tuyet_loan08
Junior Member
Ông thầy không ở trong hàng lớn tuổi, không phải là giới trẻ mới tốt nghiệp sư phạm, cũng chưa tới khoảng trung niên, chỉ ở khoảng giữa hai thế hệ này, nhưng hội đủ đức tính của cả ba, chẳng những hội đủ mà còn vượt trội. Nghiêm nghị đạo mạo hơn các thầy lớn tuổi, vui vẻ hoạt bát hơn các thầy trẻ và chững chạc mực thước hơn các thầy trung niên.
Mỗi khi bước vào lớp, có vẻ như ông thầy đem sự sợ hãi gieo rắc khắp bọn học trò. Không đứa nào đi trễ mà dám xin phép vô lớp. Ông thầy thấy đó nhưng cứ tảng lờ như không, và đứa đi trễ chịu khó ra sân sau hoặc xuống nhà ông Cai chờ đợi. Tiết học lúc ấy luôn luôn là tiết đôi, gần hai tiếng đồng hồ không phải là ngắn ngủi. Tôi đã có lần bị như vậy, mà tôi chỉ chậm hơn ông thầy không đầy mươi bước chân chứ lâu lắc gì cho cam. Muốn khóc mà khóc không được, rủa thì cũng chỉ dám rủa thầm!
Lớp chúng tôi đâu phải lớp tầm thường. Chính thầy hiệu trưởng cũng bảo rằng đây là nơi tập trung tài hoa, trí tuệ, đây là nơi bất cứ bộ môn nào từ học tập đến sinh hoạt đều có phần thưởng, và thầy cũng cảnh cáo về sự ngỗ nghịch không phải chỉ đứng thứ ba mà e còn hơn cả ma cả quỷ. Chúng tôi dám giỡn mặt với thầy tổng giám thị nữa, nhưng đối với ông thầy thì khác.
Ngồi nhìn lên ông thầy, chúng tôi có cảm tưởng như con hươu, con nai bị con cọp, con beo thôi miên, im lặng khép nép gần như không dám thở mạnh, nhìn nhau lo lắng, không biết đứa nào sẽ mang thân phận con mồi bị săn! Thế nhưng, thời gian hỏi bài vừa hết, thường là năm sáu phút, có khi hai ba phút, có khi ông thầy ngồi xuống mở sổ, đảo mắt một vòng nhìn qua cả lớp rồi gấp sổ lại, mỉm cười. Hễ hết thời gian hỏi bài là ông thầy mỉm cười. Nụ cười như dấu hoa thị sang trang, như tiếng trống, tiếng kẻng, hồi chuông chấm dứt báo động, ông thầy cầm viên phấn đứng lên. Cả lớp bừng tỉnh tựa hồ rừng núi vừa trải qua đêm dài chợt trông thấy bình minh, bóng tối không còn, cọp beo đã bỏ đi, lũ hươu nai cheo thỏ bung ra vui mừng nhảy múa dưới ánh mặt trời.
Có nghĩa là chúng tôi chỉ sợ lúc ông thầy dò bài. Ông thầy làm bộ lấy viên phấn thả lăn theo hàng tên họ học trò, nói: "May nhờ rủi chịu, trúng ai thì trúng..." rồi chấm vào một cái tên và gọi lên bảng. Nếu thầy khác nói vậy, chúng tôi đã ít nhất cũng yên tâm đợi chờ. Với ông thầy thì không. Chúng tôi không bao giờ đoán được đứa nào sẽ bị ông thầy "chiếu tướng". Có đứa mới tuần trước trả lời trôi chảy, tuần này ỷ y không học thế là bị "mang kính". Thời đó điểm cho trên 20 và các thầy không hề ngần ngại khi tặng cho học trò một cặp zéro (điểm không) để làm đôi kính mang vào cho mắt sáng ra nhìn thấu sách vở.
Tôi đã mấy lần bị ông thầy chiếu tướng, lần nào cũng sợ hãi đến quýnh quáng lú lẫn quên hết mọi điều đã học nằm lòng. Cứ mỗi câu đáp sai là ông thầy có cớ theo đó dẫn dắt ra xa hơn, rốt cuộc tôi đành đứng im ngậm miệng ăn tiền để cho ông thầy mỉa mai, chì chiết. Một lần căm tức đến cực độ, khi cầm vở về chỗ ngồi tôi không thèm mở ra xem ông thầy đã phê gì vào đó. Gặp trường hợp này nhiều đứa đã khóc, tôi thì nhất định không, không dại gì khóc để cho ông thầy biết mà bắt nạt. Phải tỉnh bơ, phải nín thinh, phải chứng tỏ với ông thầy rằng ta cũng lớn gan lắm. Đứa bạn ngồi cạnh nói thầm vào tai tôi giọng vui mừng: "Không phê gì hết, chỉ có đề ngày và ký". Giọng vui mừng một phần muốn tôi nên coi đây là một đặc ân mà nó chính là người phát hiện, một phần vì thấy ông thầy đang xếp sổ lại, nó đã thoát nạn.
Có đứa tình cờ đứng chơi gần phòng họp, nghe lỏm và kể lại rằng, ông thầy sẽ không dạy lớp thi. Theo lời thầy hiệu trưởng thì ông thầy dạy hay lắm, những kiến thức ông đem truyền giảng rất cần và rất bổ ích cho học sinh, nhất là sau này vào đời, nhưng các giám khảo kỳ thi thường chỉ đòi hỏi những gì rất trung bình, rất phổ thông, cách suy nghĩ mới lạ, sự phân tách táo bạo có thể gây ra bất lợi... vì vậy lớp thi thường giao cho những vị nặng tính chất giáo khoa, giảng dạy có thể không hấp dẫn nhưng rập khuôn theo sách vở nên học trò dễ đậu hơn. Vài đứa reo lên: "Thế là sang năm tụi mình khỏi học ổng". Nhưng nhiều đứa thoáng buồn, dự tri rằng mình sẽ mất đi cái gì đó rất quý đang cầm trong tay mà không để ý.
Thật tình thì chúng tôi hiểu. Chúng tôi đôi lúc đến độ... căm thù ông thầy, nhưng không một ai ghét ông thầy, luôn luôn kính trọng cả những khi sợ hãi. Chúng tôi hiểu ông thầy là một người hết sức tận tụy trong nghề nghiệp, luôn luôn chuẩn bị bài dạy thật chu đáo. Bình giảng đoạn văn của tác giả nào, ông phải tìm đọc kỹ về tác giả ấy. Cả một đoạn văn xuôi dài mấy trang ông thầy đứng trên bục không cần cầm sách, cứ thế đọc thuộc lòng cho chúng tôi dò lại, đó là chuyện nhỏ. Nói chi những tác phẩm thơ, truyện Kiều bao nhiêu câu, Chinh phụ ngâm bao nhiêu câu... cũng là chuyện nhỏ. Nhưng ông thầy không quá câu nệ vào chương trình, không ra bài làm văn theo những đề thường có sẵn trong sách, mới gây khốn đốn cho chúng tôi, không có chuyện mượn bài đã sửa của các anh chị lớp trước chép theo. Ông thầy bắt chúng tôi vắt óc ra suy nghĩ và rất hào phóng ban phát điểm cao cho những ý tưởng được gọi là độc đáo dẫu diễn đạt không khỏi vụng về.
Những ngày tháng chịu đựng của chúng tôi rồi cũng qua mau để năm học kết thúc. Năm sau là năm thi, chúng tôi sẽ phải cắm đầu cắm cổ mà học rồi đậu hay rớt cũng phải chia tay, cho nên kỳ nghỉ hè này coi như là lý tưởng nhất, chúng tôi tổ chức cắm trại với một "đêm không ngủ". Trại chúng tôi mời ông thầy đến. Giờ này không còn dò bài nhưng vẫn là một buổi giảng bài đầy thú vị qua rất nhiều chuyện trên trời dưới đất. Chúng tôi đang mon men bên cánh cửa triết học, không biết đứa nào chợt ví ông thầy với Đức Khổng tử, chắc vừa đọc quyển Nhà giáo họ Khổng của Nguyễn Hiến Lê, gọi ông thầy là "thầy Khổng" rồi phân chia cho chúng tôi, đứa này là Nhan Hồi, đứa kia là Tăng Sâm, Tử Cống, Tử Lộ, Tử Du, Tử Hạ... vân vân... cả đám môn đồ đang quây quần chung quanh thầy Khổng học hỏi theo tính cách cộng đồng.
Một chặp, ông thầy bảo: "Sang năm không học với tôi nữa, chắc mấy người thích lắm... Khỏe re...". Tự nhiên, theo quán tính tôi tiếp lời: "...như con ngựa kéo xe !". Nói xong, tôi mới giật mình nhận ra là lỡ lời. Ấy là do cái không khí thân tình cửa Khổng chứ như mọi lần thì có cho vàng tôi cũng chẳng bao giờ dám lỡ lời như vậy. Ông thầy quay nhìn tôi, mỉm cười bao dung. Và tôi lại giật mình, chợt nhận ra là từ nãy đến giờ tôi ngồi sát bên thầy Khổng, cũng vặn vẹo thầy Khổng chẳng kém những Nhan Hồi, Tử Hạ ngày xưa.
Từ bữa ấy, có khi chúng tôi gọi ông thầy là thầy Khổng. Thầy Khổng không dạy văn lớp chúng tôi, gặp nhau trong sân trường hay trên đường đi chúng tôi chỉ cúi chào thầy, không có dịp chuyện trò. Dạy văn năm cuối là một ông thầy dạn dày kinh nghiệm luyện thi, chỉ dẫn cho chúng tôi những tuyệt chiêu để đối phó với mọi loại đề, lớp học ổn định, trật tự, bình lặng đến độ tẻ nhạt. Chúng tôi không còn những cảm giác hồi hộp, lo sợ, mừng rỡ, chỉ cặm cụi học bài, làm bài, đi thi và đậu đạt... rồi chia tay nhau.
***
Tôi trở về sau năm năm sống ở nước ngoài. Cả cái lớp chọc trời quấy nước bày đủ trò phá phách năm ấy, riêng chỉ khép nép run sợ trước uy nghi của ông thầy mà sau này trong đêm không ngủ chúng tôi đã đặt là thầy Khổng, bây giờ gom lại còn không đủ mươi đứa, mỗi đứa một hoàn cảnh, nhìn chung đời sống đã có phần khá giả, đứa nào đã có gia đình cũng hưởng cảnh gia đình yên ấm.
Duy đứa bạn thân nhất giờ này vẫn còn độc thân. Nó hỏi tôi:
- Tao nhớ hồi nào mày hay công kích những người đi nước ngoài, ở bên này thì vui vẻ hạnh phúc là thế, qua bên ấy rồi không ly dị cũng ly thân. Cớ sao mày cũng đi theo lối mòn của thiên hạ, mày cũng ly dị? Chẳng thà cứ như tao...
Tôi không trả lời bạn được, hai đứa nằm bên nhau nói chuyện bao đồng, suy gẫm. Tôi nghĩ, trường hợp đổ vỡ của tôi không phải do ảnh hưởng nếp sống Tây phương như những người khác. Tôi thất vọng vì đòi hỏi quá nhiều cho cuộc sống nội tâm chăng? Và truy tận ngọn nguồn có lẽ không ít trong bọn chúng tôi lúc ấy không biết mình đã thành phiên bản tinh thần của ông thầy: thầy Khổng. Chúng tôi chán chê sự sáo mòn, không chịu nổi cung cách của con ngựa kéo xe hai mắt bị che kín theo tháng ngày lọc cọc, đòi hỏi những điều mới mẻ có được bởi dám mạnh dạn khám phá. Hai đứa chúng tôi thâm thù ông thầy nhất lại chịu ảnh hưởng thầy nhiều nhất, đến nỗi phải sống trong bi kịch, một đứa làm thân "gái già", một đứa là con "chồng để".
Mừng vì tôi trở về, về luôn với quê nhà, không ra đi nữa, đám bạn bè tổ chức một buổi "họp lớp". Ban đầu có đứa nói: Họp lớp bây giờ thành cái "mốt", mấy người già họp lớp, tụi nhóc họp lớp và chúng ta cũng họp lớp sao? Đứa khác lại nói: Mốt là của cuộc đời, có ai tránh được cuộc đời đâu, thôi thì... chuyện nhỏ, bận tâm mà chi, việc ai nấy làm. Đứa bạn thân nhất ấy đặt tên buổi họp này là "tiệc tẩy trần", giúp tôi rũ bỏ hết những bụi bặm của năm năm sống ở xứ người.
Nói là họp lớp chứ thật ra chỉ có đám môn đồ của thầy Khổng và gần như đủ mặt, chỉ thiếu Công Giã Tràng và Phàn Trì không liên lạc được. Tăng Sâm nói: Thôi cho qua hai đứa đó, Công Giã Tràng lo xe cát biển Đông, còn Phàn Trì ai níu kéo đi đâu không biết. Nhưng đến giờ hẹn, nhà hàng đã bày đủ ly chén muỗng đũa mà không thấy Tăng Sâm. Năm phút sau, Tăng Sâm gọi điện thoại đến xin các bạn vui lòng chờ cho năm phút nữa, anh ta sẽ đưa đến một người mà tất cả đều mong. Chúng tôi lại một phen bàn tán. Đứa này nói: Chắc nó đã moi ra Công Giã Tràng từ hang cát đưa lên. Đứa kia nói: Nó kéo được Phàn Trì chứ gì, thôi cũng cứ coi đó là kỳ công vì lâu nay Phàn Trì cảm thấy thua sút nên lánh mặt bạn bè. Tôi nghĩ khác tụi nó nhưng không nói ra. Nhân vật mà Tăng Sâm coi là quan trọng như vậy nhất định không thể ai khác, phải là ông thầy: thầy Khổng.
Quả thật ! Tất cả như muốn nhảy lên, ào lại, rồi đứng khựng. Oai linh của rừng thẳm dễ gì tan biến? Rồi vô tình hay cố ý mà con "gái già" Tử Lộ đứng dậy nhường ghế để ông thầy ngồi bên tôi? Tôi định khoe với ông thầy và đám bạn về sự tiên đoán trúng phóc của mình mà không dám. Với lại, nói ra chắc gì ai tin? Đã nhiều năm chúng tôi không hề có chút tin tức của ông thầy, ông thầy còn hay mất, ở đâu, làm gì, tự nhiên lúc này xuất hiện, đứa nào cũng nghĩ đó là phép mầu! Khác với năm xưa chỉ ăn chè, bánh ngọt, lần này Đức Khổng tử và các môn đồ uống bia lon nên không khí có phần sôi nổi phấn khích hơn nhiều.
Bàn chúng tôi về sau cùng, phải về để cho nhà hàng thu dọn. Ra đến cầu Vạn Kiếp không thấy một đứa bạn nào nữa, còn lại chỉ có tôi bên cạnh ông thầy. Tôi nói:
- Tụi nó "hổ đẹp" hết rồi thầy.
Ông thầy cười nhẹ, chắc là cười tôi dùng tiếng lóng. Ông thầy nói:
- Thôi để thầy đưa em về.
Tôi nói (không ngờ mình "huỳnh liều" đến dám nói vậy):
- Thầy phải xưng anh, em mới chịu để thầy đưa về.
Ông thầy lại cười nhẹ:
- Vậy thì em phải gọi anh, chứ sao lại gọi thầy.
Đêm ấy là "đêm không ngủ" thứ hai của tôi, riêng tôi với ông thầy.
***
Có lúc vui vui chồng tôi hỏi:
- Sao hồi đó bà rất hiền lành, rất lễ phép, vòng tay cúi đầu, bây giờ bà lì quá vậy, bạo quá vậy?
Tôi đáp:
- Tại vì hồi đó em là học trò của thầy, còn bây giờ tui là vợ của ông.
Có lúc tôi tỉ tê:
- Hồi đó... lúc dò bài em, anh nghĩ thế nào?
- Từ bục giảng của thầy giáo xuống tới bàn học sinh khoảng cách trong lớp khá xa mà khoảng cách tượng trưng càng xa lắm. Dò bài, chính là lúc anh được nhìn ngắm em thật gần gũi mà không sợ tiếng thị phi. Cái vẻ lúng túng, ngượng nghịu, lo lắng của em thật đáng yêu.
- Thế thì tại sao nhiều khi anh chì chiết đến độ móc gan móc ruột em như vậy? Anh không thấy em khổ sở đến mức nào?
- Có lúc do anh muốn che giấu tình cảm trước cả lớp, có lúc do anh giận em quá, một người đẹp như vậy, dễ thương như vậy, khiến anh thầm yêu đến như vậy mà... xin lỗi em, ban đầu anh thấy buồn cười, rồi anh nghĩ sao em... ngu quá, không hiểu gì hết, không nhớ gì hết, nói năng lấp vấp... anh không chịu được!
Tôi ôm lấy anh:
- Tại vì anh... dữ quá, ông thầy của tôi, phải chi trước đó anh cởi mở một chút như cái đêm tụi em phong anh là Đức Khổng tử...
Có khi nửa khuya thức giấc, tôi thấy xót xa đến nhói lòng. Anh bảo rằng anh chưa có dịp ngỏ lời thì nghe tin tôi lấy chồng, anh buồn lắm... Thiên hạ buồn thì uống rượu mong được say quên, anh không muốn say quên, chỉ muốn thật tỉnh để hiểu hết nỗi buồn, để tự phạt mình cái tội dối lòng, không dám sống thật, không dám nói thật. Còn tôi? Tôi đã không sớm hiểu anh, không sớm thấy được chân tình của anh. Cái linh tính nhạy bén của người con gái tôi để ở đâu, khiến tôi phải lầm lỡ, trao gửãi thân phận cho một người không xứng đáng? Bây giờ tôi đã về với anh nhưng dẫu sao cũng mang theo tì vết nếu không nói là hoen ố.
Tôi định bày tỏ hết nỗi niềm nhưng cố sắp xếp mãi mà không biết nên "đặt vấn đề" thế nào, "phân tích, diễn giải" ra sao để có thể đi tới "kết luận". Tôi vẫn là con cheo con thỏ nhỏ nhoi sợ sệt tránh né đôi mắt sáng quắc của con cọp con beo chiếu tới thôi miên. Cuối cùng cách lẩn trốn tốt nhất là nép vào lòng anh để được ôm ấp che chở.
Trần Hiền Ân
Nguồn: thanhnien.com.vn
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 24 tháng 10 năm 2004
Mỗi khi bước vào lớp, có vẻ như ông thầy đem sự sợ hãi gieo rắc khắp bọn học trò. Không đứa nào đi trễ mà dám xin phép vô lớp. Ông thầy thấy đó nhưng cứ tảng lờ như không, và đứa đi trễ chịu khó ra sân sau hoặc xuống nhà ông Cai chờ đợi. Tiết học lúc ấy luôn luôn là tiết đôi, gần hai tiếng đồng hồ không phải là ngắn ngủi. Tôi đã có lần bị như vậy, mà tôi chỉ chậm hơn ông thầy không đầy mươi bước chân chứ lâu lắc gì cho cam. Muốn khóc mà khóc không được, rủa thì cũng chỉ dám rủa thầm!
Lớp chúng tôi đâu phải lớp tầm thường. Chính thầy hiệu trưởng cũng bảo rằng đây là nơi tập trung tài hoa, trí tuệ, đây là nơi bất cứ bộ môn nào từ học tập đến sinh hoạt đều có phần thưởng, và thầy cũng cảnh cáo về sự ngỗ nghịch không phải chỉ đứng thứ ba mà e còn hơn cả ma cả quỷ. Chúng tôi dám giỡn mặt với thầy tổng giám thị nữa, nhưng đối với ông thầy thì khác.
Ngồi nhìn lên ông thầy, chúng tôi có cảm tưởng như con hươu, con nai bị con cọp, con beo thôi miên, im lặng khép nép gần như không dám thở mạnh, nhìn nhau lo lắng, không biết đứa nào sẽ mang thân phận con mồi bị săn! Thế nhưng, thời gian hỏi bài vừa hết, thường là năm sáu phút, có khi hai ba phút, có khi ông thầy ngồi xuống mở sổ, đảo mắt một vòng nhìn qua cả lớp rồi gấp sổ lại, mỉm cười. Hễ hết thời gian hỏi bài là ông thầy mỉm cười. Nụ cười như dấu hoa thị sang trang, như tiếng trống, tiếng kẻng, hồi chuông chấm dứt báo động, ông thầy cầm viên phấn đứng lên. Cả lớp bừng tỉnh tựa hồ rừng núi vừa trải qua đêm dài chợt trông thấy bình minh, bóng tối không còn, cọp beo đã bỏ đi, lũ hươu nai cheo thỏ bung ra vui mừng nhảy múa dưới ánh mặt trời.
Có nghĩa là chúng tôi chỉ sợ lúc ông thầy dò bài. Ông thầy làm bộ lấy viên phấn thả lăn theo hàng tên họ học trò, nói: "May nhờ rủi chịu, trúng ai thì trúng..." rồi chấm vào một cái tên và gọi lên bảng. Nếu thầy khác nói vậy, chúng tôi đã ít nhất cũng yên tâm đợi chờ. Với ông thầy thì không. Chúng tôi không bao giờ đoán được đứa nào sẽ bị ông thầy "chiếu tướng". Có đứa mới tuần trước trả lời trôi chảy, tuần này ỷ y không học thế là bị "mang kính". Thời đó điểm cho trên 20 và các thầy không hề ngần ngại khi tặng cho học trò một cặp zéro (điểm không) để làm đôi kính mang vào cho mắt sáng ra nhìn thấu sách vở.
Tôi đã mấy lần bị ông thầy chiếu tướng, lần nào cũng sợ hãi đến quýnh quáng lú lẫn quên hết mọi điều đã học nằm lòng. Cứ mỗi câu đáp sai là ông thầy có cớ theo đó dẫn dắt ra xa hơn, rốt cuộc tôi đành đứng im ngậm miệng ăn tiền để cho ông thầy mỉa mai, chì chiết. Một lần căm tức đến cực độ, khi cầm vở về chỗ ngồi tôi không thèm mở ra xem ông thầy đã phê gì vào đó. Gặp trường hợp này nhiều đứa đã khóc, tôi thì nhất định không, không dại gì khóc để cho ông thầy biết mà bắt nạt. Phải tỉnh bơ, phải nín thinh, phải chứng tỏ với ông thầy rằng ta cũng lớn gan lắm. Đứa bạn ngồi cạnh nói thầm vào tai tôi giọng vui mừng: "Không phê gì hết, chỉ có đề ngày và ký". Giọng vui mừng một phần muốn tôi nên coi đây là một đặc ân mà nó chính là người phát hiện, một phần vì thấy ông thầy đang xếp sổ lại, nó đã thoát nạn.
Có đứa tình cờ đứng chơi gần phòng họp, nghe lỏm và kể lại rằng, ông thầy sẽ không dạy lớp thi. Theo lời thầy hiệu trưởng thì ông thầy dạy hay lắm, những kiến thức ông đem truyền giảng rất cần và rất bổ ích cho học sinh, nhất là sau này vào đời, nhưng các giám khảo kỳ thi thường chỉ đòi hỏi những gì rất trung bình, rất phổ thông, cách suy nghĩ mới lạ, sự phân tách táo bạo có thể gây ra bất lợi... vì vậy lớp thi thường giao cho những vị nặng tính chất giáo khoa, giảng dạy có thể không hấp dẫn nhưng rập khuôn theo sách vở nên học trò dễ đậu hơn. Vài đứa reo lên: "Thế là sang năm tụi mình khỏi học ổng". Nhưng nhiều đứa thoáng buồn, dự tri rằng mình sẽ mất đi cái gì đó rất quý đang cầm trong tay mà không để ý.
Thật tình thì chúng tôi hiểu. Chúng tôi đôi lúc đến độ... căm thù ông thầy, nhưng không một ai ghét ông thầy, luôn luôn kính trọng cả những khi sợ hãi. Chúng tôi hiểu ông thầy là một người hết sức tận tụy trong nghề nghiệp, luôn luôn chuẩn bị bài dạy thật chu đáo. Bình giảng đoạn văn của tác giả nào, ông phải tìm đọc kỹ về tác giả ấy. Cả một đoạn văn xuôi dài mấy trang ông thầy đứng trên bục không cần cầm sách, cứ thế đọc thuộc lòng cho chúng tôi dò lại, đó là chuyện nhỏ. Nói chi những tác phẩm thơ, truyện Kiều bao nhiêu câu, Chinh phụ ngâm bao nhiêu câu... cũng là chuyện nhỏ. Nhưng ông thầy không quá câu nệ vào chương trình, không ra bài làm văn theo những đề thường có sẵn trong sách, mới gây khốn đốn cho chúng tôi, không có chuyện mượn bài đã sửa của các anh chị lớp trước chép theo. Ông thầy bắt chúng tôi vắt óc ra suy nghĩ và rất hào phóng ban phát điểm cao cho những ý tưởng được gọi là độc đáo dẫu diễn đạt không khỏi vụng về.
Những ngày tháng chịu đựng của chúng tôi rồi cũng qua mau để năm học kết thúc. Năm sau là năm thi, chúng tôi sẽ phải cắm đầu cắm cổ mà học rồi đậu hay rớt cũng phải chia tay, cho nên kỳ nghỉ hè này coi như là lý tưởng nhất, chúng tôi tổ chức cắm trại với một "đêm không ngủ". Trại chúng tôi mời ông thầy đến. Giờ này không còn dò bài nhưng vẫn là một buổi giảng bài đầy thú vị qua rất nhiều chuyện trên trời dưới đất. Chúng tôi đang mon men bên cánh cửa triết học, không biết đứa nào chợt ví ông thầy với Đức Khổng tử, chắc vừa đọc quyển Nhà giáo họ Khổng của Nguyễn Hiến Lê, gọi ông thầy là "thầy Khổng" rồi phân chia cho chúng tôi, đứa này là Nhan Hồi, đứa kia là Tăng Sâm, Tử Cống, Tử Lộ, Tử Du, Tử Hạ... vân vân... cả đám môn đồ đang quây quần chung quanh thầy Khổng học hỏi theo tính cách cộng đồng.
Một chặp, ông thầy bảo: "Sang năm không học với tôi nữa, chắc mấy người thích lắm... Khỏe re...". Tự nhiên, theo quán tính tôi tiếp lời: "...như con ngựa kéo xe !". Nói xong, tôi mới giật mình nhận ra là lỡ lời. Ấy là do cái không khí thân tình cửa Khổng chứ như mọi lần thì có cho vàng tôi cũng chẳng bao giờ dám lỡ lời như vậy. Ông thầy quay nhìn tôi, mỉm cười bao dung. Và tôi lại giật mình, chợt nhận ra là từ nãy đến giờ tôi ngồi sát bên thầy Khổng, cũng vặn vẹo thầy Khổng chẳng kém những Nhan Hồi, Tử Hạ ngày xưa.
Từ bữa ấy, có khi chúng tôi gọi ông thầy là thầy Khổng. Thầy Khổng không dạy văn lớp chúng tôi, gặp nhau trong sân trường hay trên đường đi chúng tôi chỉ cúi chào thầy, không có dịp chuyện trò. Dạy văn năm cuối là một ông thầy dạn dày kinh nghiệm luyện thi, chỉ dẫn cho chúng tôi những tuyệt chiêu để đối phó với mọi loại đề, lớp học ổn định, trật tự, bình lặng đến độ tẻ nhạt. Chúng tôi không còn những cảm giác hồi hộp, lo sợ, mừng rỡ, chỉ cặm cụi học bài, làm bài, đi thi và đậu đạt... rồi chia tay nhau.
***
Tôi trở về sau năm năm sống ở nước ngoài. Cả cái lớp chọc trời quấy nước bày đủ trò phá phách năm ấy, riêng chỉ khép nép run sợ trước uy nghi của ông thầy mà sau này trong đêm không ngủ chúng tôi đã đặt là thầy Khổng, bây giờ gom lại còn không đủ mươi đứa, mỗi đứa một hoàn cảnh, nhìn chung đời sống đã có phần khá giả, đứa nào đã có gia đình cũng hưởng cảnh gia đình yên ấm.
Duy đứa bạn thân nhất giờ này vẫn còn độc thân. Nó hỏi tôi:
- Tao nhớ hồi nào mày hay công kích những người đi nước ngoài, ở bên này thì vui vẻ hạnh phúc là thế, qua bên ấy rồi không ly dị cũng ly thân. Cớ sao mày cũng đi theo lối mòn của thiên hạ, mày cũng ly dị? Chẳng thà cứ như tao...
Tôi không trả lời bạn được, hai đứa nằm bên nhau nói chuyện bao đồng, suy gẫm. Tôi nghĩ, trường hợp đổ vỡ của tôi không phải do ảnh hưởng nếp sống Tây phương như những người khác. Tôi thất vọng vì đòi hỏi quá nhiều cho cuộc sống nội tâm chăng? Và truy tận ngọn nguồn có lẽ không ít trong bọn chúng tôi lúc ấy không biết mình đã thành phiên bản tinh thần của ông thầy: thầy Khổng. Chúng tôi chán chê sự sáo mòn, không chịu nổi cung cách của con ngựa kéo xe hai mắt bị che kín theo tháng ngày lọc cọc, đòi hỏi những điều mới mẻ có được bởi dám mạnh dạn khám phá. Hai đứa chúng tôi thâm thù ông thầy nhất lại chịu ảnh hưởng thầy nhiều nhất, đến nỗi phải sống trong bi kịch, một đứa làm thân "gái già", một đứa là con "chồng để".
Mừng vì tôi trở về, về luôn với quê nhà, không ra đi nữa, đám bạn bè tổ chức một buổi "họp lớp". Ban đầu có đứa nói: Họp lớp bây giờ thành cái "mốt", mấy người già họp lớp, tụi nhóc họp lớp và chúng ta cũng họp lớp sao? Đứa khác lại nói: Mốt là của cuộc đời, có ai tránh được cuộc đời đâu, thôi thì... chuyện nhỏ, bận tâm mà chi, việc ai nấy làm. Đứa bạn thân nhất ấy đặt tên buổi họp này là "tiệc tẩy trần", giúp tôi rũ bỏ hết những bụi bặm của năm năm sống ở xứ người.
Nói là họp lớp chứ thật ra chỉ có đám môn đồ của thầy Khổng và gần như đủ mặt, chỉ thiếu Công Giã Tràng và Phàn Trì không liên lạc được. Tăng Sâm nói: Thôi cho qua hai đứa đó, Công Giã Tràng lo xe cát biển Đông, còn Phàn Trì ai níu kéo đi đâu không biết. Nhưng đến giờ hẹn, nhà hàng đã bày đủ ly chén muỗng đũa mà không thấy Tăng Sâm. Năm phút sau, Tăng Sâm gọi điện thoại đến xin các bạn vui lòng chờ cho năm phút nữa, anh ta sẽ đưa đến một người mà tất cả đều mong. Chúng tôi lại một phen bàn tán. Đứa này nói: Chắc nó đã moi ra Công Giã Tràng từ hang cát đưa lên. Đứa kia nói: Nó kéo được Phàn Trì chứ gì, thôi cũng cứ coi đó là kỳ công vì lâu nay Phàn Trì cảm thấy thua sút nên lánh mặt bạn bè. Tôi nghĩ khác tụi nó nhưng không nói ra. Nhân vật mà Tăng Sâm coi là quan trọng như vậy nhất định không thể ai khác, phải là ông thầy: thầy Khổng.
Quả thật ! Tất cả như muốn nhảy lên, ào lại, rồi đứng khựng. Oai linh của rừng thẳm dễ gì tan biến? Rồi vô tình hay cố ý mà con "gái già" Tử Lộ đứng dậy nhường ghế để ông thầy ngồi bên tôi? Tôi định khoe với ông thầy và đám bạn về sự tiên đoán trúng phóc của mình mà không dám. Với lại, nói ra chắc gì ai tin? Đã nhiều năm chúng tôi không hề có chút tin tức của ông thầy, ông thầy còn hay mất, ở đâu, làm gì, tự nhiên lúc này xuất hiện, đứa nào cũng nghĩ đó là phép mầu! Khác với năm xưa chỉ ăn chè, bánh ngọt, lần này Đức Khổng tử và các môn đồ uống bia lon nên không khí có phần sôi nổi phấn khích hơn nhiều.
Bàn chúng tôi về sau cùng, phải về để cho nhà hàng thu dọn. Ra đến cầu Vạn Kiếp không thấy một đứa bạn nào nữa, còn lại chỉ có tôi bên cạnh ông thầy. Tôi nói:
- Tụi nó "hổ đẹp" hết rồi thầy.
Ông thầy cười nhẹ, chắc là cười tôi dùng tiếng lóng. Ông thầy nói:
- Thôi để thầy đưa em về.
Tôi nói (không ngờ mình "huỳnh liều" đến dám nói vậy):
- Thầy phải xưng anh, em mới chịu để thầy đưa về.
Ông thầy lại cười nhẹ:
- Vậy thì em phải gọi anh, chứ sao lại gọi thầy.
Đêm ấy là "đêm không ngủ" thứ hai của tôi, riêng tôi với ông thầy.
***
Có lúc vui vui chồng tôi hỏi:
- Sao hồi đó bà rất hiền lành, rất lễ phép, vòng tay cúi đầu, bây giờ bà lì quá vậy, bạo quá vậy?
Tôi đáp:
- Tại vì hồi đó em là học trò của thầy, còn bây giờ tui là vợ của ông.
Có lúc tôi tỉ tê:
- Hồi đó... lúc dò bài em, anh nghĩ thế nào?
- Từ bục giảng của thầy giáo xuống tới bàn học sinh khoảng cách trong lớp khá xa mà khoảng cách tượng trưng càng xa lắm. Dò bài, chính là lúc anh được nhìn ngắm em thật gần gũi mà không sợ tiếng thị phi. Cái vẻ lúng túng, ngượng nghịu, lo lắng của em thật đáng yêu.
- Thế thì tại sao nhiều khi anh chì chiết đến độ móc gan móc ruột em như vậy? Anh không thấy em khổ sở đến mức nào?
- Có lúc do anh muốn che giấu tình cảm trước cả lớp, có lúc do anh giận em quá, một người đẹp như vậy, dễ thương như vậy, khiến anh thầm yêu đến như vậy mà... xin lỗi em, ban đầu anh thấy buồn cười, rồi anh nghĩ sao em... ngu quá, không hiểu gì hết, không nhớ gì hết, nói năng lấp vấp... anh không chịu được!
Tôi ôm lấy anh:
- Tại vì anh... dữ quá, ông thầy của tôi, phải chi trước đó anh cởi mở một chút như cái đêm tụi em phong anh là Đức Khổng tử...
Có khi nửa khuya thức giấc, tôi thấy xót xa đến nhói lòng. Anh bảo rằng anh chưa có dịp ngỏ lời thì nghe tin tôi lấy chồng, anh buồn lắm... Thiên hạ buồn thì uống rượu mong được say quên, anh không muốn say quên, chỉ muốn thật tỉnh để hiểu hết nỗi buồn, để tự phạt mình cái tội dối lòng, không dám sống thật, không dám nói thật. Còn tôi? Tôi đã không sớm hiểu anh, không sớm thấy được chân tình của anh. Cái linh tính nhạy bén của người con gái tôi để ở đâu, khiến tôi phải lầm lỡ, trao gửãi thân phận cho một người không xứng đáng? Bây giờ tôi đã về với anh nhưng dẫu sao cũng mang theo tì vết nếu không nói là hoen ố.
Tôi định bày tỏ hết nỗi niềm nhưng cố sắp xếp mãi mà không biết nên "đặt vấn đề" thế nào, "phân tích, diễn giải" ra sao để có thể đi tới "kết luận". Tôi vẫn là con cheo con thỏ nhỏ nhoi sợ sệt tránh né đôi mắt sáng quắc của con cọp con beo chiếu tới thôi miên. Cuối cùng cách lẩn trốn tốt nhất là nép vào lòng anh để được ôm ấp che chở.
Trần Hiền Ân
Nguồn: thanhnien.com.vn
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 24 tháng 10 năm 2004