T
T$
Guest
Ngày thứ Tư 2/12/2015 chắc chắn sẽ đi vào lịch sử Anh Quốc.
Hạ viện Anh có cuộc thảo luận 10 tiếng liền để bàn về kiến nghị của chính phủ muốn oanh kích Nhà nước Hồi giáo tại Syria.
Image copyright
Reuters
Image caption
Thủ tướng David Cameron ứng phó trong phiên chất vấn
Thảo luận lâu vì ngoài lý do chính trị còn vì thủ tục nghị trường ở Anh 'khác người'.
Trong buổi Prime Minister's Questions thứ Tư hàng tuần (xem trên mạng
ở đây) thủ tướng Anh đương nhiệm đọc diễn văn ngắn rồi nhận các câu hỏi từ các dân biểu.
Toàn bộ cuộc chất vấn thủ tướng được truyền trên kênh BBC Parliament và người dân ai cũng có thể đăng ký vào khu gallery cho khách để ngồi xem.
Image copyright
BBC World Service
Image caption
Bên trong phòng họp chính của Hạ viện Anh
Ngoài tòa nhà là bãi đáp cho các đoàn biểu tình ở London.
Còn ở trong, phòng họp phòng họp chính của Hạ viện ở Điện Westminster chia làm hai bên 'tả' và 'hữu', giữa là bàn để đấu khẩu.
[h=2]Ồn ào và lịch lãm[/h]Cả thủ tướng và các bộ trưởng trong đảng cầm quyền ngồi sát vào nhau ở ghế hàng đầu rất chen chúc.
Bên kia bàn là đảng đối lập chính - theo đúng nghĩa đen là 'đối diện'.
Sự chật chội nhắc rằng đây vốn là Viện Thứ dân (House of Commons), không sang bằng Viện Nguyên lão (House of Lords), nơi giới tăng lữ, đại quý tộc đi họp còn khoác áo choàng dài, đội tóc giả.
Image copyright
Getty
Image caption
House of Lords cổ kích đóng vai trò như Thượng viện
Image copyright
Other
Image caption
Nghị sỹ đối lập John McDonnel ném cuốn Mao tuyển qua bàn về phía Bộ trưởng Tài chính George Osrborne
Lãnh tụ đảng đối lập đông nhất Hạ viện - vào thời điểm này là phe Lao động do ông Jeremy Corbyn lãnh đạo - sẽ bước lên cái bàn ở giữa để đập lại thủ tướng.
Nhưng cách 'phản biện' cũng diễn ra khá nghi lễ.
Hai ông David Cameron và Jeremy Corbyn không 'mắng nhau' trực tiếp mà hướng tới Chủ tịch Quốc hội (Speaker of Parliament) và dùng ngôi thứ ba để chỉ đối phương.
Họ sẽ nói đại loại như:
"Thưa ngài Chủ tịch, ông Thủ tướng nói ông có giải pháp cho thâm hụt ngân sách công ở các địa phương, nhưng đáng tiếc là, theo các cử tri ở chính hạt Oxfordshire than phiền, ông Thủ tướng, cũng là dân biểu từ hạt đó, không biết gì về việc cắt ngân sách cho các trường học, nhà dưỡng lão trong địa phương mình. Thử hỏi ông ta có phải là người xa rời thực tế (out of touch) hay không?"
Nghị trường trong giờ thảo luận luôn ồn như chợ vỡ, các tiếng 'yes, yeah, yeah' hoặc la ó rộ lên
Các dân biểu hai bên ngồi đầy các dãy ghế sẽ cười ồ lên để tán thưởng câu nói ý vị, nhạo báng thủ tướng hoặc để phản bác lại phe kia.
Sau đó, hàng chục nghị sỹ, thường đã gửi câu hỏi trước, đứng lên chờ Chủ tịch Quốc hội cho phép để hỏi hoặc chất vấn thủ tướng.
Đến lượt mình, họ cũng sẽ hỏi 'Không hiểu ông thủ tướng có thể trả lời câu hỏi...." chứ không hỏi thẳng thủ tướng.
Lúc tranh luận, các nghị sỹ luôn gọi đối thủ là 'our honorable gentleman' (quý ông đáng kính của chúng ta) hoặc 'honorable friend' nếu người kia là nữ.
Nghị trường trong giờ thảo luận luôn ồn như chợ vỡ.
Đáp lại, ông thủ tướng bước lên bục 'Despatch Box' nhìn vào lãnh đạo đối lập chỉ cách mình một cái bàn nhưng lại nói:
"Thưa ngài Chủ tịch Quốc hội, như lời một ông bạn đáng kính của chúng ta (our honorable friend), cuộc tranh luận về ngân sách nằm ngoài trí tưởng tượng của ngài lãnh đạo đảng Lao động..."
Mọi người lại cười rất to, các tiếng 'yes, yeah, yeah' hoặc la ó rộ lên.
Cũng tại bục này, nghị sỹ đối lập John McDonnel ném cuốn Mao tuyển qua bàn về phía Bộ trưởng Tài chính George Osrborne, để mắng chính phủ 'bán nhà bán đất' cho Trung Quốc.
Sau đó, ông Osborne đã cầm cuốn Sách Đỏ của Mao ra về, và khoe với báo chí như được một món quà.
Dù thú vị, tranh luận trong Hạ viện Anh cũng bị phê là mang tính thủ tục, hình thức.
Giới thức giả Hoa Kỳ, Úc, New Zealand coi đây như một show chính trị theo thủ tục cổ xưa, cũng dùng tiếng Anh nhưng là thứ ngôn ngữ lạ tai với họ.
Image copyright
AFP
Image caption
Dân Anh biểu tình ngoài toà nhà Quốc hội
Và thực tế là thảo luận thì cứ thoải mái, chê cười nhau một cách lịch lãm nhưng bỏ phiếu ra quyết định lại không phải chuyện đùa.
Image copyright
Getty
Image caption
Bà Sally (trái), vợ Chủ tịch Hạ viện Anh, ông John Bercow và một vị khách ngồi xem họp Quốc hội ở gallery
Đằng sau hậu trường là mặc cả chính trị, và mỗi đảng đều có chức 'trưởng ban kỷ luật' (Whip - cây roi) để buộc dân biểu bỏ phiếu theo ý lãnh đạo.
Thời xưa, các ông Whip nắm hồ sơ ăn tham nhũng, bê bối cá nhân, tình ái của các nghị sỹ để đe dọa, buộc họ nghe lời.
Ngày nay, lãnh đạo đảng có thể dọa rút sự ủng hộ của đảng cho nghị sỹ nào 'ương bướng'.
Vì thế, trước khi vào bầu bán, lãnh đạo các đảng đều biết khá rõ 'quân của mình' bỏ phiếu ra sao.
Dù vậy, họ vẫn thông báo khắp Hạ viện tìm dân biểu còn đang bận họp tiểu ban, bận tiếp khách để chạy về sảnh chính tham gia bỏ phiếu.
Đôi lần vào dự họp trong các phòng nhỏ của Hạ viện tôi thấy mọi nơi có bảng điện tử nhắc giờ bỏ phiếu và đôi khi một dân biểu đang họp với chúng tôi vội xin phép đi bỏ phiếu.
Bởi cho dù luật hay nghị quyết được thông qua, số phiếu thuận và chống nhiều hay ít cũng tạo sức nặng cho nó khi thành chính sách.
Image copyright
BBC World Service
Image caption
Quân đội Nghị viện của Oliver Cromwell đã thắng phe Bảo hoàng
Kết quả đếm phiếu được Chủ tịch Hạ viện, nay là John Bercow, ghi nhận, và dùng búa gỗ gõ xuống bàn để công bố.
Image caption
Tượng ông Cromwell nay đứng ngay bên ngoài toà nhà Nghị viện Anh
Đây cũng chỉ là thủ tục vì hệ thống điện tử đã ghi nhận hết vào máy tính trong Hạ viện.
Nói ngắn gọn thì Nghị viện Anh là một trung tâm thông tin first-class lồng vào bên trong một toà nhà 900 năm tuổi.
[h=2]Cổ kim chung sống[/h]Như nhiều thứ ở Anh, phần cổ kính vẫn sống cùng phần hiện đại.
Dù đã số hóa, các luật ở Anh vẫn vào sổ trong Nghị viện bằng tiếng Pháp từ thế kỷ̉ 11 (Norman French).
Vì vương triều do vua William the Conqueror từ Pháp sang chiếm đảo Anh đã đặt nền móng cho toàn bộ hệ thống quan liêu phong kiến từ đó đến nay không đổi.
Tại các phòng treo quần áo nay vẫn có dây treo kiếm cho nghị sỹ vì hồi xưa họ vào phòng họp phải bỏ vũ khí ở ngoài.
Mà truyền thống đao kiếm thì Nghị viện Anh có thừa.
Trong Nội chiến thế kỷ 17, Nghị viện lập quân đội riêng để chống lại vua Charles đệ nhất.
Quân Nghị viện gọi là Roundhead vì thường cắt tóc ngắn, đại diện cho quý tộc nhỏ, thương gia, bình dân sùng đạo Tin Lành và đối lập với phái Bảo hoàng gọi là Cavalier vì một số ưa trang phục kỵ sỹ của giới công vương.
Trong trận Worcester (1651), phe Bảo hoàng thua và vua Charles bị chặt đầu.
Anh cùng Scoland và Ireland lần đầu tiên trở thành Nhà nước Tự do (Free State), không có vua và thống nhất dưới quyền một Nghị viện chung.
Điều thú vị là sau khi nền quân chủ trở lại, tượng đồng của Oliver Cromwell, lãnh tụ phái Nghị viện vẫn được dựng và nay đứng sừng sững bên ngoài tòa nhà.
Khác với những xứ dễ thù oán nhau lâu đời vì trái ý, người Anh lại cho rằng quan điểm thì có thể thay đổi nhưng con người thì luôn cần được ghi nhớ, cho dù họ đã làm gì.
Hai năm trước, Nghị viện Anh bác bỏ đề nghị can thiệp quân sự vào Syria.
Image copyright
Thinkstock
Image caption
Hình ảnh hiện đại của Điện Westminster nhìn từ sông Thames
Nhưng tuần này, khả năng các dân biểu đồng ý để Không lực Hoàng gia Anh vào cuộc ở Syria là rất cao.
Từ ngôn ngữ văn vẻ trong nghị trường cổ kính đến nơi chiến địa đầu rơi máu chảy, từ xưa tới nay, Nghị viện Anh luôn ở vào tâm điểm của những chuyển biến lịch sử mà quốc gia này trải qua.
Theo BBC Vietnamese