Hy vọng sống sót của 30 người trên tàu dồn hết vào chiếc điện thoại gần cạn pin của anh Cương.
Nạn nhân Nguyễn Trung Hiếu (23 tuổi) khóc khi gọi điện về cho người thân. Ảnh: Châu Thành
Trên giường Bệnh viện Cần Giờ sáng nay, anh Nguyễn Văn Cương (25 tuổi, ngụ Hà Tĩnh) gượng cười khi nghe những nạn nhân cùng sống sót trong vụ chìm tàu tối 2/8 cho biết "nếu không có chiếc điện thoại của anh, 30 người trên tàu bị sóng đánh úp ở cửa biển Cần Giờ (TP HCM) không biết gọi người cứu hộ bằng cách nào".
Theo anh Cương, cuối tuần Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV PIPE) cho nghỉ và các công nhân thường đi xe về Sài Gòn chơi. Nhưng tuần này, do một số người có đám cưới ở Vũng Tàu và nhiều người khác cũng muốn đi biển chơi nên công ty đứng ra thuê tàu.
18h chiều 2/8, tàu 200 mã lực với sức chứa 18 người từ Vũng Tàu xuống Gò Công Đông (Tiền Giang) đón 30 hành khách, trong đó có 4 phụ nữ và hai vợ chồng người Mỹ. Lên tàu, anh Cương cùng 7-8 người khác chủ động mặc áo phao.
Khi tàu ngang qua địa phận huyện Cần Giờ, gần tới cửa biển và cách biển Sao Mai (Vũng Tàu) khoảng 5-6 hải lý, bất ngờ một cơn sóng to ập tới khiến tàu nghiêng qua trái. "Mọi người trên tàu nhốn nháo, hốt hoảng. Nhưng những con sóng liên tiếp ập tới khiến con tàu lật úp", anh Cương nhớ lại.
Anh Cương, người giữ chiếc điện thoại duy nhất còn lại trên tàu lật úp. Ảnh: Châu Thành
Mọi người đều bị rơi xuống nước, một phụ nữ không kịp nhảy mắc kẹt trong tàu. Toàn bộ đồ đạc tư trang, máy tính của mọi người đều ướt sũng hoặc rơi xuống nước. May mắn là anh Cương đã kịp nhảy lên trên xác tàu và giữ được chiếc điện thoại còn khô, nhưng cũng gần hết pin.
Trong giây phút hoảng loạn, nhiều người quẫy đạp đu bám thân con tàu đang nổi bồng bềnh, anh Cương liền gọi điện thoại cho người ở công ty, cảnh sát 113, lực lượng cứu hộ ở đầu Vũng Tàu và nhiều người thân trong danh sách điện thoại. "Mọi cuộc gọi, tôi đều diễn tả vị trí tàu bị chìm. Đầu bên kia điện thoại, mọi người tiếp nhận rất khẩn trương. Họ cũng trấn an chúng tôi sẽ cử lực lượng ra sớm nhất có thể", anh Cương cho biết.
Tuy nhiên, một giờ, hai giờ, ba giờ…trôi qua, không một bóng chiếc tàu nào đi tới hoặc ngang qua để mọi người ra tín hiệu cầu cứu. Mỗi đợt sóng tới, họ lại bị đánh văng ra xa vài mét, rồi lại bơi trở lại bám xác con tàu. "Một số người đuối sức, đành buông tay trong tuyệt vọng của chúng tôi", anh Cương nghẹn giọng, đôi mắt đỏ hoe.
Nhưng đau đớn nhất là trường hợp của công nhân Trần Hữu Hiệp. Sau khi nhường chiếc áo phao cho một phụ nữ khi bị rơi xuống biển, anh Hiệp đã có dấu hiệu bị đuối sức. Đến khoảng 21h30, sau khi vật lộn với nhiều cơn sóng và uống nhiều nước, anh Hiệp ngất lịm. "Tôi đã cố giữ anh ấy nhưng khoảng 5 phút sau khi sóng ập tới trùm qua con tàu, kéo anh Hiệp khỏi tay tôi", một đồng nghiệp của anh Hiệp rơi nước mắt khi kể lại.
Một nam công nhân với khuôn mặt thẫn thờ tại bệnh viện Cần Giờ. Ảnh: Châu Thành
Vẫn không tắt hy vọng, mọi người cố giữ chiếc tàu cân bằng để cho anh Cương đứng phía trên mở đèn pin của chiếc điện thoại ra tín hiệu với hy vọng một tàu nào ngang qua trông thấy. Tuy nhiên, hoạt động liên tục, đến 22h chiếc điện thoại hết pin. Và sau đó, một con sóng to trùm qua thân tàu, anh Cương đã không giữ được chiếc điện thoại, nó rơi xuống biển.
Thời gian trôi qua, mọi người như đã kiệt sức, nhưng không ai từ bỏ cuộc chiến với cơn sóng giành lại sự sống nhỏ nhất. Đến 1h sáng, tất cả như từ cõi chết sống lại khi thấy ánh đèn pha của tàu cứu hộ rọi tới. Đứng trên thân tàu, anh Cương dồn hết sức để vẫy gọi, kêu cứu. "Lúc đó, chúng tôi mới biết là mình sống", một công nhân cho biết.
21 người may mắn được cứu, trong đó 14 người đã được đưa về Bệnh viện Cần Giờ cấp cứu. Đến chiều 3/8, sức khỏe của các công nhân đều đã bình ổn, một số xuất viện, số thì chuyển viện lên tuyến trên. "Một chuyến đi định mệnh mà chúng tôi không bao giờ quên được. Đây có lẽ cũng là lần đi biển cuối cùng, ám ảnh quá", công nhân Nguyễn Chí Công nói.
Theo Ngôi Sao
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Nạn nhân Nguyễn Trung Hiếu (23 tuổi) khóc khi gọi điện về cho người thân. Ảnh: Châu Thành
Trên giường Bệnh viện Cần Giờ sáng nay, anh Nguyễn Văn Cương (25 tuổi, ngụ Hà Tĩnh) gượng cười khi nghe những nạn nhân cùng sống sót trong vụ chìm tàu tối 2/8 cho biết "nếu không có chiếc điện thoại của anh, 30 người trên tàu bị sóng đánh úp ở cửa biển Cần Giờ (TP HCM) không biết gọi người cứu hộ bằng cách nào".
Theo anh Cương, cuối tuần Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV PIPE) cho nghỉ và các công nhân thường đi xe về Sài Gòn chơi. Nhưng tuần này, do một số người có đám cưới ở Vũng Tàu và nhiều người khác cũng muốn đi biển chơi nên công ty đứng ra thuê tàu.
18h chiều 2/8, tàu 200 mã lực với sức chứa 18 người từ Vũng Tàu xuống Gò Công Đông (Tiền Giang) đón 30 hành khách, trong đó có 4 phụ nữ và hai vợ chồng người Mỹ. Lên tàu, anh Cương cùng 7-8 người khác chủ động mặc áo phao.
Khi tàu ngang qua địa phận huyện Cần Giờ, gần tới cửa biển và cách biển Sao Mai (Vũng Tàu) khoảng 5-6 hải lý, bất ngờ một cơn sóng to ập tới khiến tàu nghiêng qua trái. "Mọi người trên tàu nhốn nháo, hốt hoảng. Nhưng những con sóng liên tiếp ập tới khiến con tàu lật úp", anh Cương nhớ lại.
Anh Cương, người giữ chiếc điện thoại duy nhất còn lại trên tàu lật úp. Ảnh: Châu Thành
Mọi người đều bị rơi xuống nước, một phụ nữ không kịp nhảy mắc kẹt trong tàu. Toàn bộ đồ đạc tư trang, máy tính của mọi người đều ướt sũng hoặc rơi xuống nước. May mắn là anh Cương đã kịp nhảy lên trên xác tàu và giữ được chiếc điện thoại còn khô, nhưng cũng gần hết pin.
Trong giây phút hoảng loạn, nhiều người quẫy đạp đu bám thân con tàu đang nổi bồng bềnh, anh Cương liền gọi điện thoại cho người ở công ty, cảnh sát 113, lực lượng cứu hộ ở đầu Vũng Tàu và nhiều người thân trong danh sách điện thoại. "Mọi cuộc gọi, tôi đều diễn tả vị trí tàu bị chìm. Đầu bên kia điện thoại, mọi người tiếp nhận rất khẩn trương. Họ cũng trấn an chúng tôi sẽ cử lực lượng ra sớm nhất có thể", anh Cương cho biết.
Tuy nhiên, một giờ, hai giờ, ba giờ…trôi qua, không một bóng chiếc tàu nào đi tới hoặc ngang qua để mọi người ra tín hiệu cầu cứu. Mỗi đợt sóng tới, họ lại bị đánh văng ra xa vài mét, rồi lại bơi trở lại bám xác con tàu. "Một số người đuối sức, đành buông tay trong tuyệt vọng của chúng tôi", anh Cương nghẹn giọng, đôi mắt đỏ hoe.
Nhưng đau đớn nhất là trường hợp của công nhân Trần Hữu Hiệp. Sau khi nhường chiếc áo phao cho một phụ nữ khi bị rơi xuống biển, anh Hiệp đã có dấu hiệu bị đuối sức. Đến khoảng 21h30, sau khi vật lộn với nhiều cơn sóng và uống nhiều nước, anh Hiệp ngất lịm. "Tôi đã cố giữ anh ấy nhưng khoảng 5 phút sau khi sóng ập tới trùm qua con tàu, kéo anh Hiệp khỏi tay tôi", một đồng nghiệp của anh Hiệp rơi nước mắt khi kể lại.
Một nam công nhân với khuôn mặt thẫn thờ tại bệnh viện Cần Giờ. Ảnh: Châu Thành
Vẫn không tắt hy vọng, mọi người cố giữ chiếc tàu cân bằng để cho anh Cương đứng phía trên mở đèn pin của chiếc điện thoại ra tín hiệu với hy vọng một tàu nào ngang qua trông thấy. Tuy nhiên, hoạt động liên tục, đến 22h chiếc điện thoại hết pin. Và sau đó, một con sóng to trùm qua thân tàu, anh Cương đã không giữ được chiếc điện thoại, nó rơi xuống biển.
Thời gian trôi qua, mọi người như đã kiệt sức, nhưng không ai từ bỏ cuộc chiến với cơn sóng giành lại sự sống nhỏ nhất. Đến 1h sáng, tất cả như từ cõi chết sống lại khi thấy ánh đèn pha của tàu cứu hộ rọi tới. Đứng trên thân tàu, anh Cương dồn hết sức để vẫy gọi, kêu cứu. "Lúc đó, chúng tôi mới biết là mình sống", một công nhân cho biết.
21 người may mắn được cứu, trong đó 14 người đã được đưa về Bệnh viện Cần Giờ cấp cứu. Đến chiều 3/8, sức khỏe của các công nhân đều đã bình ổn, một số xuất viện, số thì chuyển viện lên tuyến trên. "Một chuyến đi định mệnh mà chúng tôi không bao giờ quên được. Đây có lẽ cũng là lần đi biển cuối cùng, ám ảnh quá", công nhân Nguyễn Chí Công nói.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn