[h=2]Cầm số tiền lớn do được đền bù ruộng đất trong tay, nhiều nông dân xây ngay những căn nhà, căn biệt thự, nguy nga, tráng lệ.[/h]Thế nhưng, khi xây xong, chưa kịp vào ở họ đã phải bán ngay vì những chuyện buồn đến quá bất ngờ như cái sự "giàu bất thình lình" của họ.
"Thừa tiền", thanh niên rủ nhau... nghiện
Trong chuyến công tác Thanh Hoá dài ngày, chúng tôi có dịp ghé qua vùng quê miền biển huyện Tĩnh Gia giữa cái nắng như thiêu như đốt. Đi qua những ngọn núi xanh thẫm, những khoảng ruộng chỉ còn trơ trọi đất và cây cỏ ở các xã: Hải Yến, Mai Lâm, Hải Lĩnh, Tĩnh Hải, Trường Lâm… chúng tôi tự hỏi, người dân nơi đây chủ yếu làm nghề hay sao mà để ruộng đất hoang phí thế kia.
Nghe chúng tôi nói vậy, người lái xe tên Nguyễn Văn Đồng (Hải Yến, Tĩnh Gia, Thanh Hoá) cho biết: "Người dân ở đây chăm chỉ lắm, họ không bao giờ bỏ hoang ruộng đất của mình đâu. Sở dĩ anh chị nhìn thấy ruộng hoang là vì khu này thuộc diện giải toả để làm nhà máy hoá lọc dầu". Từ những mảnh đất "cho nhau không ai lấy" thì nay trở thành "đất vàng".
Nhà nào nhiều ruộng, nhiều vườn, nhà ấy trở thành triệu phú, tỷ phú". Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người dân thuộc diện giải toả, bồi thường khi cầm một đống tiền trong tay đã "choáng" đến "đơ người". Cầm tiền về nhà, nhiều người vẫn bị ngất ngây trong mấy ngày, có nhà còn cắt cử nhau ở nhà chỉ để "trông tiền". Bởi với người nông dân, cả đời họ chăm chỉ ky cóp, nhặt nhạnh từng đồng may ra mới có dăm ba triệu trong tay, thế nên, cầm một lúc hàng tỷ, hàng chục tỷ, họ bị "say tiền" là chuyện dễ hiểu.
Những ngôi biệt thự xây xong rồi bán ngay. (Ảnh minh họa)
Đang say sưa kể cho chúng tôi nghe tâm trạng của những người nông dân khi được đền bù quá nhiều tiền đến mức "say tiền", thấy có ba thanh niên bước vào quán chơi bi a, anh Đồng vội vàng đứng dậy chào. Chào xong, anh quay trở lại chỗ chúng tôi đang ngồi uống nước rồi tiếp chuyện: "Ba cậu thanh niên vừa bước vào quán chơi bi a là bạn em đấy. Mấy cậu này vừa đi trại cai nghiện về được ít hôm. Ở làng em, những thanh niên "vô công rồi nghề", bố mẹ có ít tiền đền bù đất để xây dựng nhà máy hoá lọc dầu và những nhà máy khác hầu như nghiện hết. Riêng ở làng em, thanh niên không nghề nghiệp dính vào con đường nghiện ngập phải đến hơn 50% ấy. Ngay trong đám bạn em chơi cùng, 10 đứa thì có tới già nửa dính vào ma tuý".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thanh niên mới lớn, không có công ăn việc làm ở những xã thuộc diện giải toả, đền bù nơi đây dường như đều rơi vào con đường xấu: Cờ bạc, rượu chè và hút chích. Bác Bình, một người dân chia sẻ: "Trước kia, thanh niên ở đây chăm chỉ làm ăn lắm. Thế nhưng từ ngày biết bố mẹ có nhiều tiền trong tay, đám thanh niên chân chất quanh năm chỉ biết ruộng nương lại rơi vào con đường nghiện ngập bởi họ không có công ăn việc làm".
Không riêng bác Bình, một số người dân nơi đây khẳng định, rất nhiều gia đình rơi vào cảnh tan nát chỉ vì con cái nghiện ngập. Có gia đình 6 người thì có tới 4 người nghiện, 3 đứa con trai nghiện, người bố cũng rơi vào con đường nghiện luôn. Anh trai rủ em ruột, chú rủ cháu… tất cả lôi kéo nhau vào con đường nghiện ngập. Có cầu ắt có cung, thế là già trẻ rủ nhau đi buôn hàng trắng, hàng đá. Ngay cả những người có nghề trong tay nhưng vì hám lợi cũng nhắm mắt làm liều, đi buôn hàng trắng, đấy là trường hợp của một người bạn và cũng là đồng nghiệp với Đồng. Khi bị bắt, trên xe người ấy có chứa hai bánh 750gr ma tuý.
Và những câu chuyện buồn
Mặt trời khuất sâu sau những ngôi nhà cao tầng được thiết kế theo kiểu biệt thự sang trọng, rộng rãi khiến cho chúng tôi có cảm giác nơi đây thật thanh bình. Nhưng không, trong số rất nhiều căn biệt thự sang trọng ấy lại ẩn chứa nhiều câu chuyện buồn. Có nhiều căn hộ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã thay tên đổi chủ đến vài lần hay có những căn, vừa xây xong, chưa kịp ở đã phải bán ngay.
Đưa tay chỉ về phía những ngôi nhà sang trọng, Đồng tiếp tục cất lời: "Ở chỗ tôi có nhà được đền bù đất đai hơn chục tỷ, nhà nào thấp nhất cũng dăm bảy trăm triệu đồng để giải phóng mặt bằng cho nhà máy hoá lọc dầu, cùng nhiều nhà máy xí nghiệp khác. Thế nhưng từ khi có nhiều tiền, họ chẳng biết làm gì mới đua nhau xây nhà đẹp, sắm xe xịn… Nhưng xe mới đi chưa nổi nghìn cây, nhà đẹp chưa kịp ở ngày nào nhiều người đã phải vội vã bán đi. Như nhà ông Lê Đ.K này, ngày xưa ở Mai Lâm được đền bù nhiều lắm. Có thể nói ông ấy thuộc diện đứng đầu danh sách tiền đền bù. Nhưng "tiền nhiều như núi" ấy cũng "đội nón ra đi" bởi những đứa con trai "bán trời không văn tự". Chúng ăn chơi đập phá nhiều tới mức vào tù ra tội như cơm bữa. Giờ hai đứa ấy không thấy tin tức gì, còn một thằng ở nhà vất vưởng, nghiện ngập. Thế nên, cái ngôi biệt thự to đùng này của ông ấy đến nay là đổi chủ ba lần rồi đấy".
Để xảy ra những câu chuyện buồn kia, tất cả bắt nguồn từ việc không có công ăn việc làm. Bởi người dân nơi đây từ xa xưa đã quen với cảnh "chân lấm tay bùn", nay chỉ ngồi nhà chơi nên nảy sinh nhiều hệ luỵ. Chia sẻ với chúng tôi, chị Lê Thị Chinh, cán bộ chính sách xã Hải Yến cho biết, những câu chuyện đáng buồn bắt nguồn từ "nhàn cư vi bất thiện". Cho đến nay, xã vẫn chưa tìm được cho người dân cũng như thanh thiếu niên ngành nghề phù hợp. Trước đó phòng Lao động TBXH của huyện về hướng dẫn người dân học nghề đan bèo tây, thế nhưng triển khai không được bao lâu thì thất bại vì không phù hợp, người dân kêu đan mất nhiều thời gian mà thu nhập không đáng kể. Hiện tại, xã vẫn đang nghiên cứu, tham khảo ý kiến người dân để tìm ra một nghề phù hợp cho những người ít học, không có nghề nghiệp và người quá độ tuổi lao động nhằm hạn chế thấp nhất những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên địa bàn.
Vân Thanh
"Thừa tiền", thanh niên rủ nhau... nghiện
Trong chuyến công tác Thanh Hoá dài ngày, chúng tôi có dịp ghé qua vùng quê miền biển huyện Tĩnh Gia giữa cái nắng như thiêu như đốt. Đi qua những ngọn núi xanh thẫm, những khoảng ruộng chỉ còn trơ trọi đất và cây cỏ ở các xã: Hải Yến, Mai Lâm, Hải Lĩnh, Tĩnh Hải, Trường Lâm… chúng tôi tự hỏi, người dân nơi đây chủ yếu làm nghề hay sao mà để ruộng đất hoang phí thế kia.
Nghe chúng tôi nói vậy, người lái xe tên Nguyễn Văn Đồng (Hải Yến, Tĩnh Gia, Thanh Hoá) cho biết: "Người dân ở đây chăm chỉ lắm, họ không bao giờ bỏ hoang ruộng đất của mình đâu. Sở dĩ anh chị nhìn thấy ruộng hoang là vì khu này thuộc diện giải toả để làm nhà máy hoá lọc dầu". Từ những mảnh đất "cho nhau không ai lấy" thì nay trở thành "đất vàng".
Nhà nào nhiều ruộng, nhiều vườn, nhà ấy trở thành triệu phú, tỷ phú". Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người dân thuộc diện giải toả, bồi thường khi cầm một đống tiền trong tay đã "choáng" đến "đơ người". Cầm tiền về nhà, nhiều người vẫn bị ngất ngây trong mấy ngày, có nhà còn cắt cử nhau ở nhà chỉ để "trông tiền". Bởi với người nông dân, cả đời họ chăm chỉ ky cóp, nhặt nhạnh từng đồng may ra mới có dăm ba triệu trong tay, thế nên, cầm một lúc hàng tỷ, hàng chục tỷ, họ bị "say tiền" là chuyện dễ hiểu.
Những ngôi biệt thự xây xong rồi bán ngay. (Ảnh minh họa)
Đang say sưa kể cho chúng tôi nghe tâm trạng của những người nông dân khi được đền bù quá nhiều tiền đến mức "say tiền", thấy có ba thanh niên bước vào quán chơi bi a, anh Đồng vội vàng đứng dậy chào. Chào xong, anh quay trở lại chỗ chúng tôi đang ngồi uống nước rồi tiếp chuyện: "Ba cậu thanh niên vừa bước vào quán chơi bi a là bạn em đấy. Mấy cậu này vừa đi trại cai nghiện về được ít hôm. Ở làng em, những thanh niên "vô công rồi nghề", bố mẹ có ít tiền đền bù đất để xây dựng nhà máy hoá lọc dầu và những nhà máy khác hầu như nghiện hết. Riêng ở làng em, thanh niên không nghề nghiệp dính vào con đường nghiện ngập phải đến hơn 50% ấy. Ngay trong đám bạn em chơi cùng, 10 đứa thì có tới già nửa dính vào ma tuý".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thanh niên mới lớn, không có công ăn việc làm ở những xã thuộc diện giải toả, đền bù nơi đây dường như đều rơi vào con đường xấu: Cờ bạc, rượu chè và hút chích. Bác Bình, một người dân chia sẻ: "Trước kia, thanh niên ở đây chăm chỉ làm ăn lắm. Thế nhưng từ ngày biết bố mẹ có nhiều tiền trong tay, đám thanh niên chân chất quanh năm chỉ biết ruộng nương lại rơi vào con đường nghiện ngập bởi họ không có công ăn việc làm".
Không riêng bác Bình, một số người dân nơi đây khẳng định, rất nhiều gia đình rơi vào cảnh tan nát chỉ vì con cái nghiện ngập. Có gia đình 6 người thì có tới 4 người nghiện, 3 đứa con trai nghiện, người bố cũng rơi vào con đường nghiện luôn. Anh trai rủ em ruột, chú rủ cháu… tất cả lôi kéo nhau vào con đường nghiện ngập. Có cầu ắt có cung, thế là già trẻ rủ nhau đi buôn hàng trắng, hàng đá. Ngay cả những người có nghề trong tay nhưng vì hám lợi cũng nhắm mắt làm liều, đi buôn hàng trắng, đấy là trường hợp của một người bạn và cũng là đồng nghiệp với Đồng. Khi bị bắt, trên xe người ấy có chứa hai bánh 750gr ma tuý.
Và những câu chuyện buồn
Mặt trời khuất sâu sau những ngôi nhà cao tầng được thiết kế theo kiểu biệt thự sang trọng, rộng rãi khiến cho chúng tôi có cảm giác nơi đây thật thanh bình. Nhưng không, trong số rất nhiều căn biệt thự sang trọng ấy lại ẩn chứa nhiều câu chuyện buồn. Có nhiều căn hộ, chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã thay tên đổi chủ đến vài lần hay có những căn, vừa xây xong, chưa kịp ở đã phải bán ngay.
Đưa tay chỉ về phía những ngôi nhà sang trọng, Đồng tiếp tục cất lời: "Ở chỗ tôi có nhà được đền bù đất đai hơn chục tỷ, nhà nào thấp nhất cũng dăm bảy trăm triệu đồng để giải phóng mặt bằng cho nhà máy hoá lọc dầu, cùng nhiều nhà máy xí nghiệp khác. Thế nhưng từ khi có nhiều tiền, họ chẳng biết làm gì mới đua nhau xây nhà đẹp, sắm xe xịn… Nhưng xe mới đi chưa nổi nghìn cây, nhà đẹp chưa kịp ở ngày nào nhiều người đã phải vội vã bán đi. Như nhà ông Lê Đ.K này, ngày xưa ở Mai Lâm được đền bù nhiều lắm. Có thể nói ông ấy thuộc diện đứng đầu danh sách tiền đền bù. Nhưng "tiền nhiều như núi" ấy cũng "đội nón ra đi" bởi những đứa con trai "bán trời không văn tự". Chúng ăn chơi đập phá nhiều tới mức vào tù ra tội như cơm bữa. Giờ hai đứa ấy không thấy tin tức gì, còn một thằng ở nhà vất vưởng, nghiện ngập. Thế nên, cái ngôi biệt thự to đùng này của ông ấy đến nay là đổi chủ ba lần rồi đấy".
Để xảy ra những câu chuyện buồn kia, tất cả bắt nguồn từ việc không có công ăn việc làm. Bởi người dân nơi đây từ xa xưa đã quen với cảnh "chân lấm tay bùn", nay chỉ ngồi nhà chơi nên nảy sinh nhiều hệ luỵ. Chia sẻ với chúng tôi, chị Lê Thị Chinh, cán bộ chính sách xã Hải Yến cho biết, những câu chuyện đáng buồn bắt nguồn từ "nhàn cư vi bất thiện". Cho đến nay, xã vẫn chưa tìm được cho người dân cũng như thanh thiếu niên ngành nghề phù hợp. Trước đó phòng Lao động TBXH của huyện về hướng dẫn người dân học nghề đan bèo tây, thế nhưng triển khai không được bao lâu thì thất bại vì không phù hợp, người dân kêu đan mất nhiều thời gian mà thu nhập không đáng kể. Hiện tại, xã vẫn đang nghiên cứu, tham khảo ý kiến người dân để tìm ra một nghề phù hợp cho những người ít học, không có nghề nghiệp và người quá độ tuổi lao động nhằm hạn chế thấp nhất những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên địa bàn.
Nỗi đau nhân tìnhBuồn hơn, có những nhà, sau khi "giàu bất thình lình" thì gia đình cũng "tan đàn xẻ nghé", đặc biệt là những cậu con một. Nhiều thanh niên, biết bố mẹ "thừa tiền", chẳng ngần ngại tìm đủ mọi cách để "móc" tiền cha mẹ. Từ những phi vụ "cắm xe" nhiều lần cho đến những vụ dàn dựng đòi tiền theo kiểu xã hội đen… tất cả nhằm mục đích lấy tiền của cha mẹ để đi ăn chơi, hút hít… Đắng lòng nhất có trường hợp thấy mẹ được đền bù nhiều tiền, xây nhà đẹp, sắm xe xịn xong vẫn dư tiền, con gái đã lấy chồng về nhà đòi đất của mẹ. Đòi không được, người con gái liền đâm đơn, kiện mẹ ra toà để tranh chấp mảnh đất còn lại. Ra toà, khi hội đồng xét xử đang thẩm vấn, người mẹ đau lòng khi đứa con mình dứt ruột đẻ ra lại đang tâm "cắt đứt" tình mẹ con với mình, bà đột quỵ, chết ngay tại toà… |