WESTMINSTER (NV) - “Không có ai sống bằng nghề may được đâu, trừ khi đi làm cho hãng của Mỹ. Trong 10 người Việt Nam hiện nay đi may thì gần hết 10 người đã có ăn welfare.
Ði may là để kiếm thêm, chứ không có ai đi may để kiếm sống đâu.”
Nghề may hiện nay tại Little Saigon có thể được xem là nghề kiếm tiền ít nhất trong tất cả các nghề mà người Việt Nam thường theo đuổi. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Chị Lyly Ðinh, người có gần 10 năm gắn bó với nghề may, nói một cách chắc nịch.
Thực tế mà chị Lyly Ðinh, cư dân thành phố Garden Grove, nêu ra khác hẳn với thời hoàng kim của ngành may cách đây gần 15 năm. Ông Tuyển Nguyễn từng là chủ một shop may có hơn 15 thợ ở thành phố Santa Ana, nhớ lại: “Lúc đó, những người thợ may trong shop tôi được trả trung bình $2,000 mỗi tháng, bằng tiền mặt, người ít lắm cũng được chừng $1,500.”
Số tiền đó ở thời điểm đó cho phép người thợ may thoải mái trong việc “ăn ngon, mặc đẹp, sắm nhà sắm xe, dù mượn tên người khác.”
Nhưng đó là chuyện của quá khứ.
“Bây giờ phần lớn thợ làm là cho có việc mà làm. Họ phải có thêm thu nhập khác chứ nghề may này không kiếm được bao nhiêu, làm sao mà sống nổi.” Ông Khôi Võ, chủ một shop may ở ngay Little Saigon, khẳng định.
Nghề may hiện nay tại Little Saigon có thể được xem là nghề kiếm tiền ít nhất trong tất cả các nghề mà người Việt Nam thường theo đuổi.
Chọn nghề may vì không còn nghề khác
Ăn mặc thật tươm tất, quần tây, áo sơ mi bỏ vào quần, ông Linh trông đĩnh đạc như một thầy giáo hơn là một người thợ cặm cụi bên chiếc máy may.
“Qua đây đã lớn tuổi nên tôi không có nhiều việc để lựa chọn,” ông Linh nói trong lúc đang ngồi chạy máy overlock để dằn những đường viền thun lên một phần của chiếc áo đầm.
Ông Khôi Võ, chủ một shop may ở Little Saigon nói: “Những chiếc áo đầm như thế này hãng trả tiền công may $3.” Vậy, sau khi chủ shop may trừ mọi chi phí, người thợ còn nhận được bao nhiêu? (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Khó nhất với ông Linh trong nghề này là lúc xỏ chỉ và canh kéo cho đường chỉ chạy đều trên vải. Do chưa từng qua trường lớp nào về nghề may, ông Linh “phải mất mấy tháng mới quen với việc sử dụng máy thì đường chạy máy mới đều chứ không còn chỗ nhún chỗ không một cách xấu xí như trước nữa.”
Ông Diệu, một thợ ủi trong shop may đã mười mấy năm, cũng “chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi làm nghề may.” Với ông Diệu, “may là nghề bất đắc dĩ. Qua Mỹ toàn là nghề bất đắc dĩ. Lớn tuổi rồi, thành ra gặp gì làm nấy.” Người thợ ủi có dáng vẻ khắc khổ, nhưng gương mặt hiền lành, nhẫn nhịn, vừa liên tay đẩy chiếc bàn ủi trượt nhẹ lên những chiếc áo đầm bằng vải thun, vừa nhỏ nhẹ nói.
Cũng cùng hoàn cảnh như vậy, ông Hoa Nguyễn, thợ cắt chỉ từ nhiều năm nay tại một shop may ở Santa Ana, đến với công việc liên quan đến ngành may ngay từ khi mới sang Mỹ. “Không biết làm gì, chủ nhà hỏi có muốn lên shop cắt chỉ thì cổ giới thiệu. Vậy là đi làm từ đó đến nay, cũng 7, 8 năm.” Ông Hoa nhớ lại.
Tuy không làm cùng một shop may, nhưng ông Linh, ông Diệu, ông Hoa đều tiêu biểu cho hoàn cảnh chung của những người thợ may, như ông Khôi Võ, chủ shop may đã 15 năm, nhận xét: “Người may bây giờ thường là người lớn tuổi, không còn muốn bon chen nữa và muốn kiếm thêm chút tiền thì mới đi may.”
Chọn nghề may vì linh động thời giờ chăm sóc con
Cũng là một người theo đuổi nghề may trong hơn cả chục năm, cô Mỹ Trần vui vẻ nói về duyên do đến với nghề may của mình, “Khi tôi vượt biên sang đây thì có hai con nhỏ. Chỉ có làm nghề may thì tôi mới có thể vừa ở nhà may vừa trông chừng con.”
Theo cô Mỹ, làm nghề may ở những shop Việt Nam có sự thoải mái là khi nào muốn làm thì làm, bận việc thì có thể nghỉ, bởi lương lãnh tính trên sản phẩm chứ không tính giờ. Chính điều này nên nhiều phụ nữ đã chọn công việc tuy tiền công thật thấp nhưng bù lại có thời gian lo cho gia đình.
Nhiều chiếc máy may đã nằm buồn hiu hắt như thế này vì như chị Lyly Ðinh nói: “Ði may là để kiếm thêm, chứ không có ai đi may để kiếm sống đâu.” (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Sau nhiều năm ròng rã đeo đuổi nghề này, hai con cô Mỹ đã lớn, nhưng “xưa giờ mình chỉ ở nhà nhận đồ về may, không có ra ngoài tiếp xúc, nên tiếng Anh cũng yếu. Giờ các con lớn rồi, không cần phải chăm sóc như trước, nhưng bây giờ không gắn với nghề may thì làm gì được.”
Chị Lyly Ðinh, cư dân thành phố Garden Grove, thoạt đầu đến với nghề may là do “thấy rảnh sau giờ đi làm ở hãng điện tử,” nên “nhận đồ về may để kiếm thêm.” Ðến khi lập gia đình, chị Lyly nghỉ hẳn làm ở hãng điện tử để ở nhà chăm sóc con vì “tiền gửi hai đứa đi nhà trẻ cũng hơn cả ngàn, có đi làm cũng vô đó.” Khi đó, chị lại “tiếp tục nhận đồ về nhà may để kiếm thêm thu nhập.”
Chị Lyly lập luận: “So với đi làm nhà hàng thì tiền may ít hơn nhưng họ chọn may vì có cơ hội ở nhà lo cho gia đình, nhà cửa, hay họ có một công chuyện khác, may thêm thành hai chuyện. Chứ may để kiếm lương chính thì không có đâu. Nhiều người lớn tuổi có tiền chính phủ cho rồi đi may thêm để kiếm thêm thôi.”
Ông Khôi cũng cho biết lý do ông chọn nghề may là “chọn để theo con, có thể trông coi kiểm soát gia đình.”
“Cực chẳng đã phải theo thôi chứ nghề này bạc bẽo lắm!” Ông chủ shop cười buồn.
Nghề may - ít tiền và bạc bẽo
Ðiều bạc bẽo mà ông Khôi nhắc đến là có những khi hàng ít mà “contractors,” tức những người chủ shop nhận may gia công như ông Khôi, nhiều, thì chủ hãng có thể ép giá. “Hãng đưa mình giá thấp lè tè, nếu mình không nhận thì thợ không có hàng làm, mà làm với giá thấp quá thì thợ lại không làm. Nên nhiều lúc hãng đưa giá sao mình cứ đưa lại thợ y như vậy thì mới mong giữ thợ được.”
Chị Lyly Ðinh, sau 8, 9 năm nhận đồ từ chủ shop về may, hoặc có lúc lên shop ngồi may, ngán ngẩm nhớ lại: “Làm cho chủ Việt Nam trắng mắt luôn cũng không có tiền.”
“Mình thật sự không biết chủ shop nhận qua trung gian hay nhận trực tiếp từ hãng như thế nào, chỉ biết là thường chủ sẽ chia cho thợ theo tỉ lệ 6-4, tức chủ 6, thợ 4, vì chủ phải trừ hao này nọ, hay nhiều lúc bị kiểm tra shop thì chủ bị phạt nữa. Cho nên tiền may chỉ là tiền kiếm thêm chứ không thể nào là tiền chính được,” chị Lyly giải thích.
“Làm trắng mắt mà tiền không bao nhiêu” cũng là hoàn cảnh của vợ chồng ông Hoa Nguyễn.
“Vợ chồng tui đi cắt chỉ, mỗi cái áo được trả 7 cents. Hai vợ chồng làm cặm cụi cả tháng thường chưa được bốn trăm bạc. Tháng nào hàng nhiều lắm, làm cả bảy ngày một tuần và làm từ sáng đến 10 giờ đêm luôn thì mới được chừng năm trăm bạc, không hơn nữa.” Ông Hoa cho biết thu nhập từ nghề cắt chỉ của mình.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Người Việt là liệu những người thợ biết chạy “máy một kim,” hay biết “overlock,” hay “coverstitch” thì có kiếm nhiều hơn không, ông Hoa nói một cách đầy “ngưỡng mộ”: “Ôi, họ kiếm đến cả ngàn một tháng đó!”
Một ngàn đô la một tháng cho công may hiện nay của một người thợ chính, so với số tiền kiếm được từ $1,500 đến $2,000 một tháng cách đây chừng 15 năm, quả là một sự chênh lệch quá lớn.
Người đàn ông ngoài 65 này nói một cách buồn bã: “Nhưng không làm thì lấy tiền gì sống. Già rồi đi kiếm việc gì người ta cũng không mướn. May mà bà vợ tôi đã thi đậu quốc tịch rồi, mỗi tháng cũng được chính phủ cho thêm chừng bốn trăm mới đắp đổi được tiền nhà, tiền xe, tiền ăn. Khổ ơi là khổ!”
Cả chị Lyly lẫn ông Khôi chủ shop may đều cho biết: “Giá công may một cái áo từ 15 năm trước cho đến hiện nay đều không thay đổi, trong khi vật giá thì lên biết bao nhiêu lần.”
Muốn nhiều tiền thì đi may cho hãng của Mỹ
Hiện nay, đi làm cho các chủ người Việt để lãnh tiền mặt, không nghề nào giá thấp hơn nghề may. Tuy nhiên, khi đi may cho hãng của Mỹ thì lại là chuyện khác.
Chị Lyly Ðinh, sau thời gian dài làm cho các chủ shop Việt Nam, giờ đang làm thợ may cho một hãng của Mỹ, chia sẻ: “Việt Nam thì cho ăn cái, Mỹ thì cho ăn giờ, tính ra làm hãng Mỹ lợi hơn.”
Theo tính toán của người thợ may này, khi đi làm cho hãng của Mỹ, mỗi giờ có thể được trả từ $8.5 đến $10 hoặc hơn tùy theo kinh nghiệm, chưa kể đến những phúc lợi khác. Ngoài ra, những công ty lớn luôn có các qui định rạch ròi.
“Họ qui định mình trong 8 tiếng làm việc chính thức phải may được 10 cái, ví dụ như vậy. Nếu mình may được chừng 3/4 yêu cầu đó thì cũng ok. Nhưng nếu trong 8 tiếng, mình may hơn 10 cái, thì phần dôi ra họ sẽ tính tiền trả thêm cho mình. Chính vì như vậy nên ai muốn kiếm tiền nhiều thêm thì cứ ráng mà may, còn như tôi may tàng tàng thì cũng đủ theo quy định của họ.” Chị Lyly giải thích.
Chính vì giờ giấc đàng hoàng, cách tính toán sòng phẳng như vậy, nên người thợ may cho hãng Mỹ có thể kiếm “gấp đôi hay gấp ba khi may cho các shop Việt Nam.”
Dù rằng nghề may “ít tiền, và bạc bẽo” như thế, nhưng những người còn đeo bám công việc này cũng tìm được cho mình những lý do lạc quan để mà vui với nghề.
Là chủ shop may, ông Khôi Võ nhìn nhận: “Khác với tiệm nail, shop may không có chuyện kèn cựa, so đo. Việc thì chia đều cho nhau. Có lẽ đa phần thợ may bây giờ là người lớn tuổi nên họ đàng hoàng và không có ý bon chen.”
Ông Hoa Nguyễn, dù đầu óc vẫn luôn băn khoăn chưa có cách nào để dành đủ $700, $800 để đóng tiền thi quốc tịch, vì thu nhập hai vợ chồng không có dư, nhưng ông vẫn cảm thấy “vui khi lên shop may để làm, có chuyện này chuyện kia để kể nhau nghe, và không có xích mích gì với ai.”
Ông Linh cũng vậy. Nhìn cách ông khoan thai làm việc, người ta tưởng chừng cuộc sống chẳng có gì phải âu lo. “May thì nhẹ nhàng, không phải suy nghĩ, không phải gây gổ, cự nự với ai. Lên shop thường ai cũng kể chuyện vui, nghe nhạc, tinh thần cũng thoải mái.” Ông Linh từ tốn nói.
Cô Mỹ, vừa đưa tay tháo chiếc khẩu trang che mặt cho bụi vải đỡ bám vào mặt, vừa nói bằng giọng sôi nổi: “Làm thợ may là bất đắc dĩ, nhưng có lẽ ông tổ nghề này cũng lớn, nên nhiều khi nói bỏ nghề rồi nhưng lại nhớ, lại thấy thiếu thiếu. Vậy là đi may lại.”
“Kệ, làm nghề này khi nào rảnh thì chạy đi may, bận thì chạy về. Không có gì bó buộc, nên thôi cứ làm vậy,” người phụ nữ kết luận.
Ði may là để kiếm thêm, chứ không có ai đi may để kiếm sống đâu.”

Nghề may hiện nay tại Little Saigon có thể được xem là nghề kiếm tiền ít nhất trong tất cả các nghề mà người Việt Nam thường theo đuổi. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Chị Lyly Ðinh, người có gần 10 năm gắn bó với nghề may, nói một cách chắc nịch.
Thực tế mà chị Lyly Ðinh, cư dân thành phố Garden Grove, nêu ra khác hẳn với thời hoàng kim của ngành may cách đây gần 15 năm. Ông Tuyển Nguyễn từng là chủ một shop may có hơn 15 thợ ở thành phố Santa Ana, nhớ lại: “Lúc đó, những người thợ may trong shop tôi được trả trung bình $2,000 mỗi tháng, bằng tiền mặt, người ít lắm cũng được chừng $1,500.”
Số tiền đó ở thời điểm đó cho phép người thợ may thoải mái trong việc “ăn ngon, mặc đẹp, sắm nhà sắm xe, dù mượn tên người khác.”
Nhưng đó là chuyện của quá khứ.
“Bây giờ phần lớn thợ làm là cho có việc mà làm. Họ phải có thêm thu nhập khác chứ nghề may này không kiếm được bao nhiêu, làm sao mà sống nổi.” Ông Khôi Võ, chủ một shop may ở ngay Little Saigon, khẳng định.
Nghề may hiện nay tại Little Saigon có thể được xem là nghề kiếm tiền ít nhất trong tất cả các nghề mà người Việt Nam thường theo đuổi.
Chọn nghề may vì không còn nghề khác
Ăn mặc thật tươm tất, quần tây, áo sơ mi bỏ vào quần, ông Linh trông đĩnh đạc như một thầy giáo hơn là một người thợ cặm cụi bên chiếc máy may.
“Qua đây đã lớn tuổi nên tôi không có nhiều việc để lựa chọn,” ông Linh nói trong lúc đang ngồi chạy máy overlock để dằn những đường viền thun lên một phần của chiếc áo đầm.

Ông Khôi Võ, chủ một shop may ở Little Saigon nói: “Những chiếc áo đầm như thế này hãng trả tiền công may $3.” Vậy, sau khi chủ shop may trừ mọi chi phí, người thợ còn nhận được bao nhiêu? (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Khó nhất với ông Linh trong nghề này là lúc xỏ chỉ và canh kéo cho đường chỉ chạy đều trên vải. Do chưa từng qua trường lớp nào về nghề may, ông Linh “phải mất mấy tháng mới quen với việc sử dụng máy thì đường chạy máy mới đều chứ không còn chỗ nhún chỗ không một cách xấu xí như trước nữa.”
Ông Diệu, một thợ ủi trong shop may đã mười mấy năm, cũng “chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi làm nghề may.” Với ông Diệu, “may là nghề bất đắc dĩ. Qua Mỹ toàn là nghề bất đắc dĩ. Lớn tuổi rồi, thành ra gặp gì làm nấy.” Người thợ ủi có dáng vẻ khắc khổ, nhưng gương mặt hiền lành, nhẫn nhịn, vừa liên tay đẩy chiếc bàn ủi trượt nhẹ lên những chiếc áo đầm bằng vải thun, vừa nhỏ nhẹ nói.
Cũng cùng hoàn cảnh như vậy, ông Hoa Nguyễn, thợ cắt chỉ từ nhiều năm nay tại một shop may ở Santa Ana, đến với công việc liên quan đến ngành may ngay từ khi mới sang Mỹ. “Không biết làm gì, chủ nhà hỏi có muốn lên shop cắt chỉ thì cổ giới thiệu. Vậy là đi làm từ đó đến nay, cũng 7, 8 năm.” Ông Hoa nhớ lại.
Tuy không làm cùng một shop may, nhưng ông Linh, ông Diệu, ông Hoa đều tiêu biểu cho hoàn cảnh chung của những người thợ may, như ông Khôi Võ, chủ shop may đã 15 năm, nhận xét: “Người may bây giờ thường là người lớn tuổi, không còn muốn bon chen nữa và muốn kiếm thêm chút tiền thì mới đi may.”
Chọn nghề may vì linh động thời giờ chăm sóc con
Cũng là một người theo đuổi nghề may trong hơn cả chục năm, cô Mỹ Trần vui vẻ nói về duyên do đến với nghề may của mình, “Khi tôi vượt biên sang đây thì có hai con nhỏ. Chỉ có làm nghề may thì tôi mới có thể vừa ở nhà may vừa trông chừng con.”
Theo cô Mỹ, làm nghề may ở những shop Việt Nam có sự thoải mái là khi nào muốn làm thì làm, bận việc thì có thể nghỉ, bởi lương lãnh tính trên sản phẩm chứ không tính giờ. Chính điều này nên nhiều phụ nữ đã chọn công việc tuy tiền công thật thấp nhưng bù lại có thời gian lo cho gia đình.

Nhiều chiếc máy may đã nằm buồn hiu hắt như thế này vì như chị Lyly Ðinh nói: “Ði may là để kiếm thêm, chứ không có ai đi may để kiếm sống đâu.” (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Sau nhiều năm ròng rã đeo đuổi nghề này, hai con cô Mỹ đã lớn, nhưng “xưa giờ mình chỉ ở nhà nhận đồ về may, không có ra ngoài tiếp xúc, nên tiếng Anh cũng yếu. Giờ các con lớn rồi, không cần phải chăm sóc như trước, nhưng bây giờ không gắn với nghề may thì làm gì được.”
Chị Lyly Ðinh, cư dân thành phố Garden Grove, thoạt đầu đến với nghề may là do “thấy rảnh sau giờ đi làm ở hãng điện tử,” nên “nhận đồ về may để kiếm thêm.” Ðến khi lập gia đình, chị Lyly nghỉ hẳn làm ở hãng điện tử để ở nhà chăm sóc con vì “tiền gửi hai đứa đi nhà trẻ cũng hơn cả ngàn, có đi làm cũng vô đó.” Khi đó, chị lại “tiếp tục nhận đồ về nhà may để kiếm thêm thu nhập.”
Chị Lyly lập luận: “So với đi làm nhà hàng thì tiền may ít hơn nhưng họ chọn may vì có cơ hội ở nhà lo cho gia đình, nhà cửa, hay họ có một công chuyện khác, may thêm thành hai chuyện. Chứ may để kiếm lương chính thì không có đâu. Nhiều người lớn tuổi có tiền chính phủ cho rồi đi may thêm để kiếm thêm thôi.”
Ông Khôi cũng cho biết lý do ông chọn nghề may là “chọn để theo con, có thể trông coi kiểm soát gia đình.”
“Cực chẳng đã phải theo thôi chứ nghề này bạc bẽo lắm!” Ông chủ shop cười buồn.
Nghề may - ít tiền và bạc bẽo
Ðiều bạc bẽo mà ông Khôi nhắc đến là có những khi hàng ít mà “contractors,” tức những người chủ shop nhận may gia công như ông Khôi, nhiều, thì chủ hãng có thể ép giá. “Hãng đưa mình giá thấp lè tè, nếu mình không nhận thì thợ không có hàng làm, mà làm với giá thấp quá thì thợ lại không làm. Nên nhiều lúc hãng đưa giá sao mình cứ đưa lại thợ y như vậy thì mới mong giữ thợ được.”
Chị Lyly Ðinh, sau 8, 9 năm nhận đồ từ chủ shop về may, hoặc có lúc lên shop ngồi may, ngán ngẩm nhớ lại: “Làm cho chủ Việt Nam trắng mắt luôn cũng không có tiền.”
“Mình thật sự không biết chủ shop nhận qua trung gian hay nhận trực tiếp từ hãng như thế nào, chỉ biết là thường chủ sẽ chia cho thợ theo tỉ lệ 6-4, tức chủ 6, thợ 4, vì chủ phải trừ hao này nọ, hay nhiều lúc bị kiểm tra shop thì chủ bị phạt nữa. Cho nên tiền may chỉ là tiền kiếm thêm chứ không thể nào là tiền chính được,” chị Lyly giải thích.
“Làm trắng mắt mà tiền không bao nhiêu” cũng là hoàn cảnh của vợ chồng ông Hoa Nguyễn.
“Vợ chồng tui đi cắt chỉ, mỗi cái áo được trả 7 cents. Hai vợ chồng làm cặm cụi cả tháng thường chưa được bốn trăm bạc. Tháng nào hàng nhiều lắm, làm cả bảy ngày một tuần và làm từ sáng đến 10 giờ đêm luôn thì mới được chừng năm trăm bạc, không hơn nữa.” Ông Hoa cho biết thu nhập từ nghề cắt chỉ của mình.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Người Việt là liệu những người thợ biết chạy “máy một kim,” hay biết “overlock,” hay “coverstitch” thì có kiếm nhiều hơn không, ông Hoa nói một cách đầy “ngưỡng mộ”: “Ôi, họ kiếm đến cả ngàn một tháng đó!”
Một ngàn đô la một tháng cho công may hiện nay của một người thợ chính, so với số tiền kiếm được từ $1,500 đến $2,000 một tháng cách đây chừng 15 năm, quả là một sự chênh lệch quá lớn.
Người đàn ông ngoài 65 này nói một cách buồn bã: “Nhưng không làm thì lấy tiền gì sống. Già rồi đi kiếm việc gì người ta cũng không mướn. May mà bà vợ tôi đã thi đậu quốc tịch rồi, mỗi tháng cũng được chính phủ cho thêm chừng bốn trăm mới đắp đổi được tiền nhà, tiền xe, tiền ăn. Khổ ơi là khổ!”
Cả chị Lyly lẫn ông Khôi chủ shop may đều cho biết: “Giá công may một cái áo từ 15 năm trước cho đến hiện nay đều không thay đổi, trong khi vật giá thì lên biết bao nhiêu lần.”
Muốn nhiều tiền thì đi may cho hãng của Mỹ
Hiện nay, đi làm cho các chủ người Việt để lãnh tiền mặt, không nghề nào giá thấp hơn nghề may. Tuy nhiên, khi đi may cho hãng của Mỹ thì lại là chuyện khác.
Chị Lyly Ðinh, sau thời gian dài làm cho các chủ shop Việt Nam, giờ đang làm thợ may cho một hãng của Mỹ, chia sẻ: “Việt Nam thì cho ăn cái, Mỹ thì cho ăn giờ, tính ra làm hãng Mỹ lợi hơn.”
Theo tính toán của người thợ may này, khi đi làm cho hãng của Mỹ, mỗi giờ có thể được trả từ $8.5 đến $10 hoặc hơn tùy theo kinh nghiệm, chưa kể đến những phúc lợi khác. Ngoài ra, những công ty lớn luôn có các qui định rạch ròi.
“Họ qui định mình trong 8 tiếng làm việc chính thức phải may được 10 cái, ví dụ như vậy. Nếu mình may được chừng 3/4 yêu cầu đó thì cũng ok. Nhưng nếu trong 8 tiếng, mình may hơn 10 cái, thì phần dôi ra họ sẽ tính tiền trả thêm cho mình. Chính vì như vậy nên ai muốn kiếm tiền nhiều thêm thì cứ ráng mà may, còn như tôi may tàng tàng thì cũng đủ theo quy định của họ.” Chị Lyly giải thích.
Chính vì giờ giấc đàng hoàng, cách tính toán sòng phẳng như vậy, nên người thợ may cho hãng Mỹ có thể kiếm “gấp đôi hay gấp ba khi may cho các shop Việt Nam.”
***
Dù rằng nghề may “ít tiền, và bạc bẽo” như thế, nhưng những người còn đeo bám công việc này cũng tìm được cho mình những lý do lạc quan để mà vui với nghề.
Là chủ shop may, ông Khôi Võ nhìn nhận: “Khác với tiệm nail, shop may không có chuyện kèn cựa, so đo. Việc thì chia đều cho nhau. Có lẽ đa phần thợ may bây giờ là người lớn tuổi nên họ đàng hoàng và không có ý bon chen.”
Ông Hoa Nguyễn, dù đầu óc vẫn luôn băn khoăn chưa có cách nào để dành đủ $700, $800 để đóng tiền thi quốc tịch, vì thu nhập hai vợ chồng không có dư, nhưng ông vẫn cảm thấy “vui khi lên shop may để làm, có chuyện này chuyện kia để kể nhau nghe, và không có xích mích gì với ai.”
Ông Linh cũng vậy. Nhìn cách ông khoan thai làm việc, người ta tưởng chừng cuộc sống chẳng có gì phải âu lo. “May thì nhẹ nhàng, không phải suy nghĩ, không phải gây gổ, cự nự với ai. Lên shop thường ai cũng kể chuyện vui, nghe nhạc, tinh thần cũng thoải mái.” Ông Linh từ tốn nói.
Cô Mỹ, vừa đưa tay tháo chiếc khẩu trang che mặt cho bụi vải đỡ bám vào mặt, vừa nói bằng giọng sôi nổi: “Làm thợ may là bất đắc dĩ, nhưng có lẽ ông tổ nghề này cũng lớn, nên nhiều khi nói bỏ nghề rồi nhưng lại nhớ, lại thấy thiếu thiếu. Vậy là đi may lại.”
“Kệ, làm nghề này khi nào rảnh thì chạy đi may, bận thì chạy về. Không có gì bó buộc, nên thôi cứ làm vậy,” người phụ nữ kết luận.
Ngọc Lan/Người Việt
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
Burberry Brit Perfume by Burberry for Women EDT Spray 3.4 oz $37.70
Burberry 5 Piece Mini Coffret Set $35.00
Burberry Classic 1.7 oz Eau de Parfum Spray Fragrance for Women $58.00
Burberry London 3.3oz Eau de Parfum Spray $54.99
Givenchy Organza Eau de Parfum $46.20
Givenchy Organza Eau de Parfum Spray for Women $63.79
Yves Saint Laurent RIVE GAUCHE perfume - EDT SPRAY 3.3 OZ for WOMEN $57.19
Yves Saint Laurent 'Opium' Eau de Parfum Spray $104.00
Yves Saint Laurent - OPIUM Gift Set $49.99
YvesSaintLaurent Ysl Paris Eau De Parfum Spray $90.00
<<>>Vivitar 10.1 MP iTwist Camera by JCPenney $79.99<<>>
<!--@vbbanners:0@-->
Burberry Brit Perfume by Burberry for Women EDT Spray 3.4 oz $37.70
Burberry 5 Piece Mini Coffret Set $35.00
Burberry Classic 1.7 oz Eau de Parfum Spray Fragrance for Women $58.00
Burberry London 3.3oz Eau de Parfum Spray $54.99
Givenchy Organza Eau de Parfum $46.20
Givenchy Organza Eau de Parfum Spray for Women $63.79
Yves Saint Laurent RIVE GAUCHE perfume - EDT SPRAY 3.3 OZ for WOMEN $57.19
Yves Saint Laurent 'Opium' Eau de Parfum Spray $104.00
Yves Saint Laurent - OPIUM Gift Set $49.99
YvesSaintLaurent Ysl Paris Eau De Parfum Spray $90.00
<<>>Vivitar 10.1 MP iTwist Camera by JCPenney $79.99<<>>
<!--@vbbanners:0@-->