[h=2]Bé gái N.N.A., 7 tháng tuổi sau khi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương được bác sĩ chẩn đoán trong đơn bị “phù nề bao quy đầu”.[/h]
Vụ việc bắt đầu từ sáng thứ 7 ngày 10/8, chị Thơm (ở xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội) đưa cháu N.N.A. đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì cháu lên cơn sốt.
Đơn thuốc của bé gái A.
Khi đến viện, bác sĩ ở đây đã khám cho cháu A. và cho biết cháu bị sốt virus. Sau đó, bác sĩ có kê một đơn thuốc cho chị Thơm để mang về nhà cho cháu uống.
Đơn thuốc này có tất cả 5 loại thuốc đều tên nước ngoài. Tổng cộng cả tiền khám và tiền thuốc hết hơn 1 triệu đồng.Về đến nhà, chị Thơm mở đơn thuốc ra bỗng giật mình vì chẩn đoán của bác sĩ. “Trong đơn thuốc đưa cho tôi, bác sĩ ghi là cháu bị “phù nề bao quy đầu". Cháu N.N.A là bé gái, bên trên cũng đã ghi rõ “N.N.A - Tuổi: 7 tháng (Nữ)”, không hiểu bác sĩ ở đây làm việc như thế nào nữa”, chị Thơm bức xúc.
Bên cạnh đó, việc bác sĩ kết luận một đằng, chẩn đoán trong đơn một nẻo rồi kê đơn thuốc khiến người nhà bệnh nhân không thể biết được thuốc đó là dành cho bệnh sốt vius hay cho phù nề bao quy đầu?
“Cũng may, khi về đến nhà cháu cũng đỡ hơn. Thuốc bác sĩ kê cho toàn tên nước ngoài, trong khi đó, bên trên chẩn đoán là “phù nề bao quy đầu”, dưới ghi bệnh kèm theo lại là sốt virus, gia đình chẳng biết đường nào mà lần. Cháu đang bị sốt, biết đâu thuốc này lại dành để chữa bệnh phù nề bao quy đầu nên không dám cho cháu uống, đành phải mua ở bên ngoài”, chị Thơm cho hay.
Chị Thơm phỏng đoán có lẽ do bác sĩ đang vội nên lẫn lộn trong lúc đánh máy, in đơn?
Sau khi xem xét đơn thuốc và thông tin về vụ việc, một chuyên gia trong ngành y chia sẻ: "Đây có lẽ là sự nhầm lẫn của bác sĩ trong việc kê đơn thuốc. Bệnh "phù nề bao quy đầu" chỉ có ở nam giới".
Vị chuyên gia này cũng đưa ra lời khuyên trong những trường hợp đơn thuốc không rõ ràng thì người nhà cần phải xem xét kỹ, không nên cho bé uống thuốc, cần đến kiểm tra lại ở một cơ sở y tế uy tín để được tư vấn.
Theo Giáo dục Việt Nam
Vụ việc bắt đầu từ sáng thứ 7 ngày 10/8, chị Thơm (ở xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội) đưa cháu N.N.A. đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì cháu lên cơn sốt.
Đơn thuốc của bé gái A.
Khi đến viện, bác sĩ ở đây đã khám cho cháu A. và cho biết cháu bị sốt virus. Sau đó, bác sĩ có kê một đơn thuốc cho chị Thơm để mang về nhà cho cháu uống.
Đơn thuốc này có tất cả 5 loại thuốc đều tên nước ngoài. Tổng cộng cả tiền khám và tiền thuốc hết hơn 1 triệu đồng.Về đến nhà, chị Thơm mở đơn thuốc ra bỗng giật mình vì chẩn đoán của bác sĩ. “Trong đơn thuốc đưa cho tôi, bác sĩ ghi là cháu bị “phù nề bao quy đầu". Cháu N.N.A là bé gái, bên trên cũng đã ghi rõ “N.N.A - Tuổi: 7 tháng (Nữ)”, không hiểu bác sĩ ở đây làm việc như thế nào nữa”, chị Thơm bức xúc.
Bên cạnh đó, việc bác sĩ kết luận một đằng, chẩn đoán trong đơn một nẻo rồi kê đơn thuốc khiến người nhà bệnh nhân không thể biết được thuốc đó là dành cho bệnh sốt vius hay cho phù nề bao quy đầu?
“Cũng may, khi về đến nhà cháu cũng đỡ hơn. Thuốc bác sĩ kê cho toàn tên nước ngoài, trong khi đó, bên trên chẩn đoán là “phù nề bao quy đầu”, dưới ghi bệnh kèm theo lại là sốt virus, gia đình chẳng biết đường nào mà lần. Cháu đang bị sốt, biết đâu thuốc này lại dành để chữa bệnh phù nề bao quy đầu nên không dám cho cháu uống, đành phải mua ở bên ngoài”, chị Thơm cho hay.
Chị Thơm phỏng đoán có lẽ do bác sĩ đang vội nên lẫn lộn trong lúc đánh máy, in đơn?
Sau khi xem xét đơn thuốc và thông tin về vụ việc, một chuyên gia trong ngành y chia sẻ: "Đây có lẽ là sự nhầm lẫn của bác sĩ trong việc kê đơn thuốc. Bệnh "phù nề bao quy đầu" chỉ có ở nam giới".
Vị chuyên gia này cũng đưa ra lời khuyên trong những trường hợp đơn thuốc không rõ ràng thì người nhà cần phải xem xét kỹ, không nên cho bé uống thuốc, cần đến kiểm tra lại ở một cơ sở y tế uy tín để được tư vấn.
Theo Giáo dục Việt Nam