Giải mã chuyện ma ám ngôi nhà có 4 người chết thảm

Jolie

Member
[h=2]Vụ thảm án Cung Văn Phúc hoang tưởng giết vợ và hai con rồi tự sát ở tổ 28, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người. Và từ ngày lo ma tang cho cả một gia đình, ngôi nhà ấy luôn đắm chìm trong tiếng tụng kinh…[/h]
Những ngôi nhà sau thảm án thường gắn với những câu chuyện đồn thổi về "bóng ma vô hình" do ám ảnh của người đến ở. Nhưng khi PV đi thực tế, trong thời kỳ "tấc đất tấc vàng", những ngôi nhà ấy vẫn thấp thoáng bóng dáng chủ nhân. Có người bỗng dưng mua được nhà giá rẻ để rồi trấn, yểm và ở nhiều năm cũng chẳng thấy... "con ma" nào hiện về. Thời gian trôi qua, thảm án giờ chỉ còn lại trong ký ức xa xăm cùng những lời đồn thổi rùng rợn của người đời...
Nỗi ám ảnh kinh hoàng
Gần 8 năm trôi qua, một ngày cuối tháng 9 vừa qua, tôi lại tìm đến ngôi nhà vốn của Cung Văn Phúc, giờ đã thuộc sở hữu của người anh trai. Ngôi nhà 3,5 tầng xây trên diện tích mặt bằng 45m2 đã khoác màu sơn mới. Ngày xảy ra thảm án, ngôi nhà mới xây xong chưa lâu nên vẫn để màu xi-măng xám xịt. Ngôi nhà nằm cuối con ngõ nhỏ, vang vọng tiếng kinh cầu ngày đêm.
Người chị dâu của anh Phúc, bà Đinh Thị Thuấn nói: "Từ ngày xảy ra việc đau lòng ấy, gia đình tôi cũng đã xem nhiều nơi. Nhưng tôi tâm niệm tu tại gia nên theo "Đức ngọc Phật" thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi để tiếng kinh cầu thường xuyên và tụng kinh ngày rằm, mồng 1 với tâm niệm cả gia đình nhà chú ấy được siêu thoát".
nha%20kinh%20phat%201.JPG

Bà Thuấn trước ban thờ gia đình người em.
Nỗi đau đã nguôi ngoai, nhưng khi có người gợi về ký ức, bà Thuấn lại nghẹn ngào nhớ lại. Câu chuyện buồn ấy xảy ra vào rạng sáng 14/1/2006 (tức ngày 15 tháng Chạp âm lịch), bà con hàng xóm và anh Cung Văn Thắng đi qua nhà anh Cung Văn Phúc (40 tuổi) (Phúc là em ruột anh Thắng-PV), bỗng nghe tiếng kêu cứu phát ra từ trong nhà anh Phúc. Ngay sau đó, một số người dân đã điện báo cho cảnh sát 113 công an TP.Hà Nội và công an phường sở tại. Khi lực lượng công an đến nhà anh Phúc thì cửa khóa trong, anh Phúc đang ngồi viết thư cạnh bàn uống nước tầng 1 của căn nhà.
Bà Thuấn nhớ lại: "Thấy lực lượng công an đến, chú Phúc còn điều đình với công an cho một thời gian để viết nốt thư, di chúc. Trước đấy, trong cơn hoang tưởng, chú Phúc đã giết vợ và hai con đến khi tỉnh lại đã biết hậu quả vụ việc còn kêu với anh Thắng: "Em giết chết vợ con rồi". Sau đó, chú Phúc còn viết thư dặn dò chuyện an táng. Khi lực lượng công an đến, chú ấy còn xin chút thời gian, hứa không chạy trốn. Trong khi cửa nhà còn đang bị khoá, lực lượng công an chưa tiếp cận được thì chú Phúc đã đập cửa kính tủ lấy một miếng kính vỡ tự đâm vào bụng gây trọng thương, chết tại chỗ".
Cả nhà anh Cung Văn Phúc đã vĩnh viễn ra đi trong cơn bộc phát của bệnh hoang tưởng. Theo bà Thuấn kể lại cùng phóng viên, gia đình anh Phúc không khó khăn về kinh tế. Nhà anh Phúc lúc đó mới bán mảnh đất nên xây nhà cao tầng. "Chú Phúc là người thương yêu vợ con. Vợ mới sinh được 4 tháng nên lúc xảy ra án mạng trong nhà chú ấy rất nhiều thuốc bổ".
Bà Thuấn nhớ lại: "Sau khi việc đã xảy, bên công an yêu cầu mổ khám nghiệm tử thi nhưng gia đình tôi không đồng ý. Chú ấy mắc bệnh bộc phát bất thường, mất cũng là cái số. Vì thế, gia đình cũng nhanh chóng tổ chức việc ma chay".
Trước đấy, anh Phúc có dấu hiệu thần kinh hoang tưởng, gia đình đã nhiều lần yêu cầu anh đi khám và chữa bệnh, nhưng anh không đi và cho rằng mình không có bệnh tật gì. Vào ban đêm, Phúc thường ít ngủ, bỏ nhà ra ngoài đường, đi lang thang và nói một mình là đang có người theo dõi.
Nạn nhân Cung Văn Phúc là con út trong gia đình có 4 anh chị em, bố mẹ mất sớm. Thảm án xảy ra, cả nhà anh Cung Văn Phúc không còn, ngôi nhà và hai mảnh đất thuộc sở hữu của anh được chia đều cho hai người anh và người chị ruột. Gia đình bà Thuấn là người được thừa kế ngôi nhà xảy ra thảm án.
nha%20kinh%20phat%202.JPG

Ngôi nhà 4 người chung ngày giỗ.
Ngay sau án mạng đã có người hỏi mua nhà
Cả nhà giỗ chung một ngàyNhiều người dân tổ 28, phường Đại Kim vẫn nhớ cái ngày định mệnh của gia đình nạn nhân Cung Văn Phúc, ngày đại tang cho một gia đình. Những nhát dao chí mạng của người chồng tâm thần hoang tưởng bộc phát bất ngờ đã giết chết người vợ tào khang là chị Nguyễn Thị Đoán (35 tuổi) cùng hai con gái là Cung Thị Lương (4 tuổi) và Cung Thị Tâm mới được 4 tháng tuổi.
Ngay sau khi việc tang ma xong, con trai và con gái của bà Thuấn đã dọn sang ngôi nhà của người chú đã mất ở. Cậu con trai bà Thuấn sang ngủ sau khi chú mất được 3 ngày. Một tuần sau, cô con gái cũng sang ở 1 phòng. Cô gái mấy ngày đầu sang ở tối về, khua khoắng kêu rằng nhìn thấy chú về. Dường như nỗi ám ảnh về sự ra đi đột ngột của gia đình chú thím, khiến con gái bà Thuấn bị ám ảnh. Trong những ngày đầu dọn sang ngôi nhà 3,5 tầng, bóng dáng của người chú hiện diện khắp ngôi nhà. Nhưng rồi, sống lâu ngày ở đấy nên cô cũng quen. Còn bà Thuấn bảo: "Vì là anh em ruột nên tôi không thấy sợ gì cả. Tôi cũng muốn mơ thấy gia đình chú ấy xem có nhắn nhủ gì không, nhưng tuyệt nhiên tôi chẳng bao giờ mơ mộng gì".
Thường thì trong những ngôi nhà gắn với những chuyện chết chóc người sống ở đó vẫn bị ám ảnh. Bà Thuấn nói rằng: "Sau cái chết đau đớn của cả nhà chú Phúc, nhiều người hàng xóm cũng bảo tôi nên đi xem xét, làm lễ cầu siêu cho gia đình chú. Nhiều người nói rằng với những người chết oan (chết bất đắc kỳ tử, bị tai nạn, bị giết...-PV) vong hồn còn lẩn khuất, chưa muốn lìa bỏ dương thế. Tôi cũng đi xem một số nơi. Nhiều thầy bảo, nếu thấy chuyện bất ổn thì mới phải trấn yểm, còn nếu bình thường thì không phải băn khoăn gì".
Chỉ sau một thời gian ngắn khi 4 người nhà anh Cung Văn Phúc mất, ngôi nhà còn chưa phân định thuộc sở hữu của ai thì đã có người tới hỏi mua. Đơn giản, ngày còn đang tang gia bối rối, nhiều người đã bàn tán với nhau ngôi nhà "ma ám" sau này còn ai dám ở nữa, chắc bán cũng chẳng có ai mua. Nhiều tay buôn bán bất động sản tưởng rằng, gia đình sẽ e ngại, sợ sống trong ký ức kinh hoàng tưởng rằng sẽ "dìm hàng" mua được giá rẻ nên đánh tiếng hỏi mua.
Bà Thuấn nói: "Vợ chồng tôi sẽ không bán ngôi nhà đã được thừa kế từ gia đình chú Phúc. Đến đời các cháu thì tôi không biết. Hiện nay, tôi muốn giữ ngôi nhà để thờ tự cho gia đình chú ấy. Nhiều người cũng hỏi thuê, nhưng tôi không muốn. Nếu như mình cho thuê, nghĩa là mình đã "ăn vào đồng tiền" ấy thì tôi thấy không đành lòng".
Tiếng kinh cầu siêu thoát
Nhiều năm đã qua nhưng ngôi nhà nơi có 4 người chết cùng một ngày đến nay vẫn được gia đình bà Thuấn thường xuyên chăm lo hương khói. Ngôi nhà luôn vẳng tiếng kinh cầu khiến lòng người cũng nhẹ nhàng hơn. Có lẽ vì lẽ đó mà những vong linh oan khuất cũng được siêu thoát. Vẳng trong tiếng kinh cầu, tôi vẫn nghe đâu đây nỗi buồn nghẹn lòng của những người thân của nạn nhân, những người bất đắc dĩ nhận thừa kế gia sản.
Sau nỗi đau chất chồng ấy, bà Thuấn theo "Đức ngọc Phật" với một lòng thành kính. Bà nói: "Từ ngày tôi thành tâm theo Đức ngọc Phật, kinh Phật được niệm thường xuyên cũng thấy lòng tĩnh lặng lắm. Việc theo Phật, khiến gia đình cũng an lành hơn. Tâm tính của chồng và con tôi cũng thay đổi nhiều lắm, tốt tính hơn rất nhiều. Tôi vẫn cả nghĩ và tâm niệm rằng, hình như gia đình chú ấy đang phù hộ cho gia đình, anh em được mọi điều vẹn toàn".
Thắp hương mới chụp được ảnh(?)Sau khi gặp bà Thuấn hỏi chuyện về thảm án xảy ra với gia đình anh Cung Văn Phúc vì đang buổi trưa nên phóng viên cũng vội vàng về luôn. Ảnh, ghi âm chúng tôi cũng đã tác nghiệp rất cẩn thận. Nhưng có lẽ vì "vô tâm" nên chúng tôi chưa kịp thắp nén nhang tưởng nhớ gia đình anh Phúc. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi thực hiện bài, ảnh của phóng viên đã không thể lấy ra được. Chúng tôi quay lại mang lễ, hoa quả đến thắp hương cho gia đình anh. 4 người cùng giỗ một ngày nhưng di ảnh chỉ có 3. Em bé 3 tháng 21 ngày tuổi chưa kịp có tấm hình nào lưu lại trên dương trần.
Nhóm Phóng viên

Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top