... Xung quanh câu chuyện nghề “ăn” bùn có không ít giai thoại vừa hư vừa thực. Nó làm thay đổi cuộc sống của không ít người, nhưng nhiều người đã ra đi mãi mãi, hoặc vẫn đang chịu nỗi đau nghề.
Nghe tiếng “nghề” lặn bùn (còn được các thợ nghề hóm hỉnh gọi là nghề “ăn” bùn) đã lâu, nhưng gần đây, chúng tôi mới có dịp tìm về.
Cuộc sống tại làng quê xã Thọ Nghiệp (Xuân Trường, Nam Định) giờ đã đổi khác nhiều, nhà cửa khang trang, những con đường bêtông trải khắp đường làng, ngõ xóm… Người dân giờ đã có của ăn, của để nên nghề lặn bùn kiếm sống giờ đã mai một nhiều, nhưng với một số thợ có chút “máu nghề”, đã trót theo nghiệp thì khó mà dứt ra được, dù biết rằng kết cục đời nghề thật đắng lòng...
“Máu” nghề...
Tìm đến xóm 12, xã Thọ Nghiệp (huyện Xuân Trường - Nam Định), chúng tôi may mắn gặp ông Trần Tiến Quyến - một cựu lính đặc công, nay trở về xây dựng đời sống tại quê hương Thọ Nghiệp. Ông Quyến được biết đến là một tay lặn cừ khôi, không lãng phí tay nghề, khi mới xuất ngũ, ông Quyến đã tìm đến với nghề lặn vớt bùn, khơi thông mương cho hợp tác xã. Dần dà, người dân biết đến cái tài của thợ lặn bùn nên tìm đến thuê.
Nói có sách, mách có chứng, sẵn con mương, ông Quyến lặn tăm trước mắt chúng tôi, chỉ ít giây sau, ông bật tung khỏi mặt nước đen ngòm, trên tay ẵm khối bùn lớn ước chừng đến 60kg.
“Giờ tin rồi chứ, trong làng, tôi cũng chỉ là dạng tầm tầm thôi” - ông Quyến vừa thở phào vừa nói với chúng tôi. Theo ông Quyến, hiện trong làng có 3-4 tay lặn “cỡ bự” như ông Trần Tiến Vượng, Trần Văn Phụng... Họ đều là bậc cao niên trong nghề lặn bùn, mỗi lần lặn bùn của họ bằng gấp rưỡi người khác.
Theo các bậc cao niên, lặn kênh, mương lấy bùn đã xuất hiện từ lâu và trở thành một “nghề” với người dân tại đây từ vài thế kỷ trước. Muốn thông mương ngòi, người ta phải trục vớt bùn và tạo “làn” hai bên. “Làn” đó lại có giá trị dinh dưỡng đặc biệt, mà khi trồng cây sẽ rất tốt, thậm chí là tốn rất ít phân bón mà cây vẫn tươi tốt.
Từ đó, đàn ông trong làng ngoài việc sản xuất đồng áng, họ kiếm thêm thu nhập bằng nghề vớt bùn. Cũng có người như ông Vượng, ông Phụng... vốn là lính chiến trường. Các ông đã tìm đến nghề vớt bùn một cách tự nhiên, và cứ thế, “máu” nghề trong các ông đã chảy trôi, để đến giờ, các ông vẫn gắn bó với nó...
Ông Nguyễn Đình Chiến - nguyên Chủ tịch xã Thọ Nghiệp - cho biết, trước đây toàn bộ các xóm trong xã đều có thợ lặn bùn, nhưng vài năm trở lại đây, họ đã bỏ nghề, chỉ còn lại xóm 12...
“Nghề này cũng vất vả, nói thật chứ chỉ kiếm được lúc trẻ thôi, chứ về già thì khổ lắm. Thế nên nhiều làng cũng bỏ nghề, có chăng thì chỉ là thi thoảng mới làm thôi” - ông Chiến cho hay. Theo ông Chiến, hiện nay các nguồn nước đều ô nhiễm, với lại giờ có máy móc hiện đại, ít người thuê nên nhiều thợ đã bỏ nghề.
“Thành thật mà nói, vì chú đã nhiễm nghề nên khó bỏ, chứ mấy tay thợ trẻ, họ tìm việc khác cả rồi. Cháu thấy, phải lặn ngụp cả ngày trong môi trường nhiễm độc thế này, sống chết cũng khó đoán...” - vừa đẩy bùn lên thuyền, ông Vượng vừa tâm sự.
Thợ cả có “đôi tay gọng kìm”
Theo một số thợ nghề lâu năm, đối với nghề lặn bùn, kỹ thuật là yếu tố đầu tiên và quan trọng cùng với sức khỏe. Bởi, nghề này cực kỳ gian khổ. Để lấy được khối lượng bùn thế này không hề đơn giản, người thợ lặn phải ngâm mình trong nước hàng giờ, thậm chí cả ngày trời để lặn ngụp dưới nước lấy bùn tận đáy ao, đáy sông.
Người thợ vớt bùn, trước hết phải học lặn cho tốt. Có những người như ông Trần Viết Bình, Trần Xuân Tám vốn ít tiếp xúc với sông nước thì lần đầu vào nghề, các ông phải mất hàng tuần trời mới thích nghi. Lần đầu theo nhóm thợ đi làm, nhìn thấy cánh thợ vục xuống, nửa phút sau ngoi lên với khối bùn lớn một cách ngon lành, tưởng dễ, ông Bình cũng hăng hái, nhưng mới dìm mình xuống nước, cơ thể ông đã bị đẩy bật lên. Tai, mắt, mũi thì sặc bùn, nước.
Không nản chí, ông nhờ mấy bạn thợ dìm ông xuống nước, cho đến khi ông có thể đưa lên mặt nước một mảng bùn là một quá trình khá gian nan. Ban đầu chỉ là một tảng bùn nhỏ, sau lớn dần, nhưng cũng chỉ dừng lại ở khối lượng chừng 20-30kg, chưa thấm gì so với những lão làng theo nghiệp “ăn” bùn. Cái máu nghề đã ngấm, ông mong mình nhanh chóng có thể trục vớt khối bùn lớn như các thợ khác, nhưng phải một thời gian dài sau đó, ông mới thành thạo và khéo léo hơn.
Còn ông Vượng - người có thâm niên 50 năm trong nghề lặn bùn - cho hay, kỹ thuật lặn bùn không hề đơn giản. Người thợ phải học rất nhiều. Bản thân ông Vượng từ nhỏ đã theo cha đi lặn bùn nên giờ ông được được mệnh danh là “thợ cả có bàn tay gọng kìm” trong làng thợ lặn. Khối lượng bùn mỗi lần trục vớt của ông lên tới 80-90kg, khiến đám thợ trẻ hồi ấy đều lấy ông làm tấm gương học tập.
“Trước khi xuống sông để lặn, người thợ phải uống nửa bát mắm để làm ấm cơ thể. Khi xuống nước, áp suất tăng mạnh, ai không chịu được sẽ chảy máu cam” - ông Vượng cho biết. Ông Vượng cũng lý giải việc thợ lặn bị nổi thân khi mới vào nghề, “Khi lặn sẽ chịu áp suất của nước và tạo lực đẩy người lên khỏi mặt nước, do chưa có kỹ thuật nên thợ mới chưa biết điều chỉnh tư thế của cơ thể để thích nghi”.
Theo kinh nghiệm, ông nói: “Lúc nhún nhảy, phải tận dụng mũi chân khoanh tròn khối bùn, sau đó thọc sâu hai bàn chân xuống đáy bùn để tạo thế đứng. Chỉ chờ có thế, người thợ sẽ lặn xuống đáy với thế ngồi, sục hai bàn tay vào khối bùn mà mình đã khoanh đưa áp lên bụng và dần di chuyển khỏi mặt nước. Có như vậy thì mới được nhiều bùn”.
Nhưng động tác đưa tay lấy bùn lại càng quan trọng hơn, bởi có người khoanh được bùn, nhưng do tư thế tay sục không đúng, khiến bùn bở ra, khi đưa lên thì chỉ còn phân nửa. “Tay phải sục từ từ, khi bắt với bùn phải quắp tay, tạo thế gọng kìm thật chắc để bùn khỏi bở ra khi lên mặt nước” - ông Vượng cho hay.
Kết cục buồn
Ông Vượng còn nhớ như in chục năm về trước, nhóm lặn bùn của ông gồm cả chục thợ, mà đều là thợ có tiếng trong nghề lặn được người dân nhắc đến với sự kính nể. Lúc nào phải khơi thông kênh, mương hay lấy đất bùn làm vườn, ươm cây... mọi người đều tìm đến các ông.
Ông Trần Viết Bình - một thợ lặn bùn trong nhóm - cho biết, thu nhập của nghề này rất khá. Rẻ thì cũng 100 - 200 nghìn đồng/ngày, lúc cao điểm cũng lên tới 300 nghìn đồng/ngày. Vì công cao, nên nhiều người cũng tìm đến với nghề, nhưng không phải ai cũng trụ được. Phần vì công việc đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật, phần khác, do tính nghiệt ngã của nghề, nên họ lần lượt bỏ cuộc.
Nghề nào cũng có cạnh tranh, nghề lặn bùn cũng vậy. Để được nhiều người mướn, các thợ lặn phải thể hiện tài nghề thật tốt, trong đó lượng bùn lấy lên sẽ quyết định nhiều đến việc thợ lặn có được thuê thường xuyên hay không. Bởi theo ông Vượng, do chi phí thuê mướn đắt nên các gia đình phải tận dụng tối đa nhân công.
Đặc biệt hơn, theo một số thợ trong làng, thì xung quanh câu chuyện nghề “ăn” bùn có không ít giai thoại vừa hư vừa thực. Nó làm thay đổi cuộc sống của không ít người, nhưng nhiều người đã ra đi mãi mãi, hoặc vẫn đang chịu nỗi đau nghề. Theo ông Vượng, có lần một thợ bùn vớt được một bình đồ cổ trong khi tác nghiệp, từ dạo đó, anh ta bỏ hẳn nghề.
Rồi cách đây khoảng chục năm, ông Trần Xuân Tám đã lặn được một chum tiền cổ cùng một số thỏi bạc gần mương tiêu của làng. Số chiến lợi phẩm đó cũng đem lại cho ông Tám gần trăm triệu đồng từ lái buôn. Bản thân ông Bình, ông Vượng cũng có vài lần gặp may mắn như vậy. “Nghề nó là vậy, trời cho là được thôi” - ông Vượng cười nói.
Nhưng may ít, rủi nhiều, thợ lặn vớ được của thì đếm trên đầu ngón tay, còn thợ gặp rủi ro là chuyện như cơm bữa. Ông Vượng còn nhớ như in một buổi chiều tháng 10.2005. Khi ông cùng nhóm thợ đang trục vớt bùn tại con mương, thì đột nhiên một thợ bỗng kêu rú lên, cả nhóm chạy lại thì thấy ông này đã khựng người, mặt méo mó. Dù nhóm đã tiến hành sơ cứu, chuyển đi cấp cứu, nhưng phải đến gần một tháng sau, người này mới tỉnh táo...
Cả nhóm được phen hú hồn. Có người đồn đoán: Chắc do hà bá vật(?!). Nhưng theo ông Vượng, đó là căn bệnh chuột rút thường gặp trong nghề, nhưng do tinh thần hoảng loạn nên thợ lặn tự làm đuối mình, chứ không có gì nghiêm trọng. Dù vậy, nhóm thợ lại thêm một phen hú vía, bởi trước đó, một thợ lặn ở xóm 23 đã ra đi do không được cấp cứu kịp thời...
Theo các thợ lặn ở đây cho biết, rủi ro lớn nhất là chết do đột quỵ vì thay đổi áp suất đột ngột. Nhiều thợ lặn sau khi xuống nước thường bị choáng váng, nhịp tim thay đổi dẫn đến tử vong. Đó là chưa kể đến những tai nạn ngầm do va vấp phải mảnh chai, lọ, thậm chí là bom, lựu đạn còn sót lại... sẵn sàng cướp đi tính mạng của thợ lặn bất cứ lúc nào. Còn một hệ quả khác dễ thấy mà các thợ bùn đang phải đối mặt, đó là nguy cơ hỏng mắt và bị điếc do tiếp xúc với nước bẩn. Bởi thực tế, theo ông Lê Văn Thực - Chủ tịch UBND xã Thọ Nghiệp - thì đám thợ lặn bùn có độ tuổi ngoài 60 giờ không còn ai lành tai, tinh mắt, tất cả đều bị điếc, hoặc nhẹ thì phải dùng máy trợ thính(?!).
Dù nghệ lặn bùn đến nay đã mai một nhiều, số lượng thợ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, nhưng với người dân trong làng, nghề lặn sẽ là một ký ức khó lãng quên, mà ở đó, người thợ phải mưu sinh bên lưỡi hái tử thần.
LaoDong
Nghe tiếng “nghề” lặn bùn (còn được các thợ nghề hóm hỉnh gọi là nghề “ăn” bùn) đã lâu, nhưng gần đây, chúng tôi mới có dịp tìm về.
Cuộc sống tại làng quê xã Thọ Nghiệp (Xuân Trường, Nam Định) giờ đã đổi khác nhiều, nhà cửa khang trang, những con đường bêtông trải khắp đường làng, ngõ xóm… Người dân giờ đã có của ăn, của để nên nghề lặn bùn kiếm sống giờ đã mai một nhiều, nhưng với một số thợ có chút “máu nghề”, đã trót theo nghiệp thì khó mà dứt ra được, dù biết rằng kết cục đời nghề thật đắng lòng...
“Máu” nghề...
Tìm đến xóm 12, xã Thọ Nghiệp (huyện Xuân Trường - Nam Định), chúng tôi may mắn gặp ông Trần Tiến Quyến - một cựu lính đặc công, nay trở về xây dựng đời sống tại quê hương Thọ Nghiệp. Ông Quyến được biết đến là một tay lặn cừ khôi, không lãng phí tay nghề, khi mới xuất ngũ, ông Quyến đã tìm đến với nghề lặn vớt bùn, khơi thông mương cho hợp tác xã. Dần dà, người dân biết đến cái tài của thợ lặn bùn nên tìm đến thuê.
Nói có sách, mách có chứng, sẵn con mương, ông Quyến lặn tăm trước mắt chúng tôi, chỉ ít giây sau, ông bật tung khỏi mặt nước đen ngòm, trên tay ẵm khối bùn lớn ước chừng đến 60kg.
“Giờ tin rồi chứ, trong làng, tôi cũng chỉ là dạng tầm tầm thôi” - ông Quyến vừa thở phào vừa nói với chúng tôi. Theo ông Quyến, hiện trong làng có 3-4 tay lặn “cỡ bự” như ông Trần Tiến Vượng, Trần Văn Phụng... Họ đều là bậc cao niên trong nghề lặn bùn, mỗi lần lặn bùn của họ bằng gấp rưỡi người khác.
Theo các bậc cao niên, lặn kênh, mương lấy bùn đã xuất hiện từ lâu và trở thành một “nghề” với người dân tại đây từ vài thế kỷ trước. Muốn thông mương ngòi, người ta phải trục vớt bùn và tạo “làn” hai bên. “Làn” đó lại có giá trị dinh dưỡng đặc biệt, mà khi trồng cây sẽ rất tốt, thậm chí là tốn rất ít phân bón mà cây vẫn tươi tốt.
Từ đó, đàn ông trong làng ngoài việc sản xuất đồng áng, họ kiếm thêm thu nhập bằng nghề vớt bùn. Cũng có người như ông Vượng, ông Phụng... vốn là lính chiến trường. Các ông đã tìm đến nghề vớt bùn một cách tự nhiên, và cứ thế, “máu” nghề trong các ông đã chảy trôi, để đến giờ, các ông vẫn gắn bó với nó...
Ông Nguyễn Đình Chiến - nguyên Chủ tịch xã Thọ Nghiệp - cho biết, trước đây toàn bộ các xóm trong xã đều có thợ lặn bùn, nhưng vài năm trở lại đây, họ đã bỏ nghề, chỉ còn lại xóm 12...
“Nghề này cũng vất vả, nói thật chứ chỉ kiếm được lúc trẻ thôi, chứ về già thì khổ lắm. Thế nên nhiều làng cũng bỏ nghề, có chăng thì chỉ là thi thoảng mới làm thôi” - ông Chiến cho hay. Theo ông Chiến, hiện nay các nguồn nước đều ô nhiễm, với lại giờ có máy móc hiện đại, ít người thuê nên nhiều thợ đã bỏ nghề.
“Thành thật mà nói, vì chú đã nhiễm nghề nên khó bỏ, chứ mấy tay thợ trẻ, họ tìm việc khác cả rồi. Cháu thấy, phải lặn ngụp cả ngày trong môi trường nhiễm độc thế này, sống chết cũng khó đoán...” - vừa đẩy bùn lên thuyền, ông Vượng vừa tâm sự.
Thợ cả có “đôi tay gọng kìm”
Theo một số thợ nghề lâu năm, đối với nghề lặn bùn, kỹ thuật là yếu tố đầu tiên và quan trọng cùng với sức khỏe. Bởi, nghề này cực kỳ gian khổ. Để lấy được khối lượng bùn thế này không hề đơn giản, người thợ lặn phải ngâm mình trong nước hàng giờ, thậm chí cả ngày trời để lặn ngụp dưới nước lấy bùn tận đáy ao, đáy sông.
Người thợ vớt bùn, trước hết phải học lặn cho tốt. Có những người như ông Trần Viết Bình, Trần Xuân Tám vốn ít tiếp xúc với sông nước thì lần đầu vào nghề, các ông phải mất hàng tuần trời mới thích nghi. Lần đầu theo nhóm thợ đi làm, nhìn thấy cánh thợ vục xuống, nửa phút sau ngoi lên với khối bùn lớn một cách ngon lành, tưởng dễ, ông Bình cũng hăng hái, nhưng mới dìm mình xuống nước, cơ thể ông đã bị đẩy bật lên. Tai, mắt, mũi thì sặc bùn, nước.
Không nản chí, ông nhờ mấy bạn thợ dìm ông xuống nước, cho đến khi ông có thể đưa lên mặt nước một mảng bùn là một quá trình khá gian nan. Ban đầu chỉ là một tảng bùn nhỏ, sau lớn dần, nhưng cũng chỉ dừng lại ở khối lượng chừng 20-30kg, chưa thấm gì so với những lão làng theo nghiệp “ăn” bùn. Cái máu nghề đã ngấm, ông mong mình nhanh chóng có thể trục vớt khối bùn lớn như các thợ khác, nhưng phải một thời gian dài sau đó, ông mới thành thạo và khéo léo hơn.
Còn ông Vượng - người có thâm niên 50 năm trong nghề lặn bùn - cho hay, kỹ thuật lặn bùn không hề đơn giản. Người thợ phải học rất nhiều. Bản thân ông Vượng từ nhỏ đã theo cha đi lặn bùn nên giờ ông được được mệnh danh là “thợ cả có bàn tay gọng kìm” trong làng thợ lặn. Khối lượng bùn mỗi lần trục vớt của ông lên tới 80-90kg, khiến đám thợ trẻ hồi ấy đều lấy ông làm tấm gương học tập.
“Trước khi xuống sông để lặn, người thợ phải uống nửa bát mắm để làm ấm cơ thể. Khi xuống nước, áp suất tăng mạnh, ai không chịu được sẽ chảy máu cam” - ông Vượng cho biết. Ông Vượng cũng lý giải việc thợ lặn bị nổi thân khi mới vào nghề, “Khi lặn sẽ chịu áp suất của nước và tạo lực đẩy người lên khỏi mặt nước, do chưa có kỹ thuật nên thợ mới chưa biết điều chỉnh tư thế của cơ thể để thích nghi”.
Theo kinh nghiệm, ông nói: “Lúc nhún nhảy, phải tận dụng mũi chân khoanh tròn khối bùn, sau đó thọc sâu hai bàn chân xuống đáy bùn để tạo thế đứng. Chỉ chờ có thế, người thợ sẽ lặn xuống đáy với thế ngồi, sục hai bàn tay vào khối bùn mà mình đã khoanh đưa áp lên bụng và dần di chuyển khỏi mặt nước. Có như vậy thì mới được nhiều bùn”.
Nhưng động tác đưa tay lấy bùn lại càng quan trọng hơn, bởi có người khoanh được bùn, nhưng do tư thế tay sục không đúng, khiến bùn bở ra, khi đưa lên thì chỉ còn phân nửa. “Tay phải sục từ từ, khi bắt với bùn phải quắp tay, tạo thế gọng kìm thật chắc để bùn khỏi bở ra khi lên mặt nước” - ông Vượng cho hay.
Kết cục buồn
Ông Vượng còn nhớ như in chục năm về trước, nhóm lặn bùn của ông gồm cả chục thợ, mà đều là thợ có tiếng trong nghề lặn được người dân nhắc đến với sự kính nể. Lúc nào phải khơi thông kênh, mương hay lấy đất bùn làm vườn, ươm cây... mọi người đều tìm đến các ông.
Ông Trần Viết Bình - một thợ lặn bùn trong nhóm - cho biết, thu nhập của nghề này rất khá. Rẻ thì cũng 100 - 200 nghìn đồng/ngày, lúc cao điểm cũng lên tới 300 nghìn đồng/ngày. Vì công cao, nên nhiều người cũng tìm đến với nghề, nhưng không phải ai cũng trụ được. Phần vì công việc đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật, phần khác, do tính nghiệt ngã của nghề, nên họ lần lượt bỏ cuộc.
Nghề nào cũng có cạnh tranh, nghề lặn bùn cũng vậy. Để được nhiều người mướn, các thợ lặn phải thể hiện tài nghề thật tốt, trong đó lượng bùn lấy lên sẽ quyết định nhiều đến việc thợ lặn có được thuê thường xuyên hay không. Bởi theo ông Vượng, do chi phí thuê mướn đắt nên các gia đình phải tận dụng tối đa nhân công.
Đặc biệt hơn, theo một số thợ trong làng, thì xung quanh câu chuyện nghề “ăn” bùn có không ít giai thoại vừa hư vừa thực. Nó làm thay đổi cuộc sống của không ít người, nhưng nhiều người đã ra đi mãi mãi, hoặc vẫn đang chịu nỗi đau nghề. Theo ông Vượng, có lần một thợ bùn vớt được một bình đồ cổ trong khi tác nghiệp, từ dạo đó, anh ta bỏ hẳn nghề.
Rồi cách đây khoảng chục năm, ông Trần Xuân Tám đã lặn được một chum tiền cổ cùng một số thỏi bạc gần mương tiêu của làng. Số chiến lợi phẩm đó cũng đem lại cho ông Tám gần trăm triệu đồng từ lái buôn. Bản thân ông Bình, ông Vượng cũng có vài lần gặp may mắn như vậy. “Nghề nó là vậy, trời cho là được thôi” - ông Vượng cười nói.
Nhưng may ít, rủi nhiều, thợ lặn vớ được của thì đếm trên đầu ngón tay, còn thợ gặp rủi ro là chuyện như cơm bữa. Ông Vượng còn nhớ như in một buổi chiều tháng 10.2005. Khi ông cùng nhóm thợ đang trục vớt bùn tại con mương, thì đột nhiên một thợ bỗng kêu rú lên, cả nhóm chạy lại thì thấy ông này đã khựng người, mặt méo mó. Dù nhóm đã tiến hành sơ cứu, chuyển đi cấp cứu, nhưng phải đến gần một tháng sau, người này mới tỉnh táo...
Cả nhóm được phen hú hồn. Có người đồn đoán: Chắc do hà bá vật(?!). Nhưng theo ông Vượng, đó là căn bệnh chuột rút thường gặp trong nghề, nhưng do tinh thần hoảng loạn nên thợ lặn tự làm đuối mình, chứ không có gì nghiêm trọng. Dù vậy, nhóm thợ lại thêm một phen hú vía, bởi trước đó, một thợ lặn ở xóm 23 đã ra đi do không được cấp cứu kịp thời...
Theo các thợ lặn ở đây cho biết, rủi ro lớn nhất là chết do đột quỵ vì thay đổi áp suất đột ngột. Nhiều thợ lặn sau khi xuống nước thường bị choáng váng, nhịp tim thay đổi dẫn đến tử vong. Đó là chưa kể đến những tai nạn ngầm do va vấp phải mảnh chai, lọ, thậm chí là bom, lựu đạn còn sót lại... sẵn sàng cướp đi tính mạng của thợ lặn bất cứ lúc nào. Còn một hệ quả khác dễ thấy mà các thợ bùn đang phải đối mặt, đó là nguy cơ hỏng mắt và bị điếc do tiếp xúc với nước bẩn. Bởi thực tế, theo ông Lê Văn Thực - Chủ tịch UBND xã Thọ Nghiệp - thì đám thợ lặn bùn có độ tuổi ngoài 60 giờ không còn ai lành tai, tinh mắt, tất cả đều bị điếc, hoặc nhẹ thì phải dùng máy trợ thính(?!).
Dù nghệ lặn bùn đến nay đã mai một nhiều, số lượng thợ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, nhưng với người dân trong làng, nghề lặn sẽ là một ký ức khó lãng quên, mà ở đó, người thợ phải mưu sinh bên lưỡi hái tử thần.
LaoDong