[h=2]Chứng kiến cảnh người hàng xóm tỏ ý "sỡ hữu" mẹ, thường gây gổ cãi nhau, trong phút nóng giận, Kiên đã cầm thanh gỗ đập chết ông này.[/h]
Nguyễn Văn Kiên đang phải cải tạo tại trại giam Thanh Xuân, Bộ Công an. Anh ta được phân công trong đội khâu bóng. Sau hơn một năm từ ngày bị đưa ra xét xử tại TAND Hà Nội, Kiên không còn hốc hác, gương mặt bớt lì lợm. Nam phạm nhân 22 tuổi này cho biết, cuộc sống trong trại có “nề nếp”, bớt lo lắng so với dạo bị bắt nên con người anh ta bớt khắc khổ hơn.
Bản án ngày 29/3/2012 của TAND Hà Nội tuyên phạt Kiên 13 năm tù tội Giết người. Nạn nhân là ông Phan, hàng xóm và cũng là người tình của mẹ Kiên. Theo bản án, sau khi bố mất chưa lâu, mẹ Kiên vướng vào mối tình ngang trái với ông Phan, người đã có vợ con đề huề.
Đêm một ngày giữa tháng 11/2011, ông Phan sang nhà Kiên. Do đợi lâu nên khi nhìn thấy người phụ nữ goá chồng, ông Phan kéo tay bà này ra đầu ngõ nói chuyện. Hai bên to tiếng, Kiên thấy vậy rất bực tức. Lúc đó, cậu trai 19 tuổi này cầm thanh gỗ dùng trong xây dựng đuổi ông Phan về. Hai bên xô xát, Kiên vung thanh gỗ đánh trúng thái dương ông Phan. Gây án xong, Kiên bế ông Phan đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Sau đó anh ta ra đầu thú.
Kiên buồn bã khi nhắc đến người mẹ truân chuyên.
Nhắc lại ngày gây trọng tội, Kiên bảo “giận quá mất khôn”. Nam phạm nhân dáng cao ráo thanh minh chỉ muốn vụt vào bả vai để hù doạ ông Phan. “Em chỉ thương mẹ gày yếu phải bươn chải nuôi em và bà nội già nua. Gánh nặng đó đáng lẽ ra em phải là người gồng gánh”, Kiên nói, mắt đỏ hoe.
Trong phút xúc động, nam phạm nhân này trải lòng về cuộc sống khó khăn của gia đình. Học hết cấp 3, đám bạn thi vào trường này, trường kia còn Kiên theo bố làm nghề phụ hồ. Mẹ cậu cũng chỉ ở nhà chăm con lợn, nuôi đàn gà, cấy cầy. Hai bố con phải xa nhà thường xuyên theo nhóm thợ trong làng đi xây dựng ở các tỉnh xa.
“Đúng ngày ông Công, ông Táo cách đây 4 năm, bố em đột ngột qua đời vì bị ngã chấn thương sọ não. Gánh nặng đổ cả vào vai em vì là con lớn”, Kiên cho biết. Cả nhà trông vào 3 sào ruộng trong khi mẹ suy sụp tinh thần, bà nội đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Không còn bố, Kiên phải nhờ vào sự giúp đỡ của ông Phan, người hàng xóm.
Theo lời Kiên, ông Phan cũng làm xây dựng, có công trình nào cũng dẫn cậu ta theo. Ngoài cơm 3 bữa một ngày, Kiên còn được nhận lương 130.000 đồng, cuộc sống gia đình bớt đi những khó khăn. Nhiều lần ông Phan qua nhà gọi Kiên đi làm nhưng thực chất người đàn ông này để ý đến goá phụ có dáng ưa nhìn.
Không biết tự lúc nào, mẹ của Kiên ngã vào lưới tình của người đàn ông có tính trăng hoa. Mối tình ngang trái của hai người bị gia đình ông Phan phát hiện và nhiều lần “bắn tin” cho Kiên biết. Lúc đầu Kiên không tin vì ông Phan và mẹ quan hệ lén lút. Sau đó, cả hai công khai tình cảm, mặc cho con trai không đồng ý. “Bố em mất chưa lâu nên em nhiều lần khuyên mẹ dứt bỏ cuộc tình đó để rồi em thành kẻ tội đồ, ra tay cướp mạng sống của ông ấy”, Kiên kể.
Kiên bảo vẫn còn nhớ rõ hôm xét xử, bà nội cũng có mặt tại toà. Bà cụ 85 tuổi tóc bạc trắng tha thiết xin HĐXX và gia đình bị hại “giơ cao đánh khẽ” với cháu mình để Kiên có ngày được “làm lại cuộc đời”. Người mẹ ngồi phía dưới, mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu, u buồn. Bà nhìn con và tự dằn vặt bản thân bằng những giọt nước mắt thấm ướt vạt áo. Bà cố nói thật khẽ “mẹ xin lỗi con” khi thấy Kiên quay xuống. Bên hàng ghế cạnh là gia đình ông Phan, với tâm trạng bức xúc. “Giận mẹ nhưng rồi lại thương khi thấy bà trơ trọi ngồi đó nhận những lời chì chiết”, Kiên rơm rớm nước mắt kể.
Sau khi thành án, Kiên được chuyển về trại giam Thanh Xuân cải tạo, cách nhà vài chục km nên mẹ và em gái có điều kiện lên thăm hàng tháng. Mỗi lần gặp Kiên, người mẹ chỉ khóc vì vẫn còn dằn vặt cho rằng bà vô tình đẩy con vào lao lý. Kiên cũng rớt nước mắt, tự nhủ “giá lúc đó kiềm chế được sự bồng bột” nhưng mọi thứ đã muộn. Kiên biết, ở nhà mẹ vẫn đang phải gánh chịu những lời cay nghiệt của hàng xóm. “Từ ngày em đi trại mẹ gày rộc, hốc hác, già nhiều so với tuổi 42 của bà”, Kiên nói, mặt cúi gằm.
Vào trại, được “các thày” giáo dục, Kiên sớm nhận thức phải cải tạo thật tốt mới có cơ hội sớm trở lại xã hội, giúp đỡ mẹ và chăm sóc bà nội già yếu và mong có một hạnh phúc riêng.
Theo Ngôi sao
Nguyễn Văn Kiên đang phải cải tạo tại trại giam Thanh Xuân, Bộ Công an. Anh ta được phân công trong đội khâu bóng. Sau hơn một năm từ ngày bị đưa ra xét xử tại TAND Hà Nội, Kiên không còn hốc hác, gương mặt bớt lì lợm. Nam phạm nhân 22 tuổi này cho biết, cuộc sống trong trại có “nề nếp”, bớt lo lắng so với dạo bị bắt nên con người anh ta bớt khắc khổ hơn.
Bản án ngày 29/3/2012 của TAND Hà Nội tuyên phạt Kiên 13 năm tù tội Giết người. Nạn nhân là ông Phan, hàng xóm và cũng là người tình của mẹ Kiên. Theo bản án, sau khi bố mất chưa lâu, mẹ Kiên vướng vào mối tình ngang trái với ông Phan, người đã có vợ con đề huề.
Đêm một ngày giữa tháng 11/2011, ông Phan sang nhà Kiên. Do đợi lâu nên khi nhìn thấy người phụ nữ goá chồng, ông Phan kéo tay bà này ra đầu ngõ nói chuyện. Hai bên to tiếng, Kiên thấy vậy rất bực tức. Lúc đó, cậu trai 19 tuổi này cầm thanh gỗ dùng trong xây dựng đuổi ông Phan về. Hai bên xô xát, Kiên vung thanh gỗ đánh trúng thái dương ông Phan. Gây án xong, Kiên bế ông Phan đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Sau đó anh ta ra đầu thú.
Kiên buồn bã khi nhắc đến người mẹ truân chuyên.
Nhắc lại ngày gây trọng tội, Kiên bảo “giận quá mất khôn”. Nam phạm nhân dáng cao ráo thanh minh chỉ muốn vụt vào bả vai để hù doạ ông Phan. “Em chỉ thương mẹ gày yếu phải bươn chải nuôi em và bà nội già nua. Gánh nặng đó đáng lẽ ra em phải là người gồng gánh”, Kiên nói, mắt đỏ hoe.
Trong phút xúc động, nam phạm nhân này trải lòng về cuộc sống khó khăn của gia đình. Học hết cấp 3, đám bạn thi vào trường này, trường kia còn Kiên theo bố làm nghề phụ hồ. Mẹ cậu cũng chỉ ở nhà chăm con lợn, nuôi đàn gà, cấy cầy. Hai bố con phải xa nhà thường xuyên theo nhóm thợ trong làng đi xây dựng ở các tỉnh xa.
“Đúng ngày ông Công, ông Táo cách đây 4 năm, bố em đột ngột qua đời vì bị ngã chấn thương sọ não. Gánh nặng đổ cả vào vai em vì là con lớn”, Kiên cho biết. Cả nhà trông vào 3 sào ruộng trong khi mẹ suy sụp tinh thần, bà nội đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Không còn bố, Kiên phải nhờ vào sự giúp đỡ của ông Phan, người hàng xóm.
Theo lời Kiên, ông Phan cũng làm xây dựng, có công trình nào cũng dẫn cậu ta theo. Ngoài cơm 3 bữa một ngày, Kiên còn được nhận lương 130.000 đồng, cuộc sống gia đình bớt đi những khó khăn. Nhiều lần ông Phan qua nhà gọi Kiên đi làm nhưng thực chất người đàn ông này để ý đến goá phụ có dáng ưa nhìn.
Không biết tự lúc nào, mẹ của Kiên ngã vào lưới tình của người đàn ông có tính trăng hoa. Mối tình ngang trái của hai người bị gia đình ông Phan phát hiện và nhiều lần “bắn tin” cho Kiên biết. Lúc đầu Kiên không tin vì ông Phan và mẹ quan hệ lén lút. Sau đó, cả hai công khai tình cảm, mặc cho con trai không đồng ý. “Bố em mất chưa lâu nên em nhiều lần khuyên mẹ dứt bỏ cuộc tình đó để rồi em thành kẻ tội đồ, ra tay cướp mạng sống của ông ấy”, Kiên kể.
Kiên bảo vẫn còn nhớ rõ hôm xét xử, bà nội cũng có mặt tại toà. Bà cụ 85 tuổi tóc bạc trắng tha thiết xin HĐXX và gia đình bị hại “giơ cao đánh khẽ” với cháu mình để Kiên có ngày được “làm lại cuộc đời”. Người mẹ ngồi phía dưới, mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu, u buồn. Bà nhìn con và tự dằn vặt bản thân bằng những giọt nước mắt thấm ướt vạt áo. Bà cố nói thật khẽ “mẹ xin lỗi con” khi thấy Kiên quay xuống. Bên hàng ghế cạnh là gia đình ông Phan, với tâm trạng bức xúc. “Giận mẹ nhưng rồi lại thương khi thấy bà trơ trọi ngồi đó nhận những lời chì chiết”, Kiên rơm rớm nước mắt kể.
Sau khi thành án, Kiên được chuyển về trại giam Thanh Xuân cải tạo, cách nhà vài chục km nên mẹ và em gái có điều kiện lên thăm hàng tháng. Mỗi lần gặp Kiên, người mẹ chỉ khóc vì vẫn còn dằn vặt cho rằng bà vô tình đẩy con vào lao lý. Kiên cũng rớt nước mắt, tự nhủ “giá lúc đó kiềm chế được sự bồng bột” nhưng mọi thứ đã muộn. Kiên biết, ở nhà mẹ vẫn đang phải gánh chịu những lời cay nghiệt của hàng xóm. “Từ ngày em đi trại mẹ gày rộc, hốc hác, già nhiều so với tuổi 42 của bà”, Kiên nói, mặt cúi gằm.
Vào trại, được “các thày” giáo dục, Kiên sớm nhận thức phải cải tạo thật tốt mới có cơ hội sớm trở lại xã hội, giúp đỡ mẹ và chăm sóc bà nội già yếu và mong có một hạnh phúc riêng.
Theo Ngôi sao