Cách trồng và chăm sóc cây mắc ca

qnhan10a3

Member
Cây mắc ca được mệnh danh là cây tỉ đô, trong những năm gần đầy bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô trồng loại cây này vì lợi nhuận kinh tế cao. Trước khi trồng việc tham khảo kỹ thuật trồng, mật độ trồng sao cho đúng quy cách là điều mà các hộ trông đang rất quan tâm. Bài viết dưới đây điện máy Bảo Ngọc xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc sóc cây mắc ca
Đặc điểm sinh trưởng
- Nhiệt độ: Cây Mắc ca tương đối chịu lạnh, nhiệt độ bình quân không thấp hơn 13oC và không cao hơn 32oC. Giai đọan ra hoa, cây Mắc ca yêu cầu nhiệt độ ban đêm từ 17-20oC để phân hóa mầm hoa giúp cây ra nhiều hoa.
- Lượng mưa thích hợp khoảng 1500 – 2500mm.
- Đất: Có tầng canh tác sâu 1m, tơi xốp, thoát nước tốt, đất không bị chặt, pH thích hợp là 5-6.
- Địa hình: Nên trồng cây ở vùng đất dốc dưới 150 trở xuống.
- Gió: Nên chọn địa điểm trồng có ít gió bão. Cần thiết phải trồng xen với cây chắn gió có thân cao hoặc trồng 1 đến 3 hàng cây chắn gió xung quanh khu vực trồng cây Mắc ca.
- Cây Mắc ca là cây ưa sáng, vì vậy không được trồng dưới tán cây khác.
Kỹ thuật trồng cây Mắc ca
Cây giống
- Cây ghép có thời gian sau ghép đạt trên 6 tháng; chiều cao chồi ghép đã hóa gỗ từ 20 cm trở lên (chiều cao cây ghép trên 50 cm); đường kính cổ rễ từ 1,0 - 1,5 cm;
- Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, lá xanh, phiến lá phát triển bình thường.
Thời vụ trồng và mật độ
- Trồng cây vào đầu mùa mưa tháng 6-7 hàng năm.
Cây mắc ca có thể trồng theo 2 phương thức trồng thuần loại hoặc trồng xen với cà phê, chè, hồ tiêu:
+ Trồng thuần loại với mật độ từ 205 cây/ha (cự ly 7 x 7 m) đến 278 cây/ha (cự ly 6 x 6 m);
+ Trồng xen trên các rãnh luống cà phê mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9 m), 138 cây/ha (cự ly 12 x 6 m), hồ tiêu mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9 m), chè mật độ 111 cây/ha (cựu ly 15 x 6 m).
Đào hố, bón lót:
- Sau khi quy hoạch vùng trồng, phát dọn thực bì, làm cỏ, làm đất, nếu đất dốc phải tạo bậc thang theo đường đồng mức.
- Đào hố: Sử dụng máy khoan lỗ trồng cây giá rẻ đào hố với kích thước trồng là: 1 x 1 x 1m hoặc 0,8 x 0,8 x 0,8m. Lớp đất đáy để một bên, lớp đất mặt để một bên rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày mới lấp hố.
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục khoảng 15 kg/hố, 0,25 –0,5kg vôi bột trộn đều với phần đất mặt sau đó lấp xuống hố trước. Phần đất đáy còn lại lấp phía trên cho đầy hố. Đào đất, lấp hố hòan thành trước khi trồng khoảng 15- 20 ngày.
Kỹ thuật trồng
- Trên mỗi đơn vị diện tích trồng từ 4 - 5 dòng mắc ca (không trồng đơn dòng); bố trí trồng từng dòng theo hàng xen kẽ nhau để giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro mất mùa, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhân cấp 1 của hạt theo chuẩn quốc tế;
- Dùng cuốc tạo một lỗ sâu khoảng 40 cm ở giữa hố đã lấp, đủ rộng để đặt vừa bầu cây;
- Rạch bỏ vỏ bầu nilon ra khỏi bầu đất; đặt bầu ngay ngắn trong lòng hố, chỉnh cho cây đứng thẳng; lấp đất và nén chặt; vun đất xung quanh gốc cây 40 cm thành hình mai rùa, cao hơn mặt đất khoảng 5 cm để dễ dàng thoát nước khi mưa; lưu ý các thao tác thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất của cây;
- Dùng 3 cọc dài 60 - 80 cm cắm thành hình tam giác xung quanh, cách gốc cây 40 - 50 cm, buộc chụm phần trên ngọn cọc lại tương ứng với 2/3 chiều cao của cây và buộc vào thân cây để cố định, bảo vệ cây khỏi bị gió làm nghiêng;
- Tủ rơm rạ, cỏ hoặc bổi thành lớp dày 4 - 5 cm rộng 1 m xung quanh gốc cây để giữ độ ẩm và ngăn cỏ dại.

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng
Chăm sóc
- Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10 - 15 lít/cây;
- Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8 - 1 m; mỗi năm chăm sóc 2 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm.
Bón thúc
Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1 - 2 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột;
Cuốc rãnh rộng và sâu 25 - 35 cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể:
- Năm thứ 2: Bón 10 - 20 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;
- Năm thứ 3: Bón 20 - 30 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;
- Năm thứ 4: Bón 30 - 40 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;
- Năm thứ 5: Bón 40 - 50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;
- Những năm tiếp theo khi cây đã ra quả: Bón 50 - 70 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 1,0 kg lân và 0,2 - 0,4 kg Kali và 0,1 kg vôi bọt.
- Thời kỳ bón: Khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 8 - 9, khu vực Tây bắc bón vào tháng 10 - 11; bón sau khi thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán.
Phòng trừ sâu hại
- Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần: lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7 - 8 để phòng chống sâu hại;
- Vị trí quét bắt đầu từ phần dưới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2 cm) quét lên thân cây khoảng 50 - 80 cm;
- Kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.
Tỉa cành tạo tán
- Thực hiện tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai;
- Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên;
- Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1 m; lần 2 ở vị trí cách 0,6 - 0,8m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6 - 0,8m;
- Chọn những cành khỏe (2 - 3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu;
- Sau năm thứ 2 để cây phát triển bình thường, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày.

Để có thể trồng và chăm sóc cây Mác ca đúng kỹ thuật, nhanh gọn thì các chuyên gia khuyên áp dụng máy móc. Nếu bạn cần tư vấn mua máy nào cho hợp lý thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0978455263 hoặc tìm kiếm sản phẩm qua website: dienmaybaongoc.vn
Có thể xem thêm thông tin của sản phẩm tại đây: https://maykhoandatmn.blogspot.com/
 
Phẫu thuật nâng cung lông mày là bí quyết tiểu phẫu nâng cao cung chân mày, mẫu bỏ mỡ thừa, tạo dáng cho lông mày thêm cao và trông tươi trẻ hơn, làm cho cho mắt thêm lớn tròn và có chiều sâu, vì là tiểu phẫu phải ko gây lấn chiếm tới những mô xung quanh, giảm thiểu tình trạng sưng tấy và chảy máu.

Phẫu thuật nâng cung lông mày giải quyết được thiếu sót mí mắt bị chảy xệ do lão hóa hay tình trạng xụp mí mắt. Đem lại cho bạn 1 khuôn mặt đẹp khi không sở hữu đôi mắt tươi trẻ, quyến rũ.

Phẫu thuật nâng cung lông mày đem đến hiệu quả cao

Nhiều người vẫn nghĩ là chỉ phải đi bấm mí là sở hữu thể giải quyết được tình trạng mắt hí, xụp mí mắt. Nhưng thật ra, bấm mí chỉ giúp trông mắt sở hữu vẻ lớn hơn chứ ko thể làm căng da mí mắt cũng như triệt tiêu tình trạng sụp mí mắt hay chảy xệ mí mắt do da mí mắt bị chùng được, đối sở hữu tình trạng mí xụp hay mí mắt chùng và chảy xệ thì cách giải phẫu nâng cung chân mày là lựa tậu mang đến hiệu quả.

Ưu điểm của giải phẫu nâng cung chân mày:

- Mắt to tròn, tự nhiên, mí mắt rõ ràng, cân đối đẹp như ý ngay sau khi phẫu thuật.

- Không còn da chùng, mỡ thừa, mí mắt trông tươi tắn, trẻ trung hơn.

- Khắc phục tầm nhìn hạn chế cho mắt bị mí xụp che khuất.

- Không để lại sẹo, không đau và ko gây xâm lấn.

- Không tác động đến thị lực và tuyến lệ.

- Thời gian phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, chỉ trong 30 phút.

- Mang lại tính thẩm mỹ và an toàn cho bạn

- Không tốn thời gian nghỉ dưỡng, với thể trở lại công tác ngay sau phẫu thuật.

>>> Có khi bạn chưa biết: Chăm sóc sau nâng chân mày.
 
Back
Top