Cha Mất, Mẹ Đi Lấy Chồng Mới Thì Con Có Quyền Lấy Lại Nhà Do Cha Đứng Tên Không ?

KimAnh11

New member
Hiện nay, tranh chấp tài sản là một vấn đề có rất nhiều người quan tâm đến. Một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm hàng đầu đó là chia tài sản thừa kế. Theo quy định pháp luật thì nếu người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì tài sản của người chết sẽ chia theo quy định pháp luật. Vậy trong trường hợp người cha mất, mẹ đi lấy chồng mới thì con có quyền lấy lại nhà do cha đứng tên không ?
cha-chet-me-lay-chong-con-co-quyen-lay-lai-nha-khong A.jpg
Cha mất, mẹ đi lấy chồng mới thì con có quyền lấy lại nhà do cha đứng tên không?

Quy định về giải quyết tài sản khi một bên quan hệ vợ chồng chết
Theo Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:
- Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
- Khi có yêu cầu về chia di sản, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, theo quy định vừa trích dẫn ở trên, trong trường hợp này tài sản chung là căn nhà của bố sẽ được chia đôi, một nửa khối tài sản chung sẽ được xác định là tài sản riêng của người mẹ, người mẹ có toàn quyền định đoạt phần tài sản là một nửa căn nhà. Một nửa khối tài sản chung thuộc về người bố sẽ được xác định là di sản thừa kế mà người bố để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế; việc phân chia thừa kế được thực hiện khi người bố chết không để lại di chúc nên di sản thừa kể sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…”. Trong trường hợp ví dụ cụ thể: nếu người bố chết chỉ còn lại vợ và một đứa con . Thì một phần hai căn nhà của người bố sẽ được chia làm 2 cho người vợ và con. Tức người con được quyền thừa kế ¼ căn nhà.

Thủ tục chuyển toàn bộ tài sản sang tên cho người thừa kế
Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng năm 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng năm 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và nhà ở tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/huyện nơi có bất động sản.

chia-thua-ke-khi-cha-chet-khong-di-chuc 2.jpg
Thủ tục chia thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?

Vợ có quyền được bán đất khi chồng chết hay không?
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hai vợ chồng đã xây nhà trên mảnh đất đó. Nay người chồng chết thì người vợ có được toàn quyền quyết định số tài sản đó hay không? Đây cũng là một câu hỏi rất nhiều khách hàng gửi về cho công ty chúng tôi.

Để xác định người vợ có quyền được bán đất khi chồng chết hay không ta cần phải chia hai trường hợp (Bởi lý do không biết rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người chồng đứng tên có trước hay trong thời kỳ hôn nhân):

- Quyền sử dụng đất của người chồng được xác lập trước thời kỳ hôn nhân
Điều này có nghĩa quyền sử dụng mảnh đất này thuộc sở hữu riêng của chồng bạn. Do đó, khi chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc thì mảnh đất và ngôi nhà này sẽ được chia theo pháp luật, tức chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

- Quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rằng tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, trường hợp quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân (không thuộc trường hợp tặng cho riêng hay thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng) thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng. Khi người chồng qua đời mà không để lại di chúc thì một nửa giá trị mảnh đất và căn nhà này sẽ thuộc về người vợ, còn một nửa còn lại sẽ thuộc về người chồng. Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức chia cho đồng thừa kế hàng thứ nhất của người chồng.

Tôi mong rằng có thể đóng góp ý kiến của mình đem đến những thông tin hữu ích cho cho các thành viên trong diễn đàn đề có thêm những hiểu biết về vấn đề chia thừa kế. Ngoài ra, nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ về mặt pháp lý thì có thể liên hệ địa chỉ Luật sư uy tín sau đây.

  • Luật sư Phan Mạnh Thăng
  • Văn phòng: 81 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (028) 39 25 39 69
  • Hotline: 0908748368
  • Website: http://chuyentuvanluat.com
 
Back
Top