Binh sĩ Mỹ sẵn sàng tới khu vực gần lò phản ứng hạt nhân Fukushima

T

T$

Guest
Trong một cuộc trao đổi điện thoại từ bản doanh ở Hawaii, đô đốc Robert Willard nói với các phóng viên tại Ngũ Giác Đài rằng cần phải thực hiện mọi điều nhằm ngăn một tình thế xấu nhất xảy ra.

Ðô đốc Willard Act nói: “Đó sẽ là tình huống khi phải từ bỏ hẳn nỗ lực giữ cho lõi của những lò phản ứng này được che đậy. Và chúng tôi tin rằng đó là điều không thể để xảy ra, và rằng chúng ta cần phải làm mọi điều cần thiết để giữ đủ lượng nước làm mát các lò phản ứng này.”

Các kỹ sư Nhật Bản làm việc trong và gần các lò phản ứng gặp khó khăn trong công tác làm nguội lõi của lò phản ứng cũng như đổ đầy nước vào các thanh nhiên liệu đã sử dụng. Nếu họ không thành công trong nỗ lực này, một lượng phóng xạ lớn sẽ được thải ra, tạo ra một đám mây nhiễm phóng xạ có thể ảnh hưởng tới hàng triệu người ở khu vực thành phố Tokyo.

Nhưng đô đốc Willard cho biết các báo cáo mà ông nhận được cho thấy hôm qua các nhóm kỹ sư tại các lò phản ứng đạt được nhiều thành công hơn, và ông ‘lạc quan một cách dè dặt’ về khả năng sẽ tránh được việc các thanh nhiên liệu tan chảy. Ông cho biết rằng ông sẽ gửi thêm lực lượng vào vùng nguy hiểm nhất gần lò phản ứng hạt nhân để giúp đỡ nếu cần thiết.

Ông Willard nói tiếp: “Khi cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động ở trong vùng bán kính đó để hỗ trợ lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Vì thế trong khi các công dân Hoa Kỳ được khuyến cáo hạn chế hoạt động tại đó, các lực lượng của tôi thì không vì họ cần phải tiến hành các nỗ lực cứu hộ nhân đạo, đối phó thảm họa và hỗ trợ hậu cần để giúp bạn hữu Nhật Bản, hỗ trợ chính lực lượng của chúng tôi cũng như các lực lượng khác mà chúng tôi đang giúp đỡ.”

Đô đốc Willard bố trí 15 tàu và hàng nghìn quân thuộc các lực lượng hải quân, bộ binh và không lực để giúp Nhật Bản đối phó với các lò phản ứng hạt nhân đã bị hư hại và cuộc khủng hoảng nhân đạo do trận động đất và cơn sóng thần gây ra. Ông cũng có các máy bay không người lái được điều khiển từ xa, có thể bay gần các lò phản ứng để thu thập dữ liệu mà không làm tính mạng của bất kỳ phi công nào gặp nguy hiểm.

Ông cũng có một toán nhỏ làm việc với các giới chức Nhật Bản để đánh giá thiệt hại tại các khu vực gần lò phản ứng, và ông cũng có hơn 450 chuyên gia về nhiễm xạ sẵn sàng được triển khai tới Nhật Bản nếu cần.

Ngoài ra, tất cả các máy bay và tàu của Hoa Kỳ tại khu vực cũng có bộ phận cảm biến, nên bất kỳ dữ liệu nào về nhiễm xạ cũng sẽ được chia sẻ ngay với chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Đô đốc Willard nói ông thường xuyên liên hệ với sĩ quan quân sự hàng đầu của Nhạt Bản là Tướng Ryoichi Oriki và tư lệnh Hoa Kỳ ở Nhật Bản hiện dùng chung bản doanh với tư lệnh phụ trách ứng cứu thảm họa của Nhật Bản. Ông Willard nói rằng quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản được chuẩn bị rất kỹ để hợp tác với nhau trong những tình huống như vậy sau nhiều thập kỷ quan hệ chặt chẽ và những các cuộc diễn tập chung.

Ðô đốc Willard cho biết: “Diễn tập ứng cứu thảm họa và hỗ trợ nhân đạo nằm trong khuôn khổ trong một loạt các cuộc diễn tập thường lệ của chúng tôi. Chúng tôi tiến xa hơn thế để trở thành hai lực lượng thực sự hoạt động hỗ tương.”

Ông Willard gọi nỗ lực ứng cứu chung hiện thời là ‘điều tự nhiên’, nhưng cũng thừa nhận rằng ba thảm họa cùng lúc – động đất, sóng thần, và nguy cơ tan chảy lò phản ứng hạt nhân – vượt xa so với bất kỳ những gì mà quân đội hai bên đã từng diễn tập để ứng phó.

Các sự kiện dẫn tới vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
 
Back
Top