Sau cú đập vai, trung tá Toàn quay lại và chỉ trong nháy mắt bao tải đựng 5 tỷ đồng ngân phiếu (tương đương 1.000 cây vàng) anh đang giữ trên xe máy đã bị hai thanh niên cướp đi.a
Giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, nơi đã xảy ra vụ cướp giật.
Chiều 28/9/1996, trung tá Trần Bảo Toàn (Phó giám đốc XN 347 thuộc Công ty Sông Hồng Quân khu 3, chi nhánh tại quận Tân Bình, TP HCM) đến công an trình báo về việc bị cướp 5 tỷ đồng ngân phiếu.
Theo trình báo, trung tá Toàn cùng một cán bộ xí nghiệp là anh Đặng Đức Long đến chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Bắc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Nhận xong số ngân phiếu, vì không có ôtô, bao tiền lại nhỏ gọn, họ quyết định đem về chi nhánh ở đường Cộng Hòa bằng xe máy. Anh Long điều khiển, trung tá Toàn ngồi sau, còn bao tiền đặt giữa hai người.
Họ dự định đi theo lộ trình: Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Pasteur - Trần Quốc Toản - Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi về đường Cộng Hòa. Khoảng 14h15, khi xe chạy đến khúc cua giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, quận 3, trung tá Toàn thấy có người vỗ vai mình bèn quay lại thì thấy chiếc Suzuki Crystal chở hai thanh niên kè sát. Tên ngồi sau giật phắt lấy bao tiền rồi vù ga bỏ chạy. Anh Long vội tăng ga đuổi theo, nhưng đến ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu thì mất dấu những tên cướp.
Do số tài sản bị giật quá lớn đã gây nhiều thắc mắc, nghi ngờ. Tại sao chuyên chở một số lượng tiền lớn như thế bằng xe máy? Khi bị cướp, các nạn nhân không tri hô mà đuổi một mình? Đặc biệt, sau mấy ngày xảy ra vụ cướp, trung tá Toàn vay của người thân và một số cơ sở doanh nghiệp được 3,9 tỷ đồng trả cho cơ quan, cũng làm phát sinh câu hỏi: tại sao anh Toàn đi vay tiền trả cho cơ quan khi chính anh là nạn nhân? Có thật đã xảy ra vụ cướp giật hay đây chỉ là màn kịch “hợp thức hóa” những việc làm mờ ám, sự thất thoát tài sản, một thủ đoạn chiếm tài sản Nhà nước?
Ngoài việc dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra, kết quả xác minh cho thấy chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Bắc có hợp đồng mua 2.000 tấn gạo của xí nghiệp 347, trị giá 5,74 tỷ đồng, sẽ giao trả tiền làm ba đợt, trong đó đợt hai trả 5 tỷ vào ngày 28/9/1996. Thủ quỹ chi nhánh xác nhận chiều 28/9 có xuất 5 tỷ đồng ngân phiếu cho xí nghiệp 347, gồm 300 tờ mệnh giá năm triệu, 1.500 tờ mệnh giá một triệu. Xí nghiệp 347 công nhận lúc 14h ngày 28/9, trung tá Toàn có điện về cơ quan xin xe tới chi nhánh chở tiền, nhưng lúc ấy ôtô phải ra sân bay đón giám đốc. Tại hiện trường, một số người bán báo, thuốc lá, xích lô cũng xác nhận có vụ cướp giật tài sản của hai người đàn ông đi trên chiếc Dream II lúc hơn 14h.
Ban giám đốc Công an TP HCM triệu tập cuộc họp đặc biệt. Hai ngành công an và quân đội xem xét lại từng tình tiết, khẳng định tính xác thực và nghiêm trọng của vụ án.
Ban chuyên án nhận định, do số ngân phiếu có thời hạn nên thủ phạm phải tìm cách tiêu thụ sớm và cách tiêu thụ dễ nhất là mua vàng nên đi sâu tìm hiểu tại các tiệm vàng. Ban chuyên án cũng chỉ đạo lên danh sách các băng nhóm cướp giật chuyên nghiệp, nhất là bọn có sử dụng xe Suzuki Crystal, tập trung đi sâu vào các băng nhóm ở quận 1, quận 4. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tố giác tội phạm...
Mẻ lưới đầu tiên
12h ngày 15/10/1996, từ nguồn tin cơ sở, có một nhóm đối tượng hình sự khoe mới “vô mánh” mỗi tên 200 cây vàng, Trưởng Công an phường 13 lập tức báo cáo với Trưởng Công an quận 4 Trần Hữu Ánh. Sáng hôm sau, Ban chuyên án họp khẩn cấp, phác họa sơ đồ vụ án, xác định băng cướp giật có 4 tên chủ chốt gồm: Nguyễn Thành Vinh (Bé “Ba tàu”), Nguyễn Văn Sinh (Sơn “Mặt Quỷ”), Trần Văn Hải (Hải "Củ cải"), Sơn “Hít Le” (Sơn “Hít Le”).
Tài liệu trinh sát cho thấy bọn này đã sử dụng ngân phiếu với số lượng lớn để mua vàng tại 3 tiệm. Trưởng Công an quận 4 đề nghị Trưởng ban chuyên án cho tiếp cận với các tiệm vàng đã bán hàng cho bọn cướp. Với điểm đột phá là tiệm Kim trên đường Đoàn Văn Bơ, lực lượng điều tra phát hiện vợ của Bé “Ba Tàu” đã mang 500 triệu ngân phiếu mua vàng tại đây.
23h30 ngày 16/10, một mũi trinh sát bắt được Hải “Củ Cải” trước cửa khách sạn Sài Gòn Prince trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), đồng thời “rước” luôn bồ của Hải làm nghề vũ nữ và anh ruột Bé “Ba Tàu”. Đây là nhóm được bọn cướp cho hưởng thụ rất nhiều tài sản, thu giữ ba xe Dream II và một điện thoại di động.
Khai thác nhanh, 0h ngày 17/10, lực lượng phá án chia thành 4 mũi tiến hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nhà ở của 4 nghi can cướp giật, bắt Bé “Ba Tàu”, Sơn “Mặt Quỷ” và vợ Bé “Ba Tàu”. Ngay trong đêm, các tổ công tác đã thu giữ tài sản của bọn cướp trị giá khoảng 500 triệu đồng, bao gồm tiền, vàng, xe Dream, tivi, đầu máy video, điện thoại di động mới mua...
Đến 2h, Bé “Ba Tàu” bắt đầu khai báo nhỏ giọt, nhưng chỉ nhận là người đi đổi ngân phiếu cho tên Hải. 3h, vợ bé "Ba Tàu" khai dùng ngân phiếu do chồng đưa đi mua 30.000 USD còn chôn dưới nền nhà, đã đổ xi măng lên trên. Công an quận 4 đã đi thu hồi được số ngoại tệ này. Trước bằng chứng này, 8h ngày 17/10, Bé “Ba Tàu” chính thức khai nhận có tham gia vụ cướp giật.
Được giao nhiệm vụ xét hỏi, các điều tra viên Nguyễn Hoàng Khanh, Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Xuân Thành khéo léo đấu tranh, nên đến 12h ngày 17/10, Hải “Củ Cải” khai được chia một tỷ đồng, mua 90 lượng vàng SJC, tiêu xài hết 10 lượng (cho cô bồ gần 3.000 USD mua xe máy, điện thoại di động và nhẫn hạt xoàn...), gửi 80 lượng tại tiệm vàng Anh. Bé “Ba Tàu” cũng khai được chia gần một tỷ đồng, hiện còn 500 triệu đồng ngân phiếu chôn tại mộ bà ngoại ở nghĩa trang xã Thạnh Mỹ Lợi, huyện Thủ Đức.
12h30 ngày 17/10, Ban chỉ huy vạch kế hoạch thu hồi số tài sản trên. Hai tổ công tác được thành lập, có sự tham gia của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự. Lệnh khám xét khẩn cấp tiệm vàng Anh được ban hành, nhưng khi tổ công tác của thiếu tá Mai Đình Khánh và đại úy Trương Văn Hòa thuộc cơ quan điều tra yêu cầu giao nộp số tài sản của Hải “Củ Cải” còn gửi ở đây, chủ tiệm vàng đã giao 82 lượng vàng SJC.
Trong khi đó, tổ công tác do đại tá Thân Thành Huyện và trung tá Nguyễn Mạnh Trung (trưởng, phó ban chuyên án) trực tiếp chỉ huy đi Thủ Đức lại không được thuận lợi. Khi đào nơi Bé “Ba Tàu” khai giấu tiền ở Nghĩa trang Thạnh Mỹ Lợi (phần nổi trên mặt đất) nhưng không thấy gì. Trên đường về, Bé “Ba Tàu” thú nhận đã khai báo gian dối, định đổ cho có người đào trộm, nhưng sau đó lại khai đã hủy đi 500 triệu ngân phiếu vì sợ bị bại lộ...
17h cùng ngày, Sơn “Mặt Quỷ” (người cuối cùng) đã khai nhận tội. Hắn được chia số ngân phiếu trị giá một tỷ đồng, đưa cho mẹ 910 triệu đồng và bà này đưa cho con rể mua 164 lượng vàng SJC. Sau đó người con rể này cho anh em trong nhà mỗi người ba đến 5 lượng, tổng cộng 28 lượng vàng, mua hai Honda Dream, mua cho chị gái một điện thoại di động...
Theo CA
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, nơi đã xảy ra vụ cướp giật.
Chiều 28/9/1996, trung tá Trần Bảo Toàn (Phó giám đốc XN 347 thuộc Công ty Sông Hồng Quân khu 3, chi nhánh tại quận Tân Bình, TP HCM) đến công an trình báo về việc bị cướp 5 tỷ đồng ngân phiếu.
Theo trình báo, trung tá Toàn cùng một cán bộ xí nghiệp là anh Đặng Đức Long đến chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Bắc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Nhận xong số ngân phiếu, vì không có ôtô, bao tiền lại nhỏ gọn, họ quyết định đem về chi nhánh ở đường Cộng Hòa bằng xe máy. Anh Long điều khiển, trung tá Toàn ngồi sau, còn bao tiền đặt giữa hai người.
Họ dự định đi theo lộ trình: Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Pasteur - Trần Quốc Toản - Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi về đường Cộng Hòa. Khoảng 14h15, khi xe chạy đến khúc cua giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, quận 3, trung tá Toàn thấy có người vỗ vai mình bèn quay lại thì thấy chiếc Suzuki Crystal chở hai thanh niên kè sát. Tên ngồi sau giật phắt lấy bao tiền rồi vù ga bỏ chạy. Anh Long vội tăng ga đuổi theo, nhưng đến ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu thì mất dấu những tên cướp.
Do số tài sản bị giật quá lớn đã gây nhiều thắc mắc, nghi ngờ. Tại sao chuyên chở một số lượng tiền lớn như thế bằng xe máy? Khi bị cướp, các nạn nhân không tri hô mà đuổi một mình? Đặc biệt, sau mấy ngày xảy ra vụ cướp, trung tá Toàn vay của người thân và một số cơ sở doanh nghiệp được 3,9 tỷ đồng trả cho cơ quan, cũng làm phát sinh câu hỏi: tại sao anh Toàn đi vay tiền trả cho cơ quan khi chính anh là nạn nhân? Có thật đã xảy ra vụ cướp giật hay đây chỉ là màn kịch “hợp thức hóa” những việc làm mờ ám, sự thất thoát tài sản, một thủ đoạn chiếm tài sản Nhà nước?
Ngoài việc dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra, kết quả xác minh cho thấy chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Bắc có hợp đồng mua 2.000 tấn gạo của xí nghiệp 347, trị giá 5,74 tỷ đồng, sẽ giao trả tiền làm ba đợt, trong đó đợt hai trả 5 tỷ vào ngày 28/9/1996. Thủ quỹ chi nhánh xác nhận chiều 28/9 có xuất 5 tỷ đồng ngân phiếu cho xí nghiệp 347, gồm 300 tờ mệnh giá năm triệu, 1.500 tờ mệnh giá một triệu. Xí nghiệp 347 công nhận lúc 14h ngày 28/9, trung tá Toàn có điện về cơ quan xin xe tới chi nhánh chở tiền, nhưng lúc ấy ôtô phải ra sân bay đón giám đốc. Tại hiện trường, một số người bán báo, thuốc lá, xích lô cũng xác nhận có vụ cướp giật tài sản của hai người đàn ông đi trên chiếc Dream II lúc hơn 14h.
Ban giám đốc Công an TP HCM triệu tập cuộc họp đặc biệt. Hai ngành công an và quân đội xem xét lại từng tình tiết, khẳng định tính xác thực và nghiêm trọng của vụ án.
Ban chuyên án nhận định, do số ngân phiếu có thời hạn nên thủ phạm phải tìm cách tiêu thụ sớm và cách tiêu thụ dễ nhất là mua vàng nên đi sâu tìm hiểu tại các tiệm vàng. Ban chuyên án cũng chỉ đạo lên danh sách các băng nhóm cướp giật chuyên nghiệp, nhất là bọn có sử dụng xe Suzuki Crystal, tập trung đi sâu vào các băng nhóm ở quận 1, quận 4. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tố giác tội phạm...
Mẻ lưới đầu tiên
12h ngày 15/10/1996, từ nguồn tin cơ sở, có một nhóm đối tượng hình sự khoe mới “vô mánh” mỗi tên 200 cây vàng, Trưởng Công an phường 13 lập tức báo cáo với Trưởng Công an quận 4 Trần Hữu Ánh. Sáng hôm sau, Ban chuyên án họp khẩn cấp, phác họa sơ đồ vụ án, xác định băng cướp giật có 4 tên chủ chốt gồm: Nguyễn Thành Vinh (Bé “Ba tàu”), Nguyễn Văn Sinh (Sơn “Mặt Quỷ”), Trần Văn Hải (Hải "Củ cải"), Sơn “Hít Le” (Sơn “Hít Le”).
Tài liệu trinh sát cho thấy bọn này đã sử dụng ngân phiếu với số lượng lớn để mua vàng tại 3 tiệm. Trưởng Công an quận 4 đề nghị Trưởng ban chuyên án cho tiếp cận với các tiệm vàng đã bán hàng cho bọn cướp. Với điểm đột phá là tiệm Kim trên đường Đoàn Văn Bơ, lực lượng điều tra phát hiện vợ của Bé “Ba Tàu” đã mang 500 triệu ngân phiếu mua vàng tại đây.
23h30 ngày 16/10, một mũi trinh sát bắt được Hải “Củ Cải” trước cửa khách sạn Sài Gòn Prince trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), đồng thời “rước” luôn bồ của Hải làm nghề vũ nữ và anh ruột Bé “Ba Tàu”. Đây là nhóm được bọn cướp cho hưởng thụ rất nhiều tài sản, thu giữ ba xe Dream II và một điện thoại di động.
Khai thác nhanh, 0h ngày 17/10, lực lượng phá án chia thành 4 mũi tiến hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nhà ở của 4 nghi can cướp giật, bắt Bé “Ba Tàu”, Sơn “Mặt Quỷ” và vợ Bé “Ba Tàu”. Ngay trong đêm, các tổ công tác đã thu giữ tài sản của bọn cướp trị giá khoảng 500 triệu đồng, bao gồm tiền, vàng, xe Dream, tivi, đầu máy video, điện thoại di động mới mua...
Đến 2h, Bé “Ba Tàu” bắt đầu khai báo nhỏ giọt, nhưng chỉ nhận là người đi đổi ngân phiếu cho tên Hải. 3h, vợ bé "Ba Tàu" khai dùng ngân phiếu do chồng đưa đi mua 30.000 USD còn chôn dưới nền nhà, đã đổ xi măng lên trên. Công an quận 4 đã đi thu hồi được số ngoại tệ này. Trước bằng chứng này, 8h ngày 17/10, Bé “Ba Tàu” chính thức khai nhận có tham gia vụ cướp giật.
Được giao nhiệm vụ xét hỏi, các điều tra viên Nguyễn Hoàng Khanh, Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Xuân Thành khéo léo đấu tranh, nên đến 12h ngày 17/10, Hải “Củ Cải” khai được chia một tỷ đồng, mua 90 lượng vàng SJC, tiêu xài hết 10 lượng (cho cô bồ gần 3.000 USD mua xe máy, điện thoại di động và nhẫn hạt xoàn...), gửi 80 lượng tại tiệm vàng Anh. Bé “Ba Tàu” cũng khai được chia gần một tỷ đồng, hiện còn 500 triệu đồng ngân phiếu chôn tại mộ bà ngoại ở nghĩa trang xã Thạnh Mỹ Lợi, huyện Thủ Đức.
12h30 ngày 17/10, Ban chỉ huy vạch kế hoạch thu hồi số tài sản trên. Hai tổ công tác được thành lập, có sự tham gia của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự. Lệnh khám xét khẩn cấp tiệm vàng Anh được ban hành, nhưng khi tổ công tác của thiếu tá Mai Đình Khánh và đại úy Trương Văn Hòa thuộc cơ quan điều tra yêu cầu giao nộp số tài sản của Hải “Củ Cải” còn gửi ở đây, chủ tiệm vàng đã giao 82 lượng vàng SJC.
Trong khi đó, tổ công tác do đại tá Thân Thành Huyện và trung tá Nguyễn Mạnh Trung (trưởng, phó ban chuyên án) trực tiếp chỉ huy đi Thủ Đức lại không được thuận lợi. Khi đào nơi Bé “Ba Tàu” khai giấu tiền ở Nghĩa trang Thạnh Mỹ Lợi (phần nổi trên mặt đất) nhưng không thấy gì. Trên đường về, Bé “Ba Tàu” thú nhận đã khai báo gian dối, định đổ cho có người đào trộm, nhưng sau đó lại khai đã hủy đi 500 triệu ngân phiếu vì sợ bị bại lộ...
17h cùng ngày, Sơn “Mặt Quỷ” (người cuối cùng) đã khai nhận tội. Hắn được chia số ngân phiếu trị giá một tỷ đồng, đưa cho mẹ 910 triệu đồng và bà này đưa cho con rể mua 164 lượng vàng SJC. Sau đó người con rể này cho anh em trong nhà mỗi người ba đến 5 lượng, tổng cộng 28 lượng vàng, mua hai Honda Dream, mua cho chị gái một điện thoại di động...
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn