Chớ nhầm lẫn con so với con sam!

thanhlinh

Junior Member
Samso.jpg
Con sam (trái) thường đi có cặp có đôi, Con so đi riêng lẻ một mình - Ảnh: K.Vy
Gần đây liên tiếp xảy ra những vụ ngộ độc con so dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây giúp phân biệt giữa con sam và con so.
Phân biệt sam và so
Báo Thanh Niên số ra ngày 17-6-2008 có đưa tin về trường hợp một người ở Đồng Nai bị tử vong sau khi ăn con so. Gần đây đã xảy ra một số trường hợp tử vong rất thương tâm vì ăn nhầm con so mà cứ tưởng là con sam lông.
Con sam có tên khoa học là Tachyplacus Tridentatus, có 6 đôi chân, đuôi dài và khỏe dùng để vận động. Sam thường sống ở vùng biển nông, có thể theo nước triều vào sâu trong sông và thường sống thành đôi, con cái cõng con đực trên lưng. Vào mùa sinh sản, con cái đào hố ở bờ cát sâu khoảng 15cm và đẻ trứng vào đó (khoảng 200-1.000 trứng) sau đó con đực tưới tinh dịch vào thụ tinh cho trứng. Sau 6 tuần, trứng nở thành ấu trùng giống sam nhưng chưa có đuôi, sau nhiều lần lột xác, ấu trùng trở thành sam trưởng thành.
Còn con so có tên khoa học là Carcinoscpirus Rotundicanda. Ngược với con sam thường đi đôi, con so thường đi lẻ một mình và có thân mình nhỏ, chỉ bằng cái đĩa (còn con sam thân mình to bằng cái rổ). Ngoài ra, con so hay sống ở vùng nước lợ. Một cách phân biệt nữa là xem kỹ đuôi. Đuôi con so có tiết diện hình tam giác, còn đuôi sam có tiết diện tròn.
Không nên gọi con so là "sam lông" vì sam và so là 2 loài khác nhau. Hơn nữa cách gọi này gây nhầm lẫn nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người.
Những biểu hiện nhiễm độc
Thời kỳ tiềm tàng (sau khi ăn 2-4 giờ chưa có triệu chứng gì). Những triệu chứng sớm thường là: những rối loạn cảm giác như tê miệng, tê lợi và tê lưỡi, nôn nao, quay cuồng, chóng mặt, mệt rã rời. Triệu chứng muộn: buồn nôn và có khi nôn, toát mồ hôi, trụy tim mạch và tử vong.
Cách xử trí khi ăn phải con so là gây nôn và rửa dạ dày càng nhanh càng tốt, rồi chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Trong trường hợp quá xa bệnh viện, có thể tiêm Strynin 1 mg một ống dưới da (nếu có), thường bệnh nhân dễ chịu và cảm giác tê trong miệng, buồn bã tay chân sẽ giảm dần. Chống trụy tim mạch bằng dung dịch truyền tim mạch natri clorua hoặc glucoza hoặc có thể tiêm cafcin 0,2g hoặc dầu long não 10% (có chỉ định của bác sĩ).
Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền, nếu bị ngộ độc con so hoặc các loại cua, cá khác, sau khi gây nôn, rửa dạ dày thì cho bệnh nhân uống một trong các phương thuốc sau: ngọn (đọt) khoai lang tươi 50g, muối ăn 2g - ngọn khoai lang rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn) cho thêm muối, vắt hoặc lọc lấy nước cho bệnh nhân uống. Cũng có thể hòa vào nước rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Cho uống 2-3 lần cách nhau 1-2 giờ rồi đưa đi cấp cứu; hoặc dùng lá tía tô 50g, tỏi (đập dập) 20g. Sắc đặc 2 thứ với 300 ml nước cho uống 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ rồi đưa đến bệnh viện; hay dùng bạch biển đậu 30g giã nhỏ, cho vào 200 ml nước sôi để nguội, cho thêm 20g gừng khuấy tan, để lắng, gạn nước cho bệnh nhân uống trước khi đi bệnh viện cấp cứu.


Theo Lương y Vũ Quốc Trung
 
Back
Top