[h=2]Bỏ ra 3000 đồng tôi đã mua được cả mớ băng vệ sinh trong tay. Miếng băng mỏng dính, vừa dùng đã dúm dó và bốc mùi hôi, bông bên trong trắng nhờ, điểm vài chấm vàng, xanh. Khi lột ra vứt bỏ, băng rách đôi, bông bên trong rơi lả tả…[/h]Đó là chưa nói, mỗi khi dùng xong, bộ phận sinh dục bị mẩn ngứa, nhớp nháp rất khó chịu… Chị T, một người dân trong làng sản xuất băng vệ sinh nhái Doãn Thượng (Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh) chia sẻ. Cũng theo lời chỉ dẫn của chị, chúng tôi thâm nhập vào hàng loạt các cơ sở sản xuất kinh hoàng này với mác một chủ đại lý đi ăn hàng.
Vàng thau lẫn lộn
Bước chân vào cơ sở sản suất băng vệ sinh mang tên Việt Hưng, qua làn khói bụi đến ghẹt thở, chúng tôi thấy lố nhố hàng chục người công nhân nữ đang lúi húi, đôi bàn tay thoăn thoắt xếp các lá băng vệ sinh.
Mùi hôi, khói bụi đặc sệt, tiếng động cơ nặng chĩu, khiến ngực chúng tôi nghẹn lại. Hạ tay kéo hai cổ áo bịt kín mặt, để lộ 2 mắt, tôi lầm lũi quan sát những người công nhân nữ ngồi bệt, tay trần đang nhịp nhàng đóng gói sản phẩm.
Phía bên phải, hàng chục công nhân nam đang hì hục xúc từng xẻnh lớn bột giấy vón cục đổ vào máy nghiền. Sau khi bột giấy tơi, lần lượt chúng được đưa vào băng chuyền để dập thành miếng.
Tại các cơ sở sản xuất, băng vệ sinh sản xuất từ giấy phế thải được đổ bừa bãi trên nền đất bẩn
Không qua bất cứ một công đoạn khử trùng, từng miếng BVS trần đã được định hình đổ chất lên thành đống lớn ngay xuống mặt sàn xưởng nhem nhuốc đợi tay người gấp lại rồi đóng gói.
Theo quan sát, trong cái diện tích xưởng chưa đến 100m2 này, hàng chục loại băng vệ sinh được sản suất thủ công, khoác lên bao bì các nhãn mác na ná các nhãn hiệu nổi tiếng: Dimica, Dania, Dicena, Dimico... (tương tự băng vệ sinh Diana) hay Kotox, Kotet, Koktex, Kolex... (tương tự băng vệ sinh Kotex).
Nhìn qua, bao bì mẫu mã của những gói băng vệ sinh mang nhãn hiệu "Doãn Thoạt Thượng" chúng tôi không thể phân biệt đâu là giả đâu là thật. Nếu như không được một cô công nhân mách: “Không phải Diana hay Kotex đâu. Thương hiệu độc quyền của đất nhà tôi đấy”.
Thương hiệu "dởm" trà trộn cạnh các loại có thương hiệu để đánh lừa các chị em phụ nữ đang có nhu cầu và ngu ngơ
Sang một cơ sở có vẻ khang trang hơn, tuy nhiên công nghệ chế biến BVS tại đây khiên chúng tôi không khỏi giật mình. Hệ thống máy móc quá thô sơ và hầu như đã bị hạn gỉ.
Từng đống BVS trắng thô được được đánh đống dưới mặt đất. Mọi công đoạn từ dán tem, mác, cho vào túi đều được thực hiện thủ công…
Giá rẻ giật mình
Theo lời các chủ xưởng thì các loại băng vệ sinh này chủ yếu được đưa đi bán lẻ tại các vùng quê khác hay vùng núi, cũng có khi được xé lẻ bán rong ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,…
Loại băng vệ sinh loại này thường theo chân các hộ bán rong và tấn công vào khu vực lao động có thu nhấp
Giá bán buôn của các loại băng vệ sinh này là 2.300 đồng/ gói/10 miếng/gói. "Xịn" hơn còn có loại cánh siêu mỏng giá 2.800đ/gói. Loại băng hàng ngày, hương thảo mộc, trà xanh, cũng chỉ 2.000đ/gói. Loại chưa đóng gói thì bán lẻ theo chiếc với giá 300đồng/chiếc. Loại “trần”, được đóng gói trong những túi bóng trắng, không có nhãn mác giá chỉ 22 nghìn đồng/ túi/ 15 gói/ 150 miếng.
Ngay tại thủ đô Hà Nội, các loại BVS mang nhãn na ná 2 nhãn hàng được cho là dễ "nhận diện" nhất là Diana và Kotex. Đó là Kelex, Dibansa, Dibanco, Danisa, Dania, Dictum…, bán với giá rất bình dân, thường rẻ hơn 8 nghìn - 10 nghìn đồng/gói cùng số miếng.
Theo khảo sát của chúng tôi, những loại BVS na ná thương hiệu lớn hoặc không có bao bì được sản xuất tại Doãn Thượng đã chiếm lĩnh thị trường hầu hết khu vực miền núi, nông thôn thông qua kênh bán hàng rong và giao hàng tận nhà, đánh bật dòng BVS giá rẻ của các hãng đang quảng cáo rầm rộ trên báo đài hiện nay.
(Kỳ 2: Nguy cơ vô sinh khi dùng băng vệ sinh)
Tuấn Nghĩa
Vàng thau lẫn lộn
Bước chân vào cơ sở sản suất băng vệ sinh mang tên Việt Hưng, qua làn khói bụi đến ghẹt thở, chúng tôi thấy lố nhố hàng chục người công nhân nữ đang lúi húi, đôi bàn tay thoăn thoắt xếp các lá băng vệ sinh.
Mùi hôi, khói bụi đặc sệt, tiếng động cơ nặng chĩu, khiến ngực chúng tôi nghẹn lại. Hạ tay kéo hai cổ áo bịt kín mặt, để lộ 2 mắt, tôi lầm lũi quan sát những người công nhân nữ ngồi bệt, tay trần đang nhịp nhàng đóng gói sản phẩm.
Phía bên phải, hàng chục công nhân nam đang hì hục xúc từng xẻnh lớn bột giấy vón cục đổ vào máy nghiền. Sau khi bột giấy tơi, lần lượt chúng được đưa vào băng chuyền để dập thành miếng.
Tại các cơ sở sản xuất, băng vệ sinh sản xuất từ giấy phế thải được đổ bừa bãi trên nền đất bẩn
Không qua bất cứ một công đoạn khử trùng, từng miếng BVS trần đã được định hình đổ chất lên thành đống lớn ngay xuống mặt sàn xưởng nhem nhuốc đợi tay người gấp lại rồi đóng gói.
Theo quan sát, trong cái diện tích xưởng chưa đến 100m2 này, hàng chục loại băng vệ sinh được sản suất thủ công, khoác lên bao bì các nhãn mác na ná các nhãn hiệu nổi tiếng: Dimica, Dania, Dicena, Dimico... (tương tự băng vệ sinh Diana) hay Kotox, Kotet, Koktex, Kolex... (tương tự băng vệ sinh Kotex).
Nhìn qua, bao bì mẫu mã của những gói băng vệ sinh mang nhãn hiệu "Doãn Thoạt Thượng" chúng tôi không thể phân biệt đâu là giả đâu là thật. Nếu như không được một cô công nhân mách: “Không phải Diana hay Kotex đâu. Thương hiệu độc quyền của đất nhà tôi đấy”.
Thương hiệu "dởm" trà trộn cạnh các loại có thương hiệu để đánh lừa các chị em phụ nữ đang có nhu cầu và ngu ngơ
Sang một cơ sở có vẻ khang trang hơn, tuy nhiên công nghệ chế biến BVS tại đây khiên chúng tôi không khỏi giật mình. Hệ thống máy móc quá thô sơ và hầu như đã bị hạn gỉ.
Từng đống BVS trắng thô được được đánh đống dưới mặt đất. Mọi công đoạn từ dán tem, mác, cho vào túi đều được thực hiện thủ công…
Giá rẻ giật mình
Theo lời các chủ xưởng thì các loại băng vệ sinh này chủ yếu được đưa đi bán lẻ tại các vùng quê khác hay vùng núi, cũng có khi được xé lẻ bán rong ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,…
Loại băng vệ sinh loại này thường theo chân các hộ bán rong và tấn công vào khu vực lao động có thu nhấp
Giá bán buôn của các loại băng vệ sinh này là 2.300 đồng/ gói/10 miếng/gói. "Xịn" hơn còn có loại cánh siêu mỏng giá 2.800đ/gói. Loại băng hàng ngày, hương thảo mộc, trà xanh, cũng chỉ 2.000đ/gói. Loại chưa đóng gói thì bán lẻ theo chiếc với giá 300đồng/chiếc. Loại “trần”, được đóng gói trong những túi bóng trắng, không có nhãn mác giá chỉ 22 nghìn đồng/ túi/ 15 gói/ 150 miếng.
Ngay tại thủ đô Hà Nội, các loại BVS mang nhãn na ná 2 nhãn hàng được cho là dễ "nhận diện" nhất là Diana và Kotex. Đó là Kelex, Dibansa, Dibanco, Danisa, Dania, Dictum…, bán với giá rất bình dân, thường rẻ hơn 8 nghìn - 10 nghìn đồng/gói cùng số miếng.
Theo khảo sát của chúng tôi, những loại BVS na ná thương hiệu lớn hoặc không có bao bì được sản xuất tại Doãn Thượng đã chiếm lĩnh thị trường hầu hết khu vực miền núi, nông thôn thông qua kênh bán hàng rong và giao hàng tận nhà, đánh bật dòng BVS giá rẻ của các hãng đang quảng cáo rầm rộ trên báo đài hiện nay.
(Kỳ 2: Nguy cơ vô sinh khi dùng băng vệ sinh)
Tuấn Nghĩa