tuyet_loan08
Junior Member
Đó là chiếc nhẫn có số phận kỳ lạ mà vì ngốc nghếch hoặc tham lam, người ta đã luôn ngộ nhận về giá trị của nó. Một người đàn bà đã phải trả cho nó cái giá quá đắt, và một người đàn ông cũng suýt vì nó mà đánh mất hạnh phúc của mình.
Tuấn bước lên sân thượng khách sạn. Người đàn bà đang ngồi chờ anh. "Tên tôi là Manuelle, người ta thường gọi là Manu".
Làm việc với khách sạn hơn sáu năm, Tuấn đủ kinh nghiệm trong ngành du lịch để nhận biết khá nhanh về nhân thân của người khách lạ. Người đàn bà này lịch lãm, quen tiếp xúc với nhiều người. Tên tuổi như vậy, nói tiếng Pháp chuẩn như vậy, nhất định là dân Pháp. Nhưng mái tóc đen như thế thì người Pháp không có. Cũng không phải người Việt, người Việt không có đôi mắt này. Đôi mắt tỏa sáng huyền bí như mắt người Ấn hay người Mã Lai... Tuấn phân vân, nhưng anh không hỏi. Du khách đến khách sạn giống như đoàn lữ hành qua sa mạc, đến và đi với gió, họ thường không thích lưu lại dấu chân mình trên cát.
"Các bạn gái tôi giới thiệu anh. Họ bảo anh dễ mến lắm. Tôi đến đây chỉ có một mình".
Tuấn hiểu. Anh là một nhân viên khách sạn đẹp trai và khá khôn lanh. Nhiều nữ du khách đã trở nên thân thiết với anh sau một lần lưu trú. Anh luôn tìm hết cách để chiều lòng họ, và anh chẳng thiệt thòi gì. Nhưng hôm nay e phải chối từ: Mai là lễ ăn hỏi của anh. Sáng nay anh đã xin nghỉ, nhưng đúng một phút trước khi rời khách sạn thì nhận được tấm danh thiếp của người đàn bà lạ.
Tuấn nghĩ cách từ chối mà không phải nhắc đến vị hôn thê của mình. Anh là người sành tâm lý phụ nữ. Đàn bà, họ luôn muốn độc tôn, dù là trong mắt một người đàn ông xa lạ. Vả lại, Festival còn kéo dài đến hết tuần, mà đến ngày kia anh đã có thời gian rồi. "Thưa bà...".
Nhưng cũng đúng lúc đó người đàn bà mở miệng nói, nên theo phép lịch sự anh phải nhường lời cho phụ nữ. "Hôm nay tôi muốn đi một chuyến về phía tây. Các bạn tôi bảo anh có xe riêng rất tốt, phải không?".
Đúng vậy, anh đã mua xe để thêm thuận lợi trong công việc, cũng vì chiếc xe mà hiện nay anh còn mắc nợ ít nhiều. Anh rất muốn nhận chuyến đi này, nhưng không thể được. Liên rất hay hờn, vẫn thường giận dỗi bảo anh chỉ biết tham công tiếc việc, chẳng dành đủ thời giờ cho nàng. Anh đã lao đao nhiều lần suýt vuột mất cô bạn gái xinh xắn bé nhỏ, nếu bà mẹ nàng không luôn miệng bênh vực và tán dương ông con rể tương lai.
"Tôi sẽ không quên công anh". Manu nói, bà cử động hai bàn tay đang nắm lấy nhau trên mặt bàn, một cử động hết sức uyển chuyển làm nổi bật lên chiếc nhẫn ngọc xanh biếc. Theo Tuấn, cử chỉ ấy mang một ngụ ý khá rõ rệt. Thấy ánh mắt chàng trai, Manu hỏi rất tự nhiên:
- Anh có thấy chiếc nhẫn này đẹp không?
Tuấn gật đầu. "Ngọc lục bảo phải không?". Anh hỏi. Người đàn bà im lặng mỉm cười. Tuấn buột miệng:
- Phải đến ba nghìn đô-la?
Nói xong Tuấn chợt thấy ngượng, anh nhận ra mình đã có câu nói hớ hênh, không thanh lịch chút nào. Thật tầm thường, mình đã mở miệng hỏi giá tiền trong khi lẽ ra phải tán dương vẻ đẹp của nó. May sao Manu không có vẻ gì phản cảm với anh, bà ta chỉ vỗ vai chàng thanh niên với một vẻ bao dung:
- Anh sành giá cả như thế, nhất định biết rất rõ các thứ ngọc quý.
Tuấn lấy lại tự tin. Không biết tự lúc nào, anh đã quên mất lời cáo từ.
Tuấn cho xe lướt rất êm. Manu ngồi bên cạnh, cặp mắt sâu và đen nhìn đăm đăm về phía núi xanh trước mặt.
Điện thoại di động trong túi Tuấn rung nhẹ. Chắc chắn là Liên. Tuấn hơi bối rối, nhưng rồi anh quyết định để nó rung thoải mái cho tới khi tắt. Anh nhủ thầm sẽ cố xong mọi việc với Manu để về sớm, còn lý do để giải thích với Liên thì khi nào cũng sẵn có trong đầu anh, ngại gì. Tự thu xếp với mình như vậy, anh thấy yên tâm, nhận ra Manu đang hướng anh đi theo con đường dẫn lên A Lưới. Không sao, đường này anh cũng đã đưa du khách đi nhiều lần, khách nước ngoài rất thích du ngoạn những vùng đất hẹp trong sơn ao. "Chị muốn xem những vùng có người dân tộc phải không? Mình phải kịp về trước khi trời tối, ban đêm ở vùng cao không an toàn đâu. Tôi đã nhận trách nhiệm với khách sạn phải đưa chị đi về an toàn".
Anh đã nói dối, thói quen nói dối trơn tru không cần suy nghĩ. Đêm vùng cao ở đây chẳng có gì nguy hiểm cả, chỉ có điều anh đang cần về sớm. Manu xem chừng chẳng bận tâm mấy đến lời hăm dọa của anh, bà ta bảo:
- Tôi có bản đồ đây, tôi sẽ chỉ đường cho anh - Thấy Tuấn chưng hửng, Manu mỉm cười giải thích: Tôi là biên đạo múa ở Nhà Hát Trẻ thành phố S... Tôi đang dựng một vũ kịch trong đó nhân vật chính là cô bé Kalang - Nga, người Tà Ôi.
- Sao lại người Tà Ôi?
- Đúng vậy. Ở Pháp không có dân tộc ít người. Những đề tài về các dân tộc miền núi làm người ta quan tâm.
- Làm sao chị biết về người Tà Ôi, từ tít bên kia?
Manu cười, đưa bàn tay có chiếc nhẫn, lật cuốn sổ có một trang ghi chú những con đường núi với những cái tên Tà Ôi đã phiên âm. Viên ngọc trên bàn tay phản chiếu ánh mặt trời, xanh biếc. "Có nhiều cách. Thư viện. Cộng tác viên. Và cả trí tưởng tượng nữa".
Manu quây kính xe lên, lập tức phía bên kia Tuấn cũng quây kín cửa lại cho khỏi gió. Người đàn bà cởi áo khoác. Đôi vai trần nâu mịn hiện ra trước mắt anh trên chiếc áo hai dây. Từ đôi vai anh có thể tưởng tượng ra cơ thể mảnh mai lạ thường mà phụ nữ trung niên thường không có. Có cảm giác như vừa uống một ly bia, anh bốc lên, dận ga cho xe lao rất nhanh trên đường đèo. Manu đặt một tay lên vai anh, như muốn bảo anh chậm lại. Hơi ấm từ bàn tay xuyên qua lần vải áo. Điện thoại đúng lúc ấy lại rung khẽ trong túi anh. Những hồi rung kéo dài, nối tiếp nhau, dai dẳng, như muốn níu giữ anh lại. Nhưng xe đã tiến lên dốc đèo Aco, ra ngoài vùng phủ sóng.
*
* *Sau gần sáu mươi cây số chạy xe và hơn một giờ đi bộ, họ tới nhà mộ Tà Ôi giữa thung lũng hoang vắng. Tuấn phải rút dao nhíp cắt bớt những nùi dây leo quấn quýt bít lối đi để đưa Manu vào đến tận nơi.
Mặt trời nghiêng xuống chiếu vào cây cột lớn trong nhà mồ, rọi những tia dữ dội lên hình mặt người khắc trên cột. Phía sau cột cái, một dãy quan tài nằm cạnh nhau, mỗi quan tài là một thân cây đẽo vuông vức. Manu đến chỗ quan tài lớn nhất, đặt lên đấy bó hoa hồng trắng. Bó hoa đã hơi ủ rũ sau nửa ngày đường, nhưng vẫn rất thơm, thơm ngát.
Hoa hồng trắng của một người phương Tây nơi nhà mộ hoang vu này... Tuấn thầm nghĩ. Manu lấy ra một gói lớn, bà ta trầm tư một lát rồi mở gói, đặt lên nắp quan tài những nén bạc lớn. Tuấn đếm được tất cả ba mươi nén bạc.
Họ liên quan gì đến nhau, Manu và những người chết ở đây? Tuấn nghĩ thầm nhưng không dám hỏi. Manu đã xăm xăm trở ra giữa hai bờ cỏ tranh. Tuấn chăm chú nhìn vào mái tóc quăn cuốn cao trên cái ót đầy đặn. Anh chăm chú quan sát vẻ mạnh mẽ uyển chuyển kỳ lạ trong từng cử chỉ của người đàn bà: Vẻ bí ẩn bao quanh bà ta giống như một thứ men rượu, kích thích và gieo vào anh một sự hưng phấn mãnh liệt.
Trời đã sẫm chiều. Khi ra đến chỗ để xe hơi, Manu ngồi bệt xuống vệ cỏ. Tuấn trải tờ báo ra, bày mấy thức ăn khô có sẵn trong xe. Manu uể oải nhai mẩu bánh mì với một lát xúc xích. Phần Tuấn đã đói cồn cào, anh ngốn hết những thứ đã mang theo. "Manu, mình về thôi". Manu nhìn lên, mặt tái xanh. Lúc đó Tuấn mới nhận ra dưới vẻ mạnh mẽ và tự kiềm chế, người đàn bà đang xúc động cực độ. Anh hốt hoảng: "Manu, chị cần phải nghỉ một chút. Tôi đưa chị vào làng nhé?". Nghe câu nói của anh, Manu giật mình: "Khỏi cần, tôi không vào đâu, trên xe được rồi".
Tuấn lật ghế xuống, tạo thành hai cái giường song song. Manu ngả lưng xuống băng ghế sau, vẻ như kiệt sức. Tuấn giúp Manu kê đầu lại cho ngay ngắn, cởi giúp bà ta đôi giày đang bó chặt lấy cổ chân. Anh do dự không biết có nên giúp Manu nới những cái móc, cái cúc tế nhị hơn không. Rồi có lẽ được cảnh hoang vắng chung quanh khuyến khích, anh ôm choàng lấy Manu, ngực sát vào ngực người đàn bà. Hai bàn tay anh vuốt từ dưới gáy đến đôi vai, rồi dọc theo lưng, bằng cách đó anh làm cho người đàn bà thư giãn và tỉnh táo lại sau cơn xúc động. Mặt bà ta hồng lên, mắt mở. Tuấn cúi xuống, những lọn tóc rũ trước trán khiến khuôn mặt anh mang một vẻ buông thả mê muội. "Xem kìa, Tuấn, sao vậy?". Manu hỏi. Tuấn nói, không quanh co:
- Tôi thích chị.
Manu ngồi dậy, nói như hụt hơi:
- Cảm ơn, nhưng tôi không thể... Tôi lại có cảm tưởng như ở trong lễ pok ruông. Tôi sợ đến không thở được.
Tuấn bóp trán Manu, vầng trán giờ đây lạnh buốt, anh phải cố cho hơi ấm trong tay anh thấm vào. "Đừng sợ, chị sẽ dễ chịu lại ngay thôi mà".
Trong tay anh, mạch cổ tay của Manu dần đập đều trở lại. Tuấn lấy tấm chăn có sẵn trong xe phủ lên người Manu. "Anh muốn biết pok ruông là gì phải không? Cứ ngồi với tôi một chút, tôi sẽ kể cho anh nghe".
Tuấn là người phóng túng, nhưng khi cần anh biết kiềm chế bản thân. Thôi không quấy Manu nữa, anh ngoan ngoãn ngồi bên bà ta trong tấm chăn ấm. Bên ngoài, sương xuống ướt ròng trên kính xe, chung quanh trời đất tối mịt thành một khối đen vô tận.
*
* *Kalang Nga vừa đi vừa thút thít khóc. Lúa đã về nhà rồi, chỉ còn nửa con trăng nữa là đến Tết. Tế thần Yang Tro xong, cả nhà sẽ được ăn cơm mới. Nhưng năm nay thì không được rồi. Nhà Aviet đã giục đón dâu, chỉ năm sáu bữa nữa là phải ra đi.
Kalang Nga mười hai tuổi. Cả bản làng khen cô đẹp, phơi phới như lúa đầu mùa. Những người già nói Kalang Nga giống mẹ. Mẹ chỉ còn là người đàn bà đen đúa, gầy còm sau nhiều năm vất vả. Vậy mà ngày còn trẻ mẹ Kalang Nga nổi tiếng đẹp nhất vùng, có tài dệt thổ cẩm rất khéo, cha Kalang Nga đã phải đi vay ở nhà Aviet để nạp tiền "văn" - tiền thách cưới - mới đủ. Vì món nợ ấy, Kalang Nga vừa lọt lòng đã được chủ nợ đặt cọc. Bây giờ, mẹ Kalang Nga đã chuẩn bị cho con váy, áo và chiếu nằm. Kalang Nga bứt tóc van vỉ. "Cho con ăn cơm mới ở nhà ". Mẹ Kalang Nga lắc đầu:
- Không được đâu. Nhà trai đòi đón dâu từ hồi con năm tuổi. Khất nhiều nhiều rồi, không khất thêm được đâu.
Cha Kalang Nga thì trừng mắt bảo con:
- Mày làm dâu nhà Aviet là có phước lắm rồi, làm dâu nhà sang, được đeo dây Katteng ngàn sợi, không hơn ở nhà khó quanh năm ăn củ nưa à.
Người lớn đã nói vậy, Kalang Nga chỉ còn biết nuốt nước mắt thôi. Bên nhà Aviet đã nối thêm gian mới. Aviet Khất giàu có, nhiều vợ, nhiều con cháu, nhà dài đến chín gian. Kalang Nga chưa đến gần bao giờ, nhưng cô bé sợ ông ta, sợ lắm. Aviet Khất là người thợ săn hùng mạnh và cũng rất hung dữ. Một lần khi lên tám tuổi, Kalang Nga đã nhìn thấy người vợ thứ ba nhà Aviet bị xử tội. Người đàn bà bị buộc vào sau ngựa và bị kéo lê đi khắp xóm, thân hình đầy máu.
Một hôm trước ngày đón dâu, cô bé đã chạy đến nhà Pasieng Rêm, người lái buôn thường về xuôi buôn bán sau mùa gặt. "Bác Rêm, cháu có nhiều đồ quý, bác bán giùm cháu được không?" Cô bé vừa hổn hển nói vừa quỳ xuống, buông vạt váy mà cô đang lật lên, khư khư bụm lấy trước bụng. Một mớ hòn cuội trong, nhẵn bóng đổ ra trên sàn. Đó là tất thảy những viên cuội đẹp nhất mà cô bé Kalang Nga nhặt được trong những lần đi cõng nước ngoài suối trong suốt năm năm.
Pasieng Rêm ngạc nhiên. "Mày muốn gì?". Kalang Nga năn nỉ:
- Cháu nghe nói bác về xuôi, đem vật quý của rừng về đổi gạo, muối, bạc. Cháu muốn nhờ bác đổi những thứ này lấy bạc.
- Những hòn cuội, người Kinh họ không thích, mày cất đi mà chơi. Vả lại mùa này ta không đi buôn, đã có ông bạn người Kinh đây đem saphia, nồi đồng, thanh la, muối lên cho ta rồi.
Hy vọng tiêu tan, Kalang Nga rã rời quỳ phục trên sàn, không đứng dậy nổi. Cô không biết rằng trong tư thế ấy trông cô rất đẹp, tấm zèng ngắn quàng từ ngực xuống đầu gối co lên để lộ đôi chân tròn và bóng mượt như thân chuối non. Nước mắt cô chảy từ cằm xuống vành ngực bầu bĩnh sau đường hoa văn căng tròn trên tấm thổ cẩm. Người lái buôn miền xuôi ngồi bên gùi hàng nhìn cô đăm đăm...
Khi Kalang Nga lượm lại những viên sỏi, buồn bã xuống đến chân cầu thang, một bàn tay giữ bờ vai cô lại.
"Tội nghiệp em. Em đừng sợ, tôi thương em lắm".
Trong bóng tối, trên bàn tay người đàn ông hiện ra một vật lấp lánh sáng. Một chiếc nhẫn màu xanh. "Ngọc đấy".
Lần đầu tiên cô bé thấy một vật quý như vậy. Hai mắt cô không thể rời khỏi ánh xanh huyền ảo của nó. "Em ra gặp tôi ở bờ suối ngoài bìa rừng. Tôi sẽ giúp em".
Kalang Nga đã nghe dân làng nói về saphia và ngọc. Chúng rất quý, chỉ những nhà rất giàu mới có được. Nhưng cô bé cũng hiểu, lời hẹn ngoài rừng có nghĩa là gì. Cô run lên, giọng khàn đi:
- Tôi sợ lắm.
- Đừng sợ. Tôi thương em lắm mà. Từ chiều mai em có thể trả cho Aviet Khết gấp bốn gấp năm lần tiền "văn", còn phải sợ ai nữa.
Kalang Nga vã mồ hôi ra, em không biết luật tục sẽ xử trí như thế nào trong trường hợp này. Em muốn về nhà hỏi mẹ, nhưng không thể được, viên ngọc xanh như có sức thôi miên. Cô bé đờ đẫn bước đến gần, mắt dán vào chiếc nhẫn.
Kalang Nga ra bìa rừng. Người đàn ông chờ cô bên bờ suối. Cô bé sợ hãi và đau rát. Dù xinh đẹp phổng phao, nhưng cô cũng chỉ là một đứa trẻ. Một đứa trẻ đã biến thành đàn bà. Từ nay cô là một dạng trẻ con - đàn bà; đàn bà vì hai lẽ, cô đã biết đàn ông và đã có nữ trang.
Nhưng món nữ trang không dễ bán. Pasieng Rêm lầm lì cầm chiếc nhẫn, soi trước ngọn lửa, rồi bảo:
- Mày ngu quá. Đây không phải ngọc, chỉ là viên ve chai thôi. Tao trả mày ba đồng xu thôi.
Kalang Nga kêu lên thất thanh: "Không, nó là ngọc mà" "Tao đã bảo là ve chai" Pasieng Rêm giận dữ quắc mắt, nắm chặt nó vào bàn tay lão. Kalang Nga cũng không chịu thua, cô bé lăn vào, mắm môi, giật bằng được chiếc nhẫn. Cô quay mình, chạy băng băng xuống cầu thang, đuổi theo người đàn ông miền xuôi.
Ở cuối bản làng, gã miền xuôi đang buộc hai gùi hàng vào hông xe máy, chuẩn bị lên đường. Kalang Nga đâm bổ đến, tóc cô rũ rượi. "Pasieng Rêm bảo tôi, đây là chiếc nhẫn giả". Người đàn ông tức giận:
- Pasieng Rêm nói gian. Cái nhẫn đó quý lắm.
Kalang Nga lắc đầu, nước mắt đầy mặt:
- Tôi chỉ cần ba mươi nén bạc trắng thôi. Ông mua cái nhẫn cho tôi đi.
Gã lái buôn biết, cứ đôi co thế này thì dân trong bản sẽ đổ ra, tai họa sẽ ập xuống đầu cả hai. Bỗng một thoáng, trong óc người đàn ông lóe lên một ý nghĩ táo bạo, hắn ta xốc Kalang Nga lên, đặt ngồi lên xe trước mặt hắn và rồ máy...
Kalang Nga bị bắt cóc khi chưa về nhà chồng. Cha mẹ cô bé chẳng bao giờ có đủ tiền để trả của cho nhà Aviet.
*
* *Manu dừng kể. Trong đêm vắng, Tuấn nghe tiếng sương rơi lộp bộp trên trần xe.
"Rồi họ ra sao? Người Tà Ôi xử sự với họ như thế nào?"
"Luật Tà Ôi với tội bội hôn rất nghiêm khắc. Dù nhà gái có chạy đến góc biển chân trời nào cũng khó mà thoát, nhất định phải đền của cho nhà trai... Có khi còn bị chém giết... Pok ruông là như thế đấy". Cái rùng mình của Manu sát bên Tuấn khiến bất giác anh cũng thấy sởn gai ốc, cảm thấy như uy lực của ngôi nhà mồ Tà Ôi đang ngự trị đâu đây sát bên anh, trong bóng đêm.
"Còn Kalang Nga? Cô ta sau này ra sao?"
"Nhiều chuyện xảy ra với con bé, kể thì dài lắm. Cuối cùng, nó được đưa vào cô nhi viện của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Sau đó thì được một người Pháp nhận làm con nuôi".
Bên ngoài xe, bóng đêm loãng dần, tiếng sương rơi thưa đi. Những rặng cây xa xa lờ mờ hiện ra trước một quầng sáng đang ửng lên: Mặt trời sắp mọc.
"Kalang Nga lớn lên ở Paris, được học hành tử tế. Nó dần dần quên hẳn quá khứ. Khi mọi chuyện đã vượt quá sức một người, người ta chẳng còn cách nào hơn là quên đi để sống lại một đời khác. Nhưng rồi sau nhiều năm, Kalang Nga bắt đầu có những thông tin từ nguồn cội của mình. Aviet Khết đã không giết và cũng không đòi nợ cha mẹ nó. Hóa ra ông ta không hoàn toàn khủng khiếp như nó tưởng. Trước chủ làng, ông ta nói họ không có tội".
"Kalang Nga kể với chị như thế sao?"
- Vâng. Theo tôi, ông ấy đã có suy nghĩ vượt hẳn những người cùng thời trong bộ tộc, ông đã phát hiện cái mà bây giờ ta gọi là trách nhiệm cá nhân.
Tuấn gật gù, không nói.
"Từ đó Kalang Nga không hề ngủ được, tâm thức Tà Ôi sống dậy trong nó. Nhiều đêm nó mơ thấy mình bị chủ làng kéo lê trên mặt đất trong lễ rửa nhục. Anh biết đấy, người Tà Ôi không chịu ảnh hưởng đạo Nho như các anh, họ không có những quan niệm về lễ giáo. Với họ điều quan trọng là luật tục. Kalang Nga không thể sống yên khi chưa đền cho Aviet Khết ba mươi nén bạc trắng..."
- Còn chiếc nhẫn? Nó là giả hay thật?
Manu đưa bàn tay ra. "Anh nhìn xem. Nếu quả thực nó chỉ là một hòn thủy tinh, thì có thể nói Kalang Nga là một con ngốc không?"
- Không những ngốc mà là điên! Nhưng dù sao cũng hiểu được, vì đấy chỉ là một cô bé miền núi chất phác, trong một hoàn cảnh rất bức bách.
"Còn anh?" Manu tủm tỉm cười.
Tuấn không hiểu người đàn bà muốn nói gì, anh hơi ngỡ ngàng. Nhưng đúng lúc đó, điện thoại di động trong túi anh rung lên, những hồi rung dài, nối tiếp nhau, dai dẳng và khắc khoải.
Bên ngoài xe, trời đã sáng bạch. Tuấn nhớ sực ra, giờ này chắc Liên đang cuống cuồng đi tìm anh. Đã sáu giờ sáng. Tuấn bứt tóc: "Trời ơi, mình điên, điên thật rồi". Giờ nạp lễ được ấn định là chín giờ. Từ đây về thành phố phải mất bốn giờ, nghĩa là anh đã cầm chắc trễ. Nhưng thôi hãy gắng một lần, nếu chạy xe nhanh, thật nhanh...
Anh không lý giải được vì sao ở ngoài vùng phủ sóng mà điện thoại anh lại bỗng dưng bắt được tín hiệu. Về sau Tuấn mới biết: Thật may mắn, ngày hôm ấy là ngày sóng di động bắt đầu được phủ rộng trên vùng rừng núi phía tây. Đã bốn mươi năm qua từ câu chuyện của Kalang Nga đến câu chuyện của anh, nhưng sức thôi miên của chiếc nhẫn màu xanh thì vẫn không hề khác.
*
* *Liên gần như bật khóc khi vào phút cuối Tuấn lao mình vào nhà, tóc tai phờ phạc vừa đúng lúc họ nhà trai đang tiến vào cổng nhà gái chuẩn bị nạp lễ. Suýt chút nữa thì đám hỏi đã được hoãn lại, nếu cha của chú rể không liều mạng nhất quyết cử hành, với niềm hy vọng ông con trai quý hóa sẽ về vào phút chót.
Mấy hôm sau, Tuấn đi làm. Manu đã rời Huế đi Hà Nội. Người quản lý chuyển cho Tuấn chiếc phong bì và một cái hộp nhỏ. Trên phong bì là tên người gửi: Nghệ sĩ múa Manuelle Hardy, nghệ danh Manu le Cygne. Tuấn nhíu mày: le Cygne trong tiếng Pháp chính là Kalang Nga trong tiếng Tà Ôi, nghĩa là con ngỗng trời(thiên nga).
Trong hộp là chiếc nhẫn màu xanh. Tuấn nhìn kỹ nó, nhưng thật lạ, không có vẻ huyền ảo như lần đầu anh nhìn thấy, hôm nay trông nó trơ trụi và thô thiển hơn nhiều lắm.
Anh mở phong bì, đọc thư:
"Đêm qua tôi đã ngủ được một giấc ngon lành, hơn mười năm nay tôi mới được ngủ như thế. Anh thực sự là một người bạn đường dễ mến, vì vậy tôi rất cảm ơn anh và muốn nhờ anh một việc nữa. Tôi gửi lại anh chiếc nhẫn này. Sau khi sang Pháp tôi vẫn khư khư giữ nó, rồi khi lớn lên, khi đã biết chắc mười mươi chỉ là một hạt ve chai, tôi vẫn không thể vứt đi được. Có lẽ tôi đã trả cho nó một giá quá đắt nên không thể chấp nhận cái ý nghĩ rằng nó là một vật vô giá trị. Anh hãy làm việc đó giùm tôi nhé".
Tuấn cầm chiếc nhẫn lên, đeo vào tay, không thấy nó phát ra ánh xanh lấp lánh nữa. Hóa ra vẻ huyền ảo ma quái ấy có nguồn gốc từ sự tham muốn trong anh, chứ không phải từ chính nó.
Anh về nhà, lúc đi ngang hòn non bộ trong sân, anh dừng lại. Manu không biết rằng anh cũng suýt trả cho nó một giá đắt, vì thế giờ đây cầm nó trên tay anh cũng lưu luyến một cách vô cớ. Nhưng phải nhận lời ủy thác của Manu thôi. Tuấn mỉm cười, thả chiếc nhẫn xuống chân hòn non bộ.
Lắng sâu vào lớp rêu, nó chỉ còn là một viên bi ve lấp lánh vừa đủ để cho lũ cá vàng ngắm nghía mỗi lúc lượn qua./.
Sưu tầm: Chuột lắc
Nguồn: hoahoctro.com
Được bạn: conbo2 đưa lên
vào ngày: 25 tháng 3 năm 2006
Tuấn bước lên sân thượng khách sạn. Người đàn bà đang ngồi chờ anh. "Tên tôi là Manuelle, người ta thường gọi là Manu".
Làm việc với khách sạn hơn sáu năm, Tuấn đủ kinh nghiệm trong ngành du lịch để nhận biết khá nhanh về nhân thân của người khách lạ. Người đàn bà này lịch lãm, quen tiếp xúc với nhiều người. Tên tuổi như vậy, nói tiếng Pháp chuẩn như vậy, nhất định là dân Pháp. Nhưng mái tóc đen như thế thì người Pháp không có. Cũng không phải người Việt, người Việt không có đôi mắt này. Đôi mắt tỏa sáng huyền bí như mắt người Ấn hay người Mã Lai... Tuấn phân vân, nhưng anh không hỏi. Du khách đến khách sạn giống như đoàn lữ hành qua sa mạc, đến và đi với gió, họ thường không thích lưu lại dấu chân mình trên cát.
"Các bạn gái tôi giới thiệu anh. Họ bảo anh dễ mến lắm. Tôi đến đây chỉ có một mình".
Tuấn hiểu. Anh là một nhân viên khách sạn đẹp trai và khá khôn lanh. Nhiều nữ du khách đã trở nên thân thiết với anh sau một lần lưu trú. Anh luôn tìm hết cách để chiều lòng họ, và anh chẳng thiệt thòi gì. Nhưng hôm nay e phải chối từ: Mai là lễ ăn hỏi của anh. Sáng nay anh đã xin nghỉ, nhưng đúng một phút trước khi rời khách sạn thì nhận được tấm danh thiếp của người đàn bà lạ.
Tuấn nghĩ cách từ chối mà không phải nhắc đến vị hôn thê của mình. Anh là người sành tâm lý phụ nữ. Đàn bà, họ luôn muốn độc tôn, dù là trong mắt một người đàn ông xa lạ. Vả lại, Festival còn kéo dài đến hết tuần, mà đến ngày kia anh đã có thời gian rồi. "Thưa bà...".
Nhưng cũng đúng lúc đó người đàn bà mở miệng nói, nên theo phép lịch sự anh phải nhường lời cho phụ nữ. "Hôm nay tôi muốn đi một chuyến về phía tây. Các bạn tôi bảo anh có xe riêng rất tốt, phải không?".
Đúng vậy, anh đã mua xe để thêm thuận lợi trong công việc, cũng vì chiếc xe mà hiện nay anh còn mắc nợ ít nhiều. Anh rất muốn nhận chuyến đi này, nhưng không thể được. Liên rất hay hờn, vẫn thường giận dỗi bảo anh chỉ biết tham công tiếc việc, chẳng dành đủ thời giờ cho nàng. Anh đã lao đao nhiều lần suýt vuột mất cô bạn gái xinh xắn bé nhỏ, nếu bà mẹ nàng không luôn miệng bênh vực và tán dương ông con rể tương lai.
"Tôi sẽ không quên công anh". Manu nói, bà cử động hai bàn tay đang nắm lấy nhau trên mặt bàn, một cử động hết sức uyển chuyển làm nổi bật lên chiếc nhẫn ngọc xanh biếc. Theo Tuấn, cử chỉ ấy mang một ngụ ý khá rõ rệt. Thấy ánh mắt chàng trai, Manu hỏi rất tự nhiên:
- Anh có thấy chiếc nhẫn này đẹp không?
Tuấn gật đầu. "Ngọc lục bảo phải không?". Anh hỏi. Người đàn bà im lặng mỉm cười. Tuấn buột miệng:
- Phải đến ba nghìn đô-la?
Nói xong Tuấn chợt thấy ngượng, anh nhận ra mình đã có câu nói hớ hênh, không thanh lịch chút nào. Thật tầm thường, mình đã mở miệng hỏi giá tiền trong khi lẽ ra phải tán dương vẻ đẹp của nó. May sao Manu không có vẻ gì phản cảm với anh, bà ta chỉ vỗ vai chàng thanh niên với một vẻ bao dung:
- Anh sành giá cả như thế, nhất định biết rất rõ các thứ ngọc quý.
Tuấn lấy lại tự tin. Không biết tự lúc nào, anh đã quên mất lời cáo từ.
Tuấn cho xe lướt rất êm. Manu ngồi bên cạnh, cặp mắt sâu và đen nhìn đăm đăm về phía núi xanh trước mặt.
Điện thoại di động trong túi Tuấn rung nhẹ. Chắc chắn là Liên. Tuấn hơi bối rối, nhưng rồi anh quyết định để nó rung thoải mái cho tới khi tắt. Anh nhủ thầm sẽ cố xong mọi việc với Manu để về sớm, còn lý do để giải thích với Liên thì khi nào cũng sẵn có trong đầu anh, ngại gì. Tự thu xếp với mình như vậy, anh thấy yên tâm, nhận ra Manu đang hướng anh đi theo con đường dẫn lên A Lưới. Không sao, đường này anh cũng đã đưa du khách đi nhiều lần, khách nước ngoài rất thích du ngoạn những vùng đất hẹp trong sơn ao. "Chị muốn xem những vùng có người dân tộc phải không? Mình phải kịp về trước khi trời tối, ban đêm ở vùng cao không an toàn đâu. Tôi đã nhận trách nhiệm với khách sạn phải đưa chị đi về an toàn".
Anh đã nói dối, thói quen nói dối trơn tru không cần suy nghĩ. Đêm vùng cao ở đây chẳng có gì nguy hiểm cả, chỉ có điều anh đang cần về sớm. Manu xem chừng chẳng bận tâm mấy đến lời hăm dọa của anh, bà ta bảo:
- Tôi có bản đồ đây, tôi sẽ chỉ đường cho anh - Thấy Tuấn chưng hửng, Manu mỉm cười giải thích: Tôi là biên đạo múa ở Nhà Hát Trẻ thành phố S... Tôi đang dựng một vũ kịch trong đó nhân vật chính là cô bé Kalang - Nga, người Tà Ôi.
- Sao lại người Tà Ôi?
- Đúng vậy. Ở Pháp không có dân tộc ít người. Những đề tài về các dân tộc miền núi làm người ta quan tâm.
- Làm sao chị biết về người Tà Ôi, từ tít bên kia?
Manu cười, đưa bàn tay có chiếc nhẫn, lật cuốn sổ có một trang ghi chú những con đường núi với những cái tên Tà Ôi đã phiên âm. Viên ngọc trên bàn tay phản chiếu ánh mặt trời, xanh biếc. "Có nhiều cách. Thư viện. Cộng tác viên. Và cả trí tưởng tượng nữa".
Manu quây kính xe lên, lập tức phía bên kia Tuấn cũng quây kín cửa lại cho khỏi gió. Người đàn bà cởi áo khoác. Đôi vai trần nâu mịn hiện ra trước mắt anh trên chiếc áo hai dây. Từ đôi vai anh có thể tưởng tượng ra cơ thể mảnh mai lạ thường mà phụ nữ trung niên thường không có. Có cảm giác như vừa uống một ly bia, anh bốc lên, dận ga cho xe lao rất nhanh trên đường đèo. Manu đặt một tay lên vai anh, như muốn bảo anh chậm lại. Hơi ấm từ bàn tay xuyên qua lần vải áo. Điện thoại đúng lúc ấy lại rung khẽ trong túi anh. Những hồi rung kéo dài, nối tiếp nhau, dai dẳng, như muốn níu giữ anh lại. Nhưng xe đã tiến lên dốc đèo Aco, ra ngoài vùng phủ sóng.
*
* *Sau gần sáu mươi cây số chạy xe và hơn một giờ đi bộ, họ tới nhà mộ Tà Ôi giữa thung lũng hoang vắng. Tuấn phải rút dao nhíp cắt bớt những nùi dây leo quấn quýt bít lối đi để đưa Manu vào đến tận nơi.
Mặt trời nghiêng xuống chiếu vào cây cột lớn trong nhà mồ, rọi những tia dữ dội lên hình mặt người khắc trên cột. Phía sau cột cái, một dãy quan tài nằm cạnh nhau, mỗi quan tài là một thân cây đẽo vuông vức. Manu đến chỗ quan tài lớn nhất, đặt lên đấy bó hoa hồng trắng. Bó hoa đã hơi ủ rũ sau nửa ngày đường, nhưng vẫn rất thơm, thơm ngát.
Hoa hồng trắng của một người phương Tây nơi nhà mộ hoang vu này... Tuấn thầm nghĩ. Manu lấy ra một gói lớn, bà ta trầm tư một lát rồi mở gói, đặt lên nắp quan tài những nén bạc lớn. Tuấn đếm được tất cả ba mươi nén bạc.
Họ liên quan gì đến nhau, Manu và những người chết ở đây? Tuấn nghĩ thầm nhưng không dám hỏi. Manu đã xăm xăm trở ra giữa hai bờ cỏ tranh. Tuấn chăm chú nhìn vào mái tóc quăn cuốn cao trên cái ót đầy đặn. Anh chăm chú quan sát vẻ mạnh mẽ uyển chuyển kỳ lạ trong từng cử chỉ của người đàn bà: Vẻ bí ẩn bao quanh bà ta giống như một thứ men rượu, kích thích và gieo vào anh một sự hưng phấn mãnh liệt.
Trời đã sẫm chiều. Khi ra đến chỗ để xe hơi, Manu ngồi bệt xuống vệ cỏ. Tuấn trải tờ báo ra, bày mấy thức ăn khô có sẵn trong xe. Manu uể oải nhai mẩu bánh mì với một lát xúc xích. Phần Tuấn đã đói cồn cào, anh ngốn hết những thứ đã mang theo. "Manu, mình về thôi". Manu nhìn lên, mặt tái xanh. Lúc đó Tuấn mới nhận ra dưới vẻ mạnh mẽ và tự kiềm chế, người đàn bà đang xúc động cực độ. Anh hốt hoảng: "Manu, chị cần phải nghỉ một chút. Tôi đưa chị vào làng nhé?". Nghe câu nói của anh, Manu giật mình: "Khỏi cần, tôi không vào đâu, trên xe được rồi".
Tuấn lật ghế xuống, tạo thành hai cái giường song song. Manu ngả lưng xuống băng ghế sau, vẻ như kiệt sức. Tuấn giúp Manu kê đầu lại cho ngay ngắn, cởi giúp bà ta đôi giày đang bó chặt lấy cổ chân. Anh do dự không biết có nên giúp Manu nới những cái móc, cái cúc tế nhị hơn không. Rồi có lẽ được cảnh hoang vắng chung quanh khuyến khích, anh ôm choàng lấy Manu, ngực sát vào ngực người đàn bà. Hai bàn tay anh vuốt từ dưới gáy đến đôi vai, rồi dọc theo lưng, bằng cách đó anh làm cho người đàn bà thư giãn và tỉnh táo lại sau cơn xúc động. Mặt bà ta hồng lên, mắt mở. Tuấn cúi xuống, những lọn tóc rũ trước trán khiến khuôn mặt anh mang một vẻ buông thả mê muội. "Xem kìa, Tuấn, sao vậy?". Manu hỏi. Tuấn nói, không quanh co:
- Tôi thích chị.
Manu ngồi dậy, nói như hụt hơi:
- Cảm ơn, nhưng tôi không thể... Tôi lại có cảm tưởng như ở trong lễ pok ruông. Tôi sợ đến không thở được.
Tuấn bóp trán Manu, vầng trán giờ đây lạnh buốt, anh phải cố cho hơi ấm trong tay anh thấm vào. "Đừng sợ, chị sẽ dễ chịu lại ngay thôi mà".
Trong tay anh, mạch cổ tay của Manu dần đập đều trở lại. Tuấn lấy tấm chăn có sẵn trong xe phủ lên người Manu. "Anh muốn biết pok ruông là gì phải không? Cứ ngồi với tôi một chút, tôi sẽ kể cho anh nghe".
Tuấn là người phóng túng, nhưng khi cần anh biết kiềm chế bản thân. Thôi không quấy Manu nữa, anh ngoan ngoãn ngồi bên bà ta trong tấm chăn ấm. Bên ngoài, sương xuống ướt ròng trên kính xe, chung quanh trời đất tối mịt thành một khối đen vô tận.
*
* *Kalang Nga vừa đi vừa thút thít khóc. Lúa đã về nhà rồi, chỉ còn nửa con trăng nữa là đến Tết. Tế thần Yang Tro xong, cả nhà sẽ được ăn cơm mới. Nhưng năm nay thì không được rồi. Nhà Aviet đã giục đón dâu, chỉ năm sáu bữa nữa là phải ra đi.
Kalang Nga mười hai tuổi. Cả bản làng khen cô đẹp, phơi phới như lúa đầu mùa. Những người già nói Kalang Nga giống mẹ. Mẹ chỉ còn là người đàn bà đen đúa, gầy còm sau nhiều năm vất vả. Vậy mà ngày còn trẻ mẹ Kalang Nga nổi tiếng đẹp nhất vùng, có tài dệt thổ cẩm rất khéo, cha Kalang Nga đã phải đi vay ở nhà Aviet để nạp tiền "văn" - tiền thách cưới - mới đủ. Vì món nợ ấy, Kalang Nga vừa lọt lòng đã được chủ nợ đặt cọc. Bây giờ, mẹ Kalang Nga đã chuẩn bị cho con váy, áo và chiếu nằm. Kalang Nga bứt tóc van vỉ. "Cho con ăn cơm mới ở nhà ". Mẹ Kalang Nga lắc đầu:
- Không được đâu. Nhà trai đòi đón dâu từ hồi con năm tuổi. Khất nhiều nhiều rồi, không khất thêm được đâu.
Cha Kalang Nga thì trừng mắt bảo con:
- Mày làm dâu nhà Aviet là có phước lắm rồi, làm dâu nhà sang, được đeo dây Katteng ngàn sợi, không hơn ở nhà khó quanh năm ăn củ nưa à.
Người lớn đã nói vậy, Kalang Nga chỉ còn biết nuốt nước mắt thôi. Bên nhà Aviet đã nối thêm gian mới. Aviet Khất giàu có, nhiều vợ, nhiều con cháu, nhà dài đến chín gian. Kalang Nga chưa đến gần bao giờ, nhưng cô bé sợ ông ta, sợ lắm. Aviet Khất là người thợ săn hùng mạnh và cũng rất hung dữ. Một lần khi lên tám tuổi, Kalang Nga đã nhìn thấy người vợ thứ ba nhà Aviet bị xử tội. Người đàn bà bị buộc vào sau ngựa và bị kéo lê đi khắp xóm, thân hình đầy máu.
Một hôm trước ngày đón dâu, cô bé đã chạy đến nhà Pasieng Rêm, người lái buôn thường về xuôi buôn bán sau mùa gặt. "Bác Rêm, cháu có nhiều đồ quý, bác bán giùm cháu được không?" Cô bé vừa hổn hển nói vừa quỳ xuống, buông vạt váy mà cô đang lật lên, khư khư bụm lấy trước bụng. Một mớ hòn cuội trong, nhẵn bóng đổ ra trên sàn. Đó là tất thảy những viên cuội đẹp nhất mà cô bé Kalang Nga nhặt được trong những lần đi cõng nước ngoài suối trong suốt năm năm.
Pasieng Rêm ngạc nhiên. "Mày muốn gì?". Kalang Nga năn nỉ:
- Cháu nghe nói bác về xuôi, đem vật quý của rừng về đổi gạo, muối, bạc. Cháu muốn nhờ bác đổi những thứ này lấy bạc.
- Những hòn cuội, người Kinh họ không thích, mày cất đi mà chơi. Vả lại mùa này ta không đi buôn, đã có ông bạn người Kinh đây đem saphia, nồi đồng, thanh la, muối lên cho ta rồi.
Hy vọng tiêu tan, Kalang Nga rã rời quỳ phục trên sàn, không đứng dậy nổi. Cô không biết rằng trong tư thế ấy trông cô rất đẹp, tấm zèng ngắn quàng từ ngực xuống đầu gối co lên để lộ đôi chân tròn và bóng mượt như thân chuối non. Nước mắt cô chảy từ cằm xuống vành ngực bầu bĩnh sau đường hoa văn căng tròn trên tấm thổ cẩm. Người lái buôn miền xuôi ngồi bên gùi hàng nhìn cô đăm đăm...
Khi Kalang Nga lượm lại những viên sỏi, buồn bã xuống đến chân cầu thang, một bàn tay giữ bờ vai cô lại.
"Tội nghiệp em. Em đừng sợ, tôi thương em lắm".
Trong bóng tối, trên bàn tay người đàn ông hiện ra một vật lấp lánh sáng. Một chiếc nhẫn màu xanh. "Ngọc đấy".
Lần đầu tiên cô bé thấy một vật quý như vậy. Hai mắt cô không thể rời khỏi ánh xanh huyền ảo của nó. "Em ra gặp tôi ở bờ suối ngoài bìa rừng. Tôi sẽ giúp em".
Kalang Nga đã nghe dân làng nói về saphia và ngọc. Chúng rất quý, chỉ những nhà rất giàu mới có được. Nhưng cô bé cũng hiểu, lời hẹn ngoài rừng có nghĩa là gì. Cô run lên, giọng khàn đi:
- Tôi sợ lắm.
- Đừng sợ. Tôi thương em lắm mà. Từ chiều mai em có thể trả cho Aviet Khết gấp bốn gấp năm lần tiền "văn", còn phải sợ ai nữa.
Kalang Nga vã mồ hôi ra, em không biết luật tục sẽ xử trí như thế nào trong trường hợp này. Em muốn về nhà hỏi mẹ, nhưng không thể được, viên ngọc xanh như có sức thôi miên. Cô bé đờ đẫn bước đến gần, mắt dán vào chiếc nhẫn.
Kalang Nga ra bìa rừng. Người đàn ông chờ cô bên bờ suối. Cô bé sợ hãi và đau rát. Dù xinh đẹp phổng phao, nhưng cô cũng chỉ là một đứa trẻ. Một đứa trẻ đã biến thành đàn bà. Từ nay cô là một dạng trẻ con - đàn bà; đàn bà vì hai lẽ, cô đã biết đàn ông và đã có nữ trang.
Nhưng món nữ trang không dễ bán. Pasieng Rêm lầm lì cầm chiếc nhẫn, soi trước ngọn lửa, rồi bảo:
- Mày ngu quá. Đây không phải ngọc, chỉ là viên ve chai thôi. Tao trả mày ba đồng xu thôi.
Kalang Nga kêu lên thất thanh: "Không, nó là ngọc mà" "Tao đã bảo là ve chai" Pasieng Rêm giận dữ quắc mắt, nắm chặt nó vào bàn tay lão. Kalang Nga cũng không chịu thua, cô bé lăn vào, mắm môi, giật bằng được chiếc nhẫn. Cô quay mình, chạy băng băng xuống cầu thang, đuổi theo người đàn ông miền xuôi.
Ở cuối bản làng, gã miền xuôi đang buộc hai gùi hàng vào hông xe máy, chuẩn bị lên đường. Kalang Nga đâm bổ đến, tóc cô rũ rượi. "Pasieng Rêm bảo tôi, đây là chiếc nhẫn giả". Người đàn ông tức giận:
- Pasieng Rêm nói gian. Cái nhẫn đó quý lắm.
Kalang Nga lắc đầu, nước mắt đầy mặt:
- Tôi chỉ cần ba mươi nén bạc trắng thôi. Ông mua cái nhẫn cho tôi đi.
Gã lái buôn biết, cứ đôi co thế này thì dân trong bản sẽ đổ ra, tai họa sẽ ập xuống đầu cả hai. Bỗng một thoáng, trong óc người đàn ông lóe lên một ý nghĩ táo bạo, hắn ta xốc Kalang Nga lên, đặt ngồi lên xe trước mặt hắn và rồ máy...
Kalang Nga bị bắt cóc khi chưa về nhà chồng. Cha mẹ cô bé chẳng bao giờ có đủ tiền để trả của cho nhà Aviet.
*
* *Manu dừng kể. Trong đêm vắng, Tuấn nghe tiếng sương rơi lộp bộp trên trần xe.
"Rồi họ ra sao? Người Tà Ôi xử sự với họ như thế nào?"
"Luật Tà Ôi với tội bội hôn rất nghiêm khắc. Dù nhà gái có chạy đến góc biển chân trời nào cũng khó mà thoát, nhất định phải đền của cho nhà trai... Có khi còn bị chém giết... Pok ruông là như thế đấy". Cái rùng mình của Manu sát bên Tuấn khiến bất giác anh cũng thấy sởn gai ốc, cảm thấy như uy lực của ngôi nhà mồ Tà Ôi đang ngự trị đâu đây sát bên anh, trong bóng đêm.
"Còn Kalang Nga? Cô ta sau này ra sao?"
"Nhiều chuyện xảy ra với con bé, kể thì dài lắm. Cuối cùng, nó được đưa vào cô nhi viện của các nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Sau đó thì được một người Pháp nhận làm con nuôi".
Bên ngoài xe, bóng đêm loãng dần, tiếng sương rơi thưa đi. Những rặng cây xa xa lờ mờ hiện ra trước một quầng sáng đang ửng lên: Mặt trời sắp mọc.
"Kalang Nga lớn lên ở Paris, được học hành tử tế. Nó dần dần quên hẳn quá khứ. Khi mọi chuyện đã vượt quá sức một người, người ta chẳng còn cách nào hơn là quên đi để sống lại một đời khác. Nhưng rồi sau nhiều năm, Kalang Nga bắt đầu có những thông tin từ nguồn cội của mình. Aviet Khết đã không giết và cũng không đòi nợ cha mẹ nó. Hóa ra ông ta không hoàn toàn khủng khiếp như nó tưởng. Trước chủ làng, ông ta nói họ không có tội".
"Kalang Nga kể với chị như thế sao?"
- Vâng. Theo tôi, ông ấy đã có suy nghĩ vượt hẳn những người cùng thời trong bộ tộc, ông đã phát hiện cái mà bây giờ ta gọi là trách nhiệm cá nhân.
Tuấn gật gù, không nói.
"Từ đó Kalang Nga không hề ngủ được, tâm thức Tà Ôi sống dậy trong nó. Nhiều đêm nó mơ thấy mình bị chủ làng kéo lê trên mặt đất trong lễ rửa nhục. Anh biết đấy, người Tà Ôi không chịu ảnh hưởng đạo Nho như các anh, họ không có những quan niệm về lễ giáo. Với họ điều quan trọng là luật tục. Kalang Nga không thể sống yên khi chưa đền cho Aviet Khết ba mươi nén bạc trắng..."
- Còn chiếc nhẫn? Nó là giả hay thật?
Manu đưa bàn tay ra. "Anh nhìn xem. Nếu quả thực nó chỉ là một hòn thủy tinh, thì có thể nói Kalang Nga là một con ngốc không?"
- Không những ngốc mà là điên! Nhưng dù sao cũng hiểu được, vì đấy chỉ là một cô bé miền núi chất phác, trong một hoàn cảnh rất bức bách.
"Còn anh?" Manu tủm tỉm cười.
Tuấn không hiểu người đàn bà muốn nói gì, anh hơi ngỡ ngàng. Nhưng đúng lúc đó, điện thoại di động trong túi anh rung lên, những hồi rung dài, nối tiếp nhau, dai dẳng và khắc khoải.
Bên ngoài xe, trời đã sáng bạch. Tuấn nhớ sực ra, giờ này chắc Liên đang cuống cuồng đi tìm anh. Đã sáu giờ sáng. Tuấn bứt tóc: "Trời ơi, mình điên, điên thật rồi". Giờ nạp lễ được ấn định là chín giờ. Từ đây về thành phố phải mất bốn giờ, nghĩa là anh đã cầm chắc trễ. Nhưng thôi hãy gắng một lần, nếu chạy xe nhanh, thật nhanh...
Anh không lý giải được vì sao ở ngoài vùng phủ sóng mà điện thoại anh lại bỗng dưng bắt được tín hiệu. Về sau Tuấn mới biết: Thật may mắn, ngày hôm ấy là ngày sóng di động bắt đầu được phủ rộng trên vùng rừng núi phía tây. Đã bốn mươi năm qua từ câu chuyện của Kalang Nga đến câu chuyện của anh, nhưng sức thôi miên của chiếc nhẫn màu xanh thì vẫn không hề khác.
*
* *Liên gần như bật khóc khi vào phút cuối Tuấn lao mình vào nhà, tóc tai phờ phạc vừa đúng lúc họ nhà trai đang tiến vào cổng nhà gái chuẩn bị nạp lễ. Suýt chút nữa thì đám hỏi đã được hoãn lại, nếu cha của chú rể không liều mạng nhất quyết cử hành, với niềm hy vọng ông con trai quý hóa sẽ về vào phút chót.
Mấy hôm sau, Tuấn đi làm. Manu đã rời Huế đi Hà Nội. Người quản lý chuyển cho Tuấn chiếc phong bì và một cái hộp nhỏ. Trên phong bì là tên người gửi: Nghệ sĩ múa Manuelle Hardy, nghệ danh Manu le Cygne. Tuấn nhíu mày: le Cygne trong tiếng Pháp chính là Kalang Nga trong tiếng Tà Ôi, nghĩa là con ngỗng trời(thiên nga).
Trong hộp là chiếc nhẫn màu xanh. Tuấn nhìn kỹ nó, nhưng thật lạ, không có vẻ huyền ảo như lần đầu anh nhìn thấy, hôm nay trông nó trơ trụi và thô thiển hơn nhiều lắm.
Anh mở phong bì, đọc thư:
"Đêm qua tôi đã ngủ được một giấc ngon lành, hơn mười năm nay tôi mới được ngủ như thế. Anh thực sự là một người bạn đường dễ mến, vì vậy tôi rất cảm ơn anh và muốn nhờ anh một việc nữa. Tôi gửi lại anh chiếc nhẫn này. Sau khi sang Pháp tôi vẫn khư khư giữ nó, rồi khi lớn lên, khi đã biết chắc mười mươi chỉ là một hạt ve chai, tôi vẫn không thể vứt đi được. Có lẽ tôi đã trả cho nó một giá quá đắt nên không thể chấp nhận cái ý nghĩ rằng nó là một vật vô giá trị. Anh hãy làm việc đó giùm tôi nhé".
Tuấn cầm chiếc nhẫn lên, đeo vào tay, không thấy nó phát ra ánh xanh lấp lánh nữa. Hóa ra vẻ huyền ảo ma quái ấy có nguồn gốc từ sự tham muốn trong anh, chứ không phải từ chính nó.
Anh về nhà, lúc đi ngang hòn non bộ trong sân, anh dừng lại. Manu không biết rằng anh cũng suýt trả cho nó một giá đắt, vì thế giờ đây cầm nó trên tay anh cũng lưu luyến một cách vô cớ. Nhưng phải nhận lời ủy thác của Manu thôi. Tuấn mỉm cười, thả chiếc nhẫn xuống chân hòn non bộ.
Lắng sâu vào lớp rêu, nó chỉ còn là một viên bi ve lấp lánh vừa đủ để cho lũ cá vàng ngắm nghía mỗi lúc lượn qua./.
Sưu tầm: Chuột lắc
Nguồn: hoahoctro.com
Được bạn: conbo2 đưa lên
vào ngày: 25 tháng 3 năm 2006