T
T$
Guest
ThuVienBao.com -
Phán quyết của tòa án nhân quyền EU khiến Anh buộc phải cho phép các tù nhân tham gia bầu cử.
Chính phủ nên cắt đứt quan hệ với Tòa án Nhân quyền Âu châu mang "chủ nghĩa bành trướng", báo cáo của một tổ chức nghiên cứu hữu khuynh tại Anh nói.
Bản báo cáo của nhóm nghiên cứu có tên Trao đổi Chính sách cho biết cuộc tranh cãi đây về quyền bầu cử của tù nhân đã làm nổi bật vấn đề này.
Bản báo cáo, do cựu cố vấn chính phủ, Tiến sĩ Michael Pinto-Duschinsky soạn thảo, nói rằng Anh đã trở thành "chư hầu" của tòa án ở Strasbourg.
Ông nói rằng Anh cũng đang phớt lờ truyền thống tự do thông tin của mình.
Bản báo cáo nói 47 thẩm phán ở Strasbourg "hầu như không có tính chính danh về mặt dân chủ" và có trình độ chuyên môn yếu kém so với các thẩm phán cao cấp của nước Anh.
Lord Hoffman, một cựu quan chức cao cấp về pháp luật tại Thượng viện Anh, người viết lời mở đầu của báo cáo, nói rằng Strasbourg đã "tự trao cho mình một quyền lực phi thường trong việc quản lý vi mô hệ thống pháp luật của các nước thành viên".
Bản báo cáo nói rằng ECHR "quan liêu siêu quốc gia, hầu như không thể tin cậy nổi".
Tiêu chuẩn về nhân quyền
Cuộc tranh cãi về quyền bầu cử của các tù nhân đã bùng nổ từ một phán quyết của ECHR hồi năm 2005.
Tòa án chấp nhập kháng cáo của một đối tượng bị kết án tội sát nhân, John Hirst, người nói rằng Anh đã vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền khi tước quyền bầu cử của ông ta.
Với phán quyết đó, chính phủ Anh đã buộc phải cho phép các tù nhân bỏ phiếu.
Tuy nhiên, nước này cố gắng giới hạn số phạm nhân được quyền bầu cử và chỉ áp dụng cho các đối tượng bị kết án dưới bốn năm tù giam.
Blair Gibbs, Giám đốc Bộ phận Phòng chống Tội phạm và Tư pháp của Trao đổi Chính sách, nói: "Vấn đề về quyền bầu cử của tù nhân đã khiến công chúng chú ý tới sự xung đột ngày càng tăng giữa các thẩm phán và ước nguyện của quốc hội do chính chúng ta bầu ra."
"Về vấn đề này, các thẩm phán tại Strasbourg đã vượt quá thẩm quyền của mình và dẫm chân lên quyền của Quốc hội, lên vai trò của các dân biểu trong việc quyết định về những vấn đề chính trị quan trọng."
Bản báo cáo cho rằng các thẩm phán của tòa EU có trình độ thua kém so với các thẩm phán cao cấp của Anh.
"Công chúng muốn những vụ như vậy cần phải được quyết định tại Anh chứ không phải bởi các thẩm phán nước ngoài, ngồi ở một tòa án xa xôi."
Thay đổi Chính sách nói tòa án đại diện cho "những lý tưởng rất giá trị" nhưng lại không "phù hợp với mục đích" và đòi hỏi phải tiến hành "cải cách đáng kể".
Bản báo cáo nói rằng nếu việc cải cách không được thực hiện trong vòng hai năm, thì chính phủ Anh nên xem xét tới việc rút khỏi quyền tài phán của tòa án này, nhằm ngăn chặn việc các công dân Anh đệ đơn khiếu nại lên Strasbourg.
Neil O'Brien, Giám đốc của Trao đổi Chính sách nói với BBC rằng chính phủ Anh đã tuân thủ các phán quyết của Strasbourg, nhưng Anh nên chấm dứt việc này.
Tổn hại quan hệ?
Phóng viên chuyên về các vấn đề nội vụ của BBC, Danny Shaw nói rằng với mô hình pháp lý hiện thời, thì việc gây tổn hại tới quan hệ với Strasbourg sẽ làm phương hại tới cam kết của Anh trong lĩnh vực luật nhân quyền cũng như vị trí thành viên của Anh tại Hội đồng châu Âu và Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, bản báo cáo nói rằng có "bằng chứng mạnh mẽ" từ các chuyên gia pháp lý cho thấy không phải như vậy.
Lord Hoffman viết: "Trong vài năm qua, cũng giống như các chủ đề về y tế và an toàn, nhân quyền đã trở thành một thứ ngạn ngữ cho những quyết định ngu ngốc của tòa án và các quan chức quản lý."
"Có xu hướng nói rằng chẳng thể làm được gì, bởi chúng ta mắc kẹt với Công ước và Tòa án châu Âu về Nhân quyền, và rằng trừ phi chúng ta sẵn sàng chấp nhận trở thành một quốc gia lẻ loi và bị trục xuất khỏi Liên minh châu Âu, chúng ta phải chấp nhận quyền tài phán của tòa án."
Ông nói thêm: "Nhưng ông Pinto-Duschinsky đã chỉ ra rằng thực ra không phải là quá tuyệt vọng và có những phương tiện mà với sự hỗ trợ đầy đủ từ các nước khác trong Hội đồng châu Âu, chúng ta có thể áp dụng trở lại pháp luật của mình về vấn đề nhân quyền. Rất đáng thử xem sao."
Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng thuộc đảng Lao động, Denis MacShane, nói rằng nếu cho là việc Anh tuyên bố rút khỏi ECHR mà không gây ra hậu quả chính trị gì thì thật là "vô lý một cách nguy hiểm" và sẽ khiến "Anh quốc mất mặt trên thế giới".
Ông nói: "Tất nhiên ECHR gây khó chịu cho những ai nghĩ rằng tất cả các thẩm phán và bồi thẩm đoàn của Anh đều hoàn hảo và không bao giờ phạm sai lầm. Nhưng công lý và sự tôn trọng pháp luật sẽ được tôn lên nếu người dân cảm thấy họ có thể theo đuổi khiếu nại."
"So với các khu vực lớn khác trên thế giới - như châu Mỹ, châu Phi, hay châu Á - thì các công dân của châu Âu nhìn chung nhận thức được rõ ràng hơn về việc phải sống theo pháp luật và về việc quyền con người của họ được tôn trọng."
"Khi ECHR mới được thành lập, án tử hình được áp dụng phổ biến còn đồng tính luyến ái bị coi là tội phạm. Ngày nay, chúng ta suy nghĩ khác và những gì ECHR làm là phản ánh những thay đổi trong tư duy xã hội, truyền bá các nguyên tắc mới và thực thi các nguyên tắc đó một cách rộng rãi."
Theo BBC Vietnamese
Chính phủ nên cắt đứt quan hệ với Tòa án Nhân quyền Âu châu mang "chủ nghĩa bành trướng", báo cáo của một tổ chức nghiên cứu hữu khuynh tại Anh nói.
Bản báo cáo của nhóm nghiên cứu có tên Trao đổi Chính sách cho biết cuộc tranh cãi đây về quyền bầu cử của tù nhân đã làm nổi bật vấn đề này.
Bản báo cáo, do cựu cố vấn chính phủ, Tiến sĩ Michael Pinto-Duschinsky soạn thảo, nói rằng Anh đã trở thành "chư hầu" của tòa án ở Strasbourg.
Ông nói rằng Anh cũng đang phớt lờ truyền thống tự do thông tin của mình.
Bản báo cáo nói 47 thẩm phán ở Strasbourg "hầu như không có tính chính danh về mặt dân chủ" và có trình độ chuyên môn yếu kém so với các thẩm phán cao cấp của nước Anh.
Lord Hoffman, một cựu quan chức cao cấp về pháp luật tại Thượng viện Anh, người viết lời mở đầu của báo cáo, nói rằng Strasbourg đã "tự trao cho mình một quyền lực phi thường trong việc quản lý vi mô hệ thống pháp luật của các nước thành viên".
Bản báo cáo nói rằng ECHR "quan liêu siêu quốc gia, hầu như không thể tin cậy nổi".
Tiêu chuẩn về nhân quyền
Công chúng muốn những vụ như vậy cần phải được quyết định tại Anh chứ không phải bởi các thẩm phán nước ngoài, ngồi ở một tòa án xa xôi.
Blair Gibbs, quan chức của Trao đổi Chính sách
Cuộc tranh cãi về quyền bầu cử của các tù nhân đã bùng nổ từ một phán quyết của ECHR hồi năm 2005.
Tòa án chấp nhập kháng cáo của một đối tượng bị kết án tội sát nhân, John Hirst, người nói rằng Anh đã vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền khi tước quyền bầu cử của ông ta.
Với phán quyết đó, chính phủ Anh đã buộc phải cho phép các tù nhân bỏ phiếu.
Tuy nhiên, nước này cố gắng giới hạn số phạm nhân được quyền bầu cử và chỉ áp dụng cho các đối tượng bị kết án dưới bốn năm tù giam.
Blair Gibbs, Giám đốc Bộ phận Phòng chống Tội phạm và Tư pháp của Trao đổi Chính sách, nói: "Vấn đề về quyền bầu cử của tù nhân đã khiến công chúng chú ý tới sự xung đột ngày càng tăng giữa các thẩm phán và ước nguyện của quốc hội do chính chúng ta bầu ra."
"Về vấn đề này, các thẩm phán tại Strasbourg đã vượt quá thẩm quyền của mình và dẫm chân lên quyền của Quốc hội, lên vai trò của các dân biểu trong việc quyết định về những vấn đề chính trị quan trọng."
"Công chúng muốn những vụ như vậy cần phải được quyết định tại Anh chứ không phải bởi các thẩm phán nước ngoài, ngồi ở một tòa án xa xôi."
Thay đổi Chính sách nói tòa án đại diện cho "những lý tưởng rất giá trị" nhưng lại không "phù hợp với mục đích" và đòi hỏi phải tiến hành "cải cách đáng kể".
Bản báo cáo nói rằng nếu việc cải cách không được thực hiện trong vòng hai năm, thì chính phủ Anh nên xem xét tới việc rút khỏi quyền tài phán của tòa án này, nhằm ngăn chặn việc các công dân Anh đệ đơn khiếu nại lên Strasbourg.
Neil O'Brien, Giám đốc của Trao đổi Chính sách nói với BBC rằng chính phủ Anh đã tuân thủ các phán quyết của Strasbourg, nhưng Anh nên chấm dứt việc này.
Tổn hại quan hệ?
Phóng viên chuyên về các vấn đề nội vụ của BBC, Danny Shaw nói rằng với mô hình pháp lý hiện thời, thì việc gây tổn hại tới quan hệ với Strasbourg sẽ làm phương hại tới cam kết của Anh trong lĩnh vực luật nhân quyền cũng như vị trí thành viên của Anh tại Hội đồng châu Âu và Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, bản báo cáo nói rằng có "bằng chứng mạnh mẽ" từ các chuyên gia pháp lý cho thấy không phải như vậy.
Lord Hoffman viết: "Trong vài năm qua, cũng giống như các chủ đề về y tế và an toàn, nhân quyền đã trở thành một thứ ngạn ngữ cho những quyết định ngu ngốc của tòa án và các quan chức quản lý."
"Có xu hướng nói rằng chẳng thể làm được gì, bởi chúng ta mắc kẹt với Công ước và Tòa án châu Âu về Nhân quyền, và rằng trừ phi chúng ta sẵn sàng chấp nhận trở thành một quốc gia lẻ loi và bị trục xuất khỏi Liên minh châu Âu, chúng ta phải chấp nhận quyền tài phán của tòa án."
... những gì ECHR làm là phản ánh những thay đổi trong tư duy xã hội, truyền bá các nguyên tắc mới và thực thi các nguyên tắc đó một cách rộng rãi.
Denis MacShane, Cựu ngoại trưởng Anh
Ông nói thêm: "Nhưng ông Pinto-Duschinsky đã chỉ ra rằng thực ra không phải là quá tuyệt vọng và có những phương tiện mà với sự hỗ trợ đầy đủ từ các nước khác trong Hội đồng châu Âu, chúng ta có thể áp dụng trở lại pháp luật của mình về vấn đề nhân quyền. Rất đáng thử xem sao."
Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng thuộc đảng Lao động, Denis MacShane, nói rằng nếu cho là việc Anh tuyên bố rút khỏi ECHR mà không gây ra hậu quả chính trị gì thì thật là "vô lý một cách nguy hiểm" và sẽ khiến "Anh quốc mất mặt trên thế giới".
Ông nói: "Tất nhiên ECHR gây khó chịu cho những ai nghĩ rằng tất cả các thẩm phán và bồi thẩm đoàn của Anh đều hoàn hảo và không bao giờ phạm sai lầm. Nhưng công lý và sự tôn trọng pháp luật sẽ được tôn lên nếu người dân cảm thấy họ có thể theo đuổi khiếu nại."
"So với các khu vực lớn khác trên thế giới - như châu Mỹ, châu Phi, hay châu Á - thì các công dân của châu Âu nhìn chung nhận thức được rõ ràng hơn về việc phải sống theo pháp luật và về việc quyền con người của họ được tôn trọng."
"Khi ECHR mới được thành lập, án tử hình được áp dụng phổ biến còn đồng tính luyến ái bị coi là tội phạm. Ngày nay, chúng ta suy nghĩ khác và những gì ECHR làm là phản ánh những thay đổi trong tư duy xã hội, truyền bá các nguyên tắc mới và thực thi các nguyên tắc đó một cách rộng rãi."
Theo BBC Vietnamese