Jacqueline
Newcaster
(ThuVienBao.com) - ( 7:25 PM | 22/07/2011 ) Ông Bùi Văn Chấn, chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu tự hào: “Xã chúng tôi có cái “giếng thần” thì dù trời có hạn hán đồng ruộng cũng không sợ hết nước”. Nói xong, ông dẫn chúng tôi đến bản Khộp cao chót vót trên đỉnh núi để mục sở thị “giếng thần” kỳ lạ này.
Giếng không bao giờ cạn
Mặc dù đã nhiều năm qua sử dụng nguồn nước tại giếng, nhưng người dân ở xóm Khộp, xã Ngọc Lâu và cả 3 xã vùng cao của huyện Lạc Sơn vẫn không thể lý giải nổi tại sao giữa giếng của bản lại tồn tại một khúc gỗ. Và người ta cũng không thể giải thích được tại sao khi nhấc khúc gỗ đó lên thì giếng Khộp lại cạn trơ đáy, cho dù nước mưa trên cánh rừng đầu nguồn đổ về ầm ào, xối xả.
Đó là một mó nước khá sạch sẽ. Bốn bên xây bằng bê tông vuông vức nhưng nước không lúc nào cạn. Một số thanh niên nghịch ngợm ở bản Khộp đã thử tát nước ra ngoài suốt đêm nhưng giếng không cạn một chút nào. Điều này được kiểm nghiệm qua anh Bùi Văn Hanh, nhà ngay cạnh “giếng thần”. Anh Hanh cho hay: “Không biết mạch nước ở đâu nhưng dùng máy bơm cỡ lớn để tát cả đêm vẫn không thể hết nước trong giếng”.
Người dân bản Khộp giặt giũ, tắm rửa bên giếng
Ông Bùi Văn Huy, trưởng ban Văn hóa xã Ngọc Lâu cho hay: “Trước đây, “giếng thần” nhìn rất hoang dã như một mó nước tự nhiên. Vì sợ bị mai một nên chúng tôi cho xây dựng tường bao để bảo vệ. Tuy nhiên, tính linh thiêng và mực nước trong giếng vẫn không hề thay đổi”.
Bí ẩn mạch nước… thánh
Cụ Đinh Văn Chủn năm nay đã 76 tuổi, nhà ở gần “mó nước thần” này cũng không thể lý giải nổi cái bí ẩn của nguồn nước và gốc cây ngâm dưới đáy. Cụ Chủn bảo: “Tôi sinh ra và lớn lên đã có mó nước ấy và gốc cây ấy, chẳng biết nó có từ khi nào và tại sao nước nhiều và lại trong vắt khác thường đến thế”. Lạ thật! Ở cái đỉnh cao nhất của huyện Lạc Sơn, toàn núi đá, thế mà xã Ngọc Lâu lại có nước ngầm, mà chỉ có duy nhất ở “mó nước thần” này thôi. Sự khác biệt đến kỳ lạ. Phía dưới chân núi của xã Ngọc Lâu thì ruộng nương cứ khô nứt khô nẻ, khoan đào cách nào cũng không hề được giọt nước để ăn. Nhưng mó nước ở xã Ngọc Lâu thì nước cứ phun lên đầy tràn, đầy trề. Lạ hơn, cứ nhấc gốc cây dưới đáy mó lên bờ thì nước cạn kiệt dần rồi ngừng chảy. Đặt gốc cây xuống thì nước lại phun lên đầy tràn…
Mó nước giữa muôn trùng đá núi nhưng chưa một ngày bị cạn nước
Tôi chưa có điều kiện kiểm chứng hết những lời kể của người dân ở đây nhưng quả thật nhìn bằng mắt thường thì thấy cái mó nước của Ngọc Lâu có khác lạ so với những mó nước khác đã từng gặp ở tỉnh miền núi Hòa Bình. Nước trong leo lẻo, rộng chừng chục mét vuông nhưng 4 bản với hàng nghìn nhân khẩu dùng ngày đêm, lại múc tưới cho rau nữa mà vẫn chưa lúc nào cạn. Nó lạ đến mức nhìn thấy đáy, nhưng lấy cái gậy dài đo thử thì thấy mất hút, chẳng chạm đáy. Càng cắm, càng mất hút.
Chẳng biết đó có phải chuyện thật hay là lời thề giữ nước của dân bản vùng cao. Nhưng lạ thật, cái gốc cây ngâm dưới mó nước bao năm vậy mà không hề bị ruỗng hỏng hay làm sao, vẫn cứng như thép thì đã là điều lạ rồi. Theo lý giải của anh Bùi Dị Phan – người xưa kia có nghề sơn tràng đầy mình kinh nghiệm về gỗ lạt thì, gỗ tốt nhất là gỗ lim, gỗ nghiến nhưng ngâm xuống nước cũng sẽ bị mọt nước làm cho mùn theo thời gian. Là gỗ gì đi chăng nữa nếu ngâm lâu mà vớt phơi nắng sẽ bị ải, gỗ không bền được nữa. Nhưng thân gỗ dưới mó nước kia, vớt lên vẫn cứng như thép, chặt vào mẻ cả rìu.
Cụ Bùi Văn Én đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rất rõ câu chuyện cha ông kể lại rằng, “giếng thần” có từ thời đẻ đất, đẻ nước. Trời sinh ra “giếng thần” để nuôi sống muôn loài trên vùng núi đá cao này. Trước đây, bản Khộp là vùng rừng rậm có nhiều thú dữ. Ngay cụ Én thời trẻ cũng phải thường xuyên chạy vào các hang núi để trốn hùm beo.
Thú dữ cũng đã làm hại nhiều người dân bản khi họ dùng nước tại “giếng thần” này. Tuy nhiên, theo quan niệm địa phương, muông thú bình đẳng với con người nên không ai được phép đánh đuổi thú dữ khi đến với “giếng thần”. Vì thế, một thời “giếng thần” Ngọc Lâu là tài sản chung của tất cả người Mường sống dọc ven núi Hòa Bình và các muông thú trong rừng rậm.
Cụ Én cho hay: “Sống gần hết đời người và ăn ở với “giếng thần” nên tôi biết nó thiêng lắm. Các anh có vứt chất bẩn gì xuống đó thì nước vẫn trong vắt và người làm bẩn giếng chắc chắn sẽ bị trừng phạt”.
Cụ Én kể câu chuyện, có người đến giếng chửi thề và ngay lập tức bị méo mồm. Gia đình đưa nạn nhân đi các thầy lang nhưng không ai chữa khỏi, cuối cùng phải về thắp hương xin lỗi thần giếng và múc nước cho uống thì bệnh tình mới thuyên giảm.
Không biết những câu chuyện ấy thực hư đến đâu nhưng tất cả người Mường ở bản Khộp nói riêng và người dân xã Ngọc Lâu nói chung đều rất kính cẩn trước “giếng thần”. Họ coi đó là biểu tượng linh thiêng nhất của người Mường bản địa và là nguồn sống của người dân vùng núi đá này.
Cụ Đinh Công Sòn kể về sự tích “mó nước thần”
Còn cụ Đinh Công Sòn, 79 tuổi ở bản Khum, Ngọc Lâu lại cho biết: “Cây dưới đáy giếng là gỗ nhội. Đó chỉ là phần cành thôi. Ngày tôi lớn lên, cụ tôi kể cây nhội đại thụ có gốc ở mãi đỉnh Ngọc Lâu, cách đây gần một cây số. Lối thân cây bị đổ là con đường xã Ngọc Lâu ngày nay. Nó bị sét đánh, chết khô hết, chỉ còn lại duy nhất một cành cắm xuống mó nước là còn tươi. Rừng Ngọc Lâu có nhiều gỗ nhưng đa phần là gỗ nghiến và sến. Nhưng cây nhội đã làm “chủ” rừng ở đỉnh Ngọc Lâu. Xa xưa, lúc cây nhội còn, người dân bản coi đó như cái cột mốc. Lạc rừng, người ta cứ nhìn vào gốc cây nhội đại thụ trên đỉnh núi là về bản được”.
Đến ngay cả cụ Bùi Văn Beo năm nay đã 87 tuổi, là một trong những người già nhất bản Khộp, xã Ngọc Lâu cũng không thể lý giải được bí ẩn của nguồn nước và khúc cây nằm dưới giếng ngay gần nhà. Cụ Beo bảo: “Tôi sinh ra và lớn lên đã có giếng nước và gốc cây ấy rồi. Nghe các cụ kể thì cũng chẳng biết nó có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, nếu không có khúc cây ở trong giếng thì nước sẽ cạn. Đây là nguồn nước duy nhất của cả vùng. Không có nước, cả bản Khộp sẽ khát
Lớp người già như cụ Bùi Văn Beo vẫn luôn nhắc nhở con cháu về lời thề giữ rừng, giữ nguồn nước quý của bản Khộp, xã Ngọc Lâu.
Kể cũng lạ, ở vùng núi cao nhất của huyện Lạc Sơn toàn núi đá. Trời mưa, nước cứ chuồi chuội chảy về vùng dưới. Mùa khô, chân ruộng đất cứ nứt nẻ, nước sinh hoạt vô cùng hiếm, vậy mà ở Ngọc Lâu lại có nước. Mà cũng chỉ có ở “giếng thần” này. Lạ hơn là nước tràn trề. Chưa biết thực hư thế nào, nhưng quả thật, nhìn bằng mắt thường thì giếng của bản Khộp có khác lạ so với các mó nước trong vùng. Chỉ rộng khoảng chục mét vuông, nhưng cả trăm hộ dân của xóm Khộp và xóm Băng xã Ngọc Lâu dùng ngày, dùng đêm, kể cả dùng để tưới rau cũng không lúc nào vơi. “Nó giữ được nước là nhờ khúc cây thần đấy. Từ xưa các cụ truyền lại, nếu nhấc gốc cây dưới đáy bỏ lên bờ thì giếng sẽ cạn trơ đáy”, ông Bùi Văn Chích năm nay 86 tuổi sinh ra và lớn lên ở bản Khộp này lý giải cho chúng tôi nghe tại sao có khúc gỗ nằm giữa giếng.
Đó không phải là sự lý giải suông. Năm 1996, cả bản Khộp đã được một phen hú vía. Năm đó, bằng nguồn vốn hỗ trợ của UNICEF thực hiện chương trình nước sạch phục vụ cộng đồng ở các xã vùng cao huyện Lạc Sơn. Giếng nước xóm Khộp được đầu tư cải tạo. Trong quá trình cải tạo, nạo vét xây thành, người ta đã nhấc khúc gỗ dưới giếng vứt lên bờ. Chỉ qua một đêm, giếng nước lúc nào cũng đầy tràn, đầy trề giờ vục cả buổi cũng chưa được một vác nước. Nước thì cứ đục ngầu. Cho dù ở phía thượng nguồn, mưa rừng cứ xối xả. Không có nước sinh hoạt, hơn trăm hộ dân ở bản Khộp và hàng trăm hộ dân ở các bản lân cận tá hỏa tìm lại khúc gỗ mà hôm trước đám thợ xây vứt lăn lóc mãi tận bìa rừng mang về để vào chỗ cũ. Lạ thay. Từ lúc để khúc gỗ vào vị trí ban đầu, giếng Khộp có nước trở lại. Chỉ qua một đêm, nước giếng lại đầy tràn như cũ. Những con cá trước đây ở trong giếng lại trở về. Mặc dù không ai cho ăn hay chăm sóc gì, nhưng vẫn cứ lớn rất nhanh. Hiện nay, cá dưới mó nhiều lắm, con to cũng chừng 4 kg Chẳng ai dám bắt. Bởi, dân ở bản Khộp cho rằng, bất kể cái gì ở dưới giếng đều là của thần nước, thần núi.
Giếng Thần và tục tắm tiên người Mường
Cụ Bùi Văn Én đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rất rõ câu chuyện cha ông kể lại rằng, “giếng thần” có từ thời đẻ đất, đẻ nước. Trời sinh ra “giếng thần” để nuôi sống muôn loài trên vùng núi đá cao này. Trước đây, bản Khộp là vùng rừng rậm có nhiều thú dữ. Ngay cụ Én thời trẻ cũng phải thường xuyên chạy vào các hang núi để trốn hùm beo.
Thú dữ cũng đã làm hại nhiều người dân bản khi họ dùng nước tại “giếng thần” này. Tuy nhiên, theo quan niệm địa phương, muông thú bình đẳng với con người nên không ai được phép đánh đuổi thú dữ khi đến với “giếng thần”. Vì thế, một thời “giếng thần” Ngọc Lâu là tài sản chung của tất cả người Mường sống dọc ven núi Hòa Bình và các muông thú trong rừng rậm.
Cụ Én cho hay: “Sống gần hết đời người và ăn ở với “giếng thần” nên tôi biết nó thiêng lắm. Các anh có vứt chất bẩn gì xuống đó thì nước vẫn trong vắt và người làm bẩn giếng chắc chắn sẽ bị trừng phạt”.
Cụ Én kể câu chuyện, có người đến giếng chửi thề và ngay lập tức bị méo mồm. Gia đình đưa nạn nhân đi các thầy lang nhưng không ai chữa khỏi, cuối cùng phải về thắp hương xin lỗi thần giếng và múc nước cho uống thì bệnh tình mới thuyên giảm.
Không biết những câu chuyện ấy thực hư đến đâu nhưng tất cả người Mường ở bản Khộp nói riêng và người dân xã Ngọc Lâu nói chung đều rất kính cẩn trước “giếng thần”. Họ coi đó là biểu tượng linh thiêng nhất của người Mường bản địa và là nguồn sống của người dân vùng núi đá này.
Tục tắm tiên
“Giếng thần” Ngọc Lâu linh thiêng còn là nơi làm đẹp của người Mường ở bản Khộp đầy bí ẩn. Hầu hết con gái bản Khộp đều có làn da rất trắng và mịn màng. Họ bảo, đó là do tắm rửa bằng nước “giếng thần”.
Cũng không biết từ khi nào, người dân nơi đây có tục tắm tiên ngay bên miệng giếng. Tất cả già trẻ trai gái đều tắm tiên với nhau mà không mảy may có một ý nghĩ xấu nào. Họ tắm tiên tại giếng với mong ước được gột rửa những tội lỗi, phàm tục trong cá nhân mỗi con người để trở nên trong sạch hơn.
Theo ông trưởng ban Văn hóa xã Bùi Văn Huy, người bản Khộp ngày nào cũng tắm tiên. Họ tập trung vào khoảng 11 giờ trưa và từ 5 giờ chiều cho đến lúc tối mịt. Giờ cao điểm có đến hàng trăm người xếp hàng lũ lượt chờ đợi để được tắm.
Nước giếng trong vắt
Theo cụ Én, tục tắm tiên của người bản Khộp có liên quan đến lời đồn ma quái cách đây hàng trăm năm: “Thời ấy, có con ma rừng hay đi bắt người về hang trên núi. Con ma rừng đã hại rất nhiều người bản Khộp mà không có cách nào ngăn chặn được. Thế rồi, có một pháp sư người Mường Bi từ dưới sông Mã đạp nước cưỡi mây dùng bùa phép trấn yểm con ma này. Pháp sư căn dặn dân làng phải tắm ở nước giếng thần thì con ma mới không dám bắt. Thế rồi, từ đó đến nay người bản Khộp có tục tắm tiên nổi tiếng khắp tỉnh Hòa Bình”.
Giếng 2 màu nước
Theo lời ông Bùi Văn Lơ, trưởng bản Khộp thì giếng có hai màu nước là sự kỳ lạ chưa từng có. Sau khi làm xong tất cả các “thủ tục”, bỏ lại giầy dép, máy ảnh… ông Lơ mới dẫn chúng tôi vào xem hai tia nước kỳ lạ dưới đáy giếng.
Quan sát kỹ, phần đáy giếng có hai tia nước bắn rất mạnh. Một tia nước màu trắng tinh, một tia màu hồng nhạt. Hai tia nước này được bắn lên từ một khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng.
“Lời thề” giữ rừng, giữ nước
Chúng tôi cứ phân vân mãi câu hỏi, chẳng biết đó có phải là chuyện thật hay chỉ là câu chuyện hoang đường được người dân thêu dệt nên để răn dạy con cháu giữ gìn nguồn nước quý của bản. Kể cũng lạ! Cây gỗ ngâm dưới mó nước hàng bao đời qua vẫn không hề bị mục ruỗng. Theo lý giải của anh Bùi Văn Long, cán bộ Văn phòng UBND xã Ngọc Lâu thì: “Dù là gỗ Lim, gỗ Nghiến ngâm xuống nước rồi cũng sẽ bị mùn đi theo thời gian”. Nhưng, khúc gỗ dưới giếng dân bản Khộp đều biết nó đã tồn tại ở dưới mó nước này hàng trăm năm nay, nhưng khi vớt lên vẫn cứng như thép. Chặt vào mẻ cả rìu. Đến giờ, chẳng ai có thể biết giếng có trước hay gỗ có trước. Nhưng, sự thật về những điều lạ ở Ngọc Lâu vẫn diễn ra một cách tự nhiên như người dân hàng ngày vẫn đến đây tắm rửa, lấy nước về sinh hoạt. “Bí ẩn về mối liên hệ giữa nguồn nước và khúc gỗ chưa ai lý giải được cũng chẳng sao. Miễn là nước đừng bao giờ cạn. Ở những nơi khác, nước ở giếng này cạn thì còn có giếng khác. Chứ giếng này mà cạn thì hàng trăm hộ dân ở xóm Khộp và xóm Băng chỉ có khát”, anh cán bộ văn phòng xã Ngọc Lâu bảo như vậy.
Trong quá trình đi tìm lời giải về bí ẩn của “giếng thần”, chúng tôi cũng đã gặp nhiều người dân xóm Khộp. Trong đó có cả những cụ già râu tóc đã bạc trắng như mây. Tất cả đều cho rằng, nguồn nước ở giếng thần chưa bao giờ cạn và lúc nào cũng trong vắt, dù rằng nước mưa từ trên núi có xối qua. Và ai cũng kể lại một cách hoảng hốt về “sự kiện năm 1996″, khi được tổ chức UNICEF hỗ trợ cải tạo giếng. Vụ đó, cả làng được phen hoảng hồn. “Kể từ đó, già trẻ, gái trai của bản không một ai dám xâm phạm đến khúc gỗ đó. Dân làng thường nhắc nhở nhau, phải biết giữ nguồn nước thật trong sạch. Cũng từ đó, người già, người trẻ ở bản Khộp không còn lên rừng chặt cây. Ai cũng hiểu, chặt cây trên rừng chính là xâm phạm đến nguồn nước thần”, cụ Bùi Văn Chích giảng giải.
Đặc biệt, trong câu chuyện của những người có tuổi, chúng tôi được nghe kể sự tích về khúc cây nằm ở dưới giếng từ hàng trăm năm qua. Theo ông Bùi Văn Beo, người già nhất bản Khộp thì: “Khúc gỗ dưới đáy giếng là cành của cây Nhội. Tương truyền gốc của nó ở mãi trên cánh đồng Nà Cả của xóm Điện, xã Ngọc Sơn, cách bản Khộp khoảng 5km. Xa xưa, cây Nhội này có tán rộng che cả bầu trời của cả 3 xã vùng cao. Tán lá che khuất ánh nắng mặt trời làm người dân tối tăm mặt mũi không cấy hái gì được. Trước cảnh đó, 7 cha con một người nông dân ở vùng Mường Điện (Ngọc Sơn) quyết chặt cây. Ròng rã 3 tháng trời, cha con họ mới chặt đổ cây. Lối thân cây đổ là con đường từ xóm Điện về đến xóm Khộp hiện nay. Sau khi cây đổ, cành gỗ nhội gãy xuống xóm Khộp, từ đó đã tạo thành mó nước chảy quanh năm, từ đời này sang đời khác không khi nào cạn…”
Truyền thuyết về giếng thần ở Ngọc Lâu không biết thực hư ra sao. Qua nhiều năm, người dân vẫn cứ tin vào điều đó. Đời truyền đời nhắc nhau không xâm phạm chặt phá rừng để giữ gìn mó nước. Không biết, giếng thần có phải là vật thiêng của bản Khộp, minh chứng cho “lời thề” giữ nguồn nước không thì không ai lý giải được. Nhưng, sự thật ở giếng nước của bản Khộp vẫn đang diễn ra như sự tồn tại của khúc gỗ nhội ở giữa dòng nước trong vắt. Và để giữ được dòng nước ngọt lành, ở phía xa trên cánh rừng đầu nguồn của bản Khộp vẫn còn ngút ngàn xanh mát.
(theo songdep.seominar)
Giếng không bao giờ cạn
Mặc dù đã nhiều năm qua sử dụng nguồn nước tại giếng, nhưng người dân ở xóm Khộp, xã Ngọc Lâu và cả 3 xã vùng cao của huyện Lạc Sơn vẫn không thể lý giải nổi tại sao giữa giếng của bản lại tồn tại một khúc gỗ. Và người ta cũng không thể giải thích được tại sao khi nhấc khúc gỗ đó lên thì giếng Khộp lại cạn trơ đáy, cho dù nước mưa trên cánh rừng đầu nguồn đổ về ầm ào, xối xả.
Đó là một mó nước khá sạch sẽ. Bốn bên xây bằng bê tông vuông vức nhưng nước không lúc nào cạn. Một số thanh niên nghịch ngợm ở bản Khộp đã thử tát nước ra ngoài suốt đêm nhưng giếng không cạn một chút nào. Điều này được kiểm nghiệm qua anh Bùi Văn Hanh, nhà ngay cạnh “giếng thần”. Anh Hanh cho hay: “Không biết mạch nước ở đâu nhưng dùng máy bơm cỡ lớn để tát cả đêm vẫn không thể hết nước trong giếng”.

Người dân bản Khộp giặt giũ, tắm rửa bên giếng
Ông Bùi Văn Huy, trưởng ban Văn hóa xã Ngọc Lâu cho hay: “Trước đây, “giếng thần” nhìn rất hoang dã như một mó nước tự nhiên. Vì sợ bị mai một nên chúng tôi cho xây dựng tường bao để bảo vệ. Tuy nhiên, tính linh thiêng và mực nước trong giếng vẫn không hề thay đổi”.
Bí ẩn mạch nước… thánh
Cụ Đinh Văn Chủn năm nay đã 76 tuổi, nhà ở gần “mó nước thần” này cũng không thể lý giải nổi cái bí ẩn của nguồn nước và gốc cây ngâm dưới đáy. Cụ Chủn bảo: “Tôi sinh ra và lớn lên đã có mó nước ấy và gốc cây ấy, chẳng biết nó có từ khi nào và tại sao nước nhiều và lại trong vắt khác thường đến thế”. Lạ thật! Ở cái đỉnh cao nhất của huyện Lạc Sơn, toàn núi đá, thế mà xã Ngọc Lâu lại có nước ngầm, mà chỉ có duy nhất ở “mó nước thần” này thôi. Sự khác biệt đến kỳ lạ. Phía dưới chân núi của xã Ngọc Lâu thì ruộng nương cứ khô nứt khô nẻ, khoan đào cách nào cũng không hề được giọt nước để ăn. Nhưng mó nước ở xã Ngọc Lâu thì nước cứ phun lên đầy tràn, đầy trề. Lạ hơn, cứ nhấc gốc cây dưới đáy mó lên bờ thì nước cạn kiệt dần rồi ngừng chảy. Đặt gốc cây xuống thì nước lại phun lên đầy tràn…

Mó nước giữa muôn trùng đá núi nhưng chưa một ngày bị cạn nước
Tôi chưa có điều kiện kiểm chứng hết những lời kể của người dân ở đây nhưng quả thật nhìn bằng mắt thường thì thấy cái mó nước của Ngọc Lâu có khác lạ so với những mó nước khác đã từng gặp ở tỉnh miền núi Hòa Bình. Nước trong leo lẻo, rộng chừng chục mét vuông nhưng 4 bản với hàng nghìn nhân khẩu dùng ngày đêm, lại múc tưới cho rau nữa mà vẫn chưa lúc nào cạn. Nó lạ đến mức nhìn thấy đáy, nhưng lấy cái gậy dài đo thử thì thấy mất hút, chẳng chạm đáy. Càng cắm, càng mất hút.
Chẳng biết đó có phải chuyện thật hay là lời thề giữ nước của dân bản vùng cao. Nhưng lạ thật, cái gốc cây ngâm dưới mó nước bao năm vậy mà không hề bị ruỗng hỏng hay làm sao, vẫn cứng như thép thì đã là điều lạ rồi. Theo lý giải của anh Bùi Dị Phan – người xưa kia có nghề sơn tràng đầy mình kinh nghiệm về gỗ lạt thì, gỗ tốt nhất là gỗ lim, gỗ nghiến nhưng ngâm xuống nước cũng sẽ bị mọt nước làm cho mùn theo thời gian. Là gỗ gì đi chăng nữa nếu ngâm lâu mà vớt phơi nắng sẽ bị ải, gỗ không bền được nữa. Nhưng thân gỗ dưới mó nước kia, vớt lên vẫn cứng như thép, chặt vào mẻ cả rìu.
Cụ Bùi Văn Én đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rất rõ câu chuyện cha ông kể lại rằng, “giếng thần” có từ thời đẻ đất, đẻ nước. Trời sinh ra “giếng thần” để nuôi sống muôn loài trên vùng núi đá cao này. Trước đây, bản Khộp là vùng rừng rậm có nhiều thú dữ. Ngay cụ Én thời trẻ cũng phải thường xuyên chạy vào các hang núi để trốn hùm beo.
Thú dữ cũng đã làm hại nhiều người dân bản khi họ dùng nước tại “giếng thần” này. Tuy nhiên, theo quan niệm địa phương, muông thú bình đẳng với con người nên không ai được phép đánh đuổi thú dữ khi đến với “giếng thần”. Vì thế, một thời “giếng thần” Ngọc Lâu là tài sản chung của tất cả người Mường sống dọc ven núi Hòa Bình và các muông thú trong rừng rậm.
Cụ Én cho hay: “Sống gần hết đời người và ăn ở với “giếng thần” nên tôi biết nó thiêng lắm. Các anh có vứt chất bẩn gì xuống đó thì nước vẫn trong vắt và người làm bẩn giếng chắc chắn sẽ bị trừng phạt”.
Cụ Én kể câu chuyện, có người đến giếng chửi thề và ngay lập tức bị méo mồm. Gia đình đưa nạn nhân đi các thầy lang nhưng không ai chữa khỏi, cuối cùng phải về thắp hương xin lỗi thần giếng và múc nước cho uống thì bệnh tình mới thuyên giảm.
Không biết những câu chuyện ấy thực hư đến đâu nhưng tất cả người Mường ở bản Khộp nói riêng và người dân xã Ngọc Lâu nói chung đều rất kính cẩn trước “giếng thần”. Họ coi đó là biểu tượng linh thiêng nhất của người Mường bản địa và là nguồn sống của người dân vùng núi đá này.

Cụ Đinh Công Sòn kể về sự tích “mó nước thần”
Còn cụ Đinh Công Sòn, 79 tuổi ở bản Khum, Ngọc Lâu lại cho biết: “Cây dưới đáy giếng là gỗ nhội. Đó chỉ là phần cành thôi. Ngày tôi lớn lên, cụ tôi kể cây nhội đại thụ có gốc ở mãi đỉnh Ngọc Lâu, cách đây gần một cây số. Lối thân cây bị đổ là con đường xã Ngọc Lâu ngày nay. Nó bị sét đánh, chết khô hết, chỉ còn lại duy nhất một cành cắm xuống mó nước là còn tươi. Rừng Ngọc Lâu có nhiều gỗ nhưng đa phần là gỗ nghiến và sến. Nhưng cây nhội đã làm “chủ” rừng ở đỉnh Ngọc Lâu. Xa xưa, lúc cây nhội còn, người dân bản coi đó như cái cột mốc. Lạc rừng, người ta cứ nhìn vào gốc cây nhội đại thụ trên đỉnh núi là về bản được”.
Đến ngay cả cụ Bùi Văn Beo năm nay đã 87 tuổi, là một trong những người già nhất bản Khộp, xã Ngọc Lâu cũng không thể lý giải được bí ẩn của nguồn nước và khúc cây nằm dưới giếng ngay gần nhà. Cụ Beo bảo: “Tôi sinh ra và lớn lên đã có giếng nước và gốc cây ấy rồi. Nghe các cụ kể thì cũng chẳng biết nó có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, nếu không có khúc cây ở trong giếng thì nước sẽ cạn. Đây là nguồn nước duy nhất của cả vùng. Không có nước, cả bản Khộp sẽ khát
Lớp người già như cụ Bùi Văn Beo vẫn luôn nhắc nhở con cháu về lời thề giữ rừng, giữ nguồn nước quý của bản Khộp, xã Ngọc Lâu.
Kể cũng lạ, ở vùng núi cao nhất của huyện Lạc Sơn toàn núi đá. Trời mưa, nước cứ chuồi chuội chảy về vùng dưới. Mùa khô, chân ruộng đất cứ nứt nẻ, nước sinh hoạt vô cùng hiếm, vậy mà ở Ngọc Lâu lại có nước. Mà cũng chỉ có ở “giếng thần” này. Lạ hơn là nước tràn trề. Chưa biết thực hư thế nào, nhưng quả thật, nhìn bằng mắt thường thì giếng của bản Khộp có khác lạ so với các mó nước trong vùng. Chỉ rộng khoảng chục mét vuông, nhưng cả trăm hộ dân của xóm Khộp và xóm Băng xã Ngọc Lâu dùng ngày, dùng đêm, kể cả dùng để tưới rau cũng không lúc nào vơi. “Nó giữ được nước là nhờ khúc cây thần đấy. Từ xưa các cụ truyền lại, nếu nhấc gốc cây dưới đáy bỏ lên bờ thì giếng sẽ cạn trơ đáy”, ông Bùi Văn Chích năm nay 86 tuổi sinh ra và lớn lên ở bản Khộp này lý giải cho chúng tôi nghe tại sao có khúc gỗ nằm giữa giếng.
Đó không phải là sự lý giải suông. Năm 1996, cả bản Khộp đã được một phen hú vía. Năm đó, bằng nguồn vốn hỗ trợ của UNICEF thực hiện chương trình nước sạch phục vụ cộng đồng ở các xã vùng cao huyện Lạc Sơn. Giếng nước xóm Khộp được đầu tư cải tạo. Trong quá trình cải tạo, nạo vét xây thành, người ta đã nhấc khúc gỗ dưới giếng vứt lên bờ. Chỉ qua một đêm, giếng nước lúc nào cũng đầy tràn, đầy trề giờ vục cả buổi cũng chưa được một vác nước. Nước thì cứ đục ngầu. Cho dù ở phía thượng nguồn, mưa rừng cứ xối xả. Không có nước sinh hoạt, hơn trăm hộ dân ở bản Khộp và hàng trăm hộ dân ở các bản lân cận tá hỏa tìm lại khúc gỗ mà hôm trước đám thợ xây vứt lăn lóc mãi tận bìa rừng mang về để vào chỗ cũ. Lạ thay. Từ lúc để khúc gỗ vào vị trí ban đầu, giếng Khộp có nước trở lại. Chỉ qua một đêm, nước giếng lại đầy tràn như cũ. Những con cá trước đây ở trong giếng lại trở về. Mặc dù không ai cho ăn hay chăm sóc gì, nhưng vẫn cứ lớn rất nhanh. Hiện nay, cá dưới mó nhiều lắm, con to cũng chừng 4 kg Chẳng ai dám bắt. Bởi, dân ở bản Khộp cho rằng, bất kể cái gì ở dưới giếng đều là của thần nước, thần núi.
Giếng Thần và tục tắm tiên người Mường
Cụ Bùi Văn Én đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rất rõ câu chuyện cha ông kể lại rằng, “giếng thần” có từ thời đẻ đất, đẻ nước. Trời sinh ra “giếng thần” để nuôi sống muôn loài trên vùng núi đá cao này. Trước đây, bản Khộp là vùng rừng rậm có nhiều thú dữ. Ngay cụ Én thời trẻ cũng phải thường xuyên chạy vào các hang núi để trốn hùm beo.
Thú dữ cũng đã làm hại nhiều người dân bản khi họ dùng nước tại “giếng thần” này. Tuy nhiên, theo quan niệm địa phương, muông thú bình đẳng với con người nên không ai được phép đánh đuổi thú dữ khi đến với “giếng thần”. Vì thế, một thời “giếng thần” Ngọc Lâu là tài sản chung của tất cả người Mường sống dọc ven núi Hòa Bình và các muông thú trong rừng rậm.
Cụ Én cho hay: “Sống gần hết đời người và ăn ở với “giếng thần” nên tôi biết nó thiêng lắm. Các anh có vứt chất bẩn gì xuống đó thì nước vẫn trong vắt và người làm bẩn giếng chắc chắn sẽ bị trừng phạt”.
Cụ Én kể câu chuyện, có người đến giếng chửi thề và ngay lập tức bị méo mồm. Gia đình đưa nạn nhân đi các thầy lang nhưng không ai chữa khỏi, cuối cùng phải về thắp hương xin lỗi thần giếng và múc nước cho uống thì bệnh tình mới thuyên giảm.
Không biết những câu chuyện ấy thực hư đến đâu nhưng tất cả người Mường ở bản Khộp nói riêng và người dân xã Ngọc Lâu nói chung đều rất kính cẩn trước “giếng thần”. Họ coi đó là biểu tượng linh thiêng nhất của người Mường bản địa và là nguồn sống của người dân vùng núi đá này.
Tục tắm tiên
“Giếng thần” Ngọc Lâu linh thiêng còn là nơi làm đẹp của người Mường ở bản Khộp đầy bí ẩn. Hầu hết con gái bản Khộp đều có làn da rất trắng và mịn màng. Họ bảo, đó là do tắm rửa bằng nước “giếng thần”.
Cũng không biết từ khi nào, người dân nơi đây có tục tắm tiên ngay bên miệng giếng. Tất cả già trẻ trai gái đều tắm tiên với nhau mà không mảy may có một ý nghĩ xấu nào. Họ tắm tiên tại giếng với mong ước được gột rửa những tội lỗi, phàm tục trong cá nhân mỗi con người để trở nên trong sạch hơn.
Theo ông trưởng ban Văn hóa xã Bùi Văn Huy, người bản Khộp ngày nào cũng tắm tiên. Họ tập trung vào khoảng 11 giờ trưa và từ 5 giờ chiều cho đến lúc tối mịt. Giờ cao điểm có đến hàng trăm người xếp hàng lũ lượt chờ đợi để được tắm.

Nước giếng trong vắt
Theo cụ Én, tục tắm tiên của người bản Khộp có liên quan đến lời đồn ma quái cách đây hàng trăm năm: “Thời ấy, có con ma rừng hay đi bắt người về hang trên núi. Con ma rừng đã hại rất nhiều người bản Khộp mà không có cách nào ngăn chặn được. Thế rồi, có một pháp sư người Mường Bi từ dưới sông Mã đạp nước cưỡi mây dùng bùa phép trấn yểm con ma này. Pháp sư căn dặn dân làng phải tắm ở nước giếng thần thì con ma mới không dám bắt. Thế rồi, từ đó đến nay người bản Khộp có tục tắm tiên nổi tiếng khắp tỉnh Hòa Bình”.
Giếng 2 màu nước
Theo lời ông Bùi Văn Lơ, trưởng bản Khộp thì giếng có hai màu nước là sự kỳ lạ chưa từng có. Sau khi làm xong tất cả các “thủ tục”, bỏ lại giầy dép, máy ảnh… ông Lơ mới dẫn chúng tôi vào xem hai tia nước kỳ lạ dưới đáy giếng.
Quan sát kỹ, phần đáy giếng có hai tia nước bắn rất mạnh. Một tia nước màu trắng tinh, một tia màu hồng nhạt. Hai tia nước này được bắn lên từ một khe nhỏ của khúc gỗ dưới đáy giếng.
“Lời thề” giữ rừng, giữ nước
Chúng tôi cứ phân vân mãi câu hỏi, chẳng biết đó có phải là chuyện thật hay chỉ là câu chuyện hoang đường được người dân thêu dệt nên để răn dạy con cháu giữ gìn nguồn nước quý của bản. Kể cũng lạ! Cây gỗ ngâm dưới mó nước hàng bao đời qua vẫn không hề bị mục ruỗng. Theo lý giải của anh Bùi Văn Long, cán bộ Văn phòng UBND xã Ngọc Lâu thì: “Dù là gỗ Lim, gỗ Nghiến ngâm xuống nước rồi cũng sẽ bị mùn đi theo thời gian”. Nhưng, khúc gỗ dưới giếng dân bản Khộp đều biết nó đã tồn tại ở dưới mó nước này hàng trăm năm nay, nhưng khi vớt lên vẫn cứng như thép. Chặt vào mẻ cả rìu. Đến giờ, chẳng ai có thể biết giếng có trước hay gỗ có trước. Nhưng, sự thật về những điều lạ ở Ngọc Lâu vẫn diễn ra một cách tự nhiên như người dân hàng ngày vẫn đến đây tắm rửa, lấy nước về sinh hoạt. “Bí ẩn về mối liên hệ giữa nguồn nước và khúc gỗ chưa ai lý giải được cũng chẳng sao. Miễn là nước đừng bao giờ cạn. Ở những nơi khác, nước ở giếng này cạn thì còn có giếng khác. Chứ giếng này mà cạn thì hàng trăm hộ dân ở xóm Khộp và xóm Băng chỉ có khát”, anh cán bộ văn phòng xã Ngọc Lâu bảo như vậy.
Trong quá trình đi tìm lời giải về bí ẩn của “giếng thần”, chúng tôi cũng đã gặp nhiều người dân xóm Khộp. Trong đó có cả những cụ già râu tóc đã bạc trắng như mây. Tất cả đều cho rằng, nguồn nước ở giếng thần chưa bao giờ cạn và lúc nào cũng trong vắt, dù rằng nước mưa từ trên núi có xối qua. Và ai cũng kể lại một cách hoảng hốt về “sự kiện năm 1996″, khi được tổ chức UNICEF hỗ trợ cải tạo giếng. Vụ đó, cả làng được phen hoảng hồn. “Kể từ đó, già trẻ, gái trai của bản không một ai dám xâm phạm đến khúc gỗ đó. Dân làng thường nhắc nhở nhau, phải biết giữ nguồn nước thật trong sạch. Cũng từ đó, người già, người trẻ ở bản Khộp không còn lên rừng chặt cây. Ai cũng hiểu, chặt cây trên rừng chính là xâm phạm đến nguồn nước thần”, cụ Bùi Văn Chích giảng giải.
Đặc biệt, trong câu chuyện của những người có tuổi, chúng tôi được nghe kể sự tích về khúc cây nằm ở dưới giếng từ hàng trăm năm qua. Theo ông Bùi Văn Beo, người già nhất bản Khộp thì: “Khúc gỗ dưới đáy giếng là cành của cây Nhội. Tương truyền gốc của nó ở mãi trên cánh đồng Nà Cả của xóm Điện, xã Ngọc Sơn, cách bản Khộp khoảng 5km. Xa xưa, cây Nhội này có tán rộng che cả bầu trời của cả 3 xã vùng cao. Tán lá che khuất ánh nắng mặt trời làm người dân tối tăm mặt mũi không cấy hái gì được. Trước cảnh đó, 7 cha con một người nông dân ở vùng Mường Điện (Ngọc Sơn) quyết chặt cây. Ròng rã 3 tháng trời, cha con họ mới chặt đổ cây. Lối thân cây đổ là con đường từ xóm Điện về đến xóm Khộp hiện nay. Sau khi cây đổ, cành gỗ nhội gãy xuống xóm Khộp, từ đó đã tạo thành mó nước chảy quanh năm, từ đời này sang đời khác không khi nào cạn…”
Truyền thuyết về giếng thần ở Ngọc Lâu không biết thực hư ra sao. Qua nhiều năm, người dân vẫn cứ tin vào điều đó. Đời truyền đời nhắc nhau không xâm phạm chặt phá rừng để giữ gìn mó nước. Không biết, giếng thần có phải là vật thiêng của bản Khộp, minh chứng cho “lời thề” giữ nguồn nước không thì không ai lý giải được. Nhưng, sự thật ở giếng nước của bản Khộp vẫn đang diễn ra như sự tồn tại của khúc gỗ nhội ở giữa dòng nước trong vắt. Và để giữ được dòng nước ngọt lành, ở phía xa trên cánh rừng đầu nguồn của bản Khộp vẫn còn ngút ngàn xanh mát.
Ông Bùi Văn Chấn (chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu): Giếng thần” Ngọc Lâu là kho báu quý giá của người Mường bản Khộp. Chuyện thần thánh hóa khu “giếng thần” đã có từ xa xưa. Người bản Khộp quan niệm, “giếng thần” là nguồn sống của cả loài người nên họ rất có ý thức để bảo vệ, không ai có thể xâm phạm đến khu giếng nếu có ý đồ đen tối. Chuyện “giếng thần” Ngọc Lâu không bao giờ cạn nước là có thật. Dù có bơm suốt ngày đêm thì mực nước vẫn cứ giữ nguyên. Người bản Khộp mùa đông không phải nấu nước tắm vì nước giếng rất ấm, không phải nấu nước uống vì nước giếng rất đảm bảo vệ sinh. Thậm chí, người bản Khộp bị đau bụng, sau khi uống nước giếng vào thì khỏi bệnh] |
(theo songdep.seominar)