Giữa bản làng xa xôi thuộc miền Tây Nghệ An, một cây sanh hàng ngàn năm tuổi tạo hình “mâm xôi con gà” tự nhiên được giới chơi cây đánh giá là độc nhất vô nhị. Ra giá tiền tỷ cũng không mua được cây, nhiều “đại gia” đang tìm cách mua luôn cả khu đất nơi có “cụ” cây sinh sống với tham vọng sở hữu tuyệt tác thiên nhiên hiếm có này.
Đi khắp Việt Nam không gặp dáng cây tuyệt đẹp tương tự
Giữa núi rừng rộng lớn ở bản Kẻ Mui (xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) sừng sững một cây sanh có dáng “mâm xôi con gà” tự nhiên. Người dân địa phương vẫn coi đó là một tuyệt tác thiên nhiên, nhưng phải đợi đến khi được phát hiện bởi một người chuyên săn cây cảnh từ nơi khác đến, cây sanh mới được biết đến nhiều và ngay lập tức gây “sốt” trong giới chơi cây.
Ông Nguyễn Văn Hạnh, Trưởng ban văn hóa xã Giai Xuân cho biết cây này đã có từ rất lâu, dễ đến hàng ngăm năm tuổi. “Cụ” cây mọc chênh vênh trên đỉnh khối đá lớn, có chiều cao gần 30m, tán rộng khoảng 60m2, bộ rễ khổng lồ tỏa ra ôm trọn hai khối đá chồng lên nhau. Khối đá phía trên hình tròn được hàng trăm rễ cây bao bọc, tảng đá phía dưới hình vuông trải qua thời gian đã nứt làm đôi.
Nhìn tổng thể cây sanh rất giống hình ảnh một chú gà trống dùng chân ôm trọn một đĩa xôi đặt trên một chiếc mâm, vì thế dáng cây mới có tên gọi “mâm xôi con gà”. Rễ cây và đá bám chặt lấy nhau cuồn cuộn như một con rồng đang ngậm ngọc, các rễ từ trên thả xuống tự nhiên nhìn như rồng bay phượng múa.
Các già làng ở bản Kẻ Mui kể lại, từ đời này qua đời khác những người già trong bản luôn dặn con cháu ghi nhớ cây sanh cổ thụ gắn với huyền thoại bà Da Kheét, một nhân vật nữ thần linh thiêng luôn phù hộ cho dân bản.
Theo truyền thuyết, bà là tiên nữ trên trời đầu thai xuống hạ giới và được thổ thần trao cho nhiều phép màu. Da Kheét rất xinh đẹp, mái tóc óng mượt và dài đến gót chân, tiếng hát trong hơn nước suối, vang xa hơn tiếng cồng, tiếng chiêng.
Bà nổi tiếng nhân hậu, đảm đang. Bà trồng cây giỏi đến mức đem cây trồng trên đá, cây cũng đâm chồi nảy lộc. Vùng đất này xưa kia hoang vu rậm rạp, có rất nhiều loài thú dữ về quấy phá cuộc sống an lành của người dân. Cứ khi trời tắt nắng, Da Kheét lại hóa thành hổ để bảo vệ dân làng trước sự tấn công của thú dữ. Sau khi mất, bà hóa thành thần và được nhân dân lập đền thờ quanh năm hương khói.
Cây sanh quý này là do Da Kheét trồng trên đá với mục đích để nhắc nhở con cháu: “Nếu con người cần cù chịu thương chịu khó thì đất đá chẳng phụ công người”. Da Kheét không trồng cây trên đất như bình thường, bà dùng phép bê hai tảng đá chồng lên nhau, sau đó gieo hạt giống cây sanh lên đỉnh của hòn đá phía trên.
Một thời gian ngắn, cây canh đâm chồi nảy lộc và lớn nhanh như thổi. Đã thành tập tục, mỗi khi bắt đầu vào mùa sản xuất trồng trọt, dân làng đều soạn một lễ vật, bao gồm một đĩa xôi, một con gà đến làm lễ tại cây sanh để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; đến ngày thu hoạch, họ lại chọn những sản vật ngon nhất, đẹp nhất đến dâng tạ ơn các vị thần.
Quyết không bán, địa phương đề nghị công nhận cây di sản Việt Nam
Vùng đất xung quanh cây sanh quý từ xưa được dân làng gọi là đất “Đáu”, tức là vùng đất linh thiêng nơi bà Da Kheét sống. Người dân thường không ai dám bước chân vào vùng đất này, ngoài những ngày làm lễ cúng cầu mong mùa màng thuận lợi.
Được biết khối đá được cây sanh bao bọc là đá hoa cương, hòn đá phía trên giống như một viên ngọc lớn có trọng lượng khoảng 25 tấn, tảng đá phía dưới nặng khoảng 160 tấn, hàng ngàn năm qua vẫn bám vào nhau không hề xê dịch cho dù chịu bao nhiều mùa mưa bão và thiên tai.
Dân làng tin rằng hai tảng đá là biểu tượng của trời và đất theo quan niệm của người Việt cổ. Hòn đá hình tròn phía trên tượng trưng cho trời, tảng đá hình vuông phía dưới tượng trưng cho đất. Mỗi lần dân bản đi ngang qua cây sanh đều rất kính cẩn.
Đặc biệt khi vào đến vùng đất “Đáu”, đồng bào dân tộc Thổ ở đây chỉ nói chuyện bằng tiếng của dân tộc mình, không được nói bằng ngôn ngữ khác vì sợ thần linh nổi giận.
Cũng theo lời các bậc cao niên, có lần một người dân bản làm lán dưới tán cây để ở, vào ban đêm anh ta nghe thấy tiếng chân bước ào ào, tuy nhiên khi lấy đèn soi xung quanh thì chẳng thấy ai cả. Nghĩ mình nằm mơ nên người này vào lán ngủ tiếp, nhưng vừa chợp mắt lại nghe thấy tiếng chân dẫm ầm ầm trên nền đất, tỉnh dậy lại chẳng thấy ai.
Quá sợ hãi cả đêm anh ta không dám ngủ, ngồi đợi trời sáng để dỡ lán trở về nhà. Rồi một ngày nắng nóng, một nhóm người đi làm nương rẫy, buổi trưa mệt quá, “phạm luật” leo lên hòn đá cây sanh nằm ngủ cho mát, đang nằm ngủ bỗng thấy rắn rết bò từ trong cây cổ thụ ra hàng đàn, mọi người vô cùng sợ hãi không dám ngủ tiếp nữa.
Lần khác một người dân đi làm nương, đã buộc trâu vào cây sanh, tuy nhiên sau khi buộc xong con trâu cứ lồng lên đứng nằm không yên, người này sợ quá phải đưa trâu đi buộc nơi khác.
Từ đó dân làng lại càng tin đây không phải là một cây sanh bình thường mà là một cây thần, từ già đến trẻ đều không dám có hành động gì bất kính với “cụ” cây.
“Cụ” cây còn chứng kiến bao thăm trầm của lịch sử vùng đất này. Vị trí cây được cho là tọa lạc ngay trên con đường hành quân “Nam chinh” làm nên chiến thắng “trúc chẻ tro bay” của Lê Lợi và cuộc hành quân “Bắc tiến” thần tốc của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Ở thế kỉ thứ XVIII, nơi đây còn là cứ điểm của nghĩa quân Lê Duy Mật và sau này là căn cứ hậu cần kháng chiến thời chống Pháp và chống Mỹ của quân khu IV.
Cây sanh Giai Xuân mang giá trị lớn về nhiều mặt, đạt tiêu chí “cổ, kỳ, mỹ” có một không hai về cây cảnh tại Việt Nam. Theo lời dân làng, có rất nhiều “đại gia” cây cảnh thi nhau ra giá hàng tỷ đồng để mua cây nhưng không được, nay họ “nghĩ cách” mua cả khu đất bao quanh cây sanh làm sở hữu riêng. Tuy nhiên người địa phương quyết tâm không bán với bất kỳ giá nào, họ cho rằng cây sanh là bùa hộ mệnh mà thần linh ban tặng cho vùng đất, giúp họ bao năm qua có cuộc sống ấm no, thanh bình, tránh được nhiều tai họa.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch xã Giai Xuân cho biết: “Cây sanh “mâm xôi con gà” này có vị trí rất quan trọng trong đời sống người dân Giai Xuân, đây là một cây cổ thụ quý hiếm vì vậy chính quyền xã đã làm đơn để nghị Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây sanh là cây di sản Việt Nam”.
(Theo Xa lộ pháp luật)
Đi khắp Việt Nam không gặp dáng cây tuyệt đẹp tương tự
Giữa núi rừng rộng lớn ở bản Kẻ Mui (xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) sừng sững một cây sanh có dáng “mâm xôi con gà” tự nhiên. Người dân địa phương vẫn coi đó là một tuyệt tác thiên nhiên, nhưng phải đợi đến khi được phát hiện bởi một người chuyên săn cây cảnh từ nơi khác đến, cây sanh mới được biết đến nhiều và ngay lập tức gây “sốt” trong giới chơi cây.
|
Cây sanh “mâm xôi con gà” độc nhất vô nhị |
Nhìn tổng thể cây sanh rất giống hình ảnh một chú gà trống dùng chân ôm trọn một đĩa xôi đặt trên một chiếc mâm, vì thế dáng cây mới có tên gọi “mâm xôi con gà”. Rễ cây và đá bám chặt lấy nhau cuồn cuộn như một con rồng đang ngậm ngọc, các rễ từ trên thả xuống tự nhiên nhìn như rồng bay phượng múa.
Các già làng ở bản Kẻ Mui kể lại, từ đời này qua đời khác những người già trong bản luôn dặn con cháu ghi nhớ cây sanh cổ thụ gắn với huyền thoại bà Da Kheét, một nhân vật nữ thần linh thiêng luôn phù hộ cho dân bản.
Theo truyền thuyết, bà là tiên nữ trên trời đầu thai xuống hạ giới và được thổ thần trao cho nhiều phép màu. Da Kheét rất xinh đẹp, mái tóc óng mượt và dài đến gót chân, tiếng hát trong hơn nước suối, vang xa hơn tiếng cồng, tiếng chiêng.
Bà nổi tiếng nhân hậu, đảm đang. Bà trồng cây giỏi đến mức đem cây trồng trên đá, cây cũng đâm chồi nảy lộc. Vùng đất này xưa kia hoang vu rậm rạp, có rất nhiều loài thú dữ về quấy phá cuộc sống an lành của người dân. Cứ khi trời tắt nắng, Da Kheét lại hóa thành hổ để bảo vệ dân làng trước sự tấn công của thú dữ. Sau khi mất, bà hóa thành thần và được nhân dân lập đền thờ quanh năm hương khói.
Cây sanh quý này là do Da Kheét trồng trên đá với mục đích để nhắc nhở con cháu: “Nếu con người cần cù chịu thương chịu khó thì đất đá chẳng phụ công người”. Da Kheét không trồng cây trên đất như bình thường, bà dùng phép bê hai tảng đá chồng lên nhau, sau đó gieo hạt giống cây sanh lên đỉnh của hòn đá phía trên.
Một thời gian ngắn, cây canh đâm chồi nảy lộc và lớn nhanh như thổi. Đã thành tập tục, mỗi khi bắt đầu vào mùa sản xuất trồng trọt, dân làng đều soạn một lễ vật, bao gồm một đĩa xôi, một con gà đến làm lễ tại cây sanh để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; đến ngày thu hoạch, họ lại chọn những sản vật ngon nhất, đẹp nhất đến dâng tạ ơn các vị thần.
Quyết không bán, địa phương đề nghị công nhận cây di sản Việt Nam
Vùng đất xung quanh cây sanh quý từ xưa được dân làng gọi là đất “Đáu”, tức là vùng đất linh thiêng nơi bà Da Kheét sống. Người dân thường không ai dám bước chân vào vùng đất này, ngoài những ngày làm lễ cúng cầu mong mùa màng thuận lợi.
Được biết khối đá được cây sanh bao bọc là đá hoa cương, hòn đá phía trên giống như một viên ngọc lớn có trọng lượng khoảng 25 tấn, tảng đá phía dưới nặng khoảng 160 tấn, hàng ngàn năm qua vẫn bám vào nhau không hề xê dịch cho dù chịu bao nhiều mùa mưa bão và thiên tai.
Dân làng tin rằng hai tảng đá là biểu tượng của trời và đất theo quan niệm của người Việt cổ. Hòn đá hình tròn phía trên tượng trưng cho trời, tảng đá hình vuông phía dưới tượng trưng cho đất. Mỗi lần dân bản đi ngang qua cây sanh đều rất kính cẩn.
Đặc biệt khi vào đến vùng đất “Đáu”, đồng bào dân tộc Thổ ở đây chỉ nói chuyện bằng tiếng của dân tộc mình, không được nói bằng ngôn ngữ khác vì sợ thần linh nổi giận.
Cũng theo lời các bậc cao niên, có lần một người dân bản làm lán dưới tán cây để ở, vào ban đêm anh ta nghe thấy tiếng chân bước ào ào, tuy nhiên khi lấy đèn soi xung quanh thì chẳng thấy ai cả. Nghĩ mình nằm mơ nên người này vào lán ngủ tiếp, nhưng vừa chợp mắt lại nghe thấy tiếng chân dẫm ầm ầm trên nền đất, tỉnh dậy lại chẳng thấy ai.
Quá sợ hãi cả đêm anh ta không dám ngủ, ngồi đợi trời sáng để dỡ lán trở về nhà. Rồi một ngày nắng nóng, một nhóm người đi làm nương rẫy, buổi trưa mệt quá, “phạm luật” leo lên hòn đá cây sanh nằm ngủ cho mát, đang nằm ngủ bỗng thấy rắn rết bò từ trong cây cổ thụ ra hàng đàn, mọi người vô cùng sợ hãi không dám ngủ tiếp nữa.
Lần khác một người dân đi làm nương, đã buộc trâu vào cây sanh, tuy nhiên sau khi buộc xong con trâu cứ lồng lên đứng nằm không yên, người này sợ quá phải đưa trâu đi buộc nơi khác.
Từ đó dân làng lại càng tin đây không phải là một cây sanh bình thường mà là một cây thần, từ già đến trẻ đều không dám có hành động gì bất kính với “cụ” cây.
“Cụ” cây còn chứng kiến bao thăm trầm của lịch sử vùng đất này. Vị trí cây được cho là tọa lạc ngay trên con đường hành quân “Nam chinh” làm nên chiến thắng “trúc chẻ tro bay” của Lê Lợi và cuộc hành quân “Bắc tiến” thần tốc của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Ở thế kỉ thứ XVIII, nơi đây còn là cứ điểm của nghĩa quân Lê Duy Mật và sau này là căn cứ hậu cần kháng chiến thời chống Pháp và chống Mỹ của quân khu IV.
Cây sanh Giai Xuân mang giá trị lớn về nhiều mặt, đạt tiêu chí “cổ, kỳ, mỹ” có một không hai về cây cảnh tại Việt Nam. Theo lời dân làng, có rất nhiều “đại gia” cây cảnh thi nhau ra giá hàng tỷ đồng để mua cây nhưng không được, nay họ “nghĩ cách” mua cả khu đất bao quanh cây sanh làm sở hữu riêng. Tuy nhiên người địa phương quyết tâm không bán với bất kỳ giá nào, họ cho rằng cây sanh là bùa hộ mệnh mà thần linh ban tặng cho vùng đất, giúp họ bao năm qua có cuộc sống ấm no, thanh bình, tránh được nhiều tai họa.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch xã Giai Xuân cho biết: “Cây sanh “mâm xôi con gà” này có vị trí rất quan trọng trong đời sống người dân Giai Xuân, đây là một cây cổ thụ quý hiếm vì vậy chính quyền xã đã làm đơn để nghị Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây sanh là cây di sản Việt Nam”.
(Theo Xa lộ pháp luật)