[h=2]Mỗi nam tiếp viên ở quán karaoke đều có những kinh nghiệm, mánh khóe. Nghề này bên ngoài họ luôn bóng bẩy, nhã nhặn với khách nhưng lại ẩn chứa những hiểm nguy, cám dỗ luôn rình rập.[/h]
Nhọc nhằn, nguy hiểm
Nguyễn Anh Bằng (22 tuổi, nhân viên lễ tân) tại quán Karaoke T.L trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) cho biết: "Ở đâu cũng có khách sộp, khách quen cả mà anh. Mỗi lần họ đi hát chi ra hàng chục triệu cho cửa hàng, bằng mấy phòng bình thường cộng lại nên bọn em phải phục vụ chu đáo lắm. Họ muốn hát đến khi nào cũng phải có nhân viên phục vụ. Việc gặp phải khách hát "quên đường về”, bọn em phải đứng trong phòng hát phục vụ mấy ông đến tận 5h sáng là chuyện thường xuyên xảy ra".
Thu nhập "cứng" của hầu hết nhân viên chỉ từ 1,6 - 2 triệu đồng/tháng đối với ca tối, còn làm cả ngày thì thường chưa đến 3 triệu đồng/tháng. Để kiếm thêm thu nhập, lễ tân quán karaoke phải hết sức khéo léo để moi được tiền bo từ khách, nhưng như vậy không phải dễ dàng. Họ không chỉ phải biết chiều khách, nịnh khách, uống bia, rượu cùng khách hàng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào vận may. Đối với những vị khách sành sỏi, hào phóng khi đến hát sẽ không ngại ngần tặng ngay cho nhân viên tờ 200 ngàn đồng để được phục vụ tận tình. Nếu nhân viên gặp được những khách hàng như này coi là có được ngày làm việc may mắn. Còn xui xẻo thì có khi phục vụ cả ngày, thừa 1 đồng họ cũng chẳng bỏ qua.
"Em nhớ, có một lần gặp được ba khách nam, có vẻ họ cũng đã uống rượu ở đâu đó rồi. Khi vừa vào đã gọi ngay một chai rượu Chivas 21 có giá gần 3 triệu đồng. Biết là khách sộp nên bọn em phục vụ nhiệt tình lắm, thay nhau đứng hầu rót rượu, chỉnh điều hòa liên tục, gọi dạ bảo vâng...
Cuối buổi hát, một ông ra xỉa ngay cho em tờ 500 ngàn đồng kèm lời khen ngợi. Tiền thanh toán còn thừa cũng không lấy lại. Em cùng đứa bạn phục vụ chia nhau, tính ra cũng gần một tuần lương. Nhưng nếu gặp tốp khách đi kèm phụ nữ thì họ kiểm tra tỉ mỉ từng chút một trong hóa đơn, kiểm đếm cẩn thận đồ dùng. Tiền thừa còn vài ngàn lẻ cũng nhận lại. Tối nào gặp vài tốp khách ấy coi như "móm", nhịn ăn đêm luôn", Thành (25 tuổi), cựu lễ tân phục vụ trong quán karaoke cho hay.
Không ít chuyện phức tạp khó tránh mà các nhân viên này gặp phải
Thành cũng chia sẻ thêm, đối với nhân viên, những đồ thừa của khách như hoa quả, nước ngọt nhiều khi thành món thịnh soạn. Cảnh mấy cậu nhân viên ngồi quây quần bên những chiếc bánh gato còn một phần ba, chia nhau những miếng trái cây dùng chưa hết trên đĩa, rót uống nốt những chai nước ngọt còn dở sau một lần sinh nhật của khách hàng trong quán hát không còn là hình ảnh xa lạ.
Công việc làm đêm vất vả, đồng lương không cao nhưng những nhân viên này phải đối mặt với nguy hiểm. Đa phần các khách hàng khi vào quán karaoke đều trải qua một trận "đọ cốc so chai" ở ngoài quán nhậu. Khi vào phòng hát, lại thêm một vài két bia, đôi ba chai rượu là chuyện bình thường. Rất nhiều thượng đế không còn đủ tỉnh táo, chỉ vì những lý do vớ vẩn "thằng kia cứ nhìn mình", hay “bảo lấy bia mà sao lâu thế” cũng không ngại ngần tặng cậu lễ tân chỉ đáng tuổi con cháu mình vài chai bia vào đầu.
Cám dỗ khó lường
Trên thực tế, bất cứ công việc nào cũng có những nội quy riêng nhưng có lẽ ít có nơi nào lại có những quy định phạt nhân viên quá nghiêm khắc như tại các quán hát karaoke, nếu không muốn nói là khắc nghiệt.
"Khổ lắm anh ạ, cứ như là bắt lỗi nhau ấy. Quy định bọn em làm sai thì chịu phạt thì đã đành rồi. Đằng này nhiều ông quản lý cứ như kiểu đánh úp để phạt. Hồi mới đi làm chưa biết gì, hai ngày lãnh nguyên ba cái biên bản phạt vào người. Tội thì chẳng ra tội, lỗi chẳng ra lỗi. Đang dọn phòng, quản lý đi lên thấy sàn có mấy vết chân bẩn do khách vừa ra ngoài để lại, thế là ghi luôn biên bản phạt 50 ngàn đồng. Mình có phân thân được đâu mà vừa dọn phòng vừa lau sàn được anh. Rồi thì cũng chuyện khách vừa ra ngoài, em đang lúi húi dọn phòng thì quản lý vào và kêu không tắt điều hòa, lại phạt 100 ngàn đồng...”, Thắng bức xúc chia sẻ.
Chẳng ai muốn công sức của mình bỏ ra cả tháng trời lại bị trừ sạch vào những lỗi chẳng đáng có ấy, mỗi nhân viên quán hát đều có những kinh nghiệm, mánh khóe, mỗi người một kiểu, không ai giống ai. Không phải dịch vụ quán nào cũng như nhau vì vậy những nhân viên ở đây đã biết cách móc túi khách hàng. Thường khi khách hàng vào quán lúc đã say mèm, hoặc đi theo hàng tốp người đông, việc sử dụng dịch vụ của khách tràn lan, chẳng ai để ý. Chính vì vậy khi thanh toán, nhân viên phục vụ nhiều khi dùng mánh khóe cộng thêm giờ hát, bia... khách khó phát hiện. Theo Thành, đó là cách mà cánh nhân viên phục vụ kiếm thêm cho thu nhập của mình: "Mình phải làm như thế thôi, chứ cứ cuối tháng lĩnh lương được mấy đồng sống sao được. Nhưng tiền ấy cũng bạc bẽo lắm anh a. Bọn em kiếm được thêm đồng nào rồi lại nướng vào bài bạc, lô đề hết”.
Cũng theo Thành, nhân viên nam còn đỡ phức tạp, đối với nhân viên nữ thì còn có nhiều chuyện rất khó lường. Tuy số lượng nhân viên nữ phục vụ tại các quán karaoke không nhiều, họ chủ yếu là người bán hàng cho các hãng rượu, bia. Như vậy cũng có thể hiểu họ thành người của quán, cũng phải có trách nhiệm phục vụ khách vô điều kiện. Các cô thường bị khách hàng trêu ghẹo, đụng chạm khi họ đã say mèm. Thậm chí nhiều cô còn dễ dàng "xiêu lòng" trước sự chịu chơi, ga lăng của khách hàng như trường hợp của Hoài An (22 tuổi, quê Tuyên Quang). Hoài An là cô gái khá xinh xắn, dáng chuẩn, là nhân viên đại diện cho một thương hiệu rượu, phục vụ tại quán karaoke trên đường Nguyễn Khánh Toàn. Làm việc được một thời gian ngắn, cô được một đại gia "giải thoát". Kết cục, tương lai của sơn nữ lụn bại theo đại gia khi ông này làm ăn bị đổ bể, người đẹp cũng tiền hết, tình tan.
Hoàng Sa - Dương Vũ
Nhọc nhằn, nguy hiểm
Nguyễn Anh Bằng (22 tuổi, nhân viên lễ tân) tại quán Karaoke T.L trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) cho biết: "Ở đâu cũng có khách sộp, khách quen cả mà anh. Mỗi lần họ đi hát chi ra hàng chục triệu cho cửa hàng, bằng mấy phòng bình thường cộng lại nên bọn em phải phục vụ chu đáo lắm. Họ muốn hát đến khi nào cũng phải có nhân viên phục vụ. Việc gặp phải khách hát "quên đường về”, bọn em phải đứng trong phòng hát phục vụ mấy ông đến tận 5h sáng là chuyện thường xuyên xảy ra".
Thu nhập "cứng" của hầu hết nhân viên chỉ từ 1,6 - 2 triệu đồng/tháng đối với ca tối, còn làm cả ngày thì thường chưa đến 3 triệu đồng/tháng. Để kiếm thêm thu nhập, lễ tân quán karaoke phải hết sức khéo léo để moi được tiền bo từ khách, nhưng như vậy không phải dễ dàng. Họ không chỉ phải biết chiều khách, nịnh khách, uống bia, rượu cùng khách hàng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào vận may. Đối với những vị khách sành sỏi, hào phóng khi đến hát sẽ không ngại ngần tặng ngay cho nhân viên tờ 200 ngàn đồng để được phục vụ tận tình. Nếu nhân viên gặp được những khách hàng như này coi là có được ngày làm việc may mắn. Còn xui xẻo thì có khi phục vụ cả ngày, thừa 1 đồng họ cũng chẳng bỏ qua.
"Em nhớ, có một lần gặp được ba khách nam, có vẻ họ cũng đã uống rượu ở đâu đó rồi. Khi vừa vào đã gọi ngay một chai rượu Chivas 21 có giá gần 3 triệu đồng. Biết là khách sộp nên bọn em phục vụ nhiệt tình lắm, thay nhau đứng hầu rót rượu, chỉnh điều hòa liên tục, gọi dạ bảo vâng...
Cuối buổi hát, một ông ra xỉa ngay cho em tờ 500 ngàn đồng kèm lời khen ngợi. Tiền thanh toán còn thừa cũng không lấy lại. Em cùng đứa bạn phục vụ chia nhau, tính ra cũng gần một tuần lương. Nhưng nếu gặp tốp khách đi kèm phụ nữ thì họ kiểm tra tỉ mỉ từng chút một trong hóa đơn, kiểm đếm cẩn thận đồ dùng. Tiền thừa còn vài ngàn lẻ cũng nhận lại. Tối nào gặp vài tốp khách ấy coi như "móm", nhịn ăn đêm luôn", Thành (25 tuổi), cựu lễ tân phục vụ trong quán karaoke cho hay.
Không ít chuyện phức tạp khó tránh mà các nhân viên này gặp phải
Thành cũng chia sẻ thêm, đối với nhân viên, những đồ thừa của khách như hoa quả, nước ngọt nhiều khi thành món thịnh soạn. Cảnh mấy cậu nhân viên ngồi quây quần bên những chiếc bánh gato còn một phần ba, chia nhau những miếng trái cây dùng chưa hết trên đĩa, rót uống nốt những chai nước ngọt còn dở sau một lần sinh nhật của khách hàng trong quán hát không còn là hình ảnh xa lạ.
Công việc làm đêm vất vả, đồng lương không cao nhưng những nhân viên này phải đối mặt với nguy hiểm. Đa phần các khách hàng khi vào quán karaoke đều trải qua một trận "đọ cốc so chai" ở ngoài quán nhậu. Khi vào phòng hát, lại thêm một vài két bia, đôi ba chai rượu là chuyện bình thường. Rất nhiều thượng đế không còn đủ tỉnh táo, chỉ vì những lý do vớ vẩn "thằng kia cứ nhìn mình", hay “bảo lấy bia mà sao lâu thế” cũng không ngại ngần tặng cậu lễ tân chỉ đáng tuổi con cháu mình vài chai bia vào đầu.
Cám dỗ khó lường
Dễ đổ máu vì khách giang hồ"Nếu gặp mấy anh giang hồ, xăm trổ đầy mình thì phải cẩn thận. Nhiều khi nói ngang với họ một câu là ăn đòn luôn. Lúc ấy họ say nên khó nói trước điều gì lắm. Lần trước quán em làm có một cậu sinh viên vào làm thêm ca đêm. Lúc vào rót bia đứng che màn hình bị mấy ông khách nói xúc phạm, tự ái nổi lên cậu ta cãi nhau tay bo với khách. Thấy ồn ào em cùng quản lý chạy lên thì đã thấy cu cậu lăn lê bò càng ở sảnh, đầu máu chảy ròng ròng, bên cạnh vẫn còn sót mảnh vỡ của mấy chiếc cốc thủy tinh. Sau vụ đấy cậu ta được đền bù ít tiền và thôi việc vì tính cách không phù hợp. Đấy là còn chưa kể vài ba lần em tận mắt chứng kiến hai nhóm khách say rượu xô xát, rút dao đuổi đánh nhau. Lúc ấy không cẩn thận lại bị ăn nhầm vài nhát dao vào người thì...", Việt Thắng (23 tuổi Quê Vĩnh Yên) - lễ tân quán Karaoke N.S trên đường Đê La Thành tâm sự. |
"Khổ lắm anh ạ, cứ như là bắt lỗi nhau ấy. Quy định bọn em làm sai thì chịu phạt thì đã đành rồi. Đằng này nhiều ông quản lý cứ như kiểu đánh úp để phạt. Hồi mới đi làm chưa biết gì, hai ngày lãnh nguyên ba cái biên bản phạt vào người. Tội thì chẳng ra tội, lỗi chẳng ra lỗi. Đang dọn phòng, quản lý đi lên thấy sàn có mấy vết chân bẩn do khách vừa ra ngoài để lại, thế là ghi luôn biên bản phạt 50 ngàn đồng. Mình có phân thân được đâu mà vừa dọn phòng vừa lau sàn được anh. Rồi thì cũng chuyện khách vừa ra ngoài, em đang lúi húi dọn phòng thì quản lý vào và kêu không tắt điều hòa, lại phạt 100 ngàn đồng...”, Thắng bức xúc chia sẻ.
Chẳng ai muốn công sức của mình bỏ ra cả tháng trời lại bị trừ sạch vào những lỗi chẳng đáng có ấy, mỗi nhân viên quán hát đều có những kinh nghiệm, mánh khóe, mỗi người một kiểu, không ai giống ai. Không phải dịch vụ quán nào cũng như nhau vì vậy những nhân viên ở đây đã biết cách móc túi khách hàng. Thường khi khách hàng vào quán lúc đã say mèm, hoặc đi theo hàng tốp người đông, việc sử dụng dịch vụ của khách tràn lan, chẳng ai để ý. Chính vì vậy khi thanh toán, nhân viên phục vụ nhiều khi dùng mánh khóe cộng thêm giờ hát, bia... khách khó phát hiện. Theo Thành, đó là cách mà cánh nhân viên phục vụ kiếm thêm cho thu nhập của mình: "Mình phải làm như thế thôi, chứ cứ cuối tháng lĩnh lương được mấy đồng sống sao được. Nhưng tiền ấy cũng bạc bẽo lắm anh a. Bọn em kiếm được thêm đồng nào rồi lại nướng vào bài bạc, lô đề hết”.
Cũng theo Thành, nhân viên nam còn đỡ phức tạp, đối với nhân viên nữ thì còn có nhiều chuyện rất khó lường. Tuy số lượng nhân viên nữ phục vụ tại các quán karaoke không nhiều, họ chủ yếu là người bán hàng cho các hãng rượu, bia. Như vậy cũng có thể hiểu họ thành người của quán, cũng phải có trách nhiệm phục vụ khách vô điều kiện. Các cô thường bị khách hàng trêu ghẹo, đụng chạm khi họ đã say mèm. Thậm chí nhiều cô còn dễ dàng "xiêu lòng" trước sự chịu chơi, ga lăng của khách hàng như trường hợp của Hoài An (22 tuổi, quê Tuyên Quang). Hoài An là cô gái khá xinh xắn, dáng chuẩn, là nhân viên đại diện cho một thương hiệu rượu, phục vụ tại quán karaoke trên đường Nguyễn Khánh Toàn. Làm việc được một thời gian ngắn, cô được một đại gia "giải thoát". Kết cục, tương lai của sơn nữ lụn bại theo đại gia khi ông này làm ăn bị đổ bể, người đẹp cũng tiền hết, tình tan.
Hoàng Sa - Dương Vũ