Ngay từ cuối những năm 1990, khi Phương “Ninh Hột” (Nguyễn Tiến Phương, SN 1957, quê Móng Cái, Quảng Ninh) còn chưa “nổi như cồn”, đối tượng này đã có tên trong danh sách theo dõi của Cục Cảnh sát Hình sự (nay là Cục cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội, C45).
Anh em trinh sát nhiều khi khó lý giải vì sao một số “đối thủ” của Phương cứ mất tích bí ẩn như bốc hơi khỏi mặt đất, thậm chí có đào đất lên cũng không phát hiện dấu tích gì.
Vì sao những “đối thủ” của Phương “Ninh Hột” đều mất tích bí ẩn?
Theo dõi tiếp xúc đối tượng này, điều tra viên có khi cũng phải chột dạ: “Ông trùm” mà lại lễ độ, nhã nhặn, thâm trầm như thế ư?.
“Ông trùm” được xác định là dân bản địa, hồ sơ chẳng có gì đáng lưu ý ngoài một vài vụ xô xát thuộc dạng vặt vãnh. Có điều Phương nổi tiếng vùng biên bởi cầm đầu đám "đàn em" vừa có dạng côn đồ hung hãn, vừa có dạng mưu sâu kế hiểm.
Phương còn nổi tiếng với những chiêu trò “mị dân”. Có một điều thực tế là Phương “đánh bóng tên tuổi” của mình tốt đến mức đến tận bây giờ, khi nhắc đến, nhiều người Móng Cái vẫn gọi đối tượng tội phạm này là “ông Phương”, chứ không gọi trống không là “Phương”, hay “Phương Ninh Hột”.
Tài “cầm quân” của Phương, cứ nhìn hai “đệ tử ruột” là em trai Nguyễn Tiến Chung (SN 1961) và “quân sư” Bùi Hải Bài (SN 1957) thì rõ.
Chung nổi tiếng "côn đồ máu lạnh", từng có lần gây ra vụ án khiến dân Quảng Ninh rúng động, sợ khiếp vía. Vì mâu thuẫn vặt, Chung điều cả… xe khách chở khoảng 50 đàn em vác mã tấu, dao kiếm đến nhà đối thủ chặt phăng tay nạn nhân.
Cảnh sát bắt hụt vụ này vì khi tìm đến nơi, thủ phạm và nạn nhân không hiểu có phải vì dàn xếp với nhau hay không, mà nạn nhân một mực cho rằng: “Không có chuyện đó ở nhà tôi”.
Hung hãn như Chung, vậy mà vẫn răm rắp nghe anh, nói gì làm nấy, không khi nào dám hó hé “bật” lại một lời.
“Quân sư” Bùi Hải Bài cũng không phải tay vừa. Theo hồ sơ lí lịch, Bài từng công tác trong một cơ quan nhà nước, từng bị tuyên án vì tội liên quan đến an ninh quốc gia, sau khi thụ án xong thì về “đầu quân” cho Phương.
Một điểm đặc biệt là khác với những đối tượng côn đồ “tay dài óc ngắn”, có lẽ do Hải Bài “tham mưu” cho Phương khá nhiều chiêu trò trong các lĩnh vực kinh doanh “bẩn”, nên Phương không khi nào dám coi thường Hải Bài, thậm chí có lúc còn coi như “huynh đệ”.
Một bên “văn”, một bên “võ”, bộ 3 này đã khiến công an đau đầu biết bao ngày. Nhìn vẻ ngoài, Phương và công ty của mình khá “sạch”, nhưng thực tế có dấu hiệu lũng đoạn cả một vùng biên, “làm thay” hoạt động của một số cơ quan chức năng chuyên về xuất nhập khẩu qua biên giới.
Phương hoạt động theo kiểu “nước giếng không phạm đến nước sông”, ngoài lĩnh vực của mình thì ít quan tâm đến lĩnh vực khác, nhưng “uy danh” thì giang hồ Quảng Ninh khiếp sợ.
Những năm 2000, Dũng “mặt sắt” (Hà Tuấn Dũng, mới bị bắt giữa tháng 5/2013 vừa qua về tội buôn lậu qua biên giới về hành vi buôn lậu) mới chỉ là dạng giang hồ “giẻ rách” chuyên bảo kê trên sông, nhưng làm gì cũng phải nhìn thái độ “anh Phương”. Những người muốn “tranh ăn” với Phương, thường nhận những cái kết thảm khốc.
Đến bây giờ, nhiều nghi vấn về hoạt động của Phương vẫn chưa thể làm rõ, chỉ có thể tạm kết luận là “có sự trùng hợp”. Điển hình như một số người “cạnh tranh” với Phương, đều bị mất tích bí ẩn. Nguồn tin trinh sát báo về ít nhất đã có khoảng bảy trường hợp “một đi không trở lại”.
Tìm đến nhà những người mất tích, có gia đình bất hợp tác, có gia đình nhiệt tình hợp tác mong tìm thấy người thân, nhưng mọi cố gắng tìm kiếm đều vô vọng.
Để thu thập những dấu hiệu phạm tội của Phương, quả là chuyện vất vả. Như trên đã nói, Phương có tài “mị dân” vô cùng tinh vi, có bàn tay sắt bọc trong găng tay nhung. Bên trong có thể ra lệnh thủ tiêu đối thủ, nhưng bên ngoài nho nhã từ tốn.
Phương còn làm đường, xây trạm xá, xây bệnh viện…, khiến một số người dân cho rằng Phương là “Doanh nhân tốt bụng”, đâu có biết những việc làm đó trước tiên để Phương trực tiếp phục vụ cho chính những hoạt động “bẩn” của mình, sau đó mới cho mọi người “ăn ké”. Sự tinh vi “một mũi tên trúng hai đích” là như thế.
Xác người xấu số dưới chân dãy núi Thập vạn đại sơn
Đêm 22/5/2009, hai nạn nhân Nguyễn Văn Sỹ và Lê Văn Điệp bị mất tích sau một cuộc “đụng độ” với đám đàn em do Chung “Ninh Hột” dẫn đầu. Người nhà các nạn nhân trình báo công an, nghi vấn con mình đã bị giết và thủ tiêu. Công an Quảng Ninh quyết định bắt Chung và một số đàn em. “Con cá lớn” là Phương khi ấy vẫn vô can.
Lãnh đạo C45 từ nguồn tin trinh sát được biết đối tượng Phương mới là kẻ chủ mưu trong vụ giết người, ngay lập tức có công văn đề nghị di lý Chung lên Hà Nội để đấu tranh khai thác.
Đối mặt với Chung tại bàn hỏi cung, các điều tra viên tiếp xúc lần đầu không ai nghĩ đây là đối tượng cộm cán chém người không ghê tay. Chung có vẻ ngoài hiền lành, thậm chí còn… khóc rưng rức, cho rằng “Em oan lắm các anh ơi”.
Nhiều ngày vẫn một điệp khúc đó, phải đến khi cho đối chất với các “đệ tử”, Chung mới thừa nhận cầm đầu đám "đàn em". Đến lúc đó, Chung vẫn ngoan cố: “Anh Phương nhà em không liên quan gì”.
Tiếp tục tách các đối tượng ra khai thác, bất ngờ phát hiện ra chi tiết sau khi “xử” đối thủ, đàn em về báo cáo Phương và được “ông trùm” đưa tiền “phòng ngừa” hậu họa, đưa hai người bị thương sang Trung Quốc.
Vậy là đã có căn cứ. Thông tin quý giá này lập tức được báo về Quảng Ninh. Ngay trong ngày, Phương bị bắt, bị di lý lên Hà Nội.
Dù có lì lợm không khai nhận, vụ án còn nhiều mắt xích khác có thể khai thác. Điểm quan trọng nhất lúc này là tìm thi thể nạn nhân, mới là vật chứng để tố cáo tội ác.
Đấu tranh với những “ong ve” của Phương, cảnh sát lần ra được những đối tượng người Trung Quốc đã giúp sức. Công văn đề nghị hỗ trợ điều tra được gửi ngay sang nước bạn. Không mất nhiều thời gian, cảnh sát Trung Quốc đã bắt được những đối tượng tình nghi.
Các nạn nhân đã bị thủ tiêu ở đâu?. Chỉ có bốn “từ khóa”: “Thập vạn đại sơn” (dịch nôm na: Mười vạn ngọn núi lớn).
Ở đất nước Trung Quốc rộng mênh mông, có biết bao địa danh như thế, hoặc na ná như thế. Tra nhanh bản đồ, thấy có địa danh Công viên rừng quốc gia Thập vạn đại sơn, thuộc tỉnh Quảng Tây, cách thành phố Nam Ninh hơn 100 km, cách biên giới Việt Nam gần 350 km.
Lẽ nào đúng là có chuyện băng nhóm này phạm tội rùng rợn, rồi che giấu tinh vi bằng cách đưa xác người vượt biên, đi sâu vào nội địa nước bạn thủ tiêu?.
Cảnh sát Trung Quốc phối hợp cùng đến địa danh này để tìm kiếm. Sự thật đúng như dự báo: Thi thể người thanh niên được tìm thấy trong tình trạng đã bắt đầu phân hủy nặng. Người xấu số được đưa về Việt Nam, trao trả cho gia đình. Riêng người mất tích còn lại đã bị thủ tiêu như thế nào, chôn ở đâu, đến bây giờ vẫn là một ẩn số.
Chứng cứ vậy là đã rõ. Đã có đủ cơ sở kết luận Phương chỉ đạo các đàn em giết hại các đối thủ, sau đó còn đưa tiền “giải quyết hậu quả”.
Điềm báo “giông bão” đánh rơi tiểu đựng hài cốt cha?
Những ngày trong trại giam, Phương vốn đã trầm tính, nay lại càng trầm tính hơn. Kể chuyện cũ, Phương cho biết trước ngày bị bắt, đã dự cảm từ rất lâu về “một chuyện gì đó sắp xảy ra”.
Trong đời Phương “Ninh Hột”, có hai cái mốc dự cảm mà Phương cho rằng “chuẩn”. Thứ nhất, đó là trước ngày lấy vợ 3 Ngô Thị Thơm, nhiều người, nhiều “thầy bói” đã can ngăn, cho rằng nếu lấy Thơm thì sớm muộn Phương sẽ “mạt vận”. Vậy mà Phương không nghe, vẫn quyết lấy bằng được.
Dự cảm khác, "kinh khủng hơn", cũng theo lời Phương, đó là sự cố trong lễ sang cát cho cha Phương trước khi xảy ra vụ án khiến Phương rơi vào vòng lao lý một thời gian ngắn. Rạng sáng ngày bốc hài cốt cha, anh em Phương và Chung vừa chỉ đạo đám thợ, vừa trực tiếp làm những công việc liên quan.
Hoàn tất mọi việc xong xuôi, hài cốt cha đã được tắm rửa sạch sẽ, nâng niu xếp gọn gàng vào trong tiểu, hai anh em trực tiếp khiêng tiểu đựng hài cốt cha từ mộ cũ sang “nhà mới”.
Không hiểu lỡ tay, run rủi, hay “điềm báo” ra sao mà đột nhiên tiểu đựng hài cốt cha bất ngờ tuột tay rớt xuống đất, sứt mẻ một góc. Trong lễ sang cát, đó là điều tối kỵ.
Ngay lập tức, anh em Phương “chữa cháy” bằng cách thay tiểu mới, đưa cha sang “nhà” mới rồi cấp tốc lập đàn “giải hạn”. Đàn cúng linh đình, nhưng sắc mặt của những “thầy” được mời đến cúng tế tỏ vẻ không vui.
Phải chăng những người này biết rằng đây là “điềm báo” không thể hóa giải?. Hay họ biết được quy luật “gieo gió ắt gặt bão”, những tội ác không thể mãi giấu kín, nhất định phải bị trừng trị.
Những ngày ở trong trại tạm giam, Phương không còn vẻ “ông trùm”. Đặc biệt, như lời kể lại của các điều tra viên, đối tượng đặc biệt quan tâm đến các con, nhất là con gái lớn. Mỗi khi nghe các cán bộ nhắc tới con, tinh thần “ông trùm” lại thay đổi hẳn.
Hỏi chuyện có phải Phương từng “chấm” một “đệ tử” trẻ măng rồi “se duyên” cho con gái lớn?. Có phải Phương dự định kén “phò mã” sau này thay mình cai quản “đế chế vùng biên”?. Phương cười.
Ít nhất, sự “chưa kịp” này lại là may mắn, vì không có thêm những “ông trùm” khác hoành hành, dám coi khinh mạng người, làm bất ổn tình hình an ninh trật tự.
Anh em trinh sát nhiều khi khó lý giải vì sao một số “đối thủ” của Phương cứ mất tích bí ẩn như bốc hơi khỏi mặt đất, thậm chí có đào đất lên cũng không phát hiện dấu tích gì.
|
Nguyễn Tiến Phương |
Theo dõi tiếp xúc đối tượng này, điều tra viên có khi cũng phải chột dạ: “Ông trùm” mà lại lễ độ, nhã nhặn, thâm trầm như thế ư?.
“Ông trùm” được xác định là dân bản địa, hồ sơ chẳng có gì đáng lưu ý ngoài một vài vụ xô xát thuộc dạng vặt vãnh. Có điều Phương nổi tiếng vùng biên bởi cầm đầu đám "đàn em" vừa có dạng côn đồ hung hãn, vừa có dạng mưu sâu kế hiểm.
Phương còn nổi tiếng với những chiêu trò “mị dân”. Có một điều thực tế là Phương “đánh bóng tên tuổi” của mình tốt đến mức đến tận bây giờ, khi nhắc đến, nhiều người Móng Cái vẫn gọi đối tượng tội phạm này là “ông Phương”, chứ không gọi trống không là “Phương”, hay “Phương Ninh Hột”.
Tài “cầm quân” của Phương, cứ nhìn hai “đệ tử ruột” là em trai Nguyễn Tiến Chung (SN 1961) và “quân sư” Bùi Hải Bài (SN 1957) thì rõ.
Chung nổi tiếng "côn đồ máu lạnh", từng có lần gây ra vụ án khiến dân Quảng Ninh rúng động, sợ khiếp vía. Vì mâu thuẫn vặt, Chung điều cả… xe khách chở khoảng 50 đàn em vác mã tấu, dao kiếm đến nhà đối thủ chặt phăng tay nạn nhân.
Cảnh sát bắt hụt vụ này vì khi tìm đến nơi, thủ phạm và nạn nhân không hiểu có phải vì dàn xếp với nhau hay không, mà nạn nhân một mực cho rằng: “Không có chuyện đó ở nhà tôi”.
Hung hãn như Chung, vậy mà vẫn răm rắp nghe anh, nói gì làm nấy, không khi nào dám hó hé “bật” lại một lời.
“Quân sư” Bùi Hải Bài cũng không phải tay vừa. Theo hồ sơ lí lịch, Bài từng công tác trong một cơ quan nhà nước, từng bị tuyên án vì tội liên quan đến an ninh quốc gia, sau khi thụ án xong thì về “đầu quân” cho Phương.
Một điểm đặc biệt là khác với những đối tượng côn đồ “tay dài óc ngắn”, có lẽ do Hải Bài “tham mưu” cho Phương khá nhiều chiêu trò trong các lĩnh vực kinh doanh “bẩn”, nên Phương không khi nào dám coi thường Hải Bài, thậm chí có lúc còn coi như “huynh đệ”.
Một bên “văn”, một bên “võ”, bộ 3 này đã khiến công an đau đầu biết bao ngày. Nhìn vẻ ngoài, Phương và công ty của mình khá “sạch”, nhưng thực tế có dấu hiệu lũng đoạn cả một vùng biên, “làm thay” hoạt động của một số cơ quan chức năng chuyên về xuất nhập khẩu qua biên giới.
Phương hoạt động theo kiểu “nước giếng không phạm đến nước sông”, ngoài lĩnh vực của mình thì ít quan tâm đến lĩnh vực khác, nhưng “uy danh” thì giang hồ Quảng Ninh khiếp sợ.
Những năm 2000, Dũng “mặt sắt” (Hà Tuấn Dũng, mới bị bắt giữa tháng 5/2013 vừa qua về tội buôn lậu qua biên giới về hành vi buôn lậu) mới chỉ là dạng giang hồ “giẻ rách” chuyên bảo kê trên sông, nhưng làm gì cũng phải nhìn thái độ “anh Phương”. Những người muốn “tranh ăn” với Phương, thường nhận những cái kết thảm khốc.
Đến bây giờ, nhiều nghi vấn về hoạt động của Phương vẫn chưa thể làm rõ, chỉ có thể tạm kết luận là “có sự trùng hợp”. Điển hình như một số người “cạnh tranh” với Phương, đều bị mất tích bí ẩn. Nguồn tin trinh sát báo về ít nhất đã có khoảng bảy trường hợp “một đi không trở lại”.
Tìm đến nhà những người mất tích, có gia đình bất hợp tác, có gia đình nhiệt tình hợp tác mong tìm thấy người thân, nhưng mọi cố gắng tìm kiếm đều vô vọng.
Để thu thập những dấu hiệu phạm tội của Phương, quả là chuyện vất vả. Như trên đã nói, Phương có tài “mị dân” vô cùng tinh vi, có bàn tay sắt bọc trong găng tay nhung. Bên trong có thể ra lệnh thủ tiêu đối thủ, nhưng bên ngoài nho nhã từ tốn.
Phương còn làm đường, xây trạm xá, xây bệnh viện…, khiến một số người dân cho rằng Phương là “Doanh nhân tốt bụng”, đâu có biết những việc làm đó trước tiên để Phương trực tiếp phục vụ cho chính những hoạt động “bẩn” của mình, sau đó mới cho mọi người “ăn ké”. Sự tinh vi “một mũi tên trúng hai đích” là như thế.
Xác người xấu số dưới chân dãy núi Thập vạn đại sơn
Đêm 22/5/2009, hai nạn nhân Nguyễn Văn Sỹ và Lê Văn Điệp bị mất tích sau một cuộc “đụng độ” với đám đàn em do Chung “Ninh Hột” dẫn đầu. Người nhà các nạn nhân trình báo công an, nghi vấn con mình đã bị giết và thủ tiêu. Công an Quảng Ninh quyết định bắt Chung và một số đàn em. “Con cá lớn” là Phương khi ấy vẫn vô can.
Tại phiên toà phúc thẩm ngày 27/7/2012, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tối cao đã tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Phương mức án tử hình; Nguyễn Tiến Chung chịu mức án chung thân; Bùi Hải Bài chịu mức án 20 năm tù giam, cùng về tội danh giết người. |
Đối mặt với Chung tại bàn hỏi cung, các điều tra viên tiếp xúc lần đầu không ai nghĩ đây là đối tượng cộm cán chém người không ghê tay. Chung có vẻ ngoài hiền lành, thậm chí còn… khóc rưng rức, cho rằng “Em oan lắm các anh ơi”.
Nhiều ngày vẫn một điệp khúc đó, phải đến khi cho đối chất với các “đệ tử”, Chung mới thừa nhận cầm đầu đám "đàn em". Đến lúc đó, Chung vẫn ngoan cố: “Anh Phương nhà em không liên quan gì”.
Tiếp tục tách các đối tượng ra khai thác, bất ngờ phát hiện ra chi tiết sau khi “xử” đối thủ, đàn em về báo cáo Phương và được “ông trùm” đưa tiền “phòng ngừa” hậu họa, đưa hai người bị thương sang Trung Quốc.
Vậy là đã có căn cứ. Thông tin quý giá này lập tức được báo về Quảng Ninh. Ngay trong ngày, Phương bị bắt, bị di lý lên Hà Nội.
Dù có lì lợm không khai nhận, vụ án còn nhiều mắt xích khác có thể khai thác. Điểm quan trọng nhất lúc này là tìm thi thể nạn nhân, mới là vật chứng để tố cáo tội ác.
Đấu tranh với những “ong ve” của Phương, cảnh sát lần ra được những đối tượng người Trung Quốc đã giúp sức. Công văn đề nghị hỗ trợ điều tra được gửi ngay sang nước bạn. Không mất nhiều thời gian, cảnh sát Trung Quốc đã bắt được những đối tượng tình nghi.
Các nạn nhân đã bị thủ tiêu ở đâu?. Chỉ có bốn “từ khóa”: “Thập vạn đại sơn” (dịch nôm na: Mười vạn ngọn núi lớn).
Ở đất nước Trung Quốc rộng mênh mông, có biết bao địa danh như thế, hoặc na ná như thế. Tra nhanh bản đồ, thấy có địa danh Công viên rừng quốc gia Thập vạn đại sơn, thuộc tỉnh Quảng Tây, cách thành phố Nam Ninh hơn 100 km, cách biên giới Việt Nam gần 350 km.
Lẽ nào đúng là có chuyện băng nhóm này phạm tội rùng rợn, rồi che giấu tinh vi bằng cách đưa xác người vượt biên, đi sâu vào nội địa nước bạn thủ tiêu?.
Cảnh sát Trung Quốc phối hợp cùng đến địa danh này để tìm kiếm. Sự thật đúng như dự báo: Thi thể người thanh niên được tìm thấy trong tình trạng đã bắt đầu phân hủy nặng. Người xấu số được đưa về Việt Nam, trao trả cho gia đình. Riêng người mất tích còn lại đã bị thủ tiêu như thế nào, chôn ở đâu, đến bây giờ vẫn là một ẩn số.
Chứng cứ vậy là đã rõ. Đã có đủ cơ sở kết luận Phương chỉ đạo các đàn em giết hại các đối thủ, sau đó còn đưa tiền “giải quyết hậu quả”.
Điềm báo “giông bão” đánh rơi tiểu đựng hài cốt cha?
Những ngày trong trại giam, Phương vốn đã trầm tính, nay lại càng trầm tính hơn. Kể chuyện cũ, Phương cho biết trước ngày bị bắt, đã dự cảm từ rất lâu về “một chuyện gì đó sắp xảy ra”.
Trong đời Phương “Ninh Hột”, có hai cái mốc dự cảm mà Phương cho rằng “chuẩn”. Thứ nhất, đó là trước ngày lấy vợ 3 Ngô Thị Thơm, nhiều người, nhiều “thầy bói” đã can ngăn, cho rằng nếu lấy Thơm thì sớm muộn Phương sẽ “mạt vận”. Vậy mà Phương không nghe, vẫn quyết lấy bằng được.
Dự cảm khác, "kinh khủng hơn", cũng theo lời Phương, đó là sự cố trong lễ sang cát cho cha Phương trước khi xảy ra vụ án khiến Phương rơi vào vòng lao lý một thời gian ngắn. Rạng sáng ngày bốc hài cốt cha, anh em Phương và Chung vừa chỉ đạo đám thợ, vừa trực tiếp làm những công việc liên quan.
Hoàn tất mọi việc xong xuôi, hài cốt cha đã được tắm rửa sạch sẽ, nâng niu xếp gọn gàng vào trong tiểu, hai anh em trực tiếp khiêng tiểu đựng hài cốt cha từ mộ cũ sang “nhà mới”.
Không hiểu lỡ tay, run rủi, hay “điềm báo” ra sao mà đột nhiên tiểu đựng hài cốt cha bất ngờ tuột tay rớt xuống đất, sứt mẻ một góc. Trong lễ sang cát, đó là điều tối kỵ.
Ngay lập tức, anh em Phương “chữa cháy” bằng cách thay tiểu mới, đưa cha sang “nhà” mới rồi cấp tốc lập đàn “giải hạn”. Đàn cúng linh đình, nhưng sắc mặt của những “thầy” được mời đến cúng tế tỏ vẻ không vui.
Phải chăng những người này biết rằng đây là “điềm báo” không thể hóa giải?. Hay họ biết được quy luật “gieo gió ắt gặt bão”, những tội ác không thể mãi giấu kín, nhất định phải bị trừng trị.
Những ngày ở trong trại tạm giam, Phương không còn vẻ “ông trùm”. Đặc biệt, như lời kể lại của các điều tra viên, đối tượng đặc biệt quan tâm đến các con, nhất là con gái lớn. Mỗi khi nghe các cán bộ nhắc tới con, tinh thần “ông trùm” lại thay đổi hẳn.
Hỏi chuyện có phải Phương từng “chấm” một “đệ tử” trẻ măng rồi “se duyên” cho con gái lớn?. Có phải Phương dự định kén “phò mã” sau này thay mình cai quản “đế chế vùng biên”?. Phương cười.
Ít nhất, sự “chưa kịp” này lại là may mắn, vì không có thêm những “ông trùm” khác hoành hành, dám coi khinh mạng người, làm bất ổn tình hình an ninh trật tự.