhúm như vừa bị tông xe. Gã càu nhàu: "Lúc tôi đợi bà, có thằng đánh giày tới gạ đánh thuê. Đôi giày mới mua của tôi bỗng dưng bị tay này dán đế rồi thay cặp lót. Mình không yêu cầu mà nó tự dán rồi đòi mình những 200.000 đồng. Lôi thôi, cãi nhau một lúc, nó gọi mấy thằng đánh giày khác đến. Cuối cùng vẫn phải trả nó 150.000 đồng. Chưa kịp tán phét với bà mà đã rước cái bực rồi". Nhìn đôi giày mới tinh của anh bạn bị dán thêm cái đế cao su trông ngớ ngẩn như người mặc comple mà đi dép tổ ong, tôi không nhịn được cười. Không thể ngờ rằng, cánh đánh giày với hình dáng quen thuộc, tay ôm hộp nhỏ đựng đồ đoàn lũi cũi đi mời khách, lại lắm chiêu trò đến vậy.
Tìm hiểu về thế giới này mới thấy, cánh đánh giày có lắm mánh "móc túi" khách hàng dễ như trở bàn tay. Tôi quen Dũng được một thời gian, biết em là sinh viên năm hai, khá chăm chỉ và không ngại khó khăn làm thêm lấy tiền theo học đại học, tôi vẫn không thể ngờ trước đây em từng có một thời gian dài đánh giày vỉa hè. Dũng nói, bây giờ thỉnh thoảng "nhớ nghề" em vẫn vác hộp đánh giày kiếm thêm tiền. Nhân lần gặp em, tôi kể chuyện anh bạn Tây Nguyên bị móc túi trắng trợn, Dũng cười, gãi gãi đầu. "Nghề nào cũng có người làm ăn gian xảo. Khách không để ý hoặc không ghê gớm thì có thể bị móc túi từ vài chục đến vài trăm nghìn. Trường hợp bị như bạn chị thì có nhưng không nhiều người đánh giày dám áp dụng. Vì không phải dân đánh giày nào cũng đầu bò đầu biếu và không phải khách nào cũng dễ bị ép như vậy. Nếu áp dụng cách này với dân "anh chị" thì có khi không được tiền công mà còn tiệt đường làm ăn", Dũng thổ lộ.
Chiêu mà đa số dân đánh giày áp dụng là chiêu rạch giày của khách. Dũng cho biết: "Cánh đánh giày thường lợi dụng lúc khách không để ý để làm vài nhát vào giày rồi đưa cho khách. Mặt tỏ vẻ ngạc nhiên: "Ô, giày của anh mới thế này mà đi ở đâu bị rách thế này. Em dán vào cho anh lại ngon lành ngay". Nếu khách có hỏi giá thì đa phần dân đánh giày nói: "Anh yên tâm, em không lấy cao tiền đâu. Em dán cho anh mất bao nhiêu keo thì tính tiền từng đó". Thế nhưng sau đó, nhìn mặt tùy từng khách mà cánh đánh giày lấy giá khác nhau. Nếu biết khách thuộc dạng khó tính thì chỉ lấy từ 25.000 - 35.000 đồng, còn thấy khách dễ, thuộc dạng có thể bắt chẹt được thì có thể lấy đến cả trăm nghìn đồng".
Để rạch giày của khách không bị phát hiện, giới đánh giày truyền cho nhau "bí kíp" làm ăn. Trên chiếc bàn chải đánh giày có phần cán được gắn bí mật một con dao lam. Trong nháy mắt, quay ngược đầu chiếc bàn chải là đã ghi dấu trên giày vài vết sắc lẹm. Một số tên thì thủ dao lam trong hộc đựng đồ, khi khách lơ là thì lập tức kẹp dao ở giữa ngón tay và làm "vài đường cơ bản". Để khách không nghi ngờ, cánh đánh giày nhanh tay bôi bụi bẩn vào vết rách. Chỉ cần vài thao tác chiếc giày đã như rách, có những vết rách rất tự nhiên.
Mánh "giày xách tay"
Dũng tiết lộ, bên cạnh chiêu rạch giày nhanh như cắt, cánh đánh giày còn có thêm chiêu "giày xách tay". Cụm từ này là tiếng lóng của dân đánh giày. "Ở trong nhiều nhà hàng, quán đông đúc, người đánh giày sau khi đưa cho khách đôi dép đi tạm thì mang giày ra ngoài cửa để đánh. Nhiều người đánh giày bất lương thấy giày đẹp liền nhanh chóng nhét giày vào thùng rồi chuồn thẳng. Nhiều lần, em đã nhìn thấy cảnh vị khách sang trọng chạy ra ngoài cửa, chân còn mang tất loẹt quẹt trên đôi dép lê, mặt ngơ ngác hỏi bảo vệ về tên đánh giày. Sau đó, ông này thẫn thờ vì đôi giày sang trọng của mình đã không cánh mà bay", Dũng chia sẻ.
Hàng "xách tay" thường được chúng cất bên trong hộc đánh giày. Trong quá trình mời khách chúng kiêm thêm khâu chào mua giày. Chúng không ngại quảng cáo đó là những đôi giày tốt chúng ăn trộm được của khách. "Hàng này em vừa mới "xách" được xong. Nhìn chất, bác biết đôi này có khi tới cả vài củ (triệu đồng). Giờ, em chỉ xin bác vài lít (vài trăm nghìn đồng) lấy tiền ăn trưa thôi". Mỗi tuần chỉ cần xách được hai đôi giày của khách là "ấm" - Dũng nói.
"Có những đôi giày của khách không còn mới, thợ đánh giày nhanh tay dùng chiếc tuốc nơ vít được mài sắc cạnh cạy đế, mõm. Trong chốc lát đôi giày bị há hốc mõm còn trên thân thì có thêm vài vết rách rất thảm thương. Thợ đánh giày cầm lên với ánh nhìn thương cảm: "Đôi của ông anh nát quá rồi. Anh bỏ ra vài trăm lấy đôi giày xịn em vừa "thó" được mà dùng". Nói xong, chúng tiếp thị giày "xách tay" với khách. Bằng cách vừa phá giày vừa bán giày này, cánh đánh giày kiếm được kha khá", Dũng cho hay.
Nhưng đôi khi không phải lúc nào giày của cánh đánh giày đều là giày tốt. Vì biết nhiều người nghĩ hàng chúng bán là "giày xách tay", hàng tốt nên nhiều gã ra vỉa hè mua giày Trung Quốc giá bèo về "mông má" rồi độn vào đống giày ăn trộm được đem đi bán. Bằng cách này chúng bán được giày "lởm" với giá gấp 2 -3 lần giá mua ngoài chợ.
Không để ý nhiều khách bị rạch giày trong chớp mắt. Ảnh minh họa.
Cuộc chiến tranh giành lãnh thổ
Vào những ngày nắng ráo, dùng những mánh lới này cánh đánh giày cũng kiếm được kha khá tiền, đủ để chi tiêu cho những ngày mưa phải ngồi ôm gối, cắn mì tôm trong phòng trọ. Tuy nhiên, theo Dũng, chuyện giữ tiền kiếm được của giới này cũng không phải dễ dàng.
Dũng sinh ra ở một làng quê làm nón đẹp có tiếng trong cả nước nhưng ngày nay chiếc nón không đủ sức nuôi sống người dân nơi đây. Nhiều người tha hương cầu thực, cánh trẻ nhỏ chừng 13- 14 tuổi đã bỏ nhà ra Hà Nội làm nghề đánh giày. Chỉ riêng xóm trọ của Dũng thôi mà có tới mấy chục đứa trẻ làm nghề đánh giày. Ngày trước, địa bàn của nhóm Dũng là mấy đường ở khu vực quận Đống Đa. Tuy nhiên, ranh giới lãnh thổ "khu vực làm ăn" thường xuyên bị tranh giành bằng những đợt ẩu đả đẫm máu.
Cánh đánh giày không chỉ đấm đá nhau, vũ khí lợi hại mà chúng thường "chiến" nhau là dao lam. Dũng còn nhớ, thằng Phi "hổ" phi dao lam trăm phát trăm trúng. Có đứa định đá, đã bị Phi "hổ" phi dao vào mặt, máu chảy thành dòng. Tài phi dao của Phi "hổ" được lan truyền, một đồn mười, mười đồn trăm nên nhìn thấy bóng dáng của Phi "hổ" là mọi người dè chừng. Nhóm của Dũng khá đông, lại cùng ở một làng, tinh thần đoàn kết rất cao nên các nhóm khác không dám động vào cũng như không dám xâm lấn lãnh thổ. Kể về những cuộc chiến của cánh đánh giày, Dũng vẫn rùng mình, khuôn mặt gầy gò sạm nắng của chàng sinh viên năm hai vẫn hằn lên nỗi lo âu.
Dũng kể: "Giữ được lãnh thổ đã khó, giữ được tiền cũng khó không kém. Có lần, em trên đường về nhà trọ đang hí hửng vì ngày nay gặp được nhiều "khách sộp" cho thêm tiền thì gặp một thằng nghiện đang thèm thuốc nấp bên gốc cây. Lúc này, chạy đi không được vì gã đứng sát mình, mà không may hắn chọc kim tiêm dính máu nhiễm bệnh thì khổ. Vậy là em đành ngoan ngoãn lột cả túi đưa cho hắn. Tối hôm đó, em phải ngồi ở công viên vì không có tiền về trả tiền ngủ trọ hàng đêm. Bụng réo ầm ầm mà không có nổi 2.000 đồng mua cái bánh mỳ. Nghĩ mà cực".
Ngoài sợ nghiện, cánh đánh giày rất khiếp gặp bọn ăn xin. "Bọn ấy không có gì để mất nên chúng rất liều. Mình kiếm được mấy đồng mà chúng cứ de dẻ đi theo xin đểu. Mình đi một bước, chúng đi một bước, miệng lải nhải xin tiền. Chờ khi mình sơ hở chúng cướp tiền rồi chạy biến. Có mấy lần em bị mất tiền với bọn này rồi. Chính vì độ trơ trẽn và liều của bọn ăn mày mà cánh đánh giày tránh rất xa", Dũng cho biết.
Thành Huế