Cameron kêu gọi LHQ 'thể hiện vai trò lãnh đạo'

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
110311130041_eu_afp_226x170_afp.jpg
Anh và Pháp đòi lập vùng cấm bay


Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọi Liên Hiệp Quốc "thể hiện vai trò lãnh đạo" trước phiên đàm phán về dự luật vùng cấm bay ở Libya.

Hoa Kỳ, Pháp và Li-băng đang gây sức ép để có biện pháp ngưng không kích thường dân trong lúc giao tranh thêm ác liệt.

Thủ tướng Anh nói vùng cấm bay không chỉ là "giải pháp đơn giản" cho khủng hoảng Libya mà còn là một trong chuỗi các bước cần thiết để "bảo đảm loại trừ chế độ này".

Trung Quốc và Nga thuộc các nước hoài nghi về giải pháp vùng cấm bay.

Các lãnh đạo đối lập kêu gọi quốc tế giúp hạn chế các nguồn lực của đại tá Gaddafi trong lúc quân lính của ông ta tiếp tục tiêu diệt các vị trí của phe nổi dậy ở miền đông và con trai ông ta Saif Gaddafi nói cuộc nổi dậy "sẽ chấm dứt sau 48 giờ".

Lực lượng chống Gaddafi phủ nhận tin rằng đối thủ đã chiếm Ajdabiya, thị trấn cuối cùng nằm trước trung tâm của họ ở Benghazi, theo sau một cuộc tấn công trên mặt đất vào thị trấn.

'Vai trò dẫn dắt'

Anh Quốc đang tăng thêm áp lực về dự thảo vùng cấm bay ở Libya, đặt dự thảo ra thành chương trình nghị sự ở Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, cùng với Pháp và Li-băng, và ông Cameron nói châu Âu cần "sẵn sàng hành động" khi hoàn cảnh đòi hỏi.

Đức, Nga và Trung Quốc theo tin là nằm trong nhóm các nước phản đối dự luật như vậy, vốn nhằm ngăn chặn phe ủng hộ Gaddafi dùng máy bay tấn công phe phiến quân, còn Hoa Kỳ cũng có thêm sức ép phải phát biểu quan điểm.

Liên đoàn Ả-rập đã ủng hộ ý tưởng này nhưng một cuộc họp của các ngoại trưởng G8 ở Paris không đạt được điều đó.

Ông Cameron thông qua đề nghị chính thức trên văn bản, có sẵn các "giải pháp" kiềm chế chính quyền của đại tá Gaddafi.

Được hỏi về chuyện này trong buổi điều trần hàng tuần của thủ tướng trước quốc hội, ông Cameron nói ông nhận thấy vùng cấm bay không chỉ là "giải pháp đơn giản" cho khủng hoảng ở Libya.

110313140051_libya_brega_2.jpg
Giao tranh tiếp diễn ác liệt


Nhưng ông nói đây là một trong số các bước cần làm để cách ly và tăng áp lực lên chính quyền Gaddafi.

Ông nói thêm: "Điều cuối cùng của điều này là nếu đại tá Gaddafi được để yên tại chỗ thì sẽ đưa ra thông điệp khủng khiếp - không chỉ với người dân Libya - mà còn cả những người khác trong khu vực, những người muốn có dân chủ hơn và mở cửa hơn trong xã hội của họ."

"Đó là lý do tại sao Anh Quốc làm đúng khi giữ vai trò dẫn dắt ở Liên hiệp quốc và các nơi khác."

Trong trường hợp Liên hiệp quốc không thể đạt được thỏa thuận có hành động chống lại Libya, chủ biên chính trị BBC Nick Robinson nói "cuộc chơi đổ lỗi chính trị" về phản ứng quốc tế với khủng hoảng đã bắt đầu.

"Hôm thứ Hai, [ngoại trưởng Anh] William Hague nói thế giới giờ phải đến điểm ra quyết định," phóng viên nói. "Có lẽ chính xác hơn có thể nói thế giới đang kéo dài giai đoạn không có quyết định."

'Trượt dốc'

Các bộ trưởng quốc phòng Nato nói cần có một dự luật rõ ràng của Liên hiệp quốc để có thể can thiệp vào Libya nhưng vẫn có ý kiến phản đối hành động như vậy.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói Liên đoàn Ả-rập chưa "chính thức hóa" quyết định của họ hôm thứ Bảy ủng hộ vùng cấm bay, nói thêm rằng họ cũng nói trong cùng tuyên bố đó là "phản đối bất kỳ can thiệp nước ngoài nào, đặc biệt và quân sự, vào nội tình Libya".

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle thì lên tiếng phản đối can thiệp quân sự, cảnh báo "trượt dốc" vào cuộc chiến toàn bộ.

Pháp muốn thấy dự thảo được đưa ra nghị trình vào thứ Sau, theo phóng viên BBC ở Liên hiệp quốc Barbara Plett, nhưng châu Âu vẫn còn thiếu đồng thuận và cả cộng đồng quốc tế rộng cũng vậy, và hiệu quả và độ thực tế của vùng cấm bay.

Một nhà ngoại giao Liên hiệp quốc nói với BBC rằng dự thảo phải đặt ra lệnh cấm với tất cả các chuyến bay ở Libya, buộc tất cả các nước thành viên thực thi và tham gia.

110311043153_saif226b_reuters.jpg
Saif Gaddafi tin rằng cha ông sẽ chiến thắng


Ngoài vùng cấm bay thì cũng có kêu gọi thực hiện chặt chẽ hơn lệnh cấm bán vũ khí, thêm tên người, công ty và cơ quan vào danh sách cấm, ngăn các chuyến bay thương mại chở vũ khí và lính đánh thuê vào Libya và lập ra ủy ban chuyên trách để giám sát chuyện thực hiện.

Giao tranh ác liệt

Cuộc bàn cãi ở Liên hiệp quốc diễn ra trong bối cảnh giao tranh ác liệt tiếp diễn giữa quân chính phủ và các lực lượng đối lập.

Sau khi chiếm được quyền kiểm soát thị trấn Brega vào thứ Ba, phe ủng hộ Gaddafi tấn công vào Ajdabiya, thị trấn cuối cùng trên con đường vào căn cứ phiến quân ở Benghazi ở phía đông đất nước.

Saif Gaddafi nói quân chính phủ "gần đến" Benghazi và rằng việc ban bố vùng cấm bay sẽ không làm ảnh hưởng gì đến kết quả.

"Các chiến dịch quân sự đã kết thúc," ông nói với kênh truyền hình Euronews của Pháp.

"Trong vòng 48 giờ đồng hồ mọi chuyện sẽ kết thúc. Lực lượng của chúng tôi gần đến Benghazi. Bất kể quyết định gì được đưa ra đều sẽ là quá muộn."

Nhưng phóng viên BBC John Leyne có mặt ở thành phố, nói ông khôngtin chính phủ có lực lượng chiếm thành phố tại thời điểm này và các bình luận của chính quyền chủ yếu là nhằm tăng sức ép lên quân nổi dậy mà thôi.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top