tuyet_loan08
Junior Member
Tiểu, bới cho Thầy chén cơm nguội!
_Thầy dùng cơm nóng đi, để cơm nguội con ăn.
Chẳng là tiểu ta nấu cơm hầu thầy, hôm nào còn cơm nguội không chịu hấp, nấu cơm nóng thầy dùng, còn cơm nguội mình ăn. Thầy không để ý, cho tới một hôm bắt gặp tiểu nghf ta đang “xơi” một tô cơm nguội, thầy rầy ngay vì ăn như vậy sẽ dễ bị đau bao tử. Nhưng tiểu vẫn chứng nào tật nấy, hôm nay nghe Thầy đòi ăn cơm nguội, tiểu sợ xanh cả mặt.
_Con cứ bới cho thầy một chén, tại thầy một chén, tại thầy thích ăn cơm nguội mà_thầy từ tón bảo.
_Ồ! Thầy thích ăn cơm nguội à? Vậy mà thầy không nói sớm sớm.
Tiểu ta cảm thấy có lỗi vì bấy lâu nay dành ăn cơm nguội một mình. Nhưng nó lại không hiểu nổi, tại sao cơm nguội vừa cứng, vừa khô so với cơm nóng vừa mềm, vừa dẻo chả có gì là thú vị cả, thế mà thầy nó lại thích ăn? Có lẽ thắc mắc này sẽ luôn là ẩn số đối với nó nếu như một hôm đi học về tới cửa, nó không tình cờ nghe được câu chuyện giữa thầy nó và sư Bác ở thành phố về thăm.
_Tiểu của chú năm nay lên lớp mấy rồi? Sư Bác hỏi.
_Dạ lớp 8, coi bộ cũng hiếu nhưng còn khờ lắm chị ơi! Chị coi, hôm nào nấu cơm ăn không hết nó lại để lại, nấu cơm nóng cho em ăn còn nó ăn cơm nguội, em rầy hoài không được. Thấy đang tuổi ăn tuổi lớn mà ăn vậy tội nghiệp, em muốn ăn phụ với nó nên nói em thích ăn cơm nguội. Thế mà chị ta cứ tưởng thật, hôm nào cũng xăng xái bới cơm nguội cho em ăn còn mình thì “hy sinh” ăn cơm nóng. Mới mấy hôm mà răng nứu của em song hết cả lên đây nè. (Vì thầy nó có mấy cái răng giả mà lị).
Nghe đến đây, sư Bác nó cười ngất, thầy nó cũng cười theo. Còn tiểu nhà ta ư? Thật không biết chui mặt vào đâu để trốn.
Thế mà thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà tiểu ngày đó sắp bước vào cái tuổi “Tam thập nhi lập”. Mười năm xa chốn đồng quê nước mặn, mười năm miệt mài bên đèn sách để rồi có những buổi chiều đi học về ngồi bên chén cơm nguội, đưa mắt nhìn ngoài trời mưa rơi, trong lòng lại cảm thấy nhớ thầy vô hạn, càng thấm thía hơn khi nhớ đến chén cơm nguội thầy ăn ngày nào!
Nguồn: Buddhismtoday
Được bạn: TSAH đưa lên
vào ngày: 16 tháng 7 năm 2004
_Thầy dùng cơm nóng đi, để cơm nguội con ăn.
Chẳng là tiểu ta nấu cơm hầu thầy, hôm nào còn cơm nguội không chịu hấp, nấu cơm nóng thầy dùng, còn cơm nguội mình ăn. Thầy không để ý, cho tới một hôm bắt gặp tiểu nghf ta đang “xơi” một tô cơm nguội, thầy rầy ngay vì ăn như vậy sẽ dễ bị đau bao tử. Nhưng tiểu vẫn chứng nào tật nấy, hôm nay nghe Thầy đòi ăn cơm nguội, tiểu sợ xanh cả mặt.
_Con cứ bới cho thầy một chén, tại thầy một chén, tại thầy thích ăn cơm nguội mà_thầy từ tón bảo.
_Ồ! Thầy thích ăn cơm nguội à? Vậy mà thầy không nói sớm sớm.
Tiểu ta cảm thấy có lỗi vì bấy lâu nay dành ăn cơm nguội một mình. Nhưng nó lại không hiểu nổi, tại sao cơm nguội vừa cứng, vừa khô so với cơm nóng vừa mềm, vừa dẻo chả có gì là thú vị cả, thế mà thầy nó lại thích ăn? Có lẽ thắc mắc này sẽ luôn là ẩn số đối với nó nếu như một hôm đi học về tới cửa, nó không tình cờ nghe được câu chuyện giữa thầy nó và sư Bác ở thành phố về thăm.
_Tiểu của chú năm nay lên lớp mấy rồi? Sư Bác hỏi.
_Dạ lớp 8, coi bộ cũng hiếu nhưng còn khờ lắm chị ơi! Chị coi, hôm nào nấu cơm ăn không hết nó lại để lại, nấu cơm nóng cho em ăn còn nó ăn cơm nguội, em rầy hoài không được. Thấy đang tuổi ăn tuổi lớn mà ăn vậy tội nghiệp, em muốn ăn phụ với nó nên nói em thích ăn cơm nguội. Thế mà chị ta cứ tưởng thật, hôm nào cũng xăng xái bới cơm nguội cho em ăn còn mình thì “hy sinh” ăn cơm nóng. Mới mấy hôm mà răng nứu của em song hết cả lên đây nè. (Vì thầy nó có mấy cái răng giả mà lị).
Nghe đến đây, sư Bác nó cười ngất, thầy nó cũng cười theo. Còn tiểu nhà ta ư? Thật không biết chui mặt vào đâu để trốn.
Thế mà thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà tiểu ngày đó sắp bước vào cái tuổi “Tam thập nhi lập”. Mười năm xa chốn đồng quê nước mặn, mười năm miệt mài bên đèn sách để rồi có những buổi chiều đi học về ngồi bên chén cơm nguội, đưa mắt nhìn ngoài trời mưa rơi, trong lòng lại cảm thấy nhớ thầy vô hạn, càng thấm thía hơn khi nhớ đến chén cơm nguội thầy ăn ngày nào!
Nguồn: Buddhismtoday
Được bạn: TSAH đưa lên
vào ngày: 16 tháng 7 năm 2004