Chích ngừa sởi Rubella bằng... nước cất?

Jolie

Member
ÐỒNG THÁP (NV) - Việc tiêm nhầm nước cất tưởng là vaccine Rubella cho 60 học sinh trường mầm non Sao Mai của trạm y tế phường 3, thành phố Cao Lãnh mấy ngày qua đã gây xôn xao dư luận.

Theo tờ Tiền Phong, vụ việc xảy ra ngày 14 tháng 10, 2014, khi người dân tại 6 huyện, thị, thành phố phía Bắc tỉnh Ðồng Tháp có con học tại trường mầm non Sao Mai đưa con đi tiêm vaccine sởi-rubella đợt 1, 2014. Tuy nhiên tại trạm y tế phường 3, thành phố Cao Lãnh, nhân viên nơi này khi mở phích giữ lạnh thấy ống dung dịch hồi chỉnh phía trên tưởng là loại vaccine sởi-rubella mới, mà không biết chúng được xếp dưới đáy phích mang chích cho các cháu bé.
attachment.php

Trạm y tế phường nơi các cán bộ y tế tiêm nhầm vaccine cho 60 trẻ mầm non. (Hình: Tiền Phong)

Sau khi tiêm thì nhiều phụ huynh phát hoảng khi nghe con em mình chỉ được tiêm dung dịch hồi chỉnh, không có vaccine. Ðể xác tín, một số phụ huynh “báo động” đến cơ quan chức năng. Ông Ðoàn Tấn Bửu, phó giám đốc Sở Y Tế tỉnh Ðồng Tháp đã xác nhận thông tin việc tiêm nhầm vaccine là có thật.

Theo Bác Sĩ Bửu, vaccine được đóng lọ dạng bột đông khô, kèm ống dung dịch pha hồi chỉnh 5ml để pha tiêm liều 0.5ml/trẻ, tức mỗi lọ và dung dịch hồi chỉnh tiêm được cho 10 trẻ. Tuy nhiên do người tiêm yếu tay nghề “trông gà, hóa quốc,” tưởng các ống dung dịch hồi chỉnh là loại vaccine mới nên chỉ rút nước cất rồi chích trực tiếp cho trẻ. Ðến khi giám sát phát hiện thì đã tiêm được 6 ống cho 60 trẻ.

Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y Tế tỉnh đã giải thích việc tiêm nhầm vaccine này không gây tác hại đến sức khỏe của các cháu bé, vì bản chất của dung dịch hồi chỉnh là nước cất. Ðồng thời cam kết sẽ tổ chức tiêm lại vaccine cho các em vào ngày 11 tháng 11, 2014. (?!)

Song, theo nhiều phụ huynh điều này là rất nguy hiểm. Bởi không chỉ gia tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà còn làm giảm lòng tin của người dân vào ngành y tế địa phương. Theo TS Trần Ðắc Phu, cục trưởng Cục Y Tế Dự Phòng thuộc Bộ Y Tế đây là sự việc lần đầu tiên xảy ra. Rất may đây là dung dịch hồi chỉnh nên không nguy hiểm đến sức khỏe các cháu.

Ðây chỉ là “giọt nước làm tràn chiếc ly” bất cập về tay nghề của đội ngũ y bác sĩ trên ở Ðồng Tháp. Bởi trước đó, truyền thông Việt Nam từng phản ánh ê kíp bác sĩ ở bệnh viện đa khoa Sa Ðéc đã nhầm lẫn kiến thức cơ bản trong chẩn đoán, điều trị trẻ sơ sinh.

Tin cho hay, con của bà Lê Thanh Duyên (25 tuổi) ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành, sinh tháng 10, 2013, với chẩn đoán là “bị nứt sọ, phù não thái dương hai bên phù nề phần mềm, co giật...” khiến gia đình trẻ lo sợ đến hoảng loạn. Trong khi thực tế là bé bị co giật, không khóc sau sinh là thiếu ô xy não và phổi chưa nở tốt. Còn khối u trên đầu là “bướu huyết thanh” do “sang chấn sản khoa tự nhiên trong lúc chuyển dạ.” (Tr.N)

Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn





 
Back
Top