CẨM NANG THUÊ HOST CHO WORDPRESS

thuanvu86

New member
Trong thời gian vừa qua, mình có nhận được rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề bối rối trước những câu hỏi trước khi mua hosting, VPS hoặc Dedicated Server. Thật sự mà nói, hiện nay chưa có tài liệu tiếng Việt nào để giải thích rõ những vấn đề cần biết cho những người cần tham khảo trước khi bỏ tiền ra thuê host.

Để phục vụ nhu cầu giải đáp cho các độc giả hiện tại và sau này, mình đã soạn ra được một cẩm nang ngắn để cho các bạn đọc trước khi tiến hành mua host. Tại bài này, mình sẽ nêu ra toàn bộ những vấn đề lưu ý khi chọn mua host dựa theo những gì mình biết được.

I. Host là gì, tại sao phải thuê?
1.1) Host là gì?
Host
trong tiếng Anh dịch ra có rất nhiều nghĩa, trong đó nghĩa dành cho nghành công nghệ thông tin là máy chủ. Host nghĩa là một máy tính có cấu hình rất mạnh, được đặt tại một vị trí chuyên biệt dành cho máy chủ (Datacenter), được kết nối đường truyền internet tốc độ cao để phân tán dữ liệu lên môi trường internet bằng cách cho phép người dùng tải dữ liệu hoặc gửi dữ liệu lên.

liquidweb-datacenter.jpg

Bên trong một Datacenter

Trong WordPress, mã nguồn của họ sử dụng ngôn ngữ server-side PHP (nghĩa là được biên dịch và xử lý bởi môi trường server) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (database) MySQL nên bạn cần có một cái host có hỗ trợ chương trình biên dịch và xử lý PHP, đồng thời có cài MySQL Client để xử lý truy vấn trong database.

Nói nôm na rằng, nếu bạn sử dụng WordPress.Org thì bạn cần phải có một cái host thì bạn mới chạy nó được. Từ đó bạn mới có thể đưa website của mình lên internet.

1.2) Sự liên quan giữa Host và Domain (tên miền)
Trong bài này mình không nói nhiều về domain nhưng khi nhắc qua host mình cũng nên nói qua nó một chút để nếu bạn nào còn thắc mắc thì có mà đọc. Các khái niệm về domain thì mình đã có giải thích https://hostingviet.vn/tu-van-cach-chon-hosting nên bạn chịu khó vào đọc nhé.

1.3) Thuê host hay là mua host?
Cái này chỉ là vấn đề nhỏ thôi nhưng việc biết nó cũng ít nhiều gì cũng có ích.

Nếu nói về host, thì bạn có thể gọi là mua host hoặc thuê host gì cũng được, nhưng chính xác nhất thì là thuê host. Sở dĩ chúng ta gọi là thuê bởi vì bạn phải trả tiền sử dụng theo hàng tháng vì chi phí cho các thứ như mạng, cơ sở hạ tầng của datacenter, tủ rack đựng máy chủ, máy chủ vật lý đều là của họ.

II. Host Việt Nam và Host Nước Ngoài
2.1) Host Việt Nam là như thế nào?
viettel-idc-songthan.jpg

Datacenter của Viettel IDC Sóng Thần – Bình Dương

Host Việt Nam không phải hoàn toàn là nhà cung cấp đó tại Việt Nam, mà một yếu tố nữa đó là các máy chủ được đặt tại một (hoặc nhiều) datacenter tại Việt Nam.

Theo mình biết thì Việt Nam ta đang có khoảng 5 datacenter trên cả nước. Trong đó 1 datacenter tại Bình Dương và 4 datacenter tại Hà Nội, cụ thể:

Ưu điểm của Host Việt Nam

  • Tốc độ truy cập trong nước rất nhanh vì sử dụng chung một hạ tầng, băng thông nội bộ và khoảng cách địa lý từ người dùng đến datacenter thấp.
  • Dễ mua, dễ thanh toán.
  • Dễ yêu cầu hỗ trợ.
  • Không bất đồng ngôn ngữ.
Nhược điểm của Host Việt Nam

  • Giá hơi cao do mặt bằng băng thông cao so với Châu Âu hay Mỹ.
  • Gây cản trở khi truy cập từ nước ngoài nếu có đứt cáp.
  • Một số dịch vụ Hosting hỗ trợ sau bán hàng không được tốt.
Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ Hosting tại Việt Nam, hãy thử https://hostingviet.vn/tu-van-cach-chon-ten-mien của mình thử nhé 🙂

2.2) Host Nước Ngoài là như thế nào?
dallas-datacenter.png

Bên trong một Datacenter tại Dallas, Texas. Mỹ

Ngắn gọn là các nhà cung cấp host này có trụ sở và máy chủ không đặt tại Việt Nam. Hiện nay một số nơi đặt datacenter thông dụng nhất trên thế giới cho các dịch vụ hosting là:

  • Dallas, Texas, Mỹ.
  • Amsterdam, Hà Lan.
  • Michigan, Mỹ.
  • Singapore
  • London, Anh.
  • Stockholm, Thụy Điển.
  • Berlin, Đức.
Đó chỉ là nơi đặt server, còn trụ sở datacenter thì hiện nay rất nhiều nhà cung cấp đều có một datacenter riêng của họ chứ ít khi thuê của ai.

Ưu điểm của host nước ngoài

  • Tác phong phục vụ chuyên nghiệp.
  • Nhiều chương trình khuyến mãi do độ cạnh tranh cao.
  • Tốc độ truyền tải đi toàn cầu rất tốt. Ở Việt Nam nếu ping sang host nước ngoài thì chỉ khoảng từ 250 đến 300ms. Nhưng ở nước ngoài ping về VN thì ít nhất là 450ms.
Nhược điểm của host nước ngoài

  • Bất đồng ngôn ngữ.
  • Khó khăn khi mua và thanh toán. Khi mua họ cần phải chứng thực qua CMND hoặc gọi điện. Và bạn chỉ có thể thanh toán qua Credit Card (Visa/Mastercard) hoặc PayPal.
  • Số lượng quá nhiều khó chọn.
  • Nhiều chỗ không chào đón người Việt cho lắm.
Còn các nhà cung cấp host nước ngoài tiêu biểu thì mình đã liệt kê ở phần dưới theo từng chủng loại, bạn có thể mua ở các nhà cung cấp đó vì họ đều là các nhà cung cấp có uy tín.
 
Back
Top