Ngồi đối diện tôi trong quán café, trời Hà Nội những ngày mưa lạnh, rét tê tái và buồn, Tùng bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình.
“Vì mê đánh bóng mà em mới “chết”, và cũng vì chết nên cái cuộc đời em nó mới được như bây giờ…”, câu chuyện đời của Tùng “còi”, một tay cờ bạc bịp từng được coi là một “huyền thoại” giờ đã giải nghệ. Tùng đúc kết lại: cờ bạc, rút cuộc nó cũng chỉ là một thứ công nghệ lọc lừa, một thế giới của những kẻ lú lẫn và mê muội mà thôi.
Công nghệ cờ bạc bịp
“Thỉnh thoảng em vẫn tá lả vui vui, gọi là văn hóa văn nghệ với mấy thằng bạn, ăn của chúng nó vài lít (trăm ngàn-pv) thôi. Em đánh thì có bao giờ cần tiền, vào phát ăn liền mấy ván kiếm vốn, rồi cứ thế mà chơi, thắng nhiều quá lại phải giả vờ thua…”, câu chuyện giữa tôi và Tùng “còi” bắt đầu với cái thứ “kĩ năng” đơn giản nhất như đã thành bản năng còn xót lại của một tay cờ bạc bịp đã giải nghệ.
Tùng cùng quê với tôi, nhà ông bà cậu và nhà tôi ở chung một khu tập thể, đã hơn chục năm tôi mới gặp lại cậu. Cái biệt danh Tùng “còi” có bởi ngày trước, Tùng bé loắt choắt, nhưng rất lanh lợi, khéo léo và rất bướng bỉnh.
Không ai bắt nạt được Tùng, kể cả những thằng lớn hơn bởi từ hồi bé tí Tùng đã dám 2 tay 2 nửa viên gạch phang thẳng vào nhà đứa cậy khỏe bắt nạt mình. Tùng chẳng biết bố nó là ai, bởi mẹ nó có đến vài ông bồ.
Hai tuổi, mẹ nó bỏ đi và nó sống với bà ngoại. Sống thiếu thốn cả tình thương lẫn vật chất, nhưng với đầu óc thông minh bẩm sinh, Tùng học rất khá, nhưng rồi phải bỏ học giữa chừng.
Ngay từ ngày bé, Tùng đã bộc lộ một thứ "năng khiếu" kì lạ. Ngồi cạnh xem mấy cụ già chơi tổ tôm, Tùng nhớ mặt quân biết chơi ngay chả cần ai dạy.
La liếm bên chiếu xóc đĩa mỗi dịp Tết, Tùng xin được của thằng anh lớn vừa thắng vài nghìn, nó chẳng đặt cửa ngay mà cứ nhìn tay thằng cầm cái, lúc sau xuống tiền khi cửa bên này khi cửa bên kia, đến lúc đứng lên là có cục tiền to.
Đứng cạnh mấy ông chơi cờ, Tùng “còi” mắt sáng lên, ham mê theo dõi mấy quân cờ. Lúc nó xin “cho cháu vào đánh với”, ai cũng cười nhạt bảo thằng ranh con biết gì, thế rồi nó đánh cho cả mấy tay cờ trong xóm chịu thua sạch, thế mới lạ.
Hơn chục năm rồi tôi mới gặp lại thằng Tùng “còi” ngày nào. Vẫn vóc dáng bé nhỏ, nhưng khuôn mặt nó đã già đi nhiều, khuôn mặt và cách ăn nói của một kẻ đã trải đời, chỉ duy nhất đôi mắt vẫn ánh lên sự thông minh.
Quãng thời gian ấy, Tùng bảo: "Cuộc đời em thực sự gọi là “lên voi xuống chó”, từng có lúc chơi bời như đế vương, tiền vung không tiếc, nhưng cũng có lúc nhịn đói ngủ vỉa hè vạ vật". Cái nghề mà Tùng dùng để kiếm sống mưu sinh là nghề cờ bạc bịp, và nó đã từng là một tay “thợ” siêu hạng.
Sau khi bà mất, Tùng được cô chú đưa về nuôi, nhưng chỉ đến năm lớp 7 là Tùng bỏ học, trong túi có hơn trăm nghìn đi theo mấy thằng anh ra Hà Nội kiếm việc, bắt đầu “bước chân ra giang hồ” khi vẫn còn là thằng nhóc bé tí.
Chẳng biết nó đã làm gì trong những ngày ấy để không chết đói, để có cái ăn. Đánh giầy, bán báo, bán xổ số dạo, trông xe, bưng bê…tất tật đủ thứ Tùng đã làm qua cả, với cái sức vóc hạn chế của nó.
Khi ấy, lao động quần quật cả ngày với Tùng chỉ là để đổi lấy 2 bữa cơm, với tối có một cái chỗ để ngủ. Đã từng có đêm đông, thằng bé nằm ở gầm cầu ngủ ngon lành.
Bước ngoặt của đời Tùng là khi nó bắt đầu được nhận vào làm chân trông xe, mở đóng cửa cho một chỗ rất đặc biệt, và chỉ làm đêm.
Chỗ đó thực ra là một lò xóc đĩa, cờ bạc, ông chủ có một đám bảo kê, đầu gấu, thu tiền hồ (khoản tiền kiểu lệ phí khách phải đóng khi đến chơi bạc - pv), thuê một thằng làm chân trông xe cho khách, đóng mở cửa, điếu đóm sai vặt.
Làm ở đó, Tùng mới biết có cả đủ thứ công nghệ cờ bạc bịp, mỗi kiểu chơi có một kiểu lừa bịp khác nhau. Với trò xóc đĩa là công nghệ sử dụng bộ “bát” có gắn chip hoặc dùng thợ có tay nghề để bịp.
Xóc đĩa rất đơn giản nhưng lại là một trò đốt tiền rất nhanh, lại dễ chăn dắt những con bạc “gà” máu mê. “Gà” ở đây là những ông khách lắm tiền nhưng ít kinh nghiệm, ít bản lĩnh và làm thế nào để dụ gà” đến lò rồi “luộc” sạch tiền cũng là cả một nghệ thuật. Lắm kẻ sành sỏi trên chiếu bạc vẫn cứ mất trằng tiền, đến lúc đứng dậy ra về vẫn chưa hiểu tại sao mình mất tiền.
Thợ bạc bịp phải đổi thường xuyên, bởi tay thợ quen mặt sẽ bị nhận ra ngay, làm sao lừa bịp được mãi. Trong một lần mấy kẻ làm thuê, mấy tay bảo kê lấy bộ bài làm vài ván tá lả giao lưu với nhau ăn tiền còm, ông chủ xới bạc đó chợt nhận ra cái thằng trông xe nhanh nhẹn kia có chút năng khiếu gì đó. Nhìn cái mặt nó lại có gì đó toát lên vẻ tử tế chứ không bặm trợn, lọc lừa.
Và thế là Tùng “còi” bắt đầu con đường trở thành “thợ”. Nó được đào tạo đủ ngón nghề, và với mỗi ngón nghề đó, luôn phải luyện đi luyện lại rất nhiều lần. Tùng còn phải lân la đi các xới khác đánh bạc để rèn luyện bản lĩnh. Chỉ riêng cái cổ tay lắc lên lắc xuống, Tùng phải trắng đêm luyện mất cả tháng trời mới tàm tạm được.
Lần đầu tiên cầm cái đánh bạc bịp, dù đó là một bộ bát có gắn chip, đánh ngay lò của mình, bên ngoài có cả đám bảo kê, Tùng “còi” dù đã được rèn luyện nhưng trọng bụng vẫn khá run.
Tay khách đến chơi vốn là một giang hồ cũng có số má, dắt theo một đàn em. Vừa vào cuộc, thằng đệ đi cùng tay khách này rút con “phớ” to đùng, sáng choang, sắc lẹm ra, nói luôn một câu xanh rờn: “Anh biết thừa ở đây bọn mày chơi có bịp bợm rồi, để xem chúng mày giỏi cỡ nào. Cứ chơi bình thường, nhưng anh mà thấy mày chơi bẩn một phát là anh xin chú vài ngón tay luôn”.
Có chút chột dạ, nhưng Tùng “còi” lấy lại bình tĩnh ngay, tay cầm bát xóc lên xóc xuống, miệng vẫn “chém gió” bình thường, bán chẵn bán lẻ tùm lum.
Ông khách như con chuột bị cho vào quay lu, cứ chạy vòng vòng, được, thua, thua rồi lại được, mức theo tiền ngày càng cao, máu ăn phát nào là chết phát đấy. Cuối cùng, sau vài tiếng hau háu mắt vào những quân vị chẵn lẻ, dỏng tai theo những tiếng vị nẩy lên nẩy xuống lóc xóc, thua sạch tiền tới mấy trăm triệu.
Kì 2: Cuộc đời "lên voi xuống chó" của 1 tay “thợ” cờ bạc
TTVN
“Vì mê đánh bóng mà em mới “chết”, và cũng vì chết nên cái cuộc đời em nó mới được như bây giờ…”, câu chuyện đời của Tùng “còi”, một tay cờ bạc bịp từng được coi là một “huyền thoại” giờ đã giải nghệ. Tùng đúc kết lại: cờ bạc, rút cuộc nó cũng chỉ là một thứ công nghệ lọc lừa, một thế giới của những kẻ lú lẫn và mê muội mà thôi.
Công nghệ cờ bạc bịp
“Thỉnh thoảng em vẫn tá lả vui vui, gọi là văn hóa văn nghệ với mấy thằng bạn, ăn của chúng nó vài lít (trăm ngàn-pv) thôi. Em đánh thì có bao giờ cần tiền, vào phát ăn liền mấy ván kiếm vốn, rồi cứ thế mà chơi, thắng nhiều quá lại phải giả vờ thua…”, câu chuyện giữa tôi và Tùng “còi” bắt đầu với cái thứ “kĩ năng” đơn giản nhất như đã thành bản năng còn xót lại của một tay cờ bạc bịp đã giải nghệ.
Tùng cùng quê với tôi, nhà ông bà cậu và nhà tôi ở chung một khu tập thể, đã hơn chục năm tôi mới gặp lại cậu. Cái biệt danh Tùng “còi” có bởi ngày trước, Tùng bé loắt choắt, nhưng rất lanh lợi, khéo léo và rất bướng bỉnh.
Không ai bắt nạt được Tùng, kể cả những thằng lớn hơn bởi từ hồi bé tí Tùng đã dám 2 tay 2 nửa viên gạch phang thẳng vào nhà đứa cậy khỏe bắt nạt mình. Tùng chẳng biết bố nó là ai, bởi mẹ nó có đến vài ông bồ.
Hai tuổi, mẹ nó bỏ đi và nó sống với bà ngoại. Sống thiếu thốn cả tình thương lẫn vật chất, nhưng với đầu óc thông minh bẩm sinh, Tùng học rất khá, nhưng rồi phải bỏ học giữa chừng.
Ngay từ ngày bé, Tùng đã bộc lộ một thứ "năng khiếu" kì lạ. Ngồi cạnh xem mấy cụ già chơi tổ tôm, Tùng nhớ mặt quân biết chơi ngay chả cần ai dạy.
La liếm bên chiếu xóc đĩa mỗi dịp Tết, Tùng xin được của thằng anh lớn vừa thắng vài nghìn, nó chẳng đặt cửa ngay mà cứ nhìn tay thằng cầm cái, lúc sau xuống tiền khi cửa bên này khi cửa bên kia, đến lúc đứng lên là có cục tiền to.
Đứng cạnh mấy ông chơi cờ, Tùng “còi” mắt sáng lên, ham mê theo dõi mấy quân cờ. Lúc nó xin “cho cháu vào đánh với”, ai cũng cười nhạt bảo thằng ranh con biết gì, thế rồi nó đánh cho cả mấy tay cờ trong xóm chịu thua sạch, thế mới lạ.
Hơn chục năm rồi tôi mới gặp lại thằng Tùng “còi” ngày nào. Vẫn vóc dáng bé nhỏ, nhưng khuôn mặt nó đã già đi nhiều, khuôn mặt và cách ăn nói của một kẻ đã trải đời, chỉ duy nhất đôi mắt vẫn ánh lên sự thông minh.
Quãng thời gian ấy, Tùng bảo: "Cuộc đời em thực sự gọi là “lên voi xuống chó”, từng có lúc chơi bời như đế vương, tiền vung không tiếc, nhưng cũng có lúc nhịn đói ngủ vỉa hè vạ vật". Cái nghề mà Tùng dùng để kiếm sống mưu sinh là nghề cờ bạc bịp, và nó đã từng là một tay “thợ” siêu hạng.
Sau khi bà mất, Tùng được cô chú đưa về nuôi, nhưng chỉ đến năm lớp 7 là Tùng bỏ học, trong túi có hơn trăm nghìn đi theo mấy thằng anh ra Hà Nội kiếm việc, bắt đầu “bước chân ra giang hồ” khi vẫn còn là thằng nhóc bé tí.
Chẳng biết nó đã làm gì trong những ngày ấy để không chết đói, để có cái ăn. Đánh giầy, bán báo, bán xổ số dạo, trông xe, bưng bê…tất tật đủ thứ Tùng đã làm qua cả, với cái sức vóc hạn chế của nó.
Khi ấy, lao động quần quật cả ngày với Tùng chỉ là để đổi lấy 2 bữa cơm, với tối có một cái chỗ để ngủ. Đã từng có đêm đông, thằng bé nằm ở gầm cầu ngủ ngon lành.
Bước ngoặt của đời Tùng là khi nó bắt đầu được nhận vào làm chân trông xe, mở đóng cửa cho một chỗ rất đặc biệt, và chỉ làm đêm.
Chỗ đó thực ra là một lò xóc đĩa, cờ bạc, ông chủ có một đám bảo kê, đầu gấu, thu tiền hồ (khoản tiền kiểu lệ phí khách phải đóng khi đến chơi bạc - pv), thuê một thằng làm chân trông xe cho khách, đóng mở cửa, điếu đóm sai vặt.
Làm ở đó, Tùng mới biết có cả đủ thứ công nghệ cờ bạc bịp, mỗi kiểu chơi có một kiểu lừa bịp khác nhau. Với trò xóc đĩa là công nghệ sử dụng bộ “bát” có gắn chip hoặc dùng thợ có tay nghề để bịp.
Xóc đĩa rất đơn giản nhưng lại là một trò đốt tiền rất nhanh, lại dễ chăn dắt những con bạc “gà” máu mê. “Gà” ở đây là những ông khách lắm tiền nhưng ít kinh nghiệm, ít bản lĩnh và làm thế nào để dụ gà” đến lò rồi “luộc” sạch tiền cũng là cả một nghệ thuật. Lắm kẻ sành sỏi trên chiếu bạc vẫn cứ mất trằng tiền, đến lúc đứng dậy ra về vẫn chưa hiểu tại sao mình mất tiền.
Thợ bạc bịp phải đổi thường xuyên, bởi tay thợ quen mặt sẽ bị nhận ra ngay, làm sao lừa bịp được mãi. Trong một lần mấy kẻ làm thuê, mấy tay bảo kê lấy bộ bài làm vài ván tá lả giao lưu với nhau ăn tiền còm, ông chủ xới bạc đó chợt nhận ra cái thằng trông xe nhanh nhẹn kia có chút năng khiếu gì đó. Nhìn cái mặt nó lại có gì đó toát lên vẻ tử tế chứ không bặm trợn, lọc lừa.
Và thế là Tùng “còi” bắt đầu con đường trở thành “thợ”. Nó được đào tạo đủ ngón nghề, và với mỗi ngón nghề đó, luôn phải luyện đi luyện lại rất nhiều lần. Tùng còn phải lân la đi các xới khác đánh bạc để rèn luyện bản lĩnh. Chỉ riêng cái cổ tay lắc lên lắc xuống, Tùng phải trắng đêm luyện mất cả tháng trời mới tàm tạm được.
Lần đầu tiên cầm cái đánh bạc bịp, dù đó là một bộ bát có gắn chip, đánh ngay lò của mình, bên ngoài có cả đám bảo kê, Tùng “còi” dù đã được rèn luyện nhưng trọng bụng vẫn khá run.
Tay khách đến chơi vốn là một giang hồ cũng có số má, dắt theo một đàn em. Vừa vào cuộc, thằng đệ đi cùng tay khách này rút con “phớ” to đùng, sáng choang, sắc lẹm ra, nói luôn một câu xanh rờn: “Anh biết thừa ở đây bọn mày chơi có bịp bợm rồi, để xem chúng mày giỏi cỡ nào. Cứ chơi bình thường, nhưng anh mà thấy mày chơi bẩn một phát là anh xin chú vài ngón tay luôn”.
Có chút chột dạ, nhưng Tùng “còi” lấy lại bình tĩnh ngay, tay cầm bát xóc lên xóc xuống, miệng vẫn “chém gió” bình thường, bán chẵn bán lẻ tùm lum.
Ông khách như con chuột bị cho vào quay lu, cứ chạy vòng vòng, được, thua, thua rồi lại được, mức theo tiền ngày càng cao, máu ăn phát nào là chết phát đấy. Cuối cùng, sau vài tiếng hau háu mắt vào những quân vị chẵn lẻ, dỏng tai theo những tiếng vị nẩy lên nẩy xuống lóc xóc, thua sạch tiền tới mấy trăm triệu.
Kì 2: Cuộc đời "lên voi xuống chó" của 1 tay “thợ” cờ bạc
TTVN
Check to compare Sony VAIO VPCSE25FX PC Notebook Product rating: (1 review) $971.69 - $1125 (2 stores) | Check to compare ASUS X53U-RH21 PC Notebook Product rating: (1 review) $344.99 - $410.52 (3 stores) | Check to compare Hewlett Packard Pavilion DV6-6140US PC Notebook Product rating: (2 reviews) $699.89 (1 store) | ||||
Check to compare Dell Alienware M14x (AM14x6667SBK) PC Notebook Product rating: (2 reviews) $1299.99 (1 store) | Check to compare Hewlett Packard Pavilion Dv6-6110us (LW261UAABA) PC Notebook Product rating: (1 review) $624.99 (1 store) | Check to compare Hewlett Packard Pavilion dv7-6187cl (886111767724) PC Notebook Product rating: (1 review) $945.79 (1 store) |