Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và sân sau của mình

Jolie

Member
Lộ diện tay Mafia tài chính cộm cán thứ 2 đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt

Trong phần 3 chúng tôi đã công khai danh tính và thủ đoạn của một trong những tay Mafia tài chính Hà nội Hà Văn Thắm, ông chủ Tập đoàn Đại Dương trong vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt. Trong phần 4, chúng tôi giới thiệu một nữ Mafia tài chính “cộm cán” hơn Thắm, mà thông tin hầu như được bưng bít hoàn toàn trên thị trường tài chính: đó chính là “nữ tướng” Nguyễn Hồng Phương - Bà chủ tập đoàn S.S.G em gái út của đương kim UVBCT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. (dư luận ở tp.hcm thường gọi Phương là “nữ tướng cướp” do có thành tích “biến” vốn các tập đoàn nhà nước thành cổ phần tư nhân của SSG)
warning.gif
attachment.php

Nguyễn Hồng Phương, “nữ tướng” trong nhóm Mafia tài chính Hà nội, em ruột của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT, Chủ tịch Quốc Hội đang nâng ly ăn mừng sau các chiến dịch thành công biến vốn tại các tập đoàn nhà nước thành cổ phần của tập đoàn S.S.G - Nguồn: S.S.G

Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1975, trong khi cả nước đang dồn hết nhân lực, vật lực cho công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước thì Nguyễn Hồng Phương được ưu ái đưa về Hà Nội học cấp 3 tại trường Trung học phổ thông Thăng Long. Năm 1981, nhờ “lí lịch” tốt, được “lên thẳng” vào Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (thời ấy nằm tại thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú). Năm 1996, khi “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng đã “chắc suất” Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đúng phương châm “một người làm quan, cả họ được nhờ”, Sinh Hùng chỉ đạo cho Phương “nam tiến” xây dựng sự nghiệp để dựng lên “đế chế gia đình”, và vì thế, từ đó S.S.G đã ra đời (vị “đại ca xã hội đen” cũng là người thân cận của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng khi còn là Thứ trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ có bài riêng cụ thể về nhân vật bí hiểm này).
warning.gif
attachment.php

Tháng 11/1996 “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “được” vào TWĐ và chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Tài Chính – Nguồn: Internet

Điểm qua các cột mốc quá trình khi Phương biến S.S.G trở thành “đế chế gia đình” Mafia số 1:

- Năm 1996, nhận chỉ đạo của anh trai cả Nguyễn Sinh Hùng, Phương vào TP HCM lập nghiệp, mở Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt tại Quận Tân Bình, thực chất chỉ là cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu.

- Tháng 3/2003, Phương mở thêm công ty Công ty TNHH 1 thành viên Đĩa tin học Bách Việt tại xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu).

- Tháng 9/2003, Phương tiếp tục thành lập Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt với các hoạt động mua bán, cho thuê và môi giới bất động sản.

- Tháng 10/2003, anh cả Nguyễn Sinh Hùng – Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Phương thành lập doanh nghiệp kinh doanh thị trường địa ốc, bất động sản để “kiếm bộn” hơn, Phương đã gom vài trăm triệu để thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng S.S.G.

- Tháng 3/2004, với tư cách Bộ trưởng Bộ Tài chính, “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng tiến hành “huy động” 6 cổ đông góp vốn vào S.S.G (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng): 300 triệu; Công ty Cổ phần XNK Việt Trang: 580 triệu; Công ty TNHH SX TM Nhất Phương: 340 triệu; Công ty TNHH TMDV Linh Thành: 110 triệu; Công ty TNHH XDTM Thuận Việt: 100 triệu và Công ty TNHH TM Nguyễn Đặng: 20 triệu), nâng tổng vốn điều lệ của S.S.G khi ấy lên 20 tỷ và Phương chễm chệ trên ghế Chủ tịch HĐQT.

- Tháng 3/2007, Phương cùng chồng (Đặng Chính Trung) gom 34 tỷ và “huy động” thêm 13 cổ đông nữa (bà Huỳnh Thị Kim Lưu: 24 tỷ; ông Ðặng Quốc Khánh:8.4 tỷ; ông Đinh Thọ Văn Nam: 7 tỷ; ông Trần Hoàng Hải: 6 tỷ; ông Nguyễn Minh Thịnh: 5 tỷ; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: 5 tỷ; ông Võ Thành Hiểu Nam: 3.5 tỷ; ông Nguyễn Thanh Cường: 2 tỷ; ông Trần Đình Quân: 1.5 tỷ; bà Nguyễn Thị Mai Hoa: 1.03 tỷ; ông Nguyễn Thanh Tùng: 1 tỷ; ông Trần Phương Đông: 1 tỷ; bà Bùi Thị Kim Thoa: 500 triệu) để lập nên Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

- Tháng 09/2007, Tân UV.BCT, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng lúc này “mạnh” hơn, tạo được nhiều vây cánh đã can thiệp để các tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với Phương thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việt (là liên doanh giữa Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng và Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt của Phương) với vốn điều lệ 80 tỷ đồng để “chia lửa” với S.S.G.

- Từ 2005-nay, các khu đất vàng và kim cương của thành phố HCM gần như đã bị S.S.G chiếm lĩnh hoàn toàn, với vị trí là người có “quyền” (UV.TWĐ, UV.BCT) và có “tiền” (nắm vị trí BT.BTC) và lại là Đại biểu quốc hội tại đơn vị TP.HCM 2 khoá liền (khoá X, XI), Nguyễn Sinh Hùng đã hiểu rất rõ giá trị “đất đai là vàng ròng” của TP.HCM, vì vậy Hùng đã bằng mọi cách để cùng em gái Nguyễn Hồng Phương chiếm các vị trí béo bở như dự án SaigonPearl, ThảođiềnPearl, Văn Thánh, Thanh Đa, Tân Cảng,...

Mối quan hệ hữu cơ giữa chính trị & kinh tế của anh cả - đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cô út Nguyễn Hồng Phương đã tiến thêm một bước dài, sự nghiệp hanh thông, chưa đầy 1 năm sau khi anh cả vững chân trong vai trò Phó Thủ tướng Thường trực, tháng 04/2007, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 450 tỷ với sự “tự nhiên biến mất” của 3 cổ đông sáng lập (là tập đoàn kinh tế nhà nước) lớn nhất: Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng), Công ty Cổ phần XNK Việt Trang, Công ty TNHH SX TM Nhất Phương, thay vào đó là các “cá nhân” như ông Đinh Ngọc Ninh (76.5 tỷ), bà Phan Thị Ngân (22.5 tỷ), bà Nguyễn Thị Giang (22.5 tỷ), trong đó Phương chiếm 26% cổ phần (117 tỷ). Tháng 12/2009, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 550 tỷ đồng và đổi giấy phép kinh doanh thành Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G, lấn sân thêm 2 lĩnh vực là giáo dục và y tế. Đến tháng 12/2011, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên tới 825 tỷ đồng.

Đánh dấu sự “lấn sân” qua thị phần giáo dục là việc thành lập Trường Phổ thông Quốc tế WellSpring trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (Công ty con của S.S.G) tọa lạc tại phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội. Trường đã chính thức bắt đầu đi hoạt động từ năm học 2011-2012. Ngày 15/8/2011, trường đã được “vinh dự” đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên.
warning.gif
attachment.php

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên - Nguồn: WELLSPRING

Chưa đầy một tháng sau đó, ngày 4/9/2011, trường tiếp tục được “vinh dự” khi được tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc khi ông vừa đắc cử Chủ tịch Quốc hội.
attachment.php

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc tại trường – Nguồn: S.S.G

Với các lợi thế “vô địch” đó, cùng với S.S.G, Phương đã lần lượt thâu tóm các dự án lớn, đặc biệt là các dự án có vốn Nhà nước (Phương đặc biệt “thích” biến các dự án có vốn nhà nước thành của riêng), hiện nay, S.S.G đã trở thành thế lực Mafia “số 1” được “ông trùm” đứng sau chống lưng, “bao thầu” hầu hết các dự án liên quan đến bất động sản “vàng và kim cương” tại TP HCM. Thử điểm sơ qua khối tài sản khổng lồ của S.S.G được ghi trên “vốn điều lệ” tại các công ty con (số vốn thực tế lớn hơn nhiều lần):

- 20 công ty con: Công ty TNHH Địa ốc Sông Sài Gòn Thanh Đa (Vốn điều lệ 100 tỷ); Công ty cổ phần Địa ốc và xây dựng SSG2 (140 tỷ); Công ty cổ phần SSG Văn Thánh (350 tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG (6 tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG 12 (6 tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG Tân Bình (217 tỷ); Công ty cổ phần khoáng sản SSG (40 tỷ); Công ty TNHH Thương mại Sông Xanh (6 tỷ); Công ty cổ phần Cơ điện lạnh SSG (10 tỷ); Công ty TNHH Sản xuất và trang trí nội thất SSG (19 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (100 tỷ); Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Giáo dục SSG (55 tỷ). 2 công ty góp vốn: Công ty TNHH Việt Nam Land SSG (307 tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG5 (90 tỷ). 6 công ty liên kết: Công ty cổ phần Đầu tư, bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG (400 tỷ); Công ty cổ phần khai khoáng Hoà Phát – SSG (30 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư Việt liên Á - Phú Hưng Gia (268 tỷ); Công ty TNHH Petrosetco SSG (450 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư & Sản xuất Năng Lượng Xanh (120 tỷ); Công ty cổ phần Fafim Tp.HCM (12.87 tỷ);

- Ngoài ra, S.S.G còn chiếm 10% của Công ty cổ phần Thủy điện Đăkr'tih (1.000 tỷ); Công ty CP Phát triển Du lịch Tân An (90 tỷ); Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ánh Sáng Phương Nam (6 tỷ) cùng các khoản đầu tư dài hạn khác cho các dự án Cầu Thủ Thiêm, Đất Nhà Bè,...

- Ngoài ra hai dự án “thành công” của SSG là SaigonPearl và ThaodienPearl đã đem về cho “đế chế gia đình” của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Hồng Phương trên 2.000 tỷ (hai ngàn tỷ) lợi nhuận ròng đã được đưa ra khỏi sổ sách báo cáo, có lẽ số này đã kịp biến thành tài sản ngầm theo nghĩa đen (chuyển thành vàng chôn xuống đất theo truyền thống của dân xứ Nghệ).

Ngoài thủ đoạn “hợp thức hóa” các nguồn vốn nhà nước thông qua ông anh cả từ thời kỳ đầu làm Bộ trưởng Bộ Tài chính đến nay, cộng với các lợi nhuận Phương đã kiếm được từ bất động sản, hiện nay số tiền của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh Hùng” nhiều kinh khủng. Chưa dừng lại ở đó, với liên minh ma quỷ cùng với tay mafia mới nổi là Hà Văn Thắm (tập đoàn Đại Dương). Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm phối hợp rất “nhịp nhàng” trong các dự án và xoay chuyển nguồn vốn, hầu như tất cả các dự án lớn lên đến nhiều trăm tỷ và nghìn tỷ đều “được” sự tài trợ của Ngân hàng Đại dương mà không cần tuân theo bất cứ một nguyên tắc, quy định nào như thông thường theo các chuẩn mực của Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngoài việc tài trợ vốn công khai, Đại Dương của Thắm và SSG của Phương còn “cùng nhau” khai thác nhiều cơ hội kiếm tiền khác như đang lập một “liên doanh” mới cùng với Vinaconex để chiếm quyền xây dựng cầu Thủ thiêm 2 tại Tp. Hồ Chí Minh ngay trong năm 2013 này.

Quay lại chuyện thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, “đế chế gia đình của dòng họ Nguyễn Sinh” đúng là lòng tham không đáy, chưa thỏa mãn với những “thành quả” từ việc chiếm đoạt các tập đoàn có vốn nhà nước chuyển thành tài sản tư nhân của S.S.G, chiếm lĩnh các vị trí đất vàng tại Tp.HCM, chiếm cả cơ hội xây cầu Thủ thiêm 2, còn chạy chọt với Tp.HCM để “bẻ đường ray” tày điện ngầm tuyến số 1 đi qua Q2 vào ngay trung tâm của dự án ThaodienPearl,... ông anh cả Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn một ước mơ “cháy bỏng” là sở hữu riêng 1 ngân hàng để “dưỡng già” (dù đã có ngân hàng sân sau là Ocean Bank của Hà Văn Thắm, nhưng Ocean Bank vẫn là của Thắm, “đế chế gia đình Sinh Hùng” muốn có một ngân hàng riêng, chứ không phải mỗi lần cần thì lại phại gọi cho “thằng Thắm” như lời Nguyễn Sinh Hùng thường phàn nàn). Phục vụ ý đồ của ông anh cả, vào cuối năm 2012, Ngoài việc nhờ Thắm đứng ra công khai thâu tóm dùm để khỏi gây “lùm xùm” (sau khi hoàn tất thâu tóm Bảo Việt Bank, Thắm sẽ chuyển tất cả lại cho Phương và nhận phần thưởng là khoản chênh lệch được thỏa thuận trước), bản thân Phương cũng đã kịp thời “gom” thêm được 64.5 tỷ mệnh giá cổ phiếu Bảo Việt Bank (chiếm 2.15%), tiếp đó Phương và Thắm còn âm thầm “mượn tay” Công ty Thép Kỳ Đồng “đứng tên hộ” thêm 60 tỷ mệnh giá nữa của Bảo Việt Bank. Hiện nay, theo kế hoạch vạch sẵn, ông anh cả đang tiếp tục chỉ đạo ông em “xã hội đen” phối hợp chặt chẽ cùng Thắm, Phương bằng nhiều thủ đoạn tinh vi “rút ruột” vốn nhà nước, chuyển hóa thành cổ phiếu BVB với nhiều tên tuổi khác nhau mà chúng tôi đã đề cập. Hiện “ông anh cả” và đàn em “xã hội đen” thân tín đang kiểm soát nguồn vốn nhà nước của Bộ Tài Chính tại Tập đoàn Bảo Việt đang sở hữu trên 50% cổ phần, cộng với phần của Thắm (Đại Dương) và của Phương (SSG) và một lô một lốc của các “hình nhân thế mạng” đứng tên dùm đã là một con số áp đảo.

Với kịch bản hoàn hảo cùng với một thế lực to lớn về chính trị và kinh tế của nhóm Mafia Hà nội như thế, chắc chắn cuộc họp đại hội cổ đông sắp tới (vào cuối năm 2013) của Bảo Việt Bank hứa hẹn sẽ là một cuộc họp đầy tang thương và tiếng thét căm hờn, đối diện với những người thân cô thế cô là những tên Mafia Hà nội khát máu lòng tham không đáy (như chúng tôi đã trình bày một phần trên đây). Nhưng, tham thì thâm, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của BaovietBank tới đây, liệu những con sói khát máu này có nuốt nổi con mồi đang không còn gì để mất??? Hãy chờ xem.

Với khối tài sản khổng lồ, đúng ra Nguyễn Hồng Phương phải là cái tên nằm trong “TOP 10” những người giàu nhất Việt Nam, thế nhưng, thật kỳ lạ, trong danh sách mà truyền thông công khai không hề xướng danh Phương? Tại sao thông tin tài chính của S.S.G và Phương lại được dấu như mèo dấu “cứt” như thế, ngay cả trên chuyên trang nổi tiếng về tài chính là CafeF cũng chỉ có thông tin nghèo nàn đến năm 2009 của tập đoàn này? (duy nhất phần giới thiệu sơ sài với vốn điều lệ 550 tỷ), thậm chí còn ghi trong phần Ban lãnh đạo và sở hữu là “Ông” Nguyễn Hồng Phương? Có lẽ vì những mối quan hệ nhạy cảm nên những câu hỏi này sẽ khó có lời giải đáp thỏa đáng?!

Không biết trong bản kê khai tài sản, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có “kịp” kê khai thêm phần của Bảoviet Bank trong khối tài sản khổng lồ của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh” hay không? Hay lại bảo là trong phần kê khai không có nội dung “người đứng tên dùm tài sản”, dù đó chính là người trong gia đình, là cô em ruột “nữ tướng cướp” Nguyễn Hồng Phương?!

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục phanh phui “đại ca xã hội đen” và tác giả kịch bản thương vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt và một số thông tin khác liên quan đến vị “chính trị gia rất to” trong liên minh ma quỷ này.

Những người khốn khổ của BVB
Theo TTHN

Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn







 
Back
Top