[h=2]Đ.T, được xem là trùm giang hồ giấu mặt bảo kê ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội). Qua tìm hiểu được biết, khi cần Đ.T sẵn sàng huy động cả trăm đàn em kéo đi chém người và quấy phá các doanh nghiệp làm ăn lương thiện.[/h]
Một khi công ty nào đã vào tầm ngắm của hắn, không sớm thì muộn cũng phải "bật xới". Ngay từ khi người ta bắt đầu phân lô, các công ty ở KCN mọc lên, cũng chính là lúc nhóm bảo kê này bắt đầu lập mưu, lên kế hoạch cho các hoạt động phạm tội. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã gieo rắc nỗi sợ hãi, lo lắng cho không ít người...
Những cuộc "thương thảo" bằng đao kiếm
Nhắc đến Đ.T, giang hồ khu vực Hà Tây cũ chắc không ai không biết. Ngoài việc có bản thành tích bất hảo, cách "lấy số" quái dị trong chốn giang hồ, Đ.T còn nổi danh là một kẻ có "biệt tài" ném đá sau lưng và đối xử tệ bạc với đàn em. Ngày trước, Đ.T sau khi chém chết một người trong làng, phải "bóc lịch" 15 năm trong tù. Song đến ngày mãn hạn, hắn vẫn thẳng tay đánh thêm một cán bộ trại giam, nên tiếp tục làm bạn với nhà đá.
Khi ra tù, với những "tiếng tăm" và thành tích bất hảo "gây dựng" được, hắn đã chọn con đường giang hồ để làm lối mưu sinh. Hiện nay, dưới trướng hắn có hàng trăm đệ tử. "Công việc" chính của Đ.T là thu "phế" các doanh nghiệp tại KCN Thạch Thất - Quốc Oai, cưỡng đoạt tài sản của người dân. Dù đã gây ra rất nhiều vụ thanh toán theo kiểu xã hội đen, nhưng hắn đều được đàn em đứng ra nhận tội thay.
Từ trước đến nay, cứ nhắc đến nhóm bảo kê này, không ít các doanh nghiệp tạiKCN Thạch Thất - Quốc Oai đều nói với thái độ sợ hãi. Ngoài việc mỗi tháng phải đóng 10 triệu đồng cho Đ.T, các công ty này thường xuyên phải chịu cảnh o ép đủ thứ.
Nói chuyện với chúng tôi, một lãnh đạo của công ty sản xuất linh kiện điện tử liên doanh với Nhật Bản than thở: "Khi công ty chúng tôi mới đi vào hoạt động, đang ăn nên làm ra thì bỗng nhiên giám đốc nhận được điện thoại của Đ.T. Hắn nói là người bảo kê tất cả KCN, nên công ty nào hoạt động phải đóng "phế". Lúc đầu, giám đốc công ty cho rằng, đấy chỉ là mấy tên chích hút gọi điện tống tiền nên mặc kệ. Ngay ngày hôm sau, hơn chục tên đầu gấu đến trước cửa công ty phá phách, đánh đập bảo vệ. Lúc này, người của công ty phải đến tận nhà hắn để thương lượng".
Theo phản ánh nhiều công ty, nhà hàng gần KCN cũng phải nộp "phế" hàng tháng cho nhóm bảo kê này.
Cũng theo người này, khi đã cảnh báo xong "con mồi", Đ.T rất ít khi nói chuyện bằng nước bọt mà phải múa đao, bắn súng. Chẳng thế mà, chỉ hình thành một thời gian, nhóm này đã khiến không ít doanh nghiệp và cả người dân cùng làng, xã với "đại ca" Đ.T phải khiếp vía. Với số tiền bảo kê 10 triệu đồng/tháng đối với công ty, 1-3 triệu đồng/tháng đối với các tiểu thương buôn bán gần đó, không ai tính được "thu nhập" của hắn mỗi tháng là bao nhiêu.
Có tiền, có "đá", hắn dễ dàng đứng đằng sau giật dây đàn em vào các phi vụ đâm thuê chém mướn để nâng "uy danh". Và điều quan trọng, cũng nhờ tiền, thứ bùa mê thuốc lú đặc hiệu mà hắn có được các tay chân đắc lực. Khi cần có thể làm "vật thế thân". Chính vì lẽ đó, mặc dù tác quái, nhưng Đ.T lại có bình phong là các đàn em "tép riu" giơ đầu chịu báng.
Đến nay, nói chuyện với chúng tôi, nhiều người dân thôn Ngồ Tề, nơi Đ.T được sinh ra vẫn chưa hết bức xúc về tên giang hồ này. Được biết, mấy năm trước, phải khó khăn lắm họ mới xin được một mảnh đất để làm nơi vui chơi, đá bóng cho thanh, thiếu niên trong làng. Khi mảnh đất vừa được phê duyệt cũng là lúc cánh đàn em của Đ.T hùng dũng đến cắm cọc, dùng lưới rào kín, thắp điện kinh doanh sân bóng đá. Ai muốn vào mảnh đất "công" này cũng phải đóng tiền cho hắn. Mặc dù gây nên sự căm phẫn trong dư luận, nhưng sợ bị trả thù, người dân nơi đây không dám ho he nửa lời. Mỗi khi dân địa phương ra đường thấy Đ.T và đàn em của hắn thì lập tức tránh xa khỏi tai bay, vạ gió.
Âm mưu và thủ đoạn triệt hạ đối thủ của "trùm" bảo kê
Có tiếng, có uy, có tiền, có đàn em, Đ.T được nhiều người coi là một "công cụ" đa năng. Đâm thuê chém mướn, phá hoại đối thủ cạnh tranh, vay nặng lãi, đòi nợ thuê... tất tần tật đều đến tay "ông trùm" này thực hiện. Hai năm trước, một doanh nghiệp ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai phải giải tán vì trót rơi và tầm ngắm của nhóm bảo kê này. Được biết, do kinh doanh trùng lĩnh vực với một công ty có quen biết Đ.T từ trước, nên họ đã dùng tiền "nhờ" Đ.T ra tay triệt hạ đối thủ. Sau khi nhận "hợp đồng" lớn, Đ.T cho cánh đàn em đến công ty này quấy phá, rồi gọi điện yêu cầu giám đốc phải "giải tán" càng nhanh càng tốt. Mặc dù trước đó, doanh nghiệp này tháng nào cũng không quên đóng "phế" cho chúng.
Trước thái độ quyết liệt của Đ.T và biết mình bị đối thủ chơi xấu, công ty này đành phải đóng cửa một thời gian. Xong phi vụ đó, biết anh Đ.T nói được, làm được, các công ty ở địa bàn đều không dám làm mất lòng "đại ca giang hồ".
Được biết, không chỉ ép các doanh nghiệp nộp "phế" hàng tháng, những đối tượng này còn tận thu đến mức ăn chặn cả miếng cơm manh áo của người thu mua phế liệu, bán hàng quán ở gần KCN. Chị N.T.H, một người thu mua đồng nát ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Sau khi KCN mọc lên, vợ chồng tôi quyết định mở một ki ốt nhỏ gần đó để thu mua phế liệu. Tuy nhiên, vừa mở cửa hàng được mấy ngày, cánh bảo kê đã kéo đến đòi chúng tôi phải nộp 4 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi kinh doanh nhỏ lẻ, lấy công làm lãi, cả tháng trời làm cật lực lãi cũng chẳng được chừng ấy tiền. Nay hắn bắt phải nộp "phế" thì lấy đâu ra tiền mà nuôi con. Sau đó, chúng tôi di dời ki ốt về gần nhà để buôn bán mới được yên thân. Tuy nhiên, khi tôi đi xe đạp vào KCN mua phế liệu cũng bị mấy thanh niên tóc xanh đỏ, nói rằng bảo kê đòi thu 1 triệu đồng/tháng. Bọn chúng chẳng tha ai bao giờ, ngay cả họ hàng, người cùng làng khi làm ăn gần KCN cũng bị Đ.T bắt đóng "phế" huống chi mình".
Cái giá phải trả
Cuối năm 2012, Mạnh "chó", một tên đàn em thân cận của Đ.T đã bị bắt vì ép các chủ quán ăn phải nột tiền bảo kê. Ngày 2/11/2012, CA xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết các đối tượng gồm: Phí Văn Mạnh (SN 1984, Mạnh "chó"); Nguyễn Văn Linh (SN 1990); Cấn Văn Quý (SN 1990); Cấn Minh Đạt (SN 1995), đều trú tại thôn Phú Ổ, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất đến các quán ăn trên địa bàn xã để đòi nộp tiền bảo kê là 1 triệu đồng/tháng. Vừa đến các quán hàng, Mạnh đã tuyên bố, nếu không nộp cho chúng thì sẽ bị chúng đập phá quán. Không thể chịu được cảnh o ép, bắt nộp tiền "phế" trên chính mảnh đất nhà mình, anh Vũ Văn Tăng (SN 1970), là chủ quán thịt chó (ở Thái Hoà, Bình Phú) và anh Lê Hoàng Khải (SN 1987) là chủ quán cơm (ở Bình Xá, Bình Phú) đã báo công an.
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định các đối tượng đòi bảo kê trên có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản. Được biết, khi bị bắt, Mạnh "chó" là đối tượng nghiện ma tuý nặng nên được đưa đi cai nghiện. Hiện đối tượng này vẫn đang bị tạm giam ở cơ quan công an huyện Thạch Thất.
Nhóm PV
Kỳ cuối: Nhận diện "gốc" của vấn đề và tiếng chuông cảnh báo
Một khi công ty nào đã vào tầm ngắm của hắn, không sớm thì muộn cũng phải "bật xới". Ngay từ khi người ta bắt đầu phân lô, các công ty ở KCN mọc lên, cũng chính là lúc nhóm bảo kê này bắt đầu lập mưu, lên kế hoạch cho các hoạt động phạm tội. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã gieo rắc nỗi sợ hãi, lo lắng cho không ít người...
Những cuộc "thương thảo" bằng đao kiếm
Nhắc đến Đ.T, giang hồ khu vực Hà Tây cũ chắc không ai không biết. Ngoài việc có bản thành tích bất hảo, cách "lấy số" quái dị trong chốn giang hồ, Đ.T còn nổi danh là một kẻ có "biệt tài" ném đá sau lưng và đối xử tệ bạc với đàn em. Ngày trước, Đ.T sau khi chém chết một người trong làng, phải "bóc lịch" 15 năm trong tù. Song đến ngày mãn hạn, hắn vẫn thẳng tay đánh thêm một cán bộ trại giam, nên tiếp tục làm bạn với nhà đá.
Khi ra tù, với những "tiếng tăm" và thành tích bất hảo "gây dựng" được, hắn đã chọn con đường giang hồ để làm lối mưu sinh. Hiện nay, dưới trướng hắn có hàng trăm đệ tử. "Công việc" chính của Đ.T là thu "phế" các doanh nghiệp tại KCN Thạch Thất - Quốc Oai, cưỡng đoạt tài sản của người dân. Dù đã gây ra rất nhiều vụ thanh toán theo kiểu xã hội đen, nhưng hắn đều được đàn em đứng ra nhận tội thay.
Từ trước đến nay, cứ nhắc đến nhóm bảo kê này, không ít các doanh nghiệp tạiKCN Thạch Thất - Quốc Oai đều nói với thái độ sợ hãi. Ngoài việc mỗi tháng phải đóng 10 triệu đồng cho Đ.T, các công ty này thường xuyên phải chịu cảnh o ép đủ thứ.
Nói chuyện với chúng tôi, một lãnh đạo của công ty sản xuất linh kiện điện tử liên doanh với Nhật Bản than thở: "Khi công ty chúng tôi mới đi vào hoạt động, đang ăn nên làm ra thì bỗng nhiên giám đốc nhận được điện thoại của Đ.T. Hắn nói là người bảo kê tất cả KCN, nên công ty nào hoạt động phải đóng "phế". Lúc đầu, giám đốc công ty cho rằng, đấy chỉ là mấy tên chích hút gọi điện tống tiền nên mặc kệ. Ngay ngày hôm sau, hơn chục tên đầu gấu đến trước cửa công ty phá phách, đánh đập bảo vệ. Lúc này, người của công ty phải đến tận nhà hắn để thương lượng".
Theo phản ánh nhiều công ty, nhà hàng gần KCN cũng phải nộp "phế" hàng tháng cho nhóm bảo kê này.
Bí mật những cuộc hành xử trong giang hồNgoài việc giết người cùng làng và lĩnh án, "trùm" Đ.T còn nổi danh từ vụ dùng súng hoa cải đòi nợ tại một khách sạn ở thành phố ST cùng với 10 đối tượng khác cuối năm 2011. Trong quá trình bắt giữ, công an đã thu được một khẩu súng hoa cải và nhiều dao, kiếm. Trước đó, một người tên H. có vay nợ Đ.T 150 triệu đồng, mãi không trả được nợ nên nảy sinh mâu thuẫn. Biết con nợ đang ở một khách sạn ở thành phố Sơn Tây, Đ.T cùng các đối tượng khác quyết đòi bằng được số nợ của mình. Sau khi đã chuẩn bị "hàng nóng", các đối tượng này tiến thẳng vào khách sạn nơi con mồi đang tá túc và nổ súng. Tuy nhiên, Đ.T hơn hẳn kẻ khác, là y không để lại dấu vết của hành vi phạm tội, mà toàn đứng sau chỉ đạo đàn em lộng hành... |
Có tiền, có "đá", hắn dễ dàng đứng đằng sau giật dây đàn em vào các phi vụ đâm thuê chém mướn để nâng "uy danh". Và điều quan trọng, cũng nhờ tiền, thứ bùa mê thuốc lú đặc hiệu mà hắn có được các tay chân đắc lực. Khi cần có thể làm "vật thế thân". Chính vì lẽ đó, mặc dù tác quái, nhưng Đ.T lại có bình phong là các đàn em "tép riu" giơ đầu chịu báng.
Đến nay, nói chuyện với chúng tôi, nhiều người dân thôn Ngồ Tề, nơi Đ.T được sinh ra vẫn chưa hết bức xúc về tên giang hồ này. Được biết, mấy năm trước, phải khó khăn lắm họ mới xin được một mảnh đất để làm nơi vui chơi, đá bóng cho thanh, thiếu niên trong làng. Khi mảnh đất vừa được phê duyệt cũng là lúc cánh đàn em của Đ.T hùng dũng đến cắm cọc, dùng lưới rào kín, thắp điện kinh doanh sân bóng đá. Ai muốn vào mảnh đất "công" này cũng phải đóng tiền cho hắn. Mặc dù gây nên sự căm phẫn trong dư luận, nhưng sợ bị trả thù, người dân nơi đây không dám ho he nửa lời. Mỗi khi dân địa phương ra đường thấy Đ.T và đàn em của hắn thì lập tức tránh xa khỏi tai bay, vạ gió.
Âm mưu và thủ đoạn triệt hạ đối thủ của "trùm" bảo kê
Có tiếng, có uy, có tiền, có đàn em, Đ.T được nhiều người coi là một "công cụ" đa năng. Đâm thuê chém mướn, phá hoại đối thủ cạnh tranh, vay nặng lãi, đòi nợ thuê... tất tần tật đều đến tay "ông trùm" này thực hiện. Hai năm trước, một doanh nghiệp ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai phải giải tán vì trót rơi và tầm ngắm của nhóm bảo kê này. Được biết, do kinh doanh trùng lĩnh vực với một công ty có quen biết Đ.T từ trước, nên họ đã dùng tiền "nhờ" Đ.T ra tay triệt hạ đối thủ. Sau khi nhận "hợp đồng" lớn, Đ.T cho cánh đàn em đến công ty này quấy phá, rồi gọi điện yêu cầu giám đốc phải "giải tán" càng nhanh càng tốt. Mặc dù trước đó, doanh nghiệp này tháng nào cũng không quên đóng "phế" cho chúng.
Trước thái độ quyết liệt của Đ.T và biết mình bị đối thủ chơi xấu, công ty này đành phải đóng cửa một thời gian. Xong phi vụ đó, biết anh Đ.T nói được, làm được, các công ty ở địa bàn đều không dám làm mất lòng "đại ca giang hồ".
Được biết, không chỉ ép các doanh nghiệp nộp "phế" hàng tháng, những đối tượng này còn tận thu đến mức ăn chặn cả miếng cơm manh áo của người thu mua phế liệu, bán hàng quán ở gần KCN. Chị N.T.H, một người thu mua đồng nát ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Sau khi KCN mọc lên, vợ chồng tôi quyết định mở một ki ốt nhỏ gần đó để thu mua phế liệu. Tuy nhiên, vừa mở cửa hàng được mấy ngày, cánh bảo kê đã kéo đến đòi chúng tôi phải nộp 4 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi kinh doanh nhỏ lẻ, lấy công làm lãi, cả tháng trời làm cật lực lãi cũng chẳng được chừng ấy tiền. Nay hắn bắt phải nộp "phế" thì lấy đâu ra tiền mà nuôi con. Sau đó, chúng tôi di dời ki ốt về gần nhà để buôn bán mới được yên thân. Tuy nhiên, khi tôi đi xe đạp vào KCN mua phế liệu cũng bị mấy thanh niên tóc xanh đỏ, nói rằng bảo kê đòi thu 1 triệu đồng/tháng. Bọn chúng chẳng tha ai bao giờ, ngay cả họ hàng, người cùng làng khi làm ăn gần KCN cũng bị Đ.T bắt đóng "phế" huống chi mình".
Cái giá phải trả
Cuối năm 2012, Mạnh "chó", một tên đàn em thân cận của Đ.T đã bị bắt vì ép các chủ quán ăn phải nột tiền bảo kê. Ngày 2/11/2012, CA xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết các đối tượng gồm: Phí Văn Mạnh (SN 1984, Mạnh "chó"); Nguyễn Văn Linh (SN 1990); Cấn Văn Quý (SN 1990); Cấn Minh Đạt (SN 1995), đều trú tại thôn Phú Ổ, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất đến các quán ăn trên địa bàn xã để đòi nộp tiền bảo kê là 1 triệu đồng/tháng. Vừa đến các quán hàng, Mạnh đã tuyên bố, nếu không nộp cho chúng thì sẽ bị chúng đập phá quán. Không thể chịu được cảnh o ép, bắt nộp tiền "phế" trên chính mảnh đất nhà mình, anh Vũ Văn Tăng (SN 1970), là chủ quán thịt chó (ở Thái Hoà, Bình Phú) và anh Lê Hoàng Khải (SN 1987) là chủ quán cơm (ở Bình Xá, Bình Phú) đã báo công an.
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định các đối tượng đòi bảo kê trên có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản. Được biết, khi bị bắt, Mạnh "chó" là đối tượng nghiện ma tuý nặng nên được đưa đi cai nghiện. Hiện đối tượng này vẫn đang bị tạm giam ở cơ quan công an huyện Thạch Thất.
Nhóm PV
Kỳ cuối: Nhận diện "gốc" của vấn đề và tiếng chuông cảnh báo