Cuộc tàn sát chim sâm cầm tiến vua (Phần 2)

Jolie

Member
[h=2]Lương cầm xác 3 con sâm cầm, gương mặt sạm cháy vì thuốc súng săn với bộ quần áo rằn ri, bao đạn khổng lồ khiến hắn không có dáng dấp gì của một người được ăn món thời trân cống tiến ông hoàng bà chúa ngày cũ.[/h]
Mấy cái quán ở vùng Văn Khúc, Hiền Đa, Đông Phú thỉnh thoảng cũng có bán dăm ba con chim sâm cầm do thợ săn ở các vùng quê vớ được không nỡ ăn thứ đắt đỏ. Họ bán có khi hai chục nghìn, có khi ba chục nghìn một con sâm cầm nặng 4-500g.
1%20%2828%29.jpg

Nhồi thuốc súng.
Trung bình một con sâm cầm khi đi qua vùng Cẩm Khê, Phú Thọ, nó có trọng lượng từ 5-9 lạng. Nếu chịu khó đặt hàng các quán xá vùng Sông Thao hiện nay, bạn có thể mua được vài con sâm cầm, nếu “phục kích” đúng dịp sương mù giá rét cuối năm, với giá từ 80-120.000 đ/con.
Khi thì người ta giăng lưới bắt được sâm cầm còn sống, chủ quán có thể cắt tiết chim cho bạn xem ngay trước mắt. Khi chim đã bị bắn chết thì họ thịt sạch sẽ để trong tủ lạnh, ngăn đá từ trước. Cũng có khi họ ngâm sẵn sâm cầm trong bình rượu (ngâm một năm trở lên mới uống), con chim dang cánh bơi trong rượu mạnh.
Tại vùng Cổ Tiết (Phú Thọ) có ông cán bộ quân đội về hưu rất mê săn bắn, ông thu gom chim sâm cầm cả vùng, cứ ngâm các hũ rượu hai con sâm cầm/hũ, bán tiền triệu cho cánh trọc phú ở Hà Nội.
Trên mạng, không tin bạn cứ gõ chữ “chim sâm cầm”, sẽ gặp mấy cái tửu quán rao bán rượu chim sâm cầm với những công dụng trời ơi đất hỡi rất là quyến rũ. Có lẽ, chỉ cô gái theo bóng sâm cầm trên Trường Bạch Sơn huyền thoại nọ mới biết thật giả “rượu dân tộc” ướp ủ sâm cầm trong thời buổi này…
Riêng đám Lương, Bảy mà tôi đang lếch thếch lặn lội theo, bọn hắn bắn sâm cầm rồi toàn đem rán, nướng, hầm thuốc bắc, uống rượu hết.
Mùa sâm cầm năm nay hiếm quá, 3 con chim mới bắn được, Lương đem moi ruột rửa bằng rượu, cồn sạch sẽ rồi ngâm tất trong hũ lớn. Gọi là “tửu táng” loài chim tiến vua dằng dặc bao huyền thoại, từng được sử cũ (ví như nhà bác học Lê Quý Đôn) trân trọng ghi chép.
Mấy chàng cán bộ xã, cán bộ huyện vùng Cẩm Khê thì ăn sâm cầm như cơm bữa.
Thật ra, người nông dân trong khu vực chẳng thiết tha gì với giống chim này, bởi lúc người ta chưa săn lùng ráo riết, bao đời nay họ vẫn đánh chén sâm cầm mà chẳng thấy bổ béo ngon nghẻ gì nhiều.
Họ ăn sâm cầm như ăn con giẽ giun, con mòng két, con cuốc cuốc (đỗ quyên).
Cho nên, vào cái buổi sốt sâm cầm này, mỗi khi tóm được sâm cầm bằng bẫy thủ công hay sung kíp (tự chế), cung nỏ, thậm chí súng cao su, bẫy nhựa mít, họ đều đem bán lấy mấy chục nghìn, cho con chim đen (theo cách gọi của họ) phục vụ đám khách “giàu quá hoá rồ” (theo cách nghĩ của họ).
75013270-31536_90@.jpg
Bình rượu ngâm toàn chân sâm cầm.

Lương cũng là người Cẩm Khê, hắn cũng ăn sâm cầm từ nhỏ cùng cha mẹ. Nhưng hắn khác những người nông dân vùng Sông Thao ở chỗ, hắn có niềm tin son sắt vào giá trị lớn lao với sức khoẻ con người của sâm cầm.
Hắn uống tiết sâm cầm với một vẻ mặt mãn nguyện, khoái trá không bút mực nào tả nổi. “Tớ nghiện súng săn, tối ngủ để súng ở đầu giường. Nhóm của tớ mỗi thằng phải ba khẩu, một khẩu một nòng, một khẩu hai nòng, một khẩu bắn tỉa (súng hơi, có đầu ruồi để ngắm, súng săn lớn không cần… ngắm). Toàn chơi súng Pháp, có lúc bán cả xe máy để mua súng.
Một ngày một không nổ một quả (bắn chim, thú) thì người bứt dứt không chịu nổi!” – Lương thổ lộ khi đã ngà ngà rượu chân sâm cầm.
Cái hắn nghiện hơn là uống tiết sâm cầm. Máu của loài chim nước, lại là chim di cư xuyên lục địa này rất tanh, nhất là trong đại hoạ cúm gia cầm này, khả năng nó bị cúm là cực lớn. Song Lương và Bảy (cùng đồng bọn) chẳng quan tâm đến điều đó.
Thịt sâm cầm bọn hắn ăn theo truyền thống của người Sông Thao trong thời kỳ sâm cầm còn bay như cơn mưa rào đen khắp ao đầm, sông hồ trung du. Nghĩa là họ luộc sâm cầm với nước gừng (nay thêm quế, thảo quả) cho đỡ tanh, rồi đem sâm cầm ra nướng hoặc quay. Trước khi quay giòn, nhớ cắt lấy cặp chân sâm cầm ngâm rượu.
Lương dạy tôi cách phân biệt sâm cầm với các loài chim khác:
-Có một cách cực kỳ đơn giản: không loài chim nào trên thế giới có cái chân giống lũ chim ăn nhân sâm này. Các ngón chân của nó xoè, thắt như củ sâm trên núi ấy.
Ngón chân giữa (dài nhất) của nó khi xoè rộng ra mặt bàn, nó gồm ba hình tròn xoe đặt thành hàng dài từ đầu ngón đến gốc ngón. Ba hình tròn như đồng xu đặt liên tiếp nhau (ba cái màng đạp nước của nó đều hình tròn xoe) trên một ngón chân – đó là sâm cầm!
75013270-31537_sam-cam123.jpg
Sâm cầm bơi lội vô tư.

Những chi tiết khác thì rất dễ: Đầu và cổ chim lông đen, lưng và bụng lông xám chì, mắt màu nâu đỏ. Mỏ chim có búp lông (có khi màu trắng), chân màu lục nhạt đốt thắt trông giống như những đoạn của củ sâm...
Quý nhất là sâm cầm mà ở đầu nó có túm lông màu đỏ, nghe nói bổ dưỡng gấp ngàn lần (khi tiến vua hoặc tiến ai đó, tóm lại là khi “hiến hưởng”) so với sâm cầm đầu đen. Nhưng cũng là chục năm nay bắn sâm cầm, tớ chưa gặp con nào đầu đỏ, có thể bọn tán ăn nó chỉ bốc phét thế cho nó huyền bí thôi.
Hoá ra, khi trò chuyện mới vỡ lẽ ra, dưới cái mặt xạm cháy vì khói súng giữa thời bình, Lương cũng là người ưa tìm tòi. Hắn bắt tôi hứa phải tặng hắn quyển Chim Việt Nam xuất bản từ mấy chục năm trước của nhà “điểu học” - GS Võ Quý, sau khi tôi tiết lộ là giá sách nhà tôi đang có.
2%20%284%29.JPG

Săn chim trở thành cái thú phàm phu của nhiều người dân xứ này.

Lý luận của Lương rất có lý:
-Tớ còn giữ cả cuốn “tạp chí nội bộ” của những người thợ săn ở Hải Dương, trích nghị định quy định gì đó về săn bắn, sâm cầm là loài được phép săn bắn.
Sâm cầm chỉ quý trong sử sách và trong thơ văn thôi, chứ nó là chim nước, chim di cư, có gì đâu, nếu không bắn nó về đen đặc bầu trời. Nếu không là thứ tiến vua, có khi sâm cầm chỉ có giá 3000đ/con - bằng giá một chú cò bay lả bay la từ trong cổ tích lên… thớt nhậu hiện nay. Mà sâm cầm bắn mãi cũng chẳng hết, vì mùa đến, sâm cầm khắp thế giới nó lại đi qua Việt Nam.
-Vả lại, bọn tớ bắn sâm cầm thế này không thể giết hết sâm cầm được. Mà nhà nước phải bắt cổ cái giăng lưới nó bắt chim bằng đài đĩa, mỗi tối bắt hàng trăm con cò vạc, giang, mòng két, le le, sâm cầm hiện nay để phục vụ các quán nhậu chim trời ấy.
Nó bắt tiệt hết cả núi rừng vào lưới. Vì nó ghi âm tiếng kêu của các loài chim, dụ chim vào lưới rồi bắt cả tải. Bọn tớ đi bắn thế này là dạy cho sâm cầm dại dột cách khôn ngoan. Tớ bắn vài lần, chim trở nên nhút nhát hơn, thế là nó sống sót để tiếp tục bay về… Austraylia để mùa đông sang năm nó lại về Việt Nam.
Súng nổ đinh tai thế này, giỏi lắm, mỗi lần rình mò bắn được vài con. Bọn giết hết chim phải là bọn đánh lưới!
-Tại sao ông Lê Quý Đôn viết trong sách của cậu rằng chim sâm cầm là món tiến vua. Thì độ ấy, con dân nước ta phải đi bắt chim cho vua đánh chén, họ bắt bao nhiêu năm rồi, có làm sao đâu? Nay vua chúa phong kiến không còn, tớ đi bắt sâm cầm về ăn (chim trời cá nước mà) cũng là hợp lý. Có gì mà lo sâm cầm bị tuyệt diệt. Mà tớ không bắn thì rồi lũ chim di cư này nó cũng đi nơi khác hết, chứ nó có ở Việt Nam đâu mà cậu tiếc – Lương lý luận.
1%20%2829%29.jpg

Thuốc súng làm cháy mặt.


Lương ương bướng thích nguỵ biện. (Rang thuốc súng cháy mặt, cháy cả nhà, suýt bị công an tống giam hắn còn chả sợ, nữa là lời hiệu triệu hãy thương xót giống chim huyền thoại của tôi).
Nhưng Lương có lý, khi hắn cho rằng bọn hắn là dân chơi súng săn, bọn hắn làm cho chim di cư khôn hơn, và việc bọn hắn bắn vài con chim cả ngày săn sùng sục cũng chẳng thể làm cho chim quý bị tuyệt diệt được.
Lũ sát nhân phải là cánh kiếm ăn bằng nghề dùng máy móc, giăng lưới ranh mãnh kia.
Nhưng, nhìn cảnh hắn cầm xâu chim nặng cả yến, lòng tôi đau như xé.
Cảnh chiều nhí nhoá tối, Lương và Bảy đi một con thuyền điếu ngư ra giữa đầm như cú rình mồi.
Cò, vạc, giang cùng chao lượn vừa là về tổ ấm, vừa là chuẩn bị cho chuyến ăn đêm. Súng nổ rền, đàn chim táo tác, cánh chim rơi lả tả xuống mặt hồ. Mặt hồ nâu đi toàn cánh vạc rộng, cánh giang chao nghiêng như một con thuyền buồm bị đắm. Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm bị chọc tiết.
Còn nhớ, mới đây, cư dân mạng từng bình luận tương đối nhiều về số phận đàn sâm cầm hiện nay. Nhân xúc động chuyện nhiều người nặng lòng với sâm cầm như thế, tôi mới cầm lòng chẳng đặng làm cái việc hơi nhẫn tâm là theo chân thợ săn xem bắn… sâm cầm. Hoá ra sâm cầm vẫn còn, còn không phải là ít.
Chỉ có điều rằng, cứ tình trạng này thì rồi sớm hay muộn chúng ta cũng chỉ còn duy nhất cảm giác hoài niệm với “Mưa sâm cầm” (tên một truyện ngắn có nhân vật chim sâm cầm rất ám ảnh của nhà văn trẻ Lưu Sơn Minh).
Thôi thì ta tìm chim như thể tìm em (tìm em như thể tìm chim/ chim bay bể bắc anh tìm bể Đông) trong câu hát cũ: “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời goị. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời...”. Nghĩ đến đây, sao mà thấy đau lòng!
Theo VTC News






 
Back
Top