tuyet_loan08
Junior Member
Tường giật mình tỉnh giấc. Trống ngực chàng đập thình thịch. Tường thấy rõ ràng tên công an ria nguyên tràng đạn vào lưng chàng. Máu tuôn ra từ miệng lỗ vết thương ướt đẫm lưng và ngay lúc đó chàng tỉnh dậy. Tường thở phào. Cái cảm giác váng vất của giấc ngủ nửa chừng và cơn ác mộng làm chàng khó thở. Tường hít mạnh dưỡng khí vào buồng phổi. Lưng chàng ướt đẫm mồ hôi. Cái cảm giác nhớp nháp vì lớp vải áo dính sát vào da làm chàng nhớ đến tràng đạn cày nát tấm lưng trong cơn mê. Tường cựa mình hơi chồm người về phía trước để hằn lại trên lưng ghế một khoảng mồ hôi ươn ướt; thấm đậm lớp vải bọc màu đỏ bây giờ đã đổi sang màu nâu sậm. Đến lúc này chàng mới nhớ là mình đang ngồi trên chiếc máy bay của hãng hàng không Đài-loan trong chuyến bay về thăm quê hương.
Chàng mở cái túi xắc để dưới chân, lôi ra chiếc khăn tay lau vội mồ hôi chảy dài xuống hai bên thái dương. Khuôn mặt chàng cũng đã ướt nhễ nhãi. Tường dợm người định đứng dậy vào phòng vệ sinh thì đèn “fasten your seat belt” nhấp nháy. Tiếng cô tiếp viên báo chỉ còn mười lăm phút nữa là máy bay đáp xuống phi trường Tân-sơn-Nhất, yêu cầu hành khách ngồi tại chỗ. Chàng kéo lớp áo ra khỏi lưng để tránh cái cảm giác ươn ướt khó chịu. Từ lúc máy bay cất cánh khỏi Đài-loan, Tường ngầy ngật buồn ngủ rồi chàng thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn nửa tỉnh nửa mê, chàng thấy rõ ràng mình dẫn một tốp mười người vượt qua quốc lộ để tiến vào bãi ruộng xâm xấp nước toàn những gốc cây chà là cứng như sắt. Lúc đó Tường chỉ mới mười lăm tuổi. Nó chuyên dẫn khách vượt biên đến chỗ hẹn. Đây là điểm hẹn của “taxi”. Từ trạm này, khách được đưa lên “cá lớn” vào lúc gần sáng. Nếu thuận buồm xuôi gió, tàu sẽ ra khỏi cửa biển vào lúc tảng sáng, rồi đi luôn. Nhưng biết bao nhiêu là trục trặc. Nào là công an tổ chức những cuộc vượt biên giả để hốt vàng. Nào là công an của xã khác cố ý ăn hôi, đụng độ với công an của xã đã được đút lót. Chuyện bắn nhau xảy ra là thường. Công an cũng có thể ngang nhiên bắn vào khách vượt biên để cướp bóc. Rồi chủ tàu cũng có thể lừa khách từ thành thị ra. Quăng ra bốn lạng vàng là giá ra đi cho một người, chuyện xui nào cũng có thể xảy ra cho khách vượt biên cả. Nói đến xui là nói đến mất hết tiền và tù tội nhưng mẹ con Tường thì không sao vì chủ tàu đã sắp xếp mọi chuyện. Nhà nó chuyên chứa khách ở Sàigòn xuống từ buổi chiều. Tường phải ra ngoài quốc lộ để đón họ vào nhà. Dĩ nhiên mọi chuyện đã được sắp xếp và đút lót nhưng cũng không thể lộ liễu quá. Trẻ con trong xóm thấy khách xuống là biết ngay tối nay thế nào cũng có tàu vượt biên. Chúng kháo ầm lên khi khách cúi đầu che mặt bước vội vào con đường mòn để tránh sự chú ý của mọi người. Tường phải dỗ dành, đôi khi nạt nộ để chúng đừng lên tiếng làm phiền đến khách. Dẫn khách vào đến nhà, Tường tản họ ra mỗi người một xó và rỉ tai dặn dò khi có biến. Họ ngồi im thin thít trong những góc bếp tối tù mù. Tiếng thì thầm cầu kinh, thỉnh thoảng xen lẫn với tiếng thở dài, vang lên trong đêm nghe buồn não nuột. Đêm khuya, tiếng chân người lao xao hay tiếng chó sủa trăng ngoài ngõ cũng làm họ giật mình. Không lo sợ sao được khi giao phó sinh mạng vào tay những người không quen biết trong một chuyến đi có quá nhiều rủi ro. Khoảng quá nửa đêm, Tường có nhiệm vụ dẫn tốp người ra điểm hẹn. Khoảng đường chưa tới một cây số nhưng phải băng qua quốc lộ, ném mình vào bãi chà là, quanh co một lúc mới đến chỗ. Tường sinh ra và lớn lên ở đây nên dọc theo con sông có ngõ ngách nào mà nó không biết. Chính vì thế, chủ tàu luôn luôn giao cho nó dẫn những khách ruột thịt, thân cận. Dẫn khách đến nơi thì coi như xong nhiệm vụ và mỗi đầu người chủ nhà trả cho mẹ nó năm nghìn. Đổ đồng ra mỗi chuyến gia đình nó kiếm trên dưới năm chục nghìn. Nhờ thế mà cả nhà mới có miếng ăn cái mặc sống tạm bợ trong những năm đầu tiên mất nước. Tường dẫn khách trót lọt được khoảng hơn năm thì bỗng nhiên vào một buổi sáng đẹp trời, nó leo lên “cá lớn” và vượt biên với khách luôn, không một lời từ biệt gia đình. Năm đó là năm 1980.
Tường ở trại tỵ nạn khoảng một năm thì được một gia đình Mỹ bảo trợ theo diện mồ côi vì dưới mười tám tuổi và không có thân nhân ruột thịt ở nước ngoài. Ông bà Hopkins không có con cái nên rất mực yêu thương Tường. Bù lại Tường hết sức kính trọng cha mẹ nuôi. Chàng chăm chỉ sách đèn vì biết rằng đây là con đường duy nhất để chàng tiến thân. Cuộc sống tương lai có khấm khá hoàn toàn nhờ cậy vào số vốn kiến thức thâu thập được ở trường học và như thế người mẹ và hai thằng em trai đang sống lây lất ở vùng đất khô cằn mới có cơ hội ngóc đầu lên được. Ngày xúng xính áo mão ra trường, ông bà Hopkins hãnh diện đứng bên chàng tươi cười nhìn vào ống kính. Tường tỏ lòng hiếu thảo với hai ông bà giống như đối với người mẹ khi chàng bỏ học bôn ba kiếm sống chỉ vài năm sau ngày mất nước. Thăm nhà lần này Tường không báo cho mẹ biết vì muốn dành một sự ngạc nhiên và chàng cũng háo hức muốn xem sự đổi thay sau mười tám năm xa quê hương. Trong thư mẹ chàng kể thì làng mạc xác xơ hơn trước nhiều. Những gia đình ở vùng biển có con cái vượt biên như chàng thì cuộc sống tương đối đỡ chật vật còn đa số những gia đình khác phải bương chải lắm mới xoay nổi ngày hai bữa cơm cho đầy bụng. Niềm hạnh phúc tầm thường của họ nhiều khi chỉ là ăn được bát cơm đầy; còn những chuyện học hành, kiến thức, giải trí nghe ra vẻ quá hoang đường. Tường ước tính là sẽ giúp mẹ và hai thằng em một số vốn để làm ăn cho lâu dài…
Máy bay chạy từ từ quay mũi rồi đậu hẳn lại trên phi đạo. Tường hăm hở khoác cái sắc lên vai và lục tục theo mọi người xuống thang. Cái nóng hừng hực tháng sáu đập vào mặt chàng khi vừa bước ra cửa máy bay làm Tường choáng váng. Người chàng vừa ráo mới mồ hôi bây giờ đã thấy nhơm nhớp trên lưng. Thằng Quỳ, bạn cùng xóm, đã dặn chàng nên mặc đồ nhẹ. Mùa này ở Sàigòn nóng nung người! Nó nói mầy còn nhớ khoảng tháng này tao và mày dầm mình ngoài sông cả ngày không? Lòng Tường vui vui khi nghĩ đến gặp lại thằng bạn nối khố sau bao nhiêu năm xa cách. Chiếc xe buýt chở khách từ phi đạo tiến thẳng vào phòng đợi. Chàng lóng ngóng tìm Quỳ. Thằng bạn đã dặn chàng kỹ lưỡng, cứ đứng đợi rồi tao sẽ vào lo mọi thủ tục cho mày, nhìn tướng mày ngơ ngáo mấy thằng Hải quan sẽ bắt chẹt chết luôn.
- Tường phải không?
Có tiếng hỏi từ phía sau lưng. Chàng quay lại, ngờ ngợ:
- Quỳ hả…?
Hai người bạn ôm chầm lấy nhau. Thỉnh thoảng Tường đều nói chuyện với Quỳ qua điện thoại. Xem vậy nhưng cũng không bằng khi gặp mặt. Tướng nó cao hơn xưa nhiều. Nước da không còn đen sạm như thưở còn bé, kết quả của những ngày làm việc ở thị thành, tránh xa việc đồng áng. Gần hai mươi năm mới gặp lại thằng bạn chơi với nhau từ thuở còn ở truồng tắm sông, Tường thoáng thấy cay cay ở khoé mắt. Và chàng cũng hơi ngạc nhiên khi nghe giọng của Quỳ ngắt quãng vì xúc động:
- Mày… mày vẫn vậy. Khuôn mặt không thay đổi bao nhiêu. Tao nhận ra mày ngay trong đám đông.
- Vậy hả! Mày cũng không thay đổi lắm. Nhưng mày đứng đâu mà tao không thấy?
Không để ý đến câu hỏi của Tường, Quỳ dẫn chàng đi về phía Hải quan, hạ thấp giọng:
- Tao phải vào trong này không thì bọn nó moi hết tiền của mày.
Rồi Quỳ nhắn nhủ:
- Mày đưa tao bốn tờ năm đồng. Mình không thể không cho chút nó tiền. Tao quen một số thằng hải quan mới được vào hẳn trong này để đón mày, chứ đúng ra phải đứng ngoài kia đợi mày làm xong giấy tờ mới được gặp.
Đến lúc này, Tường mới nhận thấy là chỉ có mỗi Quỳ là được vào hẳn trong này còn đám thân nhân đứng phía bên kia hàng rào đan mắt cáo đang vẫy tay, gọi nhau ơi ới. Nhìn quanh quất, Tường thấy trong những sổ thông hành đưa ra có thấp thoáng những tờ đô la xanh được vội vàng nhét vào giữa. Quỳ giải thích:
- Nó trở thành tiền lệ. Những ai không có tờ bạc kẹp vào giữa cuốn thông hành, bọn nó sẽ làm tình làm tội cho đến khi lòi ra thì thôi. Việt kiều về nước chỉ mong gặp người thân, họ không tiếc gì vài ba chục bạc nên bọn hải quan tha hồ hốt bộn. Hàng hóa ít thì chi ít, hàng hoá nhiều thì phải chi nhiều không thì chúng nó bắt mở ra hết mọi thùng hàng để kiểm kê đồ quốc cấm. Tao nói thật, mày dễ dàng mất vài ba ngày chỉ để kiểm kê mà thôi, chưa nói đến giấy tờ khai báo, rồi giấy tờ nhập cảnh. Nghĩa là, bọn nó có đủ lý do để giữ mày lại. Về chơi chỉ có hai ba tuần, mất mẹ nó ba bốn ngày chỉ vì giấy tờ lôi thôi thì phí quá. Cho nên ai cũng sẵn sàng chi cho chúng nó để yên thân. Công việc ở đây bọn con ông cháu cha chia nhau ra bao thầu, còn vài công việc hèn mạt khác bọn nó mới để cho nhân dân. Nhưng cũng không dễ, tao nghe nói chỉ mỗi công việc khuân vác hành lý mà phải đóng đến cả chục cây vàng mới được vào.
Trước đây, Tường nghe nói nhiều đến chuyện này. Chàng nghĩ phép vua thua lệ làng, vào đến đất nước người ta thì phải theo luật lệ của họ mặc dù luật lệ này không hề ghi trong bản Hiến pháp. Nhưng khi đối diện với sự việc, Tường lại cảm thấy bất bình. Cứ đổ đồng mỗi Việt kiều bỏ ra hai chục, mỗi năm có đến vài ba triệu người về, vị chi chúng bỏ túi đến mấy chục triệu đô la một cách vô lối. Tường níu áo bạn:
- Hay là đừng đưa cho bọn nó xem sao! Tất cả Việt kiều đồng lòng thì chúng làm gì được mình.
Quỳ vỗ vai:
- Thôi bố ơi! Cho con xin. Nếu cả đám Việt kiều cứ làm theo lời mày nói thì có thể chúng nó cũng chẳng làm được gì! Làm tình làm tội nhiều quá thì có ma nó về. Mà Việt kiều bọn mày không về thì chúng đói. Nên chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Nhưng sự thật nó có xảy ra như thế đâu. Bao nhiêu năm nay, Việt kiều cứ về dâng tiền để chúng nó sống vương giả. Những người đi sau dù không muốn vẫn phải theo tiền lệ của số người đi trước đã đặt ra. Riêng tao nhiều khi thấy chúng nó vung tiền ăn chơi mà xót ruột. Một đêm chúng nó du hí bằng cả năm lương tài xế của tao. Đồng tiền mình kiếm được đâm ra thấy vô lý, quá vô lý. Nhưng tao bảo mày thêm, ở Việt-nam bây giờ có những chuyện vô lý như thế đó. Còn mày về đây vui chơi thoải mái chứ để chuốc lấy những chuyện bực mình hay sao? Nói nhỏ cho mày biết, mình phải làm xong thủ tục để tao còn dẫn mày đi mấy chỗ du hí. Bảo đảm mới mẻ với mày lắm. Thôi! Nhanh chân lên mày ơi! Đưa ngay đây hai chục.
Tường móc túi đưa cho Quý nắm bạc. Chàng đứng thẫn thờ nhìn số hành khách đang ngóng chờ con dấu của hải quan. Chỉ có một con triện nho nhỏ màu đỏ nhưng rất cần thiết. Điểm đặc biệt mà chàng nhận xét là không có lấy một dân Nam kỳ nào làm việc ở bàn hải quan mà chỉ toàn là thứ Bắc kỳ sau 75 cả. Tường biết thế vì căn cứ vào cái giọng Bắc the thé xói buốt vào óc mà chàng đã nghe gần hai mươi năm về trước. Chàng lặng yên theo dõi đám nhân viên đỡ lấy sổ thông hành và những tờ giấy bạc xanh khéo léo nằm lọt giữa lòng bàn tay của họ một cách thiện nghệ, cứ như nhà ảo thuật đang biểu diễn trên sân khấu.
Thủ tục rồi cũng xong. Quỳ chở Tường trên chiếc xe minivan, nhập vào dòng lưu thông. Lần đầu tiên Tường đặt chân đến thành phố được mang tên là Hòn ngọc Viễn đông nên cái gì chàng cũng thấy lạ. Sinh ra và lớn lên ở tỉnh lỵ, Tường chưa khi nào bước đi xa quá Vũng-tàu. Tính ra Sàigòn chỉ cách nơi chàng ở độ non trăm cây số, thế mà Tường chưa bao giờ có cơ hội nhìn tận mắt thành phố hoa lệ này. Điều làm Tường ngạc nhiên nhất chính là số lượng xe tràn ngập trên đường phố, chạy không theo một luật lệ nào cả. Hệ thống đèn đường chỉ để cho có lệ vì ai cũng hăm hở vọt xe lên trước. Nhìn Quỳ khéo léo lách xe giữa một rừng xe cộ gồm xe hơi, xe gắn máy, xích lô đạp, xe đạp, Tường chép miệng:
- Mày hay quá, tao mà lái thì chắc phải đụng xe đến cả chục lần.
Mắt Quỳ vẫn nhìn về phía đàng trước:
- Lái mãi rồi cũng quen mày ơi! Cả cái Sàigòn này vậy đấy, nhất là đến giờ tan sở thì mạnh ai nấy chạy. Khói phun đến nghẹt thở.
Tường như chợt nhớ ra chuyện gì, hỏi vội:
- Thế mày lên đây bao lâu rồi? Mà mày học lái xe hồi nào vậy?
- Mày đi được một năm thì tao xin làm lơ xe cho ông Bảy, mày còn nhớ ông Bảy ở đầu xóm không? Tao phụ lơ chạy tuyến đường Sàigòn – Vũng-tàu. Chạy được vài năm, ông giao khoán cho tao chạy luôn, chia theo lối tứ lục, nghĩa là ông Bảy sáu phần tao lấy bốn phần. Làm ăn cũng tàm tạm được 5, 6 năm thì cái xe sinh bệnh nhiều quá, ông Bảy không có tiền sửa nên bán lại cho một tay chủ vựa trái cây ở Lái thiêu. Tao đâm ra thất nghiệp. Mãi sau có người giới thiệu cho một công ty tư nhân ở trên này, chuyên chở hàng. Tao dọn về đây đã gần chục năm rồi còn gì.
Tường dò hỏi:
- Thế mày trở thành thổ công rồi chứ gì?
Quỳ hất đầu:
- Sống mãi rồi cũng phải biết. Sư nó! Mày thấy cái Sàigòn này đâu có xa quê mình bao nhiêu, thế mà trước đây tao với mày cứ mù tịt.
Bỗng Quỳ đập tay chàng:
- Mày thấy chiếc Mercedes màu huyết dụ đàng trước không?
Tường lách đầu cố nhìn theo ngón tay của Quỳ:
- Ừ! Sao?
- Ở bên mày, giá độ chừng giá bao nhiêu?
- Khoảng bảy chục!
Giọng Quỳ sôi nổi:
- Mày thấy đó, khi nhập cảng vào Việt nam mày biết nó đánh thuế bao nhiêu không? Gấp ba lần, nghĩa là chiếc xế đó trên dưới hai trăm nghìn. Hai trăm nghìn đô, chứ không phải hai trăm nghìn tiền nhà nước đâu nghe. Vậy mà chúng nó vẫn ung dung lái đi giữa đường phố đầy những kẻ bần cùng. Mày thấy có chướng mắt không? Lương tháng của tao thuộc loại khá tính ra khoảng năm chục đô, cũng chưa đáng được rờ đến cái nước sơn bóng lưỡng của nó.
Chưa bao giờ chàng nghe giọng thằng bạn hằn học đến thế:
- Như tao nói với mày lúc nãy, số tiền mình làm ra thấy quá nhỏ nhoi và vô lý lắm, mặc dù cũng phải đổ hết mồ hôi mới kiếm được. Nên làm bao nhiêu tao ăn xài đến hết thì thôi. Để dành làm quái gì cho khổ lấy tấm thân.
Tường phân trần:
- Tao thấy đường phố buôn bán sầm uất đấy chứ! Nhà nước cho dân chúng làm ăn có đồng ra đồng vào kể cũng được.
Quỳ bĩu môi:
- Chỉ là bề mặt thôi mày ơi! Không cần bước ra ngoại ô cho xa xôi, mày cứ sang đến quận bốn, trong khu lao động ở bên kia cầu Calmette là thấy ngay sự nghèo đói của đại đa số tầng lớp dân chúng. Về đến Phước-tỉnh, quê của tao và mày, trông lại càng xác xơ hơn. Mai mày về rồi thấy tận mắt cái điêu tàn đến cùng cực của xóm làng. Cho nên không bao giờ tao ở lại đó quá hai ngày. Chán lắm mày ơi! Bạn bè ly tán mỗi đứa một phương, những đứa còn lại thì quần quật với ngày hai bữa cơm là đã hết giờ, chẳng rảnh rỗi một chút nào, lấy đâu có thì giờ với bạn bè. Vì vậy, về thăm gia đình chỉ thoáng cái là tao lại vọt lên trên này. Ông bà già chưởi quá nhưng đành chịu. Hơn nữa, cái thân quen của Sàigòn nó gắn bó với cuộc sống của tao quá rồi, như tình nhân.
Tường ngậm ngùi:
- Vậy mà đã gần hai mươi năm. Vật đổi sao dời. Nhiều lúc tao cũng không nghĩ là mình sống ở Mỹ. Đôi khi tao lại có ý định muốn về lại nơi chốn cũ, sống gần mày, gần gia đình.
Quỳ chép miệng:
- Thôi! Đừng dại, cứ ở bên đó đi. Xa quê hương nhớ mẹ hiền thì được nhưng nhớ đừng bao giờ dại dột về sống với chúng nó. Khối tay trí thức ở nước ngoài bị bọn cộng sản lừa như con nít. Cả đời tao, chỉ có mỗi cái bằng lái xe mà sao tao lại hiểu cái nguyên lý đơn giản đó, sao mấy tay bằng cấp đầy mình mà vẫn bị chúng nó lừa thì quả thật nhiều lúc tao không hiểu được. Học lên đến đó thì đầu óc phải thông minh chứ, phải không mày? Cái lạ là chúng nó đâu phải mới lừa người ta mới đây đâu, ông già tao nói nó lừa cả thế giới từ ngày cách mạng bên Nga thành công. Vậy mà đến giờ này vẫn có người tin thì kể cũng lạ thật.
Đột nhiên, Quỳ đổi đề tài:
- Mày về chơi mà tao chỉ nói toàn chuyện buồn. Bỏ qua mấy chuyện đó đi, tắm rửa xong tao dẫn mày đến chỗ này, không chê được. Ở Mỹ chưa chắc mày đã được hưởng những giây phút thần tiên như thế đâu!
Tường quay sang người bạn:
- Úp mở hoài! Từ nãy giờ mày nói đã hai ba lần rồi mà tao cũng chưa đoán được. Cái gì nói cho tao nghe coi!
Quỳ xua tay:
- Không… không! Tao chở mày đến đó rồi biết. Bây giờ về nhà tắm rửa, ăn uống chút đỉnh. Đợi sẩm sẩm tối rồi tao mày đi.
Căn gác trọ của Quỳ nằm phía trong hẻm. Quỳ phải gởi tạm chiếc xe ở căn nhà đầu ngõ. Bóng đêm vừa đổ xuống thì Sàigòn vươn lên rực rỡ với muôn ánh đèn màu. Quỳ mượn được chiếc xe Dream và chở Tường đến một ngôi nhà lầu ba tầng. Ngọn đèn néon màu chiếu sáng rực vào tấm biển đề chữ Massage, Steam Bath. Bây giờ Tường mới vỡ lẽ:
- À! Thì ra là tắm hơi đấm bóp.
Quỳ xuống xe, lắc đầu:
- Ê! Đây không phải là tiệm đấm bóp tắm hơi như mày tưởng đâu nhé. Nó được mệnh danh là nơi trị liệu vật lý (physical therapy). Mày vào đây tao giới thiệu cho một em không chê được. Bàn tay em đưa đến đâu, người mày cứ dãn ra đến đó.
Quỳ đẩy cửa bước vào. Hai ngọn đèn chiếu hắt từ trên trần xuống vừa đủ sáng thấy rõ mặt người. Chiếc quầy cao vừa tầm người đứng che khuất người đàn bà ngồi dán mắt vào chiếc TiVi nhỏ để trên bàn. Vừa thấy khách, người đàn bà vặn nhỏ âm thanh và ngẩng mặt lên. Quỳ lên tiếng trước:
- Chào chị! Cho tôi hai vé.
Giọng người đàn bà reo vui, chứng tỏ Quỳ là khách hàng quen biết:
- Lâu quá không thấy chú. Bận làm ăn hả?
Hỏi thăm nhưng không cần Quỳ trả lời vì người đàn bà bận rộn bới đống giấy tờ và những con số được ghi vội vào sổ. Những câu hỏi thăm cho có lệ, hoàn toàn mang tính chất xã giao chứ không có sự quan tâm thành thật của người hỏi. Quỳ chồm người lên:
- Liên hôm nay có làm không chị?
Vẫn lúi húi với công việc, người đàn bà nói vọng lên:
- Có, nhưng đang bận khách. Để chị gọi lên cho nó.
- Không phải cho em đâu chị. Có người bạn xa mới về chơi, nhờ Liên săn sóc dùm.
- Việt kiều hả?
- Ừ! Nhưng còn nhát lắm.
Tường nhột nhạt cả thân người khi nghe thằng bạn nói đến chàng. Thật sự Tường không rành rẽ về chuyện này. Thằng bạn sau bao nhiêu năm sống ở đây đã vượt xa chàng về các món ăn chơi. Tường cố làm ra vẻ bình thản, rút tiền đưa cho Quỳ, phớt lờ tia nhìn xoi mói đầy vẻ tò mò của người đàn bà. Nhận tiền xong, người đàn bà trao cho Quỳ hai chiếc chìa khóa. Quỳ dẫn Tường tiến về phía cầu thang nằm khuất ở phía sau quầy hàng. Tường tò mò:
- Giá mỗi vé bao nhiêu?
- Thường thì tám chục nghìn. Xộp hơn, cỡ em Liên, mình phải trả trăm mốt.
Chàng hạ thấp giọng:
- Chìa khoá phòng hả?
- Không, đây là chìa khoá tủ để cất quần áo. Mình lên đây tắm hơi đã, xong vào phòng đợi. Tao nhường cho mày em Liên. Tao chịu em nhất. Mấy lần tao gạ đi chơi mà nhất định em từ chối, chỉ đấm bóp thôi, chứ không tiến xa hơn.
Chàng và Quỳ thay quần áo, cả người chỉ khoác mỗi chiếc khăn lông trắng. Tường lớ ngớ vì lần đầu không biết diễn tiến như thế nào. Quỳ dặn dò:
- Tắm hơi xong, mày cứ vào phòng đợi. Liên nó đến đấm bóp cho mày dãn gân dãn cốt.
Mồ hôi nhễ nhãi khi bước ra khỏi phòng tắm hơi, Tường mở cửa tiến vào căn phòng nhỏ hẹp quét vôi trắng lốm đốm vết loang lổ vì thấm nước mưa. Chiễm chệ giữa căn phòng là chiếc bàn dài có phủ tấm khăn trắng tinh, vẫn còn hằn nếp gấp. Một chiếc bàn đêm thấp lè tè kê sát góc tường, phía trên có mấy chai nhựa mà Tường chẳng buồn xem chúng đựng những gì. Tường hồi hộp nằm ngửa trên chiếc bàn dài, hai tay gối đầu, nhìn mông lung lên trần. Chiếc quạt trần thổi xoay tròn những luồng hơi hâm hẩm toát ra từ bốn bức tường được hun nóng qua một ngày nắng gắt. Tường còn nhìn thấy những mảng vôi vỡ treo lơ lửng đang đập chập chờn theo sức thổi của cánh quạt. Chàng nằm yên vị, đầu óc rỗng tuếch, chỉ còn cái cảm giác lo lo của người mới phiêu lưu vào vùng đất hoang vu chưa bao giờ đặt chân đến. Mãi lúc sau, có người con gái đẩy cửa bước vào. Tường ngồi bật dậy.
- Anh cứ nằm tự nhiên.
Người con gái lên tiếng trước. Chàng ngượng ngùng nằm xuống, khoanh tay phía trước ngực nhìn thẳng vào khuôn mặt xương xương có đôi mắt đen láy và nụ cười tươi của cô gái.
- Em… Liên. Em có nghe anh Quỳ giới thiệu anh là Việt kiều?
- Vâng!
- Anh nằm sấp lại đi!
Tường xoay người nằm sấp, hai tay kê lên má nhìn nghiêng về phía cô gái. Nàng xoa xoa hai bàn tay vào nhau và bắt đầu múa lượn đôi tay trên tấm lưng trần của chàng.
- Anh về chơi lâu không?
- Cũng vài tuần cô ạ!
- Kêu em tên được rồi.
- Cám ơn cô.
- Anh mới về lần đầu hả?
- Vâng, lần đầu!
- Thế anh với anh Quỳ quen nhau thế nào?
- Nó với tôi là bạn từ thuở nhỏ. Nhà ở gần nhau, học chung trường với nhau. Thân lắm!
- Kiếm được người bạn thân cũng không phải dễ đâu anh.
- Vâng, quen thì quen nhiều nhưng tôi chỉ thân mỗi nó.
- Thế anh xa nhà lâu chưa?
- Cũng khoảng mười tám năm.
- Ồ! Vậy thì hai anh tha hồ mà nói chuyện. Mười tám năm có biết bao nhiêu chuyện để nói.
- Vâng, chỉ nghe chuyện nó kể về thành phố này cũng đã hết giờ rồi, còn thì giờ đâu để nghe tôi nữa.
Giọng của Liên trầm hẳn xuống:
- Chuyện thành phố này thì có gì mà nói đâu anh. Quanh quẩn cũng chuyện buôn bán, lừa lọc, kiếm sống, ăn chơi, xa hoa và… đấm bóp như em thôi.
Bàn tay của Liên lần xuống phía dưới chân. Từng thớ thịt trong người chàng dãn ra cho máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản. Chưa bao giờ Tường cảm thấy sảng khoái, dễ chịu đến thế. Liên vỗ nhẹ vào vai Tường:
- Xoay người lại đi anh.
Tường xoay người. Bây giờ chàng mới có dịp nhìn thẳng vào khuôn mặt Liên. Mái tóc dài chấm vai làm Liên hơi vướng trong công việc. Lâu lâu nàng lại lấy tay vuốt vội mớ tóc rũ vào phía sau tai. Khuôn mặt thuôn thuôn của Liên điểm đôi mắt đen nhung nổi bật ngay dưới vầng trán cao, rộng. Sống mũi nàng thanh nằm cân đối trên đôi môi luôn nở một nụ cười, khoe đôi hàm răng trắng nhỏ, xếp đều đặn như thợ nề lát gạch. Vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát đầy quyến rũ của Liên làm Tường hơi chạnh lòng nghĩ đến công việc không xứng đáng với nàng.
- Liên làm nghề này bao lâu rồi?
Liên liếc nhanh về phía chàng, rồi nhìn lại đôi tay:
- Anh tính điều tra hay sao đây? Nói đùa chơi! Em làm cũng đã hơn hai năm.
- Trông Liên còn trẻ lắm. Chắc mới trên hai mươi?
- Nghe nói ở Âu Mỹ người ta lịch sự không bao giờ hỏi tuổi phụ nữ cả. Anh lại không giữ lịch sự tối thiểu đó với em. Hay là anh nghĩ em làm nghề này nên không cần giữ lịch sự?
Tường không ngờ Liên lại hỏi vặn chàng như thế, giọng chàng trở nên ú ớ:
- Không… không! Tôi không có ý gì cả. Chỉ vì thấy Liên trẻ quá nên tôi buột miệng hỏi, vậy thôi! Xin lỗi Liên.
- Lỗi phải gì. Anh muốn biết cũng được. Tuổi của em thì không có gì bí mật cả. Nhưng anh cũng phải cho em biết tuổi của anh nhen.
Rồi không đợi Tường có đồng ý hay không, Liên tiếp tục:
- Em hai mươi bốn! Thế còn anh?
Tường thở ra một hơi dài, nhẹ nhõm:
- Tôi ba mươi ba.
Bàn tay điệu nghệ của Liên vẫn thoăn thoắt trên thân hình Tường mà bây giờ chàng cảm thấy chút ngường ngượng khi phơi trần tấm thân trước mặt Liên. Riêng nàng vẫn không chú ý gì đến sự thay đổi trên nét mặt của Tường. Liên hỏi:
- Anh có tính đi chơi đâu không?
- Tôi cũng định đi đây đó cho biết nhưng phải về thăm nhà đã.
- Thế gia đình anh không ở Sàigòn à?
- Không! Nhà tôi ở Phước-tỉnh. Tôi chưa bao giờ biết Sàigòn cả. Đây là lần đầu tiên đặt chân lên thành phố này.
- Vậy à! Ở Mỹ, anh đã bao giờ đi đấm bóp chưa?
Tường ngập ngừng:
- Thú thật với Liên, đây là… lần đầu tiên. Thằng Quỳ nó dẫn tôi đi chứ tôi nào biết gì!
Liên ngừng tay, giọng ngạc nhiên:
- Anh lạ lắm nghen! Em cũng lần đầu tiên gặp một Việt kiều như anh. Cái gì cũng lần đầu cả. Thành phố này lần đầu. Đấm bóp cũng lần đầu. Mấy tay Việt kiều kia ông nào cũng tỏ ra thành thạo trong việc ăn chơi. Không biết ở nước ngoài làm gì nhưng về nước thì tỏ ra vẻ sành sõi lắm. Cám ơn anh đã thành thật với em. Vì theo em, khi thành thật với người đối diện là mình tỏ thái độ tôn trọng người đó.
Tường không ngờ Liên lại có những nhận định chín chắn đến thế. Chàng ngạc nhiên thật sự. Lòng chàng đã nhuốm lên chút cảm tình với người con gái có đôi bàn tay điêu luyện này.
- Có gì mà cám ơn. Tính tôi xưa nay vẫn vậy… Đối với người khác tôi cũng nói như thế thôi.
Rồi cả hai im bặt. Liên chăm chú vào công việc của người bán nghệ thuật bằng đôi tay trần. Bỗng nhiên chàng thấy hơi ngợp khi luồng gió từ trên trần thổi hắt vào mặt chàng. Tường nghiêng mặt qua một bên vừa lúc Liên đứng ngay ngang vai chàng. Một mùi thơm thoảng nhẹ vào mũi chàng, không biết là mùi nước hoa hay mùi da thịt của kiều nữ. Chàng thoáng thấy vết hằn của chiếc quần lót mà Tường đoán mảnh trước và mảnh sau được nối bằng một sợi giây nhỏ xíu, chỉ bứt nhẹ là đứt. Vừa nghĩ đến đó là mặt Tường đã đỏ bừng. Chàng có cảm tưởng là Liên đã đọc được những ý nghĩ lẩn quẩn trong đầu chàng. Cái cảm giác ngượng ngùng lúc đầu bây giờ trở lại làm chàng chỉ mong Liên sớm chấm dứt công việc.
Đột nhiên, Liên lên tiếng:
- Em có đề nghị này. Nếu anh muốn, em xin làm hướng dẫn viên cho anh. Em ở thành phố này đã được sáu năm rồi, đủ để đưa anh đi đây đi đó. Nhưng không biết có phiền gì anh Quỳ hay không?
Tường ngồi bật dậy, giọng thành thật:
- Ồ! Thế thì tốt quá! Tôi và nó còn rất nhiều thì giờ gặp nhau. Được Liên hướng dẫn thật là may mắn. Nhưng công việc làm ở đây thì sao?
- Không sao, anh chịu chi chút đỉnh thì bà chủ cũng bằng lòng.
- Bao nhiêu thì được hở Liên?
Liên ngồi xuống trên chiếc bàn dài, cạnh Tường:
- Chừng mười lăm đô thì vừa! Riêng em, anh muốn cho bao nhiêu cũng được.
Tường thòng chân xuống đất, đứng đối diện với Liên:
- Tôi không muốn Liên bị thiệt thòi. Hơn nữa, còn công Liên dẫn tôi đi chơi nữa chứ?
- Em tình nguyện dẫn anh đi chứ anh đâu thuê mướn gì em. Xem như em nghỉ một ngày để đi chơi với anh, cũng vui vậy.
- Thôi! Để tôi tính thế này, tôi gởi Liên gấp đôi số tiền tôi trả cho bà chủ. Liên đừng nghĩ gì về tiền công, cứ xem là món quà kỷ niệm lần gặp gỡ.
Liên nhoẻn miệng cười:
- Cám ơn anh nhiều lắm. Ngày mai em nói anh Quỳ đưa anh đến đây rồi anh em mình đi. Thành phố này có rất nhiều phương tiện di chuyển, anh đừng lo.
Trên đường về nhà, Tường mới bật mí cho thằng bạn biết là phải đình hoãn chuyến đi Phước-tỉnh ngày mai vì chàng muốn ở lại Sàigòn đi chơi với Liên một ngày. Quỳ phá lên cười nắc nẻ:
- Tao đã đoán là em sẽ chịu đèn mày. Gặp Việt kiều ngơ ngơ như mày những em già dặn đều muốn lăn xả vào để lợi dụng. Tao ở đây tán em gãy cả lưỡi mà em có chịu đi chơi với tao lần nào đâu. Nhưng nhớ này, chi cho nó vừa phải thôi để bà già mày ở dưới quê còn chút cháo.
Tường phân bua:
- Tao chẳng thấy Liên có ý định moi tiền gì cả. Đành rằng Liên có đề nghị nhưng tao vẫn cảm thấy được những ý thành thật của nàng.
Quỳ vẫn giữ lập trường:
- Cái hay của các em là ở chỗ đó. Lộng giả thành chân là nghề của các em mà.
Rồi Quỳ đọc bốn câu thơ truyền khẩu trong nhân gian, giọng diễu cợt:
Việt gian, Việt cộng, Việt kiều,
Trong ba Việt ấy em yêu Việt nào
Em xin thưa với đồng bào,
Trong ba Việt ấy, Việt kiều em yêu
Tường không buồn cãi với Quỳ. Những người sống trong một xã hội đầy dẫy những lừa đảo dĩ nhiên họ luôn luôn bảo thủ, thận trọng đến đa nghi. Xã hội này vốn đã từng xây dựng trên căn bản lọc lừa thì chàng cũng không trách những người như Quỳ luôn sống trong sự hoài nghi. Họ hoài nghi ngay cả những truyền thống, chân lý đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ngày hôm sau, Tường đến đón Liên ở tiệm đấm bóp. Nàng mặc chiếc quần din màu xanh đậm bó sát người, áo sơ mi trắng hở nút cổ, không sâu lắm nhưng cũng đủ phô trương sức nẩy nở toàn diện trên thân hình nhìn khá mảnh dẻ. Trông nàng khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống ở tuổi thiếu nữ đương xuân. Sau khi sòng phẳng với bà chủ tiệm, Liên gọi ngay một chiếc xe xích lô đạp chở ngay đến chợ Bến-thành ăn bún ốc.
Trong khung cảnh ồn ào của khu chợ buổi sáng, Tường chăm chú vào tô bún ốc đang bốc khói có váng ớt đỏ au nổi lên mặt trộn lẫn với những cọng hành ngò xanh tươi được trồng trọt trên những miếng đất màu mỡ ven thành phố. Nước bún trong veo đượm vị ngọt từ những nồi xương hầm tốn nhiều củi lửa. Miếng thịt ốc bưu dai vừa miệng nhai, tan ra hoà với cọng bún mềm nuốt vào nghe ngọt đến tận đáy dạ dày. Rời chợ Bến-thành, Liên đưa chàng đi đến lăng Lê văn Duyệt để xin xăm. Quỳ ngay giữa chính điện nghi ngút khói hương, Liên lâm râm khấn vái rồi đổ một thẻ xăm. Lúc nào cũng có một thầy ngồi bên hông lăng để đoán tình duyên, gia đạo qua thẻ xâm mà khách đưa đến. Tường có nghe nói tục lệ này thường xảy ra vào dịp Tết, chàng lại không ngờ dân chúng xin xăm suốt năm. Trong cuộc sống vốn nhiều bấp bênh, con người thường dựa vào một lực siêu hình nào đó để có tự tin, tiếp tục sống.
Xế trưa, trời Sàigòn nóng như cả thành phố bị nấu trong vạc dầu. Liên rủ chàng:
- Thôi, ghé chỗ này với em. Phòng máy lạnh thoải mái lắm.
Rồi nàng bảo xích lô đưa đến một ngôi nhà lầu hai tầng sơn màu xanh nhạt trên đường Nguyễn thiện Thuật. Xuống xe, Liên dẫn chàng xăm xăm mở cửa. Khung cảnh ở đây gần giống như chỗ chàng đấm bóp tối hôm qua. Lối trang trí bày biện gần như một khách sạn hạng trung bình. Liên cất tiếng chào:
- Cho em một phòng đi chị.
Người đàn bà đon đả:
- Máy lạnh không?
- Có chớ. Bởi vậy trưa nóng em mới tạt vào đây. Chị pha cho em hai ly trái cây luôn nghe.
- Nếu vậy vào phòng cũ đi.
Liên lại dẫn chàng đi qua một dãy hành lang hẹp, có chia từng phòng với cánh cửa đóng im ỉm. Theo mẩu đối thoại vừa rồi thì rõ ràng Liên không xa lạ gì với ngôi nhà này, nếu không nói là rất quen thuộc. Bởi thế, người đàn bà không cần chỉ căn phòng cho Liên. Chàng nghĩ có thể ngoài nghề đấm bóp ra, Liên còn bán thân để kiếm sống nữa. Trong lòng Tường lại dâng lên một nỗi u hoài về người thiếu nữ mới quen có quá nhiều bí mật trong cuộc đời.
Liên khóa trái cửa rồi ngồi phịch ngay xuống giường, vẻ mệt nhọc:
- Nằm xuống đây cho khỏe đi anh. Lát nữa chị ấy sẽ mang nước giải khát vô.
Chàng nằm uống bên cạnh Liên:
- Nhà Liên ở đâu?
- Em giống anh, ở tạm Sàigòn thôi. Nhà em mãi tận Mỹ-Tho kìa.
- Thế hai bác vẫn khoẻ chứ?
- Cám ơn anh! Em chỉ còn mẹ và một thằng em 12 tuổi, còn ba em mất rồi.
Tường thở dài:
- Xin lỗi Liên. Ba anh cũng mất khi anh còn nhỏ. Trong tâm trí anh không có một hình ảnh nào của ba anh cả ngoài một vài tấm hình mà mẹ anh còn giữ lại.
- Em thì khác. Ba em mất lúc em mới trên mười tuổi nhưng cũng chẳng có kỷ niệm nào đáng ghi nhớ. Lúc em chưa đầy một tuổi thì ba em bị đi cải tạo. Mãi hơn mười năm sau ba em mới trở về. Em vẫn còn nhớ khuôn mặt xương xương và thân hình tiều tuỵ của ổng. Được vài năm thì ba em lâm bệnh chết khi thằng em trai của em chưa đầy ba tuổi. Mẹ em tần tảo nuôi hai chị em cho đến khi em tốt nghiệp trung học. Mẹ em phần buôn bán nuôi con, phần thương nhớ ba em nên cũng đau ốm suy nhược. Em quyết định bỏ học luôn để phụ giúp với mẹ.
- Anh hiểu, gặp hoàn cảnh đó thì ai cũng hành xử như Liên. Anh cũng thế, vài năm sau ngày mất nước, anh cũng phải bỏ học để đỡ cho mẹ anh một tay.
Liên thở dài não nuột:
- Nhưng anh lại may mắn hơn, qua đến Mỹ và tiếp tục được việc học. Em thì vô phương. Ở cái xã hội này, có dính chút lý lịch thì không bao giờ ngóc đầu dậy được, cho dù học giỏi đến thế nào đi nữa. Anh biết không? Em là một trong năm học sinh giỏi toán nhất ở Mỹ-tho, vậy mà không thể ghi tên ở một Đại-học nào cả. Họ không nhận, viện đủ mọi lý do...
Có tiếng gõ cửa. Liên bước ra và mang vào hai ly trái cây xay, lạnh mát cả tay.
- Thế Liên lên Sàigòn làm nghề này liền à?
- Không anh. Đầu tiên em vào làm ở một xưởng may mặc. Lương cũng tương đối. Tiện tặn đôi chút thì gia đình em ở dưới quê cũng có chút đỉnh. Rồi định mệnh đưa đẩy khiến em nhảy qua cái nghề đấm bóp.
Chàng không dám đi sâu vào đời tư của Liên nhưng vẫn tò mò muốn biết định mệnh nào đã đẩy Liên vào công việc này.
- Có thể là nghề đấm bóp kiếm được nhiều tiền hơn nhưng, xin lỗi Liên anh hơi tò mò, Liên không thể kiếm được một việc nào đó phù hợp với khả năng của Liên ư? Đành rằng nghề nào cũng là nghề, mỗi người có một hoàn cảnh riêng anh không dám xét đoán nhưng anh thấy Liên làm nghề này không hợp một chút nào cả.
Liên mỉm cười:
- Sao lại không hợp! Anh thấy em đấm bóp cho anh hôm qua được không? Nghề nào cũng có cái khó khăn riêng. Em học được cái bí quyết của nó để kiếm sống và giúp gia đình...
- Đành vậy, nhưng anh nghĩ Liên vẫn có thể theo đuổi một nghề nào đó khác hơn nghề này?
Nàng hôn lên môi Tường:
- Chọc anh chút mà! Em biết nhưng có những chuyện em không tiện nói ra, sợ... anh hiểu lầm.
Tường nhỏm người dậy, chống tay lên cằm nhìn thẳng vào mắt Liên:
- Có gì mà hiểu lầm. Anh xem Liên như một người bạn nhưng nếu Liên thấy không tiện nói ra thì thôi.
Liên trầm ngâm không nói gì. Một lúc sau, nàng chậm rãi:
- Em quý anh là người thành thật. Hôm nay đi chơi rồi nằm tâm sự vụn với anh, lâu lắm em mới hưởng được một ngày thật bằng lòng. Cả một chuỗi đời của em, toàn những chuyện buồn. Anh xem, mới hai mươi bốn tuổi mà cuộc đời em quá nhiều gian truân. Khóc thì em cũng khóc nhiều rồi, đến một lúc nào đó thì lòng mình chai đá hẳn. Nhiều khi bị vùi dập quá, em muốn tìm lại một giọt nước mắt ngày xưa, khóc để tìm một chút thanh thản trong tâm hồn, nhưng không được anh ơi! Anh còn nhớ câu hát... khóc cho vơi đi những nhục hình... không? Có gặp những đau khổ như em rồi anh mới thấy thèm khóc, mới thấy nước mắt thật quý. Xã hội này không những chà đạp lên mọi giá trị của con người nhưng còn làm cạn khô nước mắt của lòng người nữa. Em không muốn kể lại cuộc đời em vì em sợ anh nghĩ em bịa chuyện, hơn nữa chuyện buồn của mình sao bắt người khác phải nghe. Anh về thăm nhà vui chơi thoải mái chớ chuốc lấy những phiền muộn làm gì!
Tường hôn lên bàn tay Liên, giọng nhỏ nhẹ:
- Anh đang nghe Liên đây.
Liên quay mặt lại nhìn sâu vào mắt Tường. Mái tóc đen tuyền rải xõa trên mặt gối trắng tinh chạy viền theo khuôn mặt đẹp dịu hiền của Liên. Chưa bao giờ chàng được ngắm một nét đẹp hiền hoà, thanh tú trong ánh mắt gần gũi đến thế. Giọng của Liên đều đều:
- Như em đã nói, em lên Sàigòn ở trọ nhà bà bác và đi làm trong một công ty cắt may xuất khẩu. Tiện tặn ra thì cũng dành dụm được chút đỉnh để gởi về cho gia đình. Cách đây hơn hai năm, mẹ em bỗng ngã bệnh nặng, cần phải có tiền để chạy chữa thuốc thang. Sồ tiền dành dụm bấy lâu nay dần dần hết sạch. Em túng quẫn quá, không biết xoay xở thế nào thì một người bạn trong sở làm giới thiệu em, qua một bà tú trung gian, cho một thương gia Việt kiều. Ông này ra giá mua trinh tiết của em với giá một nghìn đô la. Em bằng lòng ngay không cần suy nghĩ. May mắn với số tiền đó, thuốc thang một thời gian thì mẹ em khỏi bệnh. Mẹ em có thắc mắc về số tiền quá lớn, em chỉ nói vay mượn của bạn bè và em sẽ trả dần cho họ. Đến bây giờ, mỗi khi suy nghĩ lại, em vẫn không có gì tiếc nuối khi bán đi trinh tiết để một lần báo hiếu cho cha mẹ. Rồi từ đó, em sống buông thả, ngay cả việc bán thân để kiếm tiền…
Tường ngắt lời, ôm lấy Liên:
- Liên ơi! Sự hy sinh của Liên cao thượng quá. Trinh tiết chỉ là một biểu tượng cho tâm hồn của người con gái. Đối với anh, Liên vẫn trinh trắng như bao thiếu nữ khác, đâu đến nỗi mà Liên phải chọn nếp sống này.
- Cám ơn anh. Anh nói vậy em nghe mát dạ lắm rồi. Còn những điều khác có thể anh không bao giờ hiểu được em đâu! Thôi, bỏ chuyện đó đi anh. Một ngày sắp hết rồi, anh với em đâu còn thì giờ bao nhiêu nữa.
Tường giữ khuôn mặt của Liên bằng cả hai tay, đắm đuối nhìn nàng. Chàng nghiêng đầu hôn lên đôi môi mọng đỏ. Liên siết chặt người chàng, ngửa mặt nhận nụ hôn. Cả người Liên thoang thoảng hương thơm làm Tường ngây ngất. Người chàng rạo rực, nỗi thèm khát dâng lên cuồn cuộn. Đúng lúc Tường chuẩn bị dìu Liên lên đỉnh Vu sơn thì nàng giữ chàng lại:
- Đừng… anh!
- Anh muốn…
- Em biết, nhưng đừng…
- Sao vậy???
Liên bẽn lẽn:
- Em đang “bị” mà…
Tường nằm vật ra giường thở một hơi dài. Thân thể chàng đang nóng hừng hực bỗng nhiên nguội lạnh như bị vớt ra từ thùng nước đá. Chàng nằm yên, ngửa mặt nhìn trần không nói một lời nào. Nằm bên cạnh, Liên gục đầu vào vai chàng, hôn nhẹ lên cổ, bàn tay nàng vờn suốt vùng ngực trần của Tường. Nàng rướn người, nằm trườn lên ngực Tường, hôn phớt lên môi chàng. Tường hờ hững đáp trả vì lòng chàng đã dịu hẳn. Giọng Liên thoảng nhẹ bên tai:
- Khi nào anh quay trở lại thành phố này?
Thoáng trong câu hỏi, Tường nghe có chút bùi ngùi, luyến tiếc. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chưa đến hơn một ngày nhưng để lại trong chàng những ấn tượng khó phai. Tường hình dung đến những liên hệ ràng buộc mơ hồ nào đó mà định mệnh của hai người đã gắn bó. Mai đây, khi trở về ở phía bên kia nửa quả điạ cầu, chàng lại vùi đầu vào công việc thường ngày; trong khi Liên vẫn bôn ba kiếm sống với đôi bàn tay xoa bóp trên thân thể của những người đàn ông lạ. Đôi bàn tay đó đáng lẽ cầm được chiếc bút, vùi đầu vào đống sách vở mang trí tuệ để giúp ích cho đời thì quý biết bao! Bỗng dưng chàng cảm thấy xót thương cho số phận những nàng Kiều thời đại. Bao giờ mới hết thấy những cô gái vì sinh nhai đã phải lăn lộn trên vỉa hè đón khách mỗi đêm, sương ướt đẫm vai áo? Trong những cơn mưa tầm tã, che núp dưới hàng hiên, lo lắng vì một đêm ế khách, không mang được tiền về để giúp cha mẹ thuốc thang? Ôi! Sao thế gian có nhiều chuyện buồn quá?
- Có lẽ anh trở lại một ngày trước khi bay về Mỹ. Lúc đó anh mong là gặp lại Liên.
- Em cũng rất mong gặp lại anh!
Lại có tiếng gõ cửa. Liên bước xuống giường tiến về phía cửa. Nằm lại một mình trong phòng, Tường suy nghĩ mãi về thân phận con gái của Liên, trôi nổi, thăng trầm trên tuổi đời mới hai mươi bốn. Trong xã hội này, còn biết bao nhiêu cô gái long đong như Liên phải quăng mình vào chốn trụy lạc để kiếm sống. Tường mải suy nghĩ không để ý đến Liên, mà bây giờ, nàng đã bước hẳn ra ngoài phòng. Chàng cũng không nghe được mẩu đối thoại giữa Liên và chị chủ nhà ở phía bên ngoài cánh cửa:
- Em rảnh không, tiếp khách dùm chị đi.
- Phải Việt kiều không?
Người đàn bà nhỏ giọng:
- Đúng mà! Nhìn cái tướng là chị biết ngay. Hơn nữa, chả xài toàn tiền đô không hà?
- Em không cần biết chả xài tiền gì! Sòng phẳng là được! Nhưng phải là Việt kiều em mới tiếp.
- Chả chìa cái giấy thông hành to chành bành làm sao chị lầm được.
- Vậy thì nói chả đi đâu rồi độ tiếng đồng hồ nữa quay lại đây. Em tiễn người bạn về rồi gọi xe lại chị ngay.
Trở vào phòng, Liên dục Tường:
- Thôi! Mình đi anh ơi!
Những háo hức trong lòng đã dịu lại. Ngoài kia trời nắng gắt, mặc dù không khí trong phòng mát lạnh nhưng Tường vẫn muốn rời khỏi bốn bức tường tù túng và ngột ngạt. Ra đến ngoài, Liên gọi ngay chiếc xe tắc xi:
- Em đưa anh về nhà anh Quỳ. Em phải đi có việc. Tuần sau trở lại nhớ kiếm em nhen. Em hứa là sẽ chiều anh tất cả.
Trong lòng chàng bỗng dâng nên một nỗi chán nản cùng cực; chán thành phố này, chán tình đời, chán những cô gái buôn hương bán phấn. Tường buông xuôi:
- Ừ! Sao cũng được.
Trước khi đậu xuống đầu hẻm nhà Quỳ, chàng hờ hững hôn Liên, hẹn:
- Tuần sau, anh sẽ đến.
* * *
Về thăm nhà hơn tuần, Tường lại thấy háo hức muốn gặp lại Liên. Trở lại thành phố, chàng hăm hở đến tiệm đấm bóp kiếm Liên. Bà chủ nói nàng không còn làm ở đây nữa. Tường hơi ngạc nhiên và rủ Quỳ đến ngôi nhà lầu hai tầng mà cả hai nằm tâm sự, chị chủ cũng nói là chẳng thấy Liên từ hồi đầu tuần. Bây giờ thì Tường thật sự cuống lên. Cả thành phố khoảng bốn năm triệu người, tìm kiếm một khuôn mặt quen kể như là chuyện đội đá vá trời. Chàng không hiểu tại sao Liên đổi chỗ làm mà không để lại một lời nhắn nào. Tường đã có dự định cho một ngày cuối cùng ở thành phố này bên Liên thật nồng nàn trước khi lên đường trở về Mỹ. Tự nhiên chàng nhớ Liên quay quắt, nhớ đến cô gái có thân hình nhỏ nhắn với những trầm luân. Thành phố đã cuốn hút Liên vào nếp sống hỗn độn, buông thả và nàng bị nhận chìm tan loãng trong cơn lốc xoáy của đời. Còn Quỳ thì cứ gạt đi:
- Có gì mà mày tiếc! Không có nó thì có đứa khác. Để tao kiếm cho mày em khác xịn hơn nhiều. Coi chừng có ngày sẽ chết vì vài ba cái tình cảm vụn vặt đó, nghe mày!
Quỳ không hiểu và cũng chẳng bao giờ hiểu tâm trạng của chàng. Nỗi lòng nàng tâm sự với Tường nào Quỳ có biết; mà cho nó biết thì cũng vậy thôi. Tâm hồn Quỳ cũng dần dần hóa ra chai đá như Liên mất rồi; đúng như lời nàng nói: xã hội này không những chà đạp lên mọi giá trị của con người nhưng còn làm cạn khô nước mắt của lòng người nữa.
…Tường quay trở lại Mỹ đã được vài tuần. Chàng mải vùi đầu vào công việc thường ngày, lâu lâu nhớ lại một ngày ở thành phố với Liên, khẽ thở dài tiếc nuối. Chàng thèm ôm Liên một lần nữa trong vòng tay, để nhớ lại mùi hương quen thuộc vuốt ve khứu giác. Tiếng thở dài của Tường thoạt tiên nghe não nuột, mãi rồi chỉ còn thoáng chút chạnh lòng khi nghĩ đến Liên vì cuộc sống vội vã ở đây, phải lao theo nhịp độ của dòng đời. Cho đến một hôm, Tường tình cờ đọc được một bản tin trích báo trong nước đăng trên tờ nhật báo địa phương:
CUỘC TRẢ THÙ KHỦNG KHIẾP
Ngày hôm qua, 2/9/19.., công an quận hai phối hợp với sở công an thành đã càn quét một số cơ sở mãi dâm trong chiến dịch “làm đẹp thành phố”. Trong đợt này, khoảng 50 chị em ta bị bắt giữ và sẽ bị truy tố ra tòa vì tội bán dâm bất hợp pháp. Trong khi đi cung để ghi vào hồ sơ, Lê thị Bạch Liên đã khai báo với công an về tình trạng của thị như sau:
Theo lời thị khai báo thì thị đã sinh sống ở Sàigòn được hơn sáu năm. Thuở mới lên Sàigòn, thị làm việc tại một xưởng may mặc xuất khẩu nhưng sau đó ít lâu vì thiếu tiền thuốc thang cho mẹ đau yếu nên thị đã bán trinh cho một thương gia Việt kiều. Sau đó ít lâu, thị tình cờ đi thử máu tại bệnh viện Da Liễu và khám phá ra thị bị mắc bệnh SIDA, hay còn được gọi là AIDS. Lúc đó vì hệ thống quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo nên những thành phần mắc bệnh SIDA chưa bị cô lập để chữa trị. Vì thế thị đã thoát ra ngoài xã hội. Vẫn theo lời thị, thị đã tuyệt vọng và đâm ra căm thù đời. Từ đó, thị chọn Việt kiều làm đối tượng để trả thù vì chính Việt kiều đã truyền bệnh cho thị. Cuộc gài bẫy thường bắt đầu từ những tụ điểm đấm bóp. Thị có nhan sắc và giọng nói truyền cảm nên khó có ai cưỡng lại được sự quyến rũ của thị. Rồi thị mang con mồi đến một địa điểm khác ở quận hai và gieo bệnh. Trong vòng hơn hai năm, thị kể là đã gieo bệnh cho khoảng trên dưới hai trăm Việt kiều. Cũng theo lời thị, trong suốt thời gian hận thù truyền bệnh, chỉ có một lần duy nhất thị “tha” cho một Việt kiều vì tính thành thật của anh ta. Được hỏi tại sao thị lại tự nguyện khai hết như thế? Thị nói là lần gặp gỡ với anh Việt kiều đó đã gieo vào tâm hồn thị một chút tình người, tuy nhỏ nhoi nhưng đẹp và thơ mộng…
Một luồng hơi lạnh chạy dài dọc theo sống lưng của Tường. Tim chàng đập cuồng loạn. Tường rùng mình. Chàng có cảm giác như máu đã đông cứng, không lưu thông được nữa. Bắp chân Tường tê nhức vì đứng lâu không cử động. Chàng đọc lại bài báo một lần nữa, rồi một lần nữa đến độ gần như thuộc từng dòng, từng chữ. Ôi! Đây có phải là Liên mà chàng gặp gỡ vài tháng trước đây hay không? Một lần nằm bên nhau nàng đã ngăn cản khi chàng đòi hỏi làm cái công việc tầm thường đó. Kỷ niệm một ngày sống bên Liên lại đổ về đầy ắp như mới hôm qua. Bí mật về cuộc đời của Liên phơi bày dưới ánh mặt trời và cùng một lúc chàng hình dung được những khổ đau và nỗi tuyệt vọng mà nàng phải gánh chịu. Tường không nghĩ nhiều đến chuyện chàng vừa chết hụt những lại cảm khái cho số phận và căn bệnh của Liên. Ôi! tội nghiệp cho nàng quá! Tường thẫn thờ thở dài khi nghĩ đến biết bao nhiêu cô gái nữa trên quê hương đang vướng phải căn bệnh chết người chỉ vì mục đích kiếm sống?
Và chàng bỗng có ý định quay trở lại ngay mảnh đất khốn khổ đó, gặp lại nàng để thì thầm bên tai hai chữ tạ ơn.
Hải Ngữ
Nguồn: thuvientoancau
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 11 tháng 7 năm 2007
Chàng mở cái túi xắc để dưới chân, lôi ra chiếc khăn tay lau vội mồ hôi chảy dài xuống hai bên thái dương. Khuôn mặt chàng cũng đã ướt nhễ nhãi. Tường dợm người định đứng dậy vào phòng vệ sinh thì đèn “fasten your seat belt” nhấp nháy. Tiếng cô tiếp viên báo chỉ còn mười lăm phút nữa là máy bay đáp xuống phi trường Tân-sơn-Nhất, yêu cầu hành khách ngồi tại chỗ. Chàng kéo lớp áo ra khỏi lưng để tránh cái cảm giác ươn ướt khó chịu. Từ lúc máy bay cất cánh khỏi Đài-loan, Tường ngầy ngật buồn ngủ rồi chàng thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn nửa tỉnh nửa mê, chàng thấy rõ ràng mình dẫn một tốp mười người vượt qua quốc lộ để tiến vào bãi ruộng xâm xấp nước toàn những gốc cây chà là cứng như sắt. Lúc đó Tường chỉ mới mười lăm tuổi. Nó chuyên dẫn khách vượt biên đến chỗ hẹn. Đây là điểm hẹn của “taxi”. Từ trạm này, khách được đưa lên “cá lớn” vào lúc gần sáng. Nếu thuận buồm xuôi gió, tàu sẽ ra khỏi cửa biển vào lúc tảng sáng, rồi đi luôn. Nhưng biết bao nhiêu là trục trặc. Nào là công an tổ chức những cuộc vượt biên giả để hốt vàng. Nào là công an của xã khác cố ý ăn hôi, đụng độ với công an của xã đã được đút lót. Chuyện bắn nhau xảy ra là thường. Công an cũng có thể ngang nhiên bắn vào khách vượt biên để cướp bóc. Rồi chủ tàu cũng có thể lừa khách từ thành thị ra. Quăng ra bốn lạng vàng là giá ra đi cho một người, chuyện xui nào cũng có thể xảy ra cho khách vượt biên cả. Nói đến xui là nói đến mất hết tiền và tù tội nhưng mẹ con Tường thì không sao vì chủ tàu đã sắp xếp mọi chuyện. Nhà nó chuyên chứa khách ở Sàigòn xuống từ buổi chiều. Tường phải ra ngoài quốc lộ để đón họ vào nhà. Dĩ nhiên mọi chuyện đã được sắp xếp và đút lót nhưng cũng không thể lộ liễu quá. Trẻ con trong xóm thấy khách xuống là biết ngay tối nay thế nào cũng có tàu vượt biên. Chúng kháo ầm lên khi khách cúi đầu che mặt bước vội vào con đường mòn để tránh sự chú ý của mọi người. Tường phải dỗ dành, đôi khi nạt nộ để chúng đừng lên tiếng làm phiền đến khách. Dẫn khách vào đến nhà, Tường tản họ ra mỗi người một xó và rỉ tai dặn dò khi có biến. Họ ngồi im thin thít trong những góc bếp tối tù mù. Tiếng thì thầm cầu kinh, thỉnh thoảng xen lẫn với tiếng thở dài, vang lên trong đêm nghe buồn não nuột. Đêm khuya, tiếng chân người lao xao hay tiếng chó sủa trăng ngoài ngõ cũng làm họ giật mình. Không lo sợ sao được khi giao phó sinh mạng vào tay những người không quen biết trong một chuyến đi có quá nhiều rủi ro. Khoảng quá nửa đêm, Tường có nhiệm vụ dẫn tốp người ra điểm hẹn. Khoảng đường chưa tới một cây số nhưng phải băng qua quốc lộ, ném mình vào bãi chà là, quanh co một lúc mới đến chỗ. Tường sinh ra và lớn lên ở đây nên dọc theo con sông có ngõ ngách nào mà nó không biết. Chính vì thế, chủ tàu luôn luôn giao cho nó dẫn những khách ruột thịt, thân cận. Dẫn khách đến nơi thì coi như xong nhiệm vụ và mỗi đầu người chủ nhà trả cho mẹ nó năm nghìn. Đổ đồng ra mỗi chuyến gia đình nó kiếm trên dưới năm chục nghìn. Nhờ thế mà cả nhà mới có miếng ăn cái mặc sống tạm bợ trong những năm đầu tiên mất nước. Tường dẫn khách trót lọt được khoảng hơn năm thì bỗng nhiên vào một buổi sáng đẹp trời, nó leo lên “cá lớn” và vượt biên với khách luôn, không một lời từ biệt gia đình. Năm đó là năm 1980.
Tường ở trại tỵ nạn khoảng một năm thì được một gia đình Mỹ bảo trợ theo diện mồ côi vì dưới mười tám tuổi và không có thân nhân ruột thịt ở nước ngoài. Ông bà Hopkins không có con cái nên rất mực yêu thương Tường. Bù lại Tường hết sức kính trọng cha mẹ nuôi. Chàng chăm chỉ sách đèn vì biết rằng đây là con đường duy nhất để chàng tiến thân. Cuộc sống tương lai có khấm khá hoàn toàn nhờ cậy vào số vốn kiến thức thâu thập được ở trường học và như thế người mẹ và hai thằng em trai đang sống lây lất ở vùng đất khô cằn mới có cơ hội ngóc đầu lên được. Ngày xúng xính áo mão ra trường, ông bà Hopkins hãnh diện đứng bên chàng tươi cười nhìn vào ống kính. Tường tỏ lòng hiếu thảo với hai ông bà giống như đối với người mẹ khi chàng bỏ học bôn ba kiếm sống chỉ vài năm sau ngày mất nước. Thăm nhà lần này Tường không báo cho mẹ biết vì muốn dành một sự ngạc nhiên và chàng cũng háo hức muốn xem sự đổi thay sau mười tám năm xa quê hương. Trong thư mẹ chàng kể thì làng mạc xác xơ hơn trước nhiều. Những gia đình ở vùng biển có con cái vượt biên như chàng thì cuộc sống tương đối đỡ chật vật còn đa số những gia đình khác phải bương chải lắm mới xoay nổi ngày hai bữa cơm cho đầy bụng. Niềm hạnh phúc tầm thường của họ nhiều khi chỉ là ăn được bát cơm đầy; còn những chuyện học hành, kiến thức, giải trí nghe ra vẻ quá hoang đường. Tường ước tính là sẽ giúp mẹ và hai thằng em một số vốn để làm ăn cho lâu dài…
Máy bay chạy từ từ quay mũi rồi đậu hẳn lại trên phi đạo. Tường hăm hở khoác cái sắc lên vai và lục tục theo mọi người xuống thang. Cái nóng hừng hực tháng sáu đập vào mặt chàng khi vừa bước ra cửa máy bay làm Tường choáng váng. Người chàng vừa ráo mới mồ hôi bây giờ đã thấy nhơm nhớp trên lưng. Thằng Quỳ, bạn cùng xóm, đã dặn chàng nên mặc đồ nhẹ. Mùa này ở Sàigòn nóng nung người! Nó nói mầy còn nhớ khoảng tháng này tao và mày dầm mình ngoài sông cả ngày không? Lòng Tường vui vui khi nghĩ đến gặp lại thằng bạn nối khố sau bao nhiêu năm xa cách. Chiếc xe buýt chở khách từ phi đạo tiến thẳng vào phòng đợi. Chàng lóng ngóng tìm Quỳ. Thằng bạn đã dặn chàng kỹ lưỡng, cứ đứng đợi rồi tao sẽ vào lo mọi thủ tục cho mày, nhìn tướng mày ngơ ngáo mấy thằng Hải quan sẽ bắt chẹt chết luôn.
- Tường phải không?
Có tiếng hỏi từ phía sau lưng. Chàng quay lại, ngờ ngợ:
- Quỳ hả…?
Hai người bạn ôm chầm lấy nhau. Thỉnh thoảng Tường đều nói chuyện với Quỳ qua điện thoại. Xem vậy nhưng cũng không bằng khi gặp mặt. Tướng nó cao hơn xưa nhiều. Nước da không còn đen sạm như thưở còn bé, kết quả của những ngày làm việc ở thị thành, tránh xa việc đồng áng. Gần hai mươi năm mới gặp lại thằng bạn chơi với nhau từ thuở còn ở truồng tắm sông, Tường thoáng thấy cay cay ở khoé mắt. Và chàng cũng hơi ngạc nhiên khi nghe giọng của Quỳ ngắt quãng vì xúc động:
- Mày… mày vẫn vậy. Khuôn mặt không thay đổi bao nhiêu. Tao nhận ra mày ngay trong đám đông.
- Vậy hả! Mày cũng không thay đổi lắm. Nhưng mày đứng đâu mà tao không thấy?
Không để ý đến câu hỏi của Tường, Quỳ dẫn chàng đi về phía Hải quan, hạ thấp giọng:
- Tao phải vào trong này không thì bọn nó moi hết tiền của mày.
Rồi Quỳ nhắn nhủ:
- Mày đưa tao bốn tờ năm đồng. Mình không thể không cho chút nó tiền. Tao quen một số thằng hải quan mới được vào hẳn trong này để đón mày, chứ đúng ra phải đứng ngoài kia đợi mày làm xong giấy tờ mới được gặp.
Đến lúc này, Tường mới nhận thấy là chỉ có mỗi Quỳ là được vào hẳn trong này còn đám thân nhân đứng phía bên kia hàng rào đan mắt cáo đang vẫy tay, gọi nhau ơi ới. Nhìn quanh quất, Tường thấy trong những sổ thông hành đưa ra có thấp thoáng những tờ đô la xanh được vội vàng nhét vào giữa. Quỳ giải thích:
- Nó trở thành tiền lệ. Những ai không có tờ bạc kẹp vào giữa cuốn thông hành, bọn nó sẽ làm tình làm tội cho đến khi lòi ra thì thôi. Việt kiều về nước chỉ mong gặp người thân, họ không tiếc gì vài ba chục bạc nên bọn hải quan tha hồ hốt bộn. Hàng hóa ít thì chi ít, hàng hoá nhiều thì phải chi nhiều không thì chúng nó bắt mở ra hết mọi thùng hàng để kiểm kê đồ quốc cấm. Tao nói thật, mày dễ dàng mất vài ba ngày chỉ để kiểm kê mà thôi, chưa nói đến giấy tờ khai báo, rồi giấy tờ nhập cảnh. Nghĩa là, bọn nó có đủ lý do để giữ mày lại. Về chơi chỉ có hai ba tuần, mất mẹ nó ba bốn ngày chỉ vì giấy tờ lôi thôi thì phí quá. Cho nên ai cũng sẵn sàng chi cho chúng nó để yên thân. Công việc ở đây bọn con ông cháu cha chia nhau ra bao thầu, còn vài công việc hèn mạt khác bọn nó mới để cho nhân dân. Nhưng cũng không dễ, tao nghe nói chỉ mỗi công việc khuân vác hành lý mà phải đóng đến cả chục cây vàng mới được vào.
Trước đây, Tường nghe nói nhiều đến chuyện này. Chàng nghĩ phép vua thua lệ làng, vào đến đất nước người ta thì phải theo luật lệ của họ mặc dù luật lệ này không hề ghi trong bản Hiến pháp. Nhưng khi đối diện với sự việc, Tường lại cảm thấy bất bình. Cứ đổ đồng mỗi Việt kiều bỏ ra hai chục, mỗi năm có đến vài ba triệu người về, vị chi chúng bỏ túi đến mấy chục triệu đô la một cách vô lối. Tường níu áo bạn:
- Hay là đừng đưa cho bọn nó xem sao! Tất cả Việt kiều đồng lòng thì chúng làm gì được mình.
Quỳ vỗ vai:
- Thôi bố ơi! Cho con xin. Nếu cả đám Việt kiều cứ làm theo lời mày nói thì có thể chúng nó cũng chẳng làm được gì! Làm tình làm tội nhiều quá thì có ma nó về. Mà Việt kiều bọn mày không về thì chúng đói. Nên chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Nhưng sự thật nó có xảy ra như thế đâu. Bao nhiêu năm nay, Việt kiều cứ về dâng tiền để chúng nó sống vương giả. Những người đi sau dù không muốn vẫn phải theo tiền lệ của số người đi trước đã đặt ra. Riêng tao nhiều khi thấy chúng nó vung tiền ăn chơi mà xót ruột. Một đêm chúng nó du hí bằng cả năm lương tài xế của tao. Đồng tiền mình kiếm được đâm ra thấy vô lý, quá vô lý. Nhưng tao bảo mày thêm, ở Việt-nam bây giờ có những chuyện vô lý như thế đó. Còn mày về đây vui chơi thoải mái chứ để chuốc lấy những chuyện bực mình hay sao? Nói nhỏ cho mày biết, mình phải làm xong thủ tục để tao còn dẫn mày đi mấy chỗ du hí. Bảo đảm mới mẻ với mày lắm. Thôi! Nhanh chân lên mày ơi! Đưa ngay đây hai chục.
Tường móc túi đưa cho Quý nắm bạc. Chàng đứng thẫn thờ nhìn số hành khách đang ngóng chờ con dấu của hải quan. Chỉ có một con triện nho nhỏ màu đỏ nhưng rất cần thiết. Điểm đặc biệt mà chàng nhận xét là không có lấy một dân Nam kỳ nào làm việc ở bàn hải quan mà chỉ toàn là thứ Bắc kỳ sau 75 cả. Tường biết thế vì căn cứ vào cái giọng Bắc the thé xói buốt vào óc mà chàng đã nghe gần hai mươi năm về trước. Chàng lặng yên theo dõi đám nhân viên đỡ lấy sổ thông hành và những tờ giấy bạc xanh khéo léo nằm lọt giữa lòng bàn tay của họ một cách thiện nghệ, cứ như nhà ảo thuật đang biểu diễn trên sân khấu.
Thủ tục rồi cũng xong. Quỳ chở Tường trên chiếc xe minivan, nhập vào dòng lưu thông. Lần đầu tiên Tường đặt chân đến thành phố được mang tên là Hòn ngọc Viễn đông nên cái gì chàng cũng thấy lạ. Sinh ra và lớn lên ở tỉnh lỵ, Tường chưa khi nào bước đi xa quá Vũng-tàu. Tính ra Sàigòn chỉ cách nơi chàng ở độ non trăm cây số, thế mà Tường chưa bao giờ có cơ hội nhìn tận mắt thành phố hoa lệ này. Điều làm Tường ngạc nhiên nhất chính là số lượng xe tràn ngập trên đường phố, chạy không theo một luật lệ nào cả. Hệ thống đèn đường chỉ để cho có lệ vì ai cũng hăm hở vọt xe lên trước. Nhìn Quỳ khéo léo lách xe giữa một rừng xe cộ gồm xe hơi, xe gắn máy, xích lô đạp, xe đạp, Tường chép miệng:
- Mày hay quá, tao mà lái thì chắc phải đụng xe đến cả chục lần.
Mắt Quỳ vẫn nhìn về phía đàng trước:
- Lái mãi rồi cũng quen mày ơi! Cả cái Sàigòn này vậy đấy, nhất là đến giờ tan sở thì mạnh ai nấy chạy. Khói phun đến nghẹt thở.
Tường như chợt nhớ ra chuyện gì, hỏi vội:
- Thế mày lên đây bao lâu rồi? Mà mày học lái xe hồi nào vậy?
- Mày đi được một năm thì tao xin làm lơ xe cho ông Bảy, mày còn nhớ ông Bảy ở đầu xóm không? Tao phụ lơ chạy tuyến đường Sàigòn – Vũng-tàu. Chạy được vài năm, ông giao khoán cho tao chạy luôn, chia theo lối tứ lục, nghĩa là ông Bảy sáu phần tao lấy bốn phần. Làm ăn cũng tàm tạm được 5, 6 năm thì cái xe sinh bệnh nhiều quá, ông Bảy không có tiền sửa nên bán lại cho một tay chủ vựa trái cây ở Lái thiêu. Tao đâm ra thất nghiệp. Mãi sau có người giới thiệu cho một công ty tư nhân ở trên này, chuyên chở hàng. Tao dọn về đây đã gần chục năm rồi còn gì.
Tường dò hỏi:
- Thế mày trở thành thổ công rồi chứ gì?
Quỳ hất đầu:
- Sống mãi rồi cũng phải biết. Sư nó! Mày thấy cái Sàigòn này đâu có xa quê mình bao nhiêu, thế mà trước đây tao với mày cứ mù tịt.
Bỗng Quỳ đập tay chàng:
- Mày thấy chiếc Mercedes màu huyết dụ đàng trước không?
Tường lách đầu cố nhìn theo ngón tay của Quỳ:
- Ừ! Sao?
- Ở bên mày, giá độ chừng giá bao nhiêu?
- Khoảng bảy chục!
Giọng Quỳ sôi nổi:
- Mày thấy đó, khi nhập cảng vào Việt nam mày biết nó đánh thuế bao nhiêu không? Gấp ba lần, nghĩa là chiếc xế đó trên dưới hai trăm nghìn. Hai trăm nghìn đô, chứ không phải hai trăm nghìn tiền nhà nước đâu nghe. Vậy mà chúng nó vẫn ung dung lái đi giữa đường phố đầy những kẻ bần cùng. Mày thấy có chướng mắt không? Lương tháng của tao thuộc loại khá tính ra khoảng năm chục đô, cũng chưa đáng được rờ đến cái nước sơn bóng lưỡng của nó.
Chưa bao giờ chàng nghe giọng thằng bạn hằn học đến thế:
- Như tao nói với mày lúc nãy, số tiền mình làm ra thấy quá nhỏ nhoi và vô lý lắm, mặc dù cũng phải đổ hết mồ hôi mới kiếm được. Nên làm bao nhiêu tao ăn xài đến hết thì thôi. Để dành làm quái gì cho khổ lấy tấm thân.
Tường phân trần:
- Tao thấy đường phố buôn bán sầm uất đấy chứ! Nhà nước cho dân chúng làm ăn có đồng ra đồng vào kể cũng được.
Quỳ bĩu môi:
- Chỉ là bề mặt thôi mày ơi! Không cần bước ra ngoại ô cho xa xôi, mày cứ sang đến quận bốn, trong khu lao động ở bên kia cầu Calmette là thấy ngay sự nghèo đói của đại đa số tầng lớp dân chúng. Về đến Phước-tỉnh, quê của tao và mày, trông lại càng xác xơ hơn. Mai mày về rồi thấy tận mắt cái điêu tàn đến cùng cực của xóm làng. Cho nên không bao giờ tao ở lại đó quá hai ngày. Chán lắm mày ơi! Bạn bè ly tán mỗi đứa một phương, những đứa còn lại thì quần quật với ngày hai bữa cơm là đã hết giờ, chẳng rảnh rỗi một chút nào, lấy đâu có thì giờ với bạn bè. Vì vậy, về thăm gia đình chỉ thoáng cái là tao lại vọt lên trên này. Ông bà già chưởi quá nhưng đành chịu. Hơn nữa, cái thân quen của Sàigòn nó gắn bó với cuộc sống của tao quá rồi, như tình nhân.
Tường ngậm ngùi:
- Vậy mà đã gần hai mươi năm. Vật đổi sao dời. Nhiều lúc tao cũng không nghĩ là mình sống ở Mỹ. Đôi khi tao lại có ý định muốn về lại nơi chốn cũ, sống gần mày, gần gia đình.
Quỳ chép miệng:
- Thôi! Đừng dại, cứ ở bên đó đi. Xa quê hương nhớ mẹ hiền thì được nhưng nhớ đừng bao giờ dại dột về sống với chúng nó. Khối tay trí thức ở nước ngoài bị bọn cộng sản lừa như con nít. Cả đời tao, chỉ có mỗi cái bằng lái xe mà sao tao lại hiểu cái nguyên lý đơn giản đó, sao mấy tay bằng cấp đầy mình mà vẫn bị chúng nó lừa thì quả thật nhiều lúc tao không hiểu được. Học lên đến đó thì đầu óc phải thông minh chứ, phải không mày? Cái lạ là chúng nó đâu phải mới lừa người ta mới đây đâu, ông già tao nói nó lừa cả thế giới từ ngày cách mạng bên Nga thành công. Vậy mà đến giờ này vẫn có người tin thì kể cũng lạ thật.
Đột nhiên, Quỳ đổi đề tài:
- Mày về chơi mà tao chỉ nói toàn chuyện buồn. Bỏ qua mấy chuyện đó đi, tắm rửa xong tao dẫn mày đến chỗ này, không chê được. Ở Mỹ chưa chắc mày đã được hưởng những giây phút thần tiên như thế đâu!
Tường quay sang người bạn:
- Úp mở hoài! Từ nãy giờ mày nói đã hai ba lần rồi mà tao cũng chưa đoán được. Cái gì nói cho tao nghe coi!
Quỳ xua tay:
- Không… không! Tao chở mày đến đó rồi biết. Bây giờ về nhà tắm rửa, ăn uống chút đỉnh. Đợi sẩm sẩm tối rồi tao mày đi.
Căn gác trọ của Quỳ nằm phía trong hẻm. Quỳ phải gởi tạm chiếc xe ở căn nhà đầu ngõ. Bóng đêm vừa đổ xuống thì Sàigòn vươn lên rực rỡ với muôn ánh đèn màu. Quỳ mượn được chiếc xe Dream và chở Tường đến một ngôi nhà lầu ba tầng. Ngọn đèn néon màu chiếu sáng rực vào tấm biển đề chữ Massage, Steam Bath. Bây giờ Tường mới vỡ lẽ:
- À! Thì ra là tắm hơi đấm bóp.
Quỳ xuống xe, lắc đầu:
- Ê! Đây không phải là tiệm đấm bóp tắm hơi như mày tưởng đâu nhé. Nó được mệnh danh là nơi trị liệu vật lý (physical therapy). Mày vào đây tao giới thiệu cho một em không chê được. Bàn tay em đưa đến đâu, người mày cứ dãn ra đến đó.
Quỳ đẩy cửa bước vào. Hai ngọn đèn chiếu hắt từ trên trần xuống vừa đủ sáng thấy rõ mặt người. Chiếc quầy cao vừa tầm người đứng che khuất người đàn bà ngồi dán mắt vào chiếc TiVi nhỏ để trên bàn. Vừa thấy khách, người đàn bà vặn nhỏ âm thanh và ngẩng mặt lên. Quỳ lên tiếng trước:
- Chào chị! Cho tôi hai vé.
Giọng người đàn bà reo vui, chứng tỏ Quỳ là khách hàng quen biết:
- Lâu quá không thấy chú. Bận làm ăn hả?
Hỏi thăm nhưng không cần Quỳ trả lời vì người đàn bà bận rộn bới đống giấy tờ và những con số được ghi vội vào sổ. Những câu hỏi thăm cho có lệ, hoàn toàn mang tính chất xã giao chứ không có sự quan tâm thành thật của người hỏi. Quỳ chồm người lên:
- Liên hôm nay có làm không chị?
Vẫn lúi húi với công việc, người đàn bà nói vọng lên:
- Có, nhưng đang bận khách. Để chị gọi lên cho nó.
- Không phải cho em đâu chị. Có người bạn xa mới về chơi, nhờ Liên săn sóc dùm.
- Việt kiều hả?
- Ừ! Nhưng còn nhát lắm.
Tường nhột nhạt cả thân người khi nghe thằng bạn nói đến chàng. Thật sự Tường không rành rẽ về chuyện này. Thằng bạn sau bao nhiêu năm sống ở đây đã vượt xa chàng về các món ăn chơi. Tường cố làm ra vẻ bình thản, rút tiền đưa cho Quỳ, phớt lờ tia nhìn xoi mói đầy vẻ tò mò của người đàn bà. Nhận tiền xong, người đàn bà trao cho Quỳ hai chiếc chìa khóa. Quỳ dẫn Tường tiến về phía cầu thang nằm khuất ở phía sau quầy hàng. Tường tò mò:
- Giá mỗi vé bao nhiêu?
- Thường thì tám chục nghìn. Xộp hơn, cỡ em Liên, mình phải trả trăm mốt.
Chàng hạ thấp giọng:
- Chìa khoá phòng hả?
- Không, đây là chìa khoá tủ để cất quần áo. Mình lên đây tắm hơi đã, xong vào phòng đợi. Tao nhường cho mày em Liên. Tao chịu em nhất. Mấy lần tao gạ đi chơi mà nhất định em từ chối, chỉ đấm bóp thôi, chứ không tiến xa hơn.
Chàng và Quỳ thay quần áo, cả người chỉ khoác mỗi chiếc khăn lông trắng. Tường lớ ngớ vì lần đầu không biết diễn tiến như thế nào. Quỳ dặn dò:
- Tắm hơi xong, mày cứ vào phòng đợi. Liên nó đến đấm bóp cho mày dãn gân dãn cốt.
Mồ hôi nhễ nhãi khi bước ra khỏi phòng tắm hơi, Tường mở cửa tiến vào căn phòng nhỏ hẹp quét vôi trắng lốm đốm vết loang lổ vì thấm nước mưa. Chiễm chệ giữa căn phòng là chiếc bàn dài có phủ tấm khăn trắng tinh, vẫn còn hằn nếp gấp. Một chiếc bàn đêm thấp lè tè kê sát góc tường, phía trên có mấy chai nhựa mà Tường chẳng buồn xem chúng đựng những gì. Tường hồi hộp nằm ngửa trên chiếc bàn dài, hai tay gối đầu, nhìn mông lung lên trần. Chiếc quạt trần thổi xoay tròn những luồng hơi hâm hẩm toát ra từ bốn bức tường được hun nóng qua một ngày nắng gắt. Tường còn nhìn thấy những mảng vôi vỡ treo lơ lửng đang đập chập chờn theo sức thổi của cánh quạt. Chàng nằm yên vị, đầu óc rỗng tuếch, chỉ còn cái cảm giác lo lo của người mới phiêu lưu vào vùng đất hoang vu chưa bao giờ đặt chân đến. Mãi lúc sau, có người con gái đẩy cửa bước vào. Tường ngồi bật dậy.
- Anh cứ nằm tự nhiên.
Người con gái lên tiếng trước. Chàng ngượng ngùng nằm xuống, khoanh tay phía trước ngực nhìn thẳng vào khuôn mặt xương xương có đôi mắt đen láy và nụ cười tươi của cô gái.
- Em… Liên. Em có nghe anh Quỳ giới thiệu anh là Việt kiều?
- Vâng!
- Anh nằm sấp lại đi!
Tường xoay người nằm sấp, hai tay kê lên má nhìn nghiêng về phía cô gái. Nàng xoa xoa hai bàn tay vào nhau và bắt đầu múa lượn đôi tay trên tấm lưng trần của chàng.
- Anh về chơi lâu không?
- Cũng vài tuần cô ạ!
- Kêu em tên được rồi.
- Cám ơn cô.
- Anh mới về lần đầu hả?
- Vâng, lần đầu!
- Thế anh với anh Quỳ quen nhau thế nào?
- Nó với tôi là bạn từ thuở nhỏ. Nhà ở gần nhau, học chung trường với nhau. Thân lắm!
- Kiếm được người bạn thân cũng không phải dễ đâu anh.
- Vâng, quen thì quen nhiều nhưng tôi chỉ thân mỗi nó.
- Thế anh xa nhà lâu chưa?
- Cũng khoảng mười tám năm.
- Ồ! Vậy thì hai anh tha hồ mà nói chuyện. Mười tám năm có biết bao nhiêu chuyện để nói.
- Vâng, chỉ nghe chuyện nó kể về thành phố này cũng đã hết giờ rồi, còn thì giờ đâu để nghe tôi nữa.
Giọng của Liên trầm hẳn xuống:
- Chuyện thành phố này thì có gì mà nói đâu anh. Quanh quẩn cũng chuyện buôn bán, lừa lọc, kiếm sống, ăn chơi, xa hoa và… đấm bóp như em thôi.
Bàn tay của Liên lần xuống phía dưới chân. Từng thớ thịt trong người chàng dãn ra cho máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản. Chưa bao giờ Tường cảm thấy sảng khoái, dễ chịu đến thế. Liên vỗ nhẹ vào vai Tường:
- Xoay người lại đi anh.
Tường xoay người. Bây giờ chàng mới có dịp nhìn thẳng vào khuôn mặt Liên. Mái tóc dài chấm vai làm Liên hơi vướng trong công việc. Lâu lâu nàng lại lấy tay vuốt vội mớ tóc rũ vào phía sau tai. Khuôn mặt thuôn thuôn của Liên điểm đôi mắt đen nhung nổi bật ngay dưới vầng trán cao, rộng. Sống mũi nàng thanh nằm cân đối trên đôi môi luôn nở một nụ cười, khoe đôi hàm răng trắng nhỏ, xếp đều đặn như thợ nề lát gạch. Vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát đầy quyến rũ của Liên làm Tường hơi chạnh lòng nghĩ đến công việc không xứng đáng với nàng.
- Liên làm nghề này bao lâu rồi?
Liên liếc nhanh về phía chàng, rồi nhìn lại đôi tay:
- Anh tính điều tra hay sao đây? Nói đùa chơi! Em làm cũng đã hơn hai năm.
- Trông Liên còn trẻ lắm. Chắc mới trên hai mươi?
- Nghe nói ở Âu Mỹ người ta lịch sự không bao giờ hỏi tuổi phụ nữ cả. Anh lại không giữ lịch sự tối thiểu đó với em. Hay là anh nghĩ em làm nghề này nên không cần giữ lịch sự?
Tường không ngờ Liên lại hỏi vặn chàng như thế, giọng chàng trở nên ú ớ:
- Không… không! Tôi không có ý gì cả. Chỉ vì thấy Liên trẻ quá nên tôi buột miệng hỏi, vậy thôi! Xin lỗi Liên.
- Lỗi phải gì. Anh muốn biết cũng được. Tuổi của em thì không có gì bí mật cả. Nhưng anh cũng phải cho em biết tuổi của anh nhen.
Rồi không đợi Tường có đồng ý hay không, Liên tiếp tục:
- Em hai mươi bốn! Thế còn anh?
Tường thở ra một hơi dài, nhẹ nhõm:
- Tôi ba mươi ba.
Bàn tay điệu nghệ của Liên vẫn thoăn thoắt trên thân hình Tường mà bây giờ chàng cảm thấy chút ngường ngượng khi phơi trần tấm thân trước mặt Liên. Riêng nàng vẫn không chú ý gì đến sự thay đổi trên nét mặt của Tường. Liên hỏi:
- Anh có tính đi chơi đâu không?
- Tôi cũng định đi đây đó cho biết nhưng phải về thăm nhà đã.
- Thế gia đình anh không ở Sàigòn à?
- Không! Nhà tôi ở Phước-tỉnh. Tôi chưa bao giờ biết Sàigòn cả. Đây là lần đầu tiên đặt chân lên thành phố này.
- Vậy à! Ở Mỹ, anh đã bao giờ đi đấm bóp chưa?
Tường ngập ngừng:
- Thú thật với Liên, đây là… lần đầu tiên. Thằng Quỳ nó dẫn tôi đi chứ tôi nào biết gì!
Liên ngừng tay, giọng ngạc nhiên:
- Anh lạ lắm nghen! Em cũng lần đầu tiên gặp một Việt kiều như anh. Cái gì cũng lần đầu cả. Thành phố này lần đầu. Đấm bóp cũng lần đầu. Mấy tay Việt kiều kia ông nào cũng tỏ ra thành thạo trong việc ăn chơi. Không biết ở nước ngoài làm gì nhưng về nước thì tỏ ra vẻ sành sõi lắm. Cám ơn anh đã thành thật với em. Vì theo em, khi thành thật với người đối diện là mình tỏ thái độ tôn trọng người đó.
Tường không ngờ Liên lại có những nhận định chín chắn đến thế. Chàng ngạc nhiên thật sự. Lòng chàng đã nhuốm lên chút cảm tình với người con gái có đôi bàn tay điêu luyện này.
- Có gì mà cám ơn. Tính tôi xưa nay vẫn vậy… Đối với người khác tôi cũng nói như thế thôi.
Rồi cả hai im bặt. Liên chăm chú vào công việc của người bán nghệ thuật bằng đôi tay trần. Bỗng nhiên chàng thấy hơi ngợp khi luồng gió từ trên trần thổi hắt vào mặt chàng. Tường nghiêng mặt qua một bên vừa lúc Liên đứng ngay ngang vai chàng. Một mùi thơm thoảng nhẹ vào mũi chàng, không biết là mùi nước hoa hay mùi da thịt của kiều nữ. Chàng thoáng thấy vết hằn của chiếc quần lót mà Tường đoán mảnh trước và mảnh sau được nối bằng một sợi giây nhỏ xíu, chỉ bứt nhẹ là đứt. Vừa nghĩ đến đó là mặt Tường đã đỏ bừng. Chàng có cảm tưởng là Liên đã đọc được những ý nghĩ lẩn quẩn trong đầu chàng. Cái cảm giác ngượng ngùng lúc đầu bây giờ trở lại làm chàng chỉ mong Liên sớm chấm dứt công việc.
Đột nhiên, Liên lên tiếng:
- Em có đề nghị này. Nếu anh muốn, em xin làm hướng dẫn viên cho anh. Em ở thành phố này đã được sáu năm rồi, đủ để đưa anh đi đây đi đó. Nhưng không biết có phiền gì anh Quỳ hay không?
Tường ngồi bật dậy, giọng thành thật:
- Ồ! Thế thì tốt quá! Tôi và nó còn rất nhiều thì giờ gặp nhau. Được Liên hướng dẫn thật là may mắn. Nhưng công việc làm ở đây thì sao?
- Không sao, anh chịu chi chút đỉnh thì bà chủ cũng bằng lòng.
- Bao nhiêu thì được hở Liên?
Liên ngồi xuống trên chiếc bàn dài, cạnh Tường:
- Chừng mười lăm đô thì vừa! Riêng em, anh muốn cho bao nhiêu cũng được.
Tường thòng chân xuống đất, đứng đối diện với Liên:
- Tôi không muốn Liên bị thiệt thòi. Hơn nữa, còn công Liên dẫn tôi đi chơi nữa chứ?
- Em tình nguyện dẫn anh đi chứ anh đâu thuê mướn gì em. Xem như em nghỉ một ngày để đi chơi với anh, cũng vui vậy.
- Thôi! Để tôi tính thế này, tôi gởi Liên gấp đôi số tiền tôi trả cho bà chủ. Liên đừng nghĩ gì về tiền công, cứ xem là món quà kỷ niệm lần gặp gỡ.
Liên nhoẻn miệng cười:
- Cám ơn anh nhiều lắm. Ngày mai em nói anh Quỳ đưa anh đến đây rồi anh em mình đi. Thành phố này có rất nhiều phương tiện di chuyển, anh đừng lo.
Trên đường về nhà, Tường mới bật mí cho thằng bạn biết là phải đình hoãn chuyến đi Phước-tỉnh ngày mai vì chàng muốn ở lại Sàigòn đi chơi với Liên một ngày. Quỳ phá lên cười nắc nẻ:
- Tao đã đoán là em sẽ chịu đèn mày. Gặp Việt kiều ngơ ngơ như mày những em già dặn đều muốn lăn xả vào để lợi dụng. Tao ở đây tán em gãy cả lưỡi mà em có chịu đi chơi với tao lần nào đâu. Nhưng nhớ này, chi cho nó vừa phải thôi để bà già mày ở dưới quê còn chút cháo.
Tường phân bua:
- Tao chẳng thấy Liên có ý định moi tiền gì cả. Đành rằng Liên có đề nghị nhưng tao vẫn cảm thấy được những ý thành thật của nàng.
Quỳ vẫn giữ lập trường:
- Cái hay của các em là ở chỗ đó. Lộng giả thành chân là nghề của các em mà.
Rồi Quỳ đọc bốn câu thơ truyền khẩu trong nhân gian, giọng diễu cợt:
Việt gian, Việt cộng, Việt kiều,
Trong ba Việt ấy em yêu Việt nào
Em xin thưa với đồng bào,
Trong ba Việt ấy, Việt kiều em yêu
Tường không buồn cãi với Quỳ. Những người sống trong một xã hội đầy dẫy những lừa đảo dĩ nhiên họ luôn luôn bảo thủ, thận trọng đến đa nghi. Xã hội này vốn đã từng xây dựng trên căn bản lọc lừa thì chàng cũng không trách những người như Quỳ luôn sống trong sự hoài nghi. Họ hoài nghi ngay cả những truyền thống, chân lý đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ngày hôm sau, Tường đến đón Liên ở tiệm đấm bóp. Nàng mặc chiếc quần din màu xanh đậm bó sát người, áo sơ mi trắng hở nút cổ, không sâu lắm nhưng cũng đủ phô trương sức nẩy nở toàn diện trên thân hình nhìn khá mảnh dẻ. Trông nàng khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống ở tuổi thiếu nữ đương xuân. Sau khi sòng phẳng với bà chủ tiệm, Liên gọi ngay một chiếc xe xích lô đạp chở ngay đến chợ Bến-thành ăn bún ốc.
Trong khung cảnh ồn ào của khu chợ buổi sáng, Tường chăm chú vào tô bún ốc đang bốc khói có váng ớt đỏ au nổi lên mặt trộn lẫn với những cọng hành ngò xanh tươi được trồng trọt trên những miếng đất màu mỡ ven thành phố. Nước bún trong veo đượm vị ngọt từ những nồi xương hầm tốn nhiều củi lửa. Miếng thịt ốc bưu dai vừa miệng nhai, tan ra hoà với cọng bún mềm nuốt vào nghe ngọt đến tận đáy dạ dày. Rời chợ Bến-thành, Liên đưa chàng đi đến lăng Lê văn Duyệt để xin xăm. Quỳ ngay giữa chính điện nghi ngút khói hương, Liên lâm râm khấn vái rồi đổ một thẻ xăm. Lúc nào cũng có một thầy ngồi bên hông lăng để đoán tình duyên, gia đạo qua thẻ xâm mà khách đưa đến. Tường có nghe nói tục lệ này thường xảy ra vào dịp Tết, chàng lại không ngờ dân chúng xin xăm suốt năm. Trong cuộc sống vốn nhiều bấp bênh, con người thường dựa vào một lực siêu hình nào đó để có tự tin, tiếp tục sống.
Xế trưa, trời Sàigòn nóng như cả thành phố bị nấu trong vạc dầu. Liên rủ chàng:
- Thôi, ghé chỗ này với em. Phòng máy lạnh thoải mái lắm.
Rồi nàng bảo xích lô đưa đến một ngôi nhà lầu hai tầng sơn màu xanh nhạt trên đường Nguyễn thiện Thuật. Xuống xe, Liên dẫn chàng xăm xăm mở cửa. Khung cảnh ở đây gần giống như chỗ chàng đấm bóp tối hôm qua. Lối trang trí bày biện gần như một khách sạn hạng trung bình. Liên cất tiếng chào:
- Cho em một phòng đi chị.
Người đàn bà đon đả:
- Máy lạnh không?
- Có chớ. Bởi vậy trưa nóng em mới tạt vào đây. Chị pha cho em hai ly trái cây luôn nghe.
- Nếu vậy vào phòng cũ đi.
Liên lại dẫn chàng đi qua một dãy hành lang hẹp, có chia từng phòng với cánh cửa đóng im ỉm. Theo mẩu đối thoại vừa rồi thì rõ ràng Liên không xa lạ gì với ngôi nhà này, nếu không nói là rất quen thuộc. Bởi thế, người đàn bà không cần chỉ căn phòng cho Liên. Chàng nghĩ có thể ngoài nghề đấm bóp ra, Liên còn bán thân để kiếm sống nữa. Trong lòng Tường lại dâng lên một nỗi u hoài về người thiếu nữ mới quen có quá nhiều bí mật trong cuộc đời.
Liên khóa trái cửa rồi ngồi phịch ngay xuống giường, vẻ mệt nhọc:
- Nằm xuống đây cho khỏe đi anh. Lát nữa chị ấy sẽ mang nước giải khát vô.
Chàng nằm uống bên cạnh Liên:
- Nhà Liên ở đâu?
- Em giống anh, ở tạm Sàigòn thôi. Nhà em mãi tận Mỹ-Tho kìa.
- Thế hai bác vẫn khoẻ chứ?
- Cám ơn anh! Em chỉ còn mẹ và một thằng em 12 tuổi, còn ba em mất rồi.
Tường thở dài:
- Xin lỗi Liên. Ba anh cũng mất khi anh còn nhỏ. Trong tâm trí anh không có một hình ảnh nào của ba anh cả ngoài một vài tấm hình mà mẹ anh còn giữ lại.
- Em thì khác. Ba em mất lúc em mới trên mười tuổi nhưng cũng chẳng có kỷ niệm nào đáng ghi nhớ. Lúc em chưa đầy một tuổi thì ba em bị đi cải tạo. Mãi hơn mười năm sau ba em mới trở về. Em vẫn còn nhớ khuôn mặt xương xương và thân hình tiều tuỵ của ổng. Được vài năm thì ba em lâm bệnh chết khi thằng em trai của em chưa đầy ba tuổi. Mẹ em tần tảo nuôi hai chị em cho đến khi em tốt nghiệp trung học. Mẹ em phần buôn bán nuôi con, phần thương nhớ ba em nên cũng đau ốm suy nhược. Em quyết định bỏ học luôn để phụ giúp với mẹ.
- Anh hiểu, gặp hoàn cảnh đó thì ai cũng hành xử như Liên. Anh cũng thế, vài năm sau ngày mất nước, anh cũng phải bỏ học để đỡ cho mẹ anh một tay.
Liên thở dài não nuột:
- Nhưng anh lại may mắn hơn, qua đến Mỹ và tiếp tục được việc học. Em thì vô phương. Ở cái xã hội này, có dính chút lý lịch thì không bao giờ ngóc đầu dậy được, cho dù học giỏi đến thế nào đi nữa. Anh biết không? Em là một trong năm học sinh giỏi toán nhất ở Mỹ-tho, vậy mà không thể ghi tên ở một Đại-học nào cả. Họ không nhận, viện đủ mọi lý do...
Có tiếng gõ cửa. Liên bước ra và mang vào hai ly trái cây xay, lạnh mát cả tay.
- Thế Liên lên Sàigòn làm nghề này liền à?
- Không anh. Đầu tiên em vào làm ở một xưởng may mặc. Lương cũng tương đối. Tiện tặn đôi chút thì gia đình em ở dưới quê cũng có chút đỉnh. Rồi định mệnh đưa đẩy khiến em nhảy qua cái nghề đấm bóp.
Chàng không dám đi sâu vào đời tư của Liên nhưng vẫn tò mò muốn biết định mệnh nào đã đẩy Liên vào công việc này.
- Có thể là nghề đấm bóp kiếm được nhiều tiền hơn nhưng, xin lỗi Liên anh hơi tò mò, Liên không thể kiếm được một việc nào đó phù hợp với khả năng của Liên ư? Đành rằng nghề nào cũng là nghề, mỗi người có một hoàn cảnh riêng anh không dám xét đoán nhưng anh thấy Liên làm nghề này không hợp một chút nào cả.
Liên mỉm cười:
- Sao lại không hợp! Anh thấy em đấm bóp cho anh hôm qua được không? Nghề nào cũng có cái khó khăn riêng. Em học được cái bí quyết của nó để kiếm sống và giúp gia đình...
- Đành vậy, nhưng anh nghĩ Liên vẫn có thể theo đuổi một nghề nào đó khác hơn nghề này?
Nàng hôn lên môi Tường:
- Chọc anh chút mà! Em biết nhưng có những chuyện em không tiện nói ra, sợ... anh hiểu lầm.
Tường nhỏm người dậy, chống tay lên cằm nhìn thẳng vào mắt Liên:
- Có gì mà hiểu lầm. Anh xem Liên như một người bạn nhưng nếu Liên thấy không tiện nói ra thì thôi.
Liên trầm ngâm không nói gì. Một lúc sau, nàng chậm rãi:
- Em quý anh là người thành thật. Hôm nay đi chơi rồi nằm tâm sự vụn với anh, lâu lắm em mới hưởng được một ngày thật bằng lòng. Cả một chuỗi đời của em, toàn những chuyện buồn. Anh xem, mới hai mươi bốn tuổi mà cuộc đời em quá nhiều gian truân. Khóc thì em cũng khóc nhiều rồi, đến một lúc nào đó thì lòng mình chai đá hẳn. Nhiều khi bị vùi dập quá, em muốn tìm lại một giọt nước mắt ngày xưa, khóc để tìm một chút thanh thản trong tâm hồn, nhưng không được anh ơi! Anh còn nhớ câu hát... khóc cho vơi đi những nhục hình... không? Có gặp những đau khổ như em rồi anh mới thấy thèm khóc, mới thấy nước mắt thật quý. Xã hội này không những chà đạp lên mọi giá trị của con người nhưng còn làm cạn khô nước mắt của lòng người nữa. Em không muốn kể lại cuộc đời em vì em sợ anh nghĩ em bịa chuyện, hơn nữa chuyện buồn của mình sao bắt người khác phải nghe. Anh về thăm nhà vui chơi thoải mái chớ chuốc lấy những phiền muộn làm gì!
Tường hôn lên bàn tay Liên, giọng nhỏ nhẹ:
- Anh đang nghe Liên đây.
Liên quay mặt lại nhìn sâu vào mắt Tường. Mái tóc đen tuyền rải xõa trên mặt gối trắng tinh chạy viền theo khuôn mặt đẹp dịu hiền của Liên. Chưa bao giờ chàng được ngắm một nét đẹp hiền hoà, thanh tú trong ánh mắt gần gũi đến thế. Giọng của Liên đều đều:
- Như em đã nói, em lên Sàigòn ở trọ nhà bà bác và đi làm trong một công ty cắt may xuất khẩu. Tiện tặn ra thì cũng dành dụm được chút đỉnh để gởi về cho gia đình. Cách đây hơn hai năm, mẹ em bỗng ngã bệnh nặng, cần phải có tiền để chạy chữa thuốc thang. Sồ tiền dành dụm bấy lâu nay dần dần hết sạch. Em túng quẫn quá, không biết xoay xở thế nào thì một người bạn trong sở làm giới thiệu em, qua một bà tú trung gian, cho một thương gia Việt kiều. Ông này ra giá mua trinh tiết của em với giá một nghìn đô la. Em bằng lòng ngay không cần suy nghĩ. May mắn với số tiền đó, thuốc thang một thời gian thì mẹ em khỏi bệnh. Mẹ em có thắc mắc về số tiền quá lớn, em chỉ nói vay mượn của bạn bè và em sẽ trả dần cho họ. Đến bây giờ, mỗi khi suy nghĩ lại, em vẫn không có gì tiếc nuối khi bán đi trinh tiết để một lần báo hiếu cho cha mẹ. Rồi từ đó, em sống buông thả, ngay cả việc bán thân để kiếm tiền…
Tường ngắt lời, ôm lấy Liên:
- Liên ơi! Sự hy sinh của Liên cao thượng quá. Trinh tiết chỉ là một biểu tượng cho tâm hồn của người con gái. Đối với anh, Liên vẫn trinh trắng như bao thiếu nữ khác, đâu đến nỗi mà Liên phải chọn nếp sống này.
- Cám ơn anh. Anh nói vậy em nghe mát dạ lắm rồi. Còn những điều khác có thể anh không bao giờ hiểu được em đâu! Thôi, bỏ chuyện đó đi anh. Một ngày sắp hết rồi, anh với em đâu còn thì giờ bao nhiêu nữa.
Tường giữ khuôn mặt của Liên bằng cả hai tay, đắm đuối nhìn nàng. Chàng nghiêng đầu hôn lên đôi môi mọng đỏ. Liên siết chặt người chàng, ngửa mặt nhận nụ hôn. Cả người Liên thoang thoảng hương thơm làm Tường ngây ngất. Người chàng rạo rực, nỗi thèm khát dâng lên cuồn cuộn. Đúng lúc Tường chuẩn bị dìu Liên lên đỉnh Vu sơn thì nàng giữ chàng lại:
- Đừng… anh!
- Anh muốn…
- Em biết, nhưng đừng…
- Sao vậy???
Liên bẽn lẽn:
- Em đang “bị” mà…
Tường nằm vật ra giường thở một hơi dài. Thân thể chàng đang nóng hừng hực bỗng nhiên nguội lạnh như bị vớt ra từ thùng nước đá. Chàng nằm yên, ngửa mặt nhìn trần không nói một lời nào. Nằm bên cạnh, Liên gục đầu vào vai chàng, hôn nhẹ lên cổ, bàn tay nàng vờn suốt vùng ngực trần của Tường. Nàng rướn người, nằm trườn lên ngực Tường, hôn phớt lên môi chàng. Tường hờ hững đáp trả vì lòng chàng đã dịu hẳn. Giọng Liên thoảng nhẹ bên tai:
- Khi nào anh quay trở lại thành phố này?
Thoáng trong câu hỏi, Tường nghe có chút bùi ngùi, luyến tiếc. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chưa đến hơn một ngày nhưng để lại trong chàng những ấn tượng khó phai. Tường hình dung đến những liên hệ ràng buộc mơ hồ nào đó mà định mệnh của hai người đã gắn bó. Mai đây, khi trở về ở phía bên kia nửa quả điạ cầu, chàng lại vùi đầu vào công việc thường ngày; trong khi Liên vẫn bôn ba kiếm sống với đôi bàn tay xoa bóp trên thân thể của những người đàn ông lạ. Đôi bàn tay đó đáng lẽ cầm được chiếc bút, vùi đầu vào đống sách vở mang trí tuệ để giúp ích cho đời thì quý biết bao! Bỗng dưng chàng cảm thấy xót thương cho số phận những nàng Kiều thời đại. Bao giờ mới hết thấy những cô gái vì sinh nhai đã phải lăn lộn trên vỉa hè đón khách mỗi đêm, sương ướt đẫm vai áo? Trong những cơn mưa tầm tã, che núp dưới hàng hiên, lo lắng vì một đêm ế khách, không mang được tiền về để giúp cha mẹ thuốc thang? Ôi! Sao thế gian có nhiều chuyện buồn quá?
- Có lẽ anh trở lại một ngày trước khi bay về Mỹ. Lúc đó anh mong là gặp lại Liên.
- Em cũng rất mong gặp lại anh!
Lại có tiếng gõ cửa. Liên bước xuống giường tiến về phía cửa. Nằm lại một mình trong phòng, Tường suy nghĩ mãi về thân phận con gái của Liên, trôi nổi, thăng trầm trên tuổi đời mới hai mươi bốn. Trong xã hội này, còn biết bao nhiêu cô gái long đong như Liên phải quăng mình vào chốn trụy lạc để kiếm sống. Tường mải suy nghĩ không để ý đến Liên, mà bây giờ, nàng đã bước hẳn ra ngoài phòng. Chàng cũng không nghe được mẩu đối thoại giữa Liên và chị chủ nhà ở phía bên ngoài cánh cửa:
- Em rảnh không, tiếp khách dùm chị đi.
- Phải Việt kiều không?
Người đàn bà nhỏ giọng:
- Đúng mà! Nhìn cái tướng là chị biết ngay. Hơn nữa, chả xài toàn tiền đô không hà?
- Em không cần biết chả xài tiền gì! Sòng phẳng là được! Nhưng phải là Việt kiều em mới tiếp.
- Chả chìa cái giấy thông hành to chành bành làm sao chị lầm được.
- Vậy thì nói chả đi đâu rồi độ tiếng đồng hồ nữa quay lại đây. Em tiễn người bạn về rồi gọi xe lại chị ngay.
Trở vào phòng, Liên dục Tường:
- Thôi! Mình đi anh ơi!
Những háo hức trong lòng đã dịu lại. Ngoài kia trời nắng gắt, mặc dù không khí trong phòng mát lạnh nhưng Tường vẫn muốn rời khỏi bốn bức tường tù túng và ngột ngạt. Ra đến ngoài, Liên gọi ngay chiếc xe tắc xi:
- Em đưa anh về nhà anh Quỳ. Em phải đi có việc. Tuần sau trở lại nhớ kiếm em nhen. Em hứa là sẽ chiều anh tất cả.
Trong lòng chàng bỗng dâng nên một nỗi chán nản cùng cực; chán thành phố này, chán tình đời, chán những cô gái buôn hương bán phấn. Tường buông xuôi:
- Ừ! Sao cũng được.
Trước khi đậu xuống đầu hẻm nhà Quỳ, chàng hờ hững hôn Liên, hẹn:
- Tuần sau, anh sẽ đến.
* * *
Về thăm nhà hơn tuần, Tường lại thấy háo hức muốn gặp lại Liên. Trở lại thành phố, chàng hăm hở đến tiệm đấm bóp kiếm Liên. Bà chủ nói nàng không còn làm ở đây nữa. Tường hơi ngạc nhiên và rủ Quỳ đến ngôi nhà lầu hai tầng mà cả hai nằm tâm sự, chị chủ cũng nói là chẳng thấy Liên từ hồi đầu tuần. Bây giờ thì Tường thật sự cuống lên. Cả thành phố khoảng bốn năm triệu người, tìm kiếm một khuôn mặt quen kể như là chuyện đội đá vá trời. Chàng không hiểu tại sao Liên đổi chỗ làm mà không để lại một lời nhắn nào. Tường đã có dự định cho một ngày cuối cùng ở thành phố này bên Liên thật nồng nàn trước khi lên đường trở về Mỹ. Tự nhiên chàng nhớ Liên quay quắt, nhớ đến cô gái có thân hình nhỏ nhắn với những trầm luân. Thành phố đã cuốn hút Liên vào nếp sống hỗn độn, buông thả và nàng bị nhận chìm tan loãng trong cơn lốc xoáy của đời. Còn Quỳ thì cứ gạt đi:
- Có gì mà mày tiếc! Không có nó thì có đứa khác. Để tao kiếm cho mày em khác xịn hơn nhiều. Coi chừng có ngày sẽ chết vì vài ba cái tình cảm vụn vặt đó, nghe mày!
Quỳ không hiểu và cũng chẳng bao giờ hiểu tâm trạng của chàng. Nỗi lòng nàng tâm sự với Tường nào Quỳ có biết; mà cho nó biết thì cũng vậy thôi. Tâm hồn Quỳ cũng dần dần hóa ra chai đá như Liên mất rồi; đúng như lời nàng nói: xã hội này không những chà đạp lên mọi giá trị của con người nhưng còn làm cạn khô nước mắt của lòng người nữa.
…Tường quay trở lại Mỹ đã được vài tuần. Chàng mải vùi đầu vào công việc thường ngày, lâu lâu nhớ lại một ngày ở thành phố với Liên, khẽ thở dài tiếc nuối. Chàng thèm ôm Liên một lần nữa trong vòng tay, để nhớ lại mùi hương quen thuộc vuốt ve khứu giác. Tiếng thở dài của Tường thoạt tiên nghe não nuột, mãi rồi chỉ còn thoáng chút chạnh lòng khi nghĩ đến Liên vì cuộc sống vội vã ở đây, phải lao theo nhịp độ của dòng đời. Cho đến một hôm, Tường tình cờ đọc được một bản tin trích báo trong nước đăng trên tờ nhật báo địa phương:
CUỘC TRẢ THÙ KHỦNG KHIẾP
Ngày hôm qua, 2/9/19.., công an quận hai phối hợp với sở công an thành đã càn quét một số cơ sở mãi dâm trong chiến dịch “làm đẹp thành phố”. Trong đợt này, khoảng 50 chị em ta bị bắt giữ và sẽ bị truy tố ra tòa vì tội bán dâm bất hợp pháp. Trong khi đi cung để ghi vào hồ sơ, Lê thị Bạch Liên đã khai báo với công an về tình trạng của thị như sau:
Theo lời thị khai báo thì thị đã sinh sống ở Sàigòn được hơn sáu năm. Thuở mới lên Sàigòn, thị làm việc tại một xưởng may mặc xuất khẩu nhưng sau đó ít lâu vì thiếu tiền thuốc thang cho mẹ đau yếu nên thị đã bán trinh cho một thương gia Việt kiều. Sau đó ít lâu, thị tình cờ đi thử máu tại bệnh viện Da Liễu và khám phá ra thị bị mắc bệnh SIDA, hay còn được gọi là AIDS. Lúc đó vì hệ thống quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo nên những thành phần mắc bệnh SIDA chưa bị cô lập để chữa trị. Vì thế thị đã thoát ra ngoài xã hội. Vẫn theo lời thị, thị đã tuyệt vọng và đâm ra căm thù đời. Từ đó, thị chọn Việt kiều làm đối tượng để trả thù vì chính Việt kiều đã truyền bệnh cho thị. Cuộc gài bẫy thường bắt đầu từ những tụ điểm đấm bóp. Thị có nhan sắc và giọng nói truyền cảm nên khó có ai cưỡng lại được sự quyến rũ của thị. Rồi thị mang con mồi đến một địa điểm khác ở quận hai và gieo bệnh. Trong vòng hơn hai năm, thị kể là đã gieo bệnh cho khoảng trên dưới hai trăm Việt kiều. Cũng theo lời thị, trong suốt thời gian hận thù truyền bệnh, chỉ có một lần duy nhất thị “tha” cho một Việt kiều vì tính thành thật của anh ta. Được hỏi tại sao thị lại tự nguyện khai hết như thế? Thị nói là lần gặp gỡ với anh Việt kiều đó đã gieo vào tâm hồn thị một chút tình người, tuy nhỏ nhoi nhưng đẹp và thơ mộng…
Một luồng hơi lạnh chạy dài dọc theo sống lưng của Tường. Tim chàng đập cuồng loạn. Tường rùng mình. Chàng có cảm giác như máu đã đông cứng, không lưu thông được nữa. Bắp chân Tường tê nhức vì đứng lâu không cử động. Chàng đọc lại bài báo một lần nữa, rồi một lần nữa đến độ gần như thuộc từng dòng, từng chữ. Ôi! Đây có phải là Liên mà chàng gặp gỡ vài tháng trước đây hay không? Một lần nằm bên nhau nàng đã ngăn cản khi chàng đòi hỏi làm cái công việc tầm thường đó. Kỷ niệm một ngày sống bên Liên lại đổ về đầy ắp như mới hôm qua. Bí mật về cuộc đời của Liên phơi bày dưới ánh mặt trời và cùng một lúc chàng hình dung được những khổ đau và nỗi tuyệt vọng mà nàng phải gánh chịu. Tường không nghĩ nhiều đến chuyện chàng vừa chết hụt những lại cảm khái cho số phận và căn bệnh của Liên. Ôi! tội nghiệp cho nàng quá! Tường thẫn thờ thở dài khi nghĩ đến biết bao nhiêu cô gái nữa trên quê hương đang vướng phải căn bệnh chết người chỉ vì mục đích kiếm sống?
Và chàng bỗng có ý định quay trở lại ngay mảnh đất khốn khổ đó, gặp lại nàng để thì thầm bên tai hai chữ tạ ơn.
Hải Ngữ
Nguồn: thuvientoancau
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 11 tháng 7 năm 2007